Let’s cook in quarantine period: The easiest way to make Teriyaki Sauce

Teriyaki is a processing method used in Japanese cuisine whereby the food is smoked or baked while being spread with sauces made primarily of soy sauce, rice wine (mirin) and sugar. With this method, in Japan people mainly use fish: mackerel, salmon, maclin, skipjack tuna, while in the West people use meat – chicken, pork, beef, sheep. Other ingredients such as minced beef, meatballs, and squid are also sometimes used in Japan to evoke the aroma of meats and seafood.

The word teriyaki is derived from the noun teri which means shine – refers to the luster of food, and yaki means to grill. Traditionally, the meat was dipped or spreaded with the sauce several times while cooking. In North America, any dish is made with a sauce similar to teriyaki sauce, or with additional ingredients such as sesame or garlic (not common in traditional Japanese cuisine), described as Teriyaki. Pineapple juice is also sometimes used because it not only provides sweetness, but also provides the enzyme bromelain that helps to soften meat.

Roasting meat first and then putting sauce on top or using this sweet sauce instead of marinades are non-traditional methods of teriyaki sauce. Teriyaki sauce is sometimes added to chicken wings or used as a dipping sauce.

If you’re tired of going out to the restaurant to eat instead, why don’t you try to cook this teriyaki sauce for a weekend party with friends and relatives, the recipe for this special sauce is really simple. simplified but creates a very masculine flavor that contributes to baked goods become more perfect.

Ingredients

Soy sauce
Brown sugar
Fresh ginger, minced
Garlic, minced
Honey
Sesame oil
Mirin (Mirin is a Japanese sweet wine similar to saka but has lower alcohol content and higher sugar content).
Water + 15g cornstarch

How to make?

Step 1: Put all the ingredients in a small saucepan, stir well until the sauce turns into a gelatinous paste.

Step 2: Bring the mixture to a boil. When boiling, reduce heat, simmer for about 4 minutes.

Step 3: Empty the box to use.

Tự vào bếp mùa dịch: Cách chế biến nước sốt teriyaki, bí quyết làm nên những món ăn ngon của người Nhật

Teriyaki là một phương pháp chế biến được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức ăn được hun hoặc nướng trong khi được phết nước sốt với thành phần chủ yếu là xì dầu, rượu gạo (mirin) và đường. Với phương pháp này, tại Nhật Bản người ta chủ yếu dùng cá: cá thu, cá hồi, cá maclin, cá ngừ skipjack, trong khi ở phương Tây người ta dùng thịt – thịt gà, lợn, bò, cừu. Các nguyên liệu khác như thịt bò băm, thịt viên, mực ống đôi khi cũng được sử dụng ở Nhật để làm dậy mùi thơm ngon của các loại thịt và hải sản.

Từ teriyaki bắt nguồn từ danh từ teri có nghĩa là sự tỏa sáng – nói đến nước bóng trên món ăn và yaki có nghĩa là nướng. Theo truyền thống, miếng thịt được nhúng hoặc phết với nước xốt vài lần trong khi đang chế biến. Tại Bắc Mỹ, bất kì món ăn nào cũng đều làm với sốt giống sốt teriyaki, hoặc với các thành phần bổ sung như mè hay tỏi (không phổ biến trong ẩm thực truyền thống của Nhật Bản), được mô tả như Teriyaki. Nước ép dứa đôi khi cũng được dùng vì nó không chỉ cung cấp vị ngọt mà còn cung cấp enzim bromelain giúp làm mềm thịt.

Nướng thịt trước rồi rưới sốt lên trên hoặc dùng nước sốt ngọt ngào này thay thế nước ướp là những phương pháp phi truyền thống của sốt teriyaki. Sốt teriyaki thỉnh thoảng cũng được cho vào cánh gà hoặc sử dụng như một loại nước chấm.

Nếu như đã chán ngán việc ra ngoài tiệm để ăn thay vì đó sao các bạn không thử trổ tài nấu sốt teriyaki này cho buổi tiệc cuối tuần cùng bạn bè và người thân, công thức nấu loại nước sốt đặc biệt này thật ra rất đơn giản nhưng lại tạo nên một mùi vị rất đực trưng góp phần cho những món nướng trở nên hoàn hão hơn.

NGUYÊN LIỆU

Xì dầu
Đường nâu
Gừng tươi, băm nhỏ
Tỏi, băm nhỏ
Mật ong
Dầu vừng
Rượu mirin (Mirin là loại rượu ngọt của Nhật, tương tự như rượu saka nhưng nồng độ cồn thấp hơn và hàm lượng đường cao hơn).
Nước + 15g bột ngô

CÁCH LÀM

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong một chảo nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi nước sốt quện lại tạo thành hỗn hợp keo.

Bước 2: Đem đun sôi hỗn hợp. Khi sôi, giảm nhiệt, đun nhỏ lửa trong khoảng 4 phút.

Bước 3: Chiết ra lọ dùng dần.

Shinya Shokudo (深夜食堂 or The Late Night Diner) – The inspiration of Japanese Culture and Cuisine

Shinya Shokudo (深夜食堂 or The Late Night Diner) is a 10-episode drama that was shown past midnight on TBS and MBS for the Fall Season of 2009. As its title suggests, the drama takes place in a unique, night-shift diner in one of the alley-ways of Tokyo’s busiest municipality, Shinjuku. The dimly-lit diner is run by its cook who goes only by the name of ‘Master’ (played by Kobayashi Kaoru). He opens the diner from 12 midnight up to 7 am with a menu that offers goodwill and just one dish – tonjiru(pork and vegetable soup). If a customer wishes to order something else, the Master will whip it up only if he has the ingredients available. The stories told in this drama are those of the customers that patronize this humble eatery.

I was very well-impressed by this drama’s low-keyed simplicity and quiet charm. Since the diner opens only during the wee hours, it would naturally attract a few but interesting characters as its customers – mostly the city’s nocturnal creatures who work the graveyard shift (a yakuza boss, a stripper, a newspaper delivery boy, a male porn star, etc.). The warmth and calming atmosphere of the diner is set against the contrasting backdrop of night-time Shinjuku’s cold, lonely and impersonal concrete milieu, so it was natural that these customers would find refuge in it. And what gives this drama its stroke of genius is the menu – or rather the lack of it. Since a patron can ask for a simple dish (if the Master has the means to make it), he or she orders a favorite comfort food which in turn conjures up repressed or forgotten memories of family, lost friends or past loves that basically inspires the character to remember what was once lost or left behind, deal with regrets or seek a sense of personal closure as well as fulfillment.

With scenes accompanied by Suzuki Tsuneyoshi’s haunting song “Omoi-de,” Shinya Shokudo is an introspective drama that despite the differences in language and culture, it proves that there is something universal about the topic of food that we could all connect with.

Just like the food it features, the drama stimulates feelings of comfort and good vibes. It is one of the best yet seemingly underrated jdoramas I’ve seen so far (and rightfully deserves a second season, too).

I realised that rice only with butter and soy sauce can look like delicous.

The ingredients needed for this food is only”buttrer, rice and soy sauce”

First, add butter on hot rice!

and to melt the butter well, put up some rice on the butter

Second, wait for the butter melting!

for about 30 seconds.

It is melted!

Third, Add a little bit of soy sauce on it

And enjoy it! 🙂

Shinya Shokudo – Quán ăn đêm, nguồn cảm hứng về văn hóa và ẩm thực Nhật

Shinya Shokudo (The Night Night Diner) là một bộ phim dài 10 tập được chiếu vào nửa đêm trên TBS và MBS cho Mùa thu năm 2009. Tiêu đề của nó cho thấy, bộ phim diễn ra trong một quán ăn đêm nằm lọt thỏm trong một con hẻm của đô thị sầm uất nhất Tokyo, Shinjuku. Quán ăn có ánh sáng lờ mờ được chỉ có một người bếp chính – cũng là nhân vật chính của bộ phim, người chỉ được gọi bằng cái tên ‘Master’ (do Kobayashi Kaoru thủ vai). Anh mở quán ăn từ 12 giờ đêm đến 7 giờ sáng với một món duy nhất mặc định như súp rau củ và thịt heo. Nếu khách hàng muốn gọi món khác, Master sẽ chế biến nếu anh ta có sẵn các nguyên liệu.

Tôi rất ấn tượng bởi sự đơn giản và sự quyến rũ thầm lặng của bộ phim này. Vì quán ăn chỉ mở cửa trong vài giờ, nó sẽ tự nhiên thu hút một vài nhân vật thú vị nhưng là khách hàng của nó – chủ yếu là những sinh vật sống về đêm của thành phố làm việc theo ca (một ông chủ yakuza, một vũ nữ thoát y, một cậu bé giao báo, một ngôi sao khiêu dâm nam, v.v.) Không khí ấm áp và êm đềm của quán ăn được đặt trong bối cảnh tương phản của môi trường đêm lạnh lẽo, cô đơn và lạnh lẽo của Shinjuku. Thật là tự nhiên khi những khách hàng này sẽ tìm nơi ẩn náu trong đó. Và điều mang đến cho bộ phim này là sự thiên tài là thực đơn – hay đúng hơn là thiếu nó. Vì một người bảo trợ có thể yêu cầu một món ăn đơn giản (nếu Master có phương tiện để làm nó), anh ấy hoặc cô ấy đặt một món ăn thoải mái yêu thích, từ đó gợi lên những ký ức bị kìm nén hoặc quên lãng về gia đình, bạn bè đã mất hoặc tình yêu trong quá khứ, điều này truyền cảm hứng cho nhân vật nhớ lại những gì đã mất hoặc bị bỏ lại, đối phó với sự hối tiếc hoặc tìm kiếm một cảm giác đóng cửa cá nhân cũng như thực hiện.

Cũng giống như các món ăn mà nó đặc trưng, ​​bộ phim kích thích cảm giác thoải mái và rung cảm tốt.

Trong nhiều tập của bộ phim, tôi nhận ra rằng cơm bơ và nước tương trông rất ngon.

Các thành phần cần thiết cho thực phẩm này là chỉ “Bơ lạt, cơm và nước tương”
Tôi thích món ăn này

Đầu tiên, thêm bơ vào cơm nóng!

Thứ hai, chờ bơ tan chảy… trong khoảng 30 giây.

Tan chảy rồi đây!

Thứ ba, thêm một chút nước tương vào!

Và hãy tận hưởng nó! 🙂


 

Origami và lợi ích mang lại cho con người

Origami không chỉ là bộ môn nghệ thuật giải trí mà đằng sau đó là cả những chuỗi lợi ích dài mà bộ môn này mang lại cho con người. Giúp tăng khả năng sáng tạo, cải thiện trí nhớ, làm giảm sự nóng giận…
Origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Origami chỉ được dùng từ năm 1880. Trước đó, người Nhật dùng chữ Orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng chính là xu hướng của Origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc Origami truyền thống của Nhật Bản lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Lịch sử hình thành Origami Nhật Bản
Origami kể từ khi xuất hiện đã trở thành một trò giải trí truyền thống được yêu thích của người dân Nhật Bản và dần dần phổ biến trên khắp thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ thôi bạn hoàn toàn có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Do vật liệu làm origami này khá đơn giản nên nó có thể dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.
Hình Origami được biết đến nhiều nhất là hình mà các đứa trẻ đã được cha mẹ hoặc ông bà chúng dạy cho, đó là con hạc (con cò, sếu). Những hình khác gồm có hoa, bướm, cua, và thậm chí những hình dạng khó như là cây thông Giáng Sinh. Origami đặc biệt được các bé gái yêu thích.
Tác dụng của Origami với cuộc sống

  • Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Một trong số nguyên nhân giúp nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng đặc sắc của nền văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có tác dụng như một liệu pháp tâm lý, giúp trấn an tinh thần, mang lại niềm vui và cảm hứng cho con người khi hoàn thành một tác phẩm.
    Ngoài ra, việc tạo ra một mẫu Origami sẽ phải áp dụng rất nhiều quy tắc hình học. Ở một vài nơi trên thế giới còn áp dụng dạy Origami trong các tiết học mỹ thuật, hình ảnh trực quan. Đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo và cấp 1, học Origami giúp trẻ tư duy hình ảnh, hình học trực quan, trừu tượng, không gian, các khối 3 chiều, các hình tam giác, hình vuông…. rất có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ.
    Cùng xem lợi ích của Origami mang lại
  • Giáo Dục
  • Nói đến Origami và giáo dục, người ta thường nhắc đến Friedrich Froebel (1782-1852) cha đẻ của hệ thống trường mẫu giáo , người nâng tầm các trò chơi của trẻ con thành các hoạt động gíup phát triển sự thông minh . Ông nghiên cứu dạy trẻ, thấy rằng trẻ con học khi chơi các trò chơi, như vậy trò chơi thích hợp là công cụ tốt để dạy trẻ . Trong số các “đồ chơi” của ông, có .. xếp giấy, đây là 1 trò chơi thú vị và kích thích óc sáng tạo …
    Toán học:

A . Hình học :

  • Nhận diện hình thể, góc, khối, các khái niệm hình học (đối xứng, vuông góc …)
  • Phép chia ( chia cạnh giấy hay góc thành nhiều phần bằng nhau ..)
  • Đo
  • Tỷ lệ
    B. Không gian: hình khối, các mặt trên dưới, trong ngoài của vật thể …

Quan hệ cộng đồng thế giới : Origami, như âm nhạc , có mục đích chia xẻ với mọi người, từ nhóm nhỏ đến lớn. Trong thời buổi hiện nay thì mở rộng ra bạn bè thế giới .
Xã hội học:

  • Biết tìm hiểu thêm về phong tục, lịch sử, xã hội qua nhiều mẫu đặc thù (ví dụ các mẫu truyền thống Nhật, các mẫu lễ Giáng Sinh, lễ tình nhân ….)
    Khoa học:
  • Nghiên cứu về cấu trúc động vật, thực vật, khí động học …khi tạo mẫu thú, hoa cỏ hay máy bay …..Nghiên cứu về giấy, cách làm giấy ….
    Nhận thức về bảo vệ môi trường:
  • Có thể dùng đủ loại giấy loại để xếp, tận dụng giấy bỏ đi
    Trí nhớ:
  • Khi xếp giấy học xếp cần sự tập trung, khi xếp mẫu không xem sách cần trí nhớ tốt và nhớ theo trình tự các bước .
    Logic khả năng “giải mã”: khi xếp hay sáng tác
    Sáng tạo nhận thức về các cách nhìn khác nhau :
  • Origami kích thích sự sáng tạo . Khởi đầu với các thế xếp căn bản từ đó cho ra nhiều mẫu khác nhau . Một người nhìn mẫu xếp đến 1 giai đoạn nào đó có thể thấy nó giống cái này, người khác lại nhìn ra cái khác – nếu tiếp tục , sẽ cho ra mẫu khác nhau . Sáng tạo cũng bắt đầu khi người xếp thay đổi mẫu ( người khác ) theo ý mình ….
    Chữa bệnh:- Origami được đưa vào các chương trình trị liệu và vẫn còn là đề tài cần nghiên cứu trong lĩnh vực này . Origami được thử nghiệm dạy cho người mù, người tàn tật, người bị bịnh tâm thần, người già trong viện dưỡng lão ….Lợi thế của Origami là vật liệu dễ tìm , người xếp không sợ “làm hư” vật liệu ( như các vật liệu đắt tiền) và cho ra kết quả trong thời gian ngắn , có thể học và làm tập thể .Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, nghệ thuật gấp giấy Origami đã chiếm được rất nhiều cảm tình của đông đảo người dân Nhật Bản. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của Nhật Bản và được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Đàn Shamisen nhạc cụ truyền thống đặc thù của Nhật Bản

Đàn Shamisen – nhạc cụ truyền thống đặc thù của Nhật Bản chỉ có 3 dây, được chơi với một miếng gẩy đàn gọi là bachi. Khi chơi đàn shamisen, người chơi dùng bachi vừa gẩy dây đàn vừa đánh lên thân đàn. Lối chơi này giúp tạo ra âm thanh rất hay cho tiếng đàn Shamisen.
Ngoài ra, bí mật của tiếng đàn còn nằm ở cấu tạo của loại nhạc cụ này. Một chiếc đàn shamisen cơ bản chia làm 2 phần gồm cổ đàn được gọi là “Sao” và thân đàn gọi là “Do”. Cổ đàn chủ yếu được làm từ gỗ quý của cây Koki, một loại cây mọc trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Gỗ koki rất cứng, nhờ vậy, nó không làm cho tiếng đàn bị lệch âm.
Ngoài ra, bí mật của tiếng đàn còn nằm ở cấu tạo của loại nhạc cụ này. Một chiếc đàn shamisen cơ bản chia làm 2 phần gồm cổ đàn được gọi là “Sao” và thân đàn gọi là “Do”. Cổ đàn chủ yếu được làm từ gỗ quý của cây Koki, một loại cây mọc trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Gỗ koki rất cứng, nhờ vậy, nó không làm cho tiếng đàn bị lệch âm.
Shamisen có chiều dài tương tự đàn guitar, nhưng so với guitar, cổ của đàn shamisen mỏng hơn và không có phím. Ba sợi dây đàn shamisen có kích cỡ khác nhau, từ trái sang phải dây lớn nhất gọi là ichi no ito, kế đến là ni no ito và cuối cùng là san no ito. Dây đàn thường được làm bằng tơ lấy từ kén của con tằm. Người ta dùng tơ của 10 cái kén tằm để se thành 1 sợi dây nhỏ. Những sợi dây nhỏ này tiếp tục được kết lại với nhau để tạo ra dây đàn. Mỗi sợi dây đàn nhỏ nhất san no ito cần đến 600 cái kén tằm, trong khi đó, dây đàn có kích thước lớn nhất ichi no ito phải tốn đến 3 ngàn cái kén. Dây đàn giữ vai trò khá quan trọng trong việc quyết định độ sâu lắng của tiếng đàn. Từ xưa đến nay, màu vàng là màu chủ đạo của dây đàn shamisen, còn lý do tại sao chúng có màu vàng vẫn là một bí ẩn.
Phần thứ 2 trên cây đàn shamisen là “Do”, tức thân đàn. Thân đàn hình chữ nhật, mặt trước và sau thân đàn được bọc da động vật giống như mặt trống. Thân đàn được ghép từ 4 mảnh gỗ giáng hương. Ở mặt trong của những mảnh gỗ, người ta đục vô số đường gân lồi lõm, tạo sự dao động của không khí bên trong thân đàn.

Một bộ phận có tên Sawari nằm ở phần đỉnh của cổ đàn, nó góp phần quyết định âm thanh đặc trưng của tiếng đàn shamisen. Sawari là gờ nổi có một cái rãnh nhỏ. Trong khi 2 sợi dây đàn ni no ito và san no ito nằm vắt ngang qua gờ này thì dây đàn lớn nhất ichi no ito đi qua rãnh nhỏ. Từ vị trí đó, dây đàn này có thể bật lên tạo ra âm thanh độc đáo khi người ta gẩy đàn shamisen.
Miếng gảy đàn được làm bằng nhiều vật liệu, có thể là gỗ, ngà voi, nhựa, thậm chí là mai rùa. Đàn shamisen có nhiều loại, tùy tiết mục trình diễn mà người ta sử dụng loại đàn khác nhau. Tiếng đàn có thể mô phỏng âm thanh của tự nhiên như tiếng gió thổi, nước chảy hay biểu lộ tâm trạng của con người.

Dựa vào kích thước to nhỏ của cổ đàn mà người ta phân loại đàn shamisen. Có 2 loại đàn shamisen phổ biến là Hosozao và Futozao. Hosozao có nghĩa là cổ đàn mảnh, là loại đàn nhỏ nhất trong gia đình shamisen. Âm thanh của nó rất êm tai. Futozao có nghĩa là cổ đàn to, âm thanh phát ra từ chiếc đàn này mạnh mẽ và lớn hơn nhiều so với đàn hosozao. Đàn hosozao được dùng để đệm cho thể loại nhạc Nagauta hay còn gọi là Trường ca và trong các buổi trình diễn tuồng Kabuki. Trong khi đó, đàn Futozao thích hợp với sân khấu kịch rối Bunraku.

Âm thanh của đàn Shamisen được người Nhật yêu thích trong nhiều thế kỷ qua và nó đã góp mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật truyền thống của đất nước này.

Let’s Cook at Home in Quarantine Period: Crisp And Juicy Japanese unforgetable curry bread

internet

Surely those who love Japanese food have also enjoyed Japanese curry at least once, right? So have you ever known this curry pies? A bread with a crunchy crust and inside is a layer of meat with a rich curry sauce, ready to “beat” anyone with just a bite. To make curry sandwich we need:

internet
internet

Material

https://www.justonecookbook.com/

Sandwich: 5 pieces
Ground beef: 50 grams
Roux curry spice: 10 grams (you can find it in Japanese specialty stores)
Chopped onions: 1 tbsp
Ginger finely chopped: ½ teaspoonful
Tomato sauce: 1 teaspoon
Breadcrumbs
Chicken Eggs: 1 fruit

How to make it?

1.Mix the fillings (beef, onion, minced ginger, tomato sauce and curry) into a bowl, add 20ml of hot water and mix well. Then microwave for 3 minutes.

https://www.justonecookbook.com/

2.Sandwiches cut the hard edges and then rolled flat so that after rolling with the filling, frying does not absorb much oil.

https://www.justonecookbook.com/

3.Divide evenly into 5 sections, each to the first half of the bread and roll. Don’t forget to spread some egg on the edge of the bread to make it stickier

https://www.justonecookbook.com/

4.Dip the bread into the egg and then dip it into breadcrumbs.

https://www.justonecookbook.com/

5. Heat oil and oil.

https://www.justonecookbook.com/

6. Take the cake and drain on the blotting paper to drain. Then enjoy

internet

Tự vào bếp mùa dịch: Giòn rụm bên ngoài, đậm đà bên trong với chiếc bánh sốt cà ri – Karepan

Chắc hẳn với những ai yêu thích đồ ăn Nhật Bản cũng đã từng thưởng thức món cà ri Nhật ít nhất là một lần phải không? Vậy bạn đã từng biết đến món bánh nhân cà ri này chưa? Món bánh mì với lớp vỏ ngoài giòn rụm và bên trong là lớp nhân thịt kèm sốt cà ri đậm đà thơm phức sãn sàng “hạ gục” bất kì ai với chỉ một miếng cắn. Để thực hiện món bánh kẹp cà ri chúng ta cần:

Nguyên Liệu

Dun

Dùng bánh mì Sandwich : 5 miếng (nếu không có nhiều thời gian để nhào bột mì)
Thịt bò xay nhuyễn: 50 gram
Gia vị cà ri Roux: 10 gram (bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên bán đồ Nhật)
Hành tây đã thái nhỏ: 1 muỗng canh
Gừng băm nhỏ: ½ thìa café
Sốt cà chua: 1 thìa café
Vụn bánh mì
Trứng gà: 1 quả

Thực Hiện

1.Trộn phần nhân bánh (thịt bò, hành tây, gừng băm, sốt cà chua và cà ri) vào bát, thêm 20ml nước nóng rồi trộn đều. Sau đó cho vào lò vi sóng quay trong 3 phút.

2. Bột mì/ Bánh sandwich cắt phần rìa cứng sau đó cán dẹt để sau khi cuộn với nhân, lúc chiên không bị hút nhiều dầu.

3. Chia đều nhân thành 5 phần, mỗi phần cho vào nửa đầu bột hoặc bánh mì rồi gói tròn lại. Đừng quên phết thêm ít trứng vào mép bánh mì để dính hơn nhé!

HÌnh minh họa

4. Nhúng bánh vào trứng rồi sau đó nhúng vào vụn bánh mì.

HÌnh minh họa

5. Đun nóng dầu ăn và chiện ngập dầu.

HÌnh minh họa

6. Vớt bánh để lên giấy thấm dầu cho ráo. Sau đó thưởng thức

GỐM SỨ NHẬT BẢN VÀ GỐM SỨ VIỆT NAM

Nghề thủ công truyền thống ở hai nước Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là nghề gốm sứ có từ rất lâu đời. Từ buổi sơ khai, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, người dân đã chế tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống của mình. Theo tiến trình của lịch sử, cả hai nước đã vận dụng kĩ thuật sơ khai của nước mình kết hợp với tiếp thu những tiến bộ của nước ngoài để đưa ra những sản phẩm tinh túy hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy cùng tiếp nhận ảnh hưởng kĩ thuật của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, các nghệ nhân của hai nước đã tìm được con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm của nước mình. Với quy trình sản xuất cũng như kĩ thuật khác nhau tạo ra các dòng sản phẩm khác biệt nhưng qua các sản phẩm gốm sứ Nhật – Việt vẫn cho thấy tâm hồn và lòng rung cảm cái đạo đẹp của hai dân tộc đời xưa rất gần gũi nhau. Góp phần tìm hiểu sâu thêm về đề tài gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản, bài viết phân tích, so sánh một số đặc trưng cơ bản của gốm sứ hai nước.

1. Gốm sứ Nhật Bản và một số loại điển hình

1.1. Khái lược về gốm sứ Nhật Bản

Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, những người thợ gốm trên quần đảo Nhật Bản đã cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại… Theo các kết quả nghiên cứu thì gốm đã xuất hiện tại Nhật Bản rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ XIV trước công nguyên. Đồ gốm sơ kỳ ở Nhật Bản được gọi là gốm Jomon (thừng văn) vì đồ gốm thời kỳ này đều có trang trí hoa văn hình dây thừng cuốn. Người ta tạo ra sản phẩm bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú.

Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt.

Khi kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men.

Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Khoảng giữa thế kỷ VIII, qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất.

Khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Điển hình là đồ gốm Shino đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo.

Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản(1).

Trong suốt thế kỉ XVII, việc buôn bán đồ sứ quan đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu tìm kiếm với mục đích để bù vào sự giảm sút về sản lượng đồ sứ Trung Quốc. Giữa thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII, đồ gốm sứ Trung Quốc lại lấn át, song nó đã để lại một di sản về kiểu dáng có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử thiết kế mẫu gốm sứ của người Châu Âu, thậm chí đã xuất hiện mốt trang trí nội thất kiểu Nhật Bản. Đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.(2)

1.2. Một số loại gốm sứ điển hình của Nhật Bản

a. Gốm sứ Arita: Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất sứ đầu tiên và lớn nhất ở Nhật Bản. Thời kì này, sứ Arita chỉ là các sản phẩm thô sơ, nhưng sau đó, các trung tâm sản xuất sứ trắng ra đời đánh dấu một kỉ nguyên mới. Sản phẩm sứ Arita được xuất khẩu sang Châu Âu qua cảng biển Imari nên người phương Tây gọi chúng là đồ sứ Imari. Thời gian đầu các nghệ nhân chỉ chú trọng vào đồ sứ có nhuộm màu (sometuke). Cuối thế kỉ XVII, các sản phẩm trang trí bằng các hình ảnh có màu sắc khác nhau đã được sản xuất. Từ đó ở Arita có 3 dòng sứ lớn là Koimari (Imari cổ), Kakiemon (sứ sản xuất tại Kakiemon) và Nabeshima (sứ được sản xuất tại Nabeshima). Lúc này Trung Quốc (nhà Minh) đang loạn chiến nên Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc đưa sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sang thế kỉ XVIII (giữa thời Edo) cuộc sống của nhân dân ổn định, nhu cầu trong nước được nâng cao nên cái tên sứ Arita đã được biết đến rộng rãi. Gốm sứ Arita có những đặc trưng như sau:

– Sứ Imari sơ kì và Imari cổ: Giai đoạn đầu, sứ Imari nhận ảnh hưởng từ Triều Tiên nên phổ biến là các sản phẩm thô sơ. Thời gian sau nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, sứ Koimari đã ra đời. Các nghệ nhân đã sử dụng các họa tiết thiên về màu đỏ, nhưng sau đó đã tìm ra họa tiết riêng cho sản phẩm của mình. Dần dần có nhiều họa tiết khác như là màu vàng ánh kim, các sợi vàng được đưa vào trang trí trên các sản phẩm sứ và ngày càng được ưa chuộng.

– Kakiemon: Thời gian đầu sứ Kakiemon cũng nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng sau đã đưa các họa tiết riêng mang đặc trưng Nhật Bản vào trong sản phẩm của mình. Mầu đặc trưng của dòng sứ này là mầu trắng sữa. Các nghệ nhân đã trộn 3 loại đá để tạo ra màu trắng đặc trưng này nên khi nhìn vào các họa tiết người ta vẫn có cảm giác ấm áp. Vì thế sản phẩm này khác hoàn toàn so với sứ trắng.

– Nabeshima: Mầu đặc trưng của sứ Nabeshima là đỏ, vàng, xanh lục và điều khác các sản phẩm khác là hay dùng các họa tiết hay hình ảnh chìm. Dòng sứ Nabeshima có 3 phương pháp chế tác truyền thống khác nhau là Ainabeshima, Sabinebashima và Rurinabeshima.

Đặc trưng của sứ Imari là kĩ thuật vẽ nhiều màu làm cho hình ảnh  trên mặt sứ trắng cực kì sắc nét. Họa tiết của gốm sứ Arita có màu sắc đa dạng như đỏ, xanh, vàng thêu kim tuyến, hình hoa lá hay động vật. Sản phẩm này được đánh giá rất cao(3).

b. Gốm Mino: Gốm Mino có lịch sử khá lâu đời, cách đây khoảng 1300 năm được sản xuất tại tỉnh Gifu. Đầu tiên, kĩ thuật gốm Sue (một loại gốm không men) được du nhập từ Triều Tiên vào. Đầu thời Heian, một loại gốm có men gọi là Hakuji đã được nung trên cơ sở cải tiến kĩ thuật gốm Sue. Từ đó, nhiều loại gốm được sản xuất tại Nhật Bản. Từ thời Momoyama cho đến đầu thời Edo, cùng với sự phát triển của Trà đạo, nhiều sản phẩm theo ý tưởng độc đáo của các trà sư đã ra đời. Đặc trưng của gốm sứ Mino là tồn tại từ thời Muromachi đến thời Momoyama đã phát sinh ra 4 dòng sản xuất gốm nhỏ là: Kiseto, Setoguro, Shino và Oribe.

–            Kiseto (seto vàng): sử dụng lớp men vàng bóng và các họa tiết như cỏ cây hoa lá được vẽ lên trên bề mặt của sản phẩm.

–            Setoguro: là tên gọi cho sản phẩm được tráng men sắt. Nung xong, các nghệ nhân sẽ đưa sản phẩm vào ngay nước lạnh để đạt được màu đen tự nhiên.

–            Shino: Trước đây gốm Shino được biết đến với tư cách là sản phẩm tráng men trắng, hoa cỏ thiên nhiên là họa tiết chủ đạo. Gốm Shino có nhiều chủng loại, trong đó những loại không có họa tiết hoa trang trí thì được gọi là Muzishino (gốm trơn), còn sản phẩm có họa tiết trang trí được gọi là Eshino (gốm có họa tiết). Ngoài ra còn có các sản phẩm Nezumishino (shino xám bạc) và Akashino (Shino đỏ).

–            Oribe: Người ta biết đến gốm Oribe là loại gốm được tráng men xanh và được gọi là Aoioribe. Trên bề mặt sản phẩm một phần được tráng men xanh, phần còn lại được vẽ bằng mực có chứa thành phần ôxi sắt. Những sản phẩm được tráng hoàn toàn bằng men xanh được gọi là Souoribe. Ngoài ra, các nghệ nhân còn kết hợp 2 loại đất sét trắng và đất sét đỏ để tạo ra sản phẩm và nó được gọi là Narumioribe.(4)

2. Gốm sứ Việt Nam và một số loại điển hình

2.1. Khái lược về gốm sứ Việt Nam

Lịch sử đồ gốm Việt Nam đã bắt đầu từ những món đồ bằng đất sét trộn bột vỏ sò không tráng men, dùng khuôn bằng giỏ đan, màu nâu đậm hay nâu nhạt. Nét văn minh sơ khởi nhất của con người là chế tác ra đồ gốm, bởi vì không có chúng để nấu nướng, cất giữ, ăn uống thì nền văn minh không hình thành. Chính trong quá trình chế tác đồ gốm, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm sống và thể hiện trong các sản phẩm của mình tạo nên các nền văn hoá nổi bật như văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Ðông Sơn. Dù di tích còn lại rất ít, nhưng đồ gốm Việt Nam trong thời này đã cho thấy sắc thái của một nền văn hóa riêng biệt.

Thế kỉ XI, sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa, những người thợ gốm ở miền bắc Việt Nam đã phát triển hàng hóa gốm sứ mang sắc thái dân tộc rõ nét. Từ thế kỉ XIII – XIV, khi đồ gốm Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu Trung Hoa trên thị trường quốc tế thì mới có ảnh hưởng từ việc du nhập thêm kỹ thuật và phong cách Trung Hoa. Sứ thanh lam Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao, đặc biệt trong khu vực Đông nam Á. Đồ gốm miền bắc Việt Nam trong thời kì này cũng cho thấy những nét ảnh hưởng của Hồi giáo, điển hình như những mâm khay lớn.

Hiện nay có rất nhiều làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó phải kể đến gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hòa (Đồng Nai). Sản phẩm gốm của Việt Nam cũng rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá…đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những hình ảnh quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo trên lưng trâu, cây đa cổng làng, mái chùa, hồ sen…Hiện nay, sản phẩm gốm Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và thương hiệu gốm Việt Nam cũng đã khẳng định được vị trí của mình.

2.2. Một số loại gốm sứ Việt Nam điển hình

a. Gốm Chu Đậu: Cuối thế kỉ XIV, là thời kì phát triển cao nhất của đồ gốm Việt Nam, với nhiều loại men và hoa văn độc đáo, loại đồ gốm mà ngày nay chúng ta được biết dưới tên “Ðồ gốm Chu Ðậu”. Tiếc thay, nền kĩ thuật và mĩ thuật này đã tàn lụi vào đầu thế kỉ XVII sau những trận chiến dữ dội thời Lê Mạc. Gốm Chu Ðậu được coi là gốm đạo, gốm bác học. Các sản phẩm gốm in đậm dấu ấn những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Nhờ những hoa văn trang trí rất độc đáo, khiến cho gốm Chu Ðậu không thể lẫn với các loại gốm khác. Có thể thấy gốm Chu Đậu có những đặc trưng sau:

– Về kĩ thuật tạo hình: Gốm Chu Ðậu được làm chủ yếu vuốt trên bàn xoay, một số khác được làm bằng khuôn in nên hình dáng các sản phẩm rất phong phú. Các sản phẩm của gốm Chu Ðậu hết sức phong phú về loại hình: nhiều nhất là các loại bát to, bát nhỏ, đĩa nhiều kích cỡ, chén, bình (thường gọi là bình Tỳ bà), lọ, tước uống rượu, bát ba chân, liễn, hộp sứ, lư hương… Ðiều đáng lưu ý là hầu hết sản phẩm bát, đĩa, lọ, bình đều có miệng loe ra phía ngoài, thân bầu bĩnh, một số bát có chân cao rất đặt trưng của đồ gốm cuối thời Trần đầu thời Lê.

– Về trang trí: Các họa tiết trên bình cổ thường là cây cỏ, hoa lá, chim muông, được cách điệu. Cũng có bình vẽ các nhân vật thần thoại, như Thánh Gióng, Thạch Sanh… Các nghệ nhân Chu Ðậu dùng các họa tiết truyền thống như: ngỗng ấp, hoa cúc dây, hoa đào nhưng nét thì mỗi người mỗi vẻ, các hoa văn, họa tiết luôn hài hòa với dáng gốm. Trong một nét vẽ đã có sắc độ, có đậm có nhạt, kể cả nét bệt bút và công bút đều phải có sắc độ.

– Về Men gốm: Men gốm Chu Ðậu rất phong phú như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục(5).

b.  Gốm sứ Bát Tràng

Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn… ghi nhận rằng, tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng.

Nằm bên bờ sông Hồng, lại gần kinh thành, Bát Tràng có vị trí địa lí và điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển nghề thủ công này. Điều đặc biệt nhất có lẽ bởi vùng này được thiên nhiên phú cho nguồn đất sét trắng, vốn là thứ nguyên liệu tối quan trọng để sản xuất đồ gốm. Nghề gốm Bát Tràng đạt đến độ hưng thịnh ở thế kỉ XV khi được triều đình chọn để cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh và tiếp tục phát đạt ở thế kỉ XVI với những sản phẩm cao cấp đáp ứng đòi hỏi của tầng lớp quý tộc và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Gốm sứ Bát Tràng có phong cách riêng bởi sự nổi trội của 5 dòng men khác nhau là men nâu, men lam, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn. Đặc biệt, men xanh rêu kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng “tam thái” rất riêng của gốm sứ truyền thống Bát Tràng. Chất liệu chính của sứ Bát Tràng là đất cao lanh có sức chịu nhiệt cao (13000C), và chính nhờ điều đó nên sản phẩm Bát Tràng rất bền và chắc.

Tuy đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã nhưng về cơ bản gốm Bát Tràng có thể chia thành hai nhóm chính: Đồ gốm gia dụng và đồ gốm mĩ nghệ. Dù là nhóm sản phẩm nào cũng đòi hỏi trình độ kĩ thuật và tay nghề rất cao. Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng thời gian đầu bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời

Nguồn gốc nghệ Thuật trên Quạt.

Thời cổ đại, quạt còn được gọi là “Diêu phong” (mang nghĩa “gió đong đưa”) và “Lương hữu” (nghĩa “những người bạn mát lành”). Từ cái tên cũng đã thấy được tác dụng thuở ban đầu của quạt, đó đem lại cơn gió mát lành giúp làm mát cơ thể.

Từ triều đại Tây Hán (202 TCN-9 CN) đến thời Ngụy, Tấn (khoảng năm 220), quạt tròn là hình ảnh đại biểu cho sự đoàn tụ sum vầy, những cô nương tính tình dịu dàng, ôn nhu rất ưa thích lựa chọn sử dụng, vừa có thể làm mát, lại vừa là một món phục trang, mà còn bởi nó là biểu tượng cho tình yêu thuần khiết.

Đến thời Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng không rời tay chiếc quạt lông vũ, tương truyền, đó là kỷ vật được phu nhân của mình tặng. Ông luôn mang nó theo mình, vừa như để trân trọng tấm lòng của người vợ, vừa như để tự nhắc mình: đại trượng phu làm việc lớn phải biết tiết chế, làm chủ cảm xúc.

Bởi vậy, người ngoài nhìn ông, chỉ luôn thấy thần thái thong dong, an tĩnh của ông. Do đó, người đời sau, coi quạt lông vũ làm biểu tượng của trí tuệ.

Quạt là một món đồ rất thiết thực. Nó vừa nhẹ, mỏng lại to, không chỉ có thể quạt gió lấy mát, mà còn được đem vào biến thành một loại hình nghệ thuật. Trung Hoa cổ đại có truyền thống biến những thứ đồ dùng hằng ngày trở thành món đồ trang trí, do đó, cán quạt thì được chọn để điêu khắc, mặt quạt thì được làm thơ họa tranh, vừa thể hiện tính thẩm mỹ người dùng, vừa mang lại “cảnh đẹp ý vui”.

Ban đầu, việc chạm khắc và vẽ tranh là do những người thợ thủ công bình thường hoàn thành. Dần dần, nhiều nghệ thuật gia khác cũng đến tham gia, biến quạt không còn chỉ đơn thuần là một cái quạt thông thường nữa, mà nó đã phát triển trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Tại Trung Quốc, quạt rất đa dạng về chủng loại, hình dáng. Các thợ mộc dụng tâm, dày công điêu, khắc v.v. còn các danh nhân thì múa bút đề thơ, vẽ tranh, biến cây quạt trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị gấp lên hàng trăm lần.

Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến quạt gỗ đàn hương (Giang Tô), quạt lửa (Quảng Đông), quạt lụa tre (Tứ Xuyên) và quạt lụa (Chiết Giang), được mệnh danh là “Tứ đại danh phiến” (“phiến” có nghĩa là “quạt”).

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số loại quạt nổi tiếng.

Quạt lông vũ

Cán quạt lông thường được chọn tre và gỗ để dùng, còn xa hoa hơn thì có thể dùng xương động vật, ngọc bích hoặc ngà voi làm tay cầm. Ở đuôi quạt, có thể treo lên dải sợi tơ tằm, hoặc có thể là tấm ngọc bội có tác dụng làm đẹp, trang trí.

Người ta thường chọn lông chim công, lông ngỗng, lông chim trĩ v.v. để làm quạt, vừa là vật trang trí có tính thẩm mỹ cao, vừa góp phần mang thiên khí cho gia chủ, tăng sức mạnh luyện khí công và sự màu nhiệm trong cầu nguyện, đó còn là vật trưng bày trong những nghi lễ cung đình Trung Hoa xưa.

Vào thế kỷ XVIII và XIX, Trung Quốc đã gửi sang phương Tây quạt lông vũ với các vật liệu quý hiếm và được chế tạo tinh xảo, bây giờ đang được bảo tồn trong Bảo tàng Boston, Mỹ.

Quạt gấp giấy

Quạt giấy gấp có thể coi là loại phổ biến nhất, thường được sử dụng nhất. Giấy được lựa chọn làm quạt càng phải tinh chế, nan quạt được tạo thành từ loại gỗ dài và mỏng, sau đó đem từng miếng ghép lên nhau, được chạm khắc rất tinh xảo, dụng tâm và đa dạng; kết hợp với khảm trai, thiếp vàng, thiếp bạc, sơn mài v.v.

Mặt quạt được trang trí vô cùng tinh tế, sử dụng loại giấy trắng có mùi hương, xa hoa hơn, càng tinh xảo hơn thì còn dùng cả lá vàng mỏng làm vật liệu. Nội dung càng phong phú hơn nữa, có đề thơ, có tranh thư pháp, có họa tranh, tranh sơn thủy, chim muông, vạn sự vạn vật đều in chiếu lên mặt quạt, mang đến hương vị tao nhã.

Dưới nhà Thanh, quạt giấy gấp phát triển mạnh mẽ, vượt trội nhất.

Quạt ngà

Ngà voi, cũng chính là răng cửa của voi, bề ngoài của nó không có men răng bao bọc, rất kị axit. Vì thế mà những người thợ chế tác thường ngâm ngà voi vào giấm chua trước khi gia công, khiến ngà voi trở nên mềm hơn, thuận tiện cho việc dùng dao hay các dụng cụ điêu khắc mà chạm khắc.

Đây là một vật liệu rất có giá trị để làm nên một chiếc quạt. Chạm trên ngà voi vào thời nhà Thanh phát triển vượt bậc, ngà voi không chỉ được chế tạo thành khung quạt mà còn được sử dụng để tạo thành một chiếc quạt hoàn chỉnh.


Quạt đàn hương

Quạt gỗ đàn hương được tạo ra từ vật liệu chính là gỗ đàn hương. Đó là loại gỗ nặng, mịn và là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen Châu Phi.

Loại quạt này, thông thường người thợ sẽ chọn loại gỗ bạch đàn nếu quạt yêu cầu màu trắng, sáng. Còn nếu là loại quạt màu tím thì sẽ chọn loại gỗ tử đàn để sử dụng. Nhưng thường thì gỗ bạch đàn hay được lựa chọn sử dụng hơn.
Và đặc biệt hơn, không giống như nhiều loại gỗ thơm khác, gỗ đàn hương có thể giữ được hương thơm của chúng trong thời gian rất rất dài, lên đến vài thập kỷ, do đó khi quạt lên sẽ mang theo một mùi hương dìu dịu, nhẹ mát, rất được ưa thích.

Quạt lụa

Cho đến nay, quạt lụa đã có lịch sử hơn 400 năm. Đúng như cái tên gọi, vật liệu chính là từ tơ tằm hoặc tơ lụa, đã đem đến cho quạt màu sắc ưu nhã mà lắng dịu. 

Quạt tròn làm bằng lụa thì bắt đầu phổ biến từ thời nhà Tống, sau này có thêm các biến thể hình xoan, hình hoa hướng dương, hoa mận… Cán quạt làm từ xương, ngà động vật hoặc bằng tre. Dưới cán có thể có thêm miếng trang trí được khắc tinh xảo, làm bằng ngọc bích.

Điểm đặc biệt của chúng nằm ở chất liệu lụa cao cấp và những chi tiết trang trí được làm thủ công bằng tay rất cầu kỳ, tinh xảo. Để làm nên một chiếc quạt cơ bản, người thợ sẽ trải qua 3 công đoạn: vẽ họa tiết, dệt lụa, và cuối cùng là thêu (nếu cần thiết). Kỹ thuật dệt dành cho những chiếc quạt này được gọi là kỹ thuật dệt Kesi.

Đây là kỹ thuật dành riêng cho những sản phẩm thượng hạng bởi sự nhẹ nhàng của chất liệu và sự tinh tế, phức tạp trong hoa văn. Kỹ thuật này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.

Cứ mỗi một màu sắc khác nhau thì phải dùng cuộn chỉ khác nhau, phải thay đổi con thoi dệt. Tất cả các quá trình này đều phải làm bằng tay và mỗi ngày chỉ có thể dệt tối đa 2 – 3cm lụa, sẽ mất vài tháng trời để người ta có thể dệt xong 1 tấm lụa dùng phủ lên quạt tay.

Từ trong Trung Quốc, quạt được xuất sang các nước khác bên phương Tây theo Con đường tơ lụa. Vào đầu thế kỷ 16, các tàu từ Bồ Đào Nha xuất hiện ở hải vực của Trung Quốc, giao thương giữa Trung Quốc và châu Âu đã mở ra một viễn cảnh mới.

Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục vào châu Âu và dần dần tạo thành một “cơn sốt Trung Quốc” ở châu Âu, làm cho cả thế giới kinh ngạc với sự phát triển nghệ thuật vượt bậc ở Trung Hoa cổ.

Vì để thuận theo thẩm mỹ của người phương Tây, chiếc quạt cũng từ đó mà mang dáng dấp đặc điểm của văn hóa phương Tây. Hai nét đặc trưng Đông – Tây được hòa vào nhau, tạo nên một phong cách đặc sắc.

QUẠT GIẤY NHẬT BẢN

Quạt xếp và quạt tròn là những dụng cụ quạt tay không chỉ để làm mát mà còn là một vật không thể thiếu trong truyền thống thời trang tại Nhật Bản.

Bạn có biết quạt tại Nhật được bắt nguồn từ đâu và nó mang ý nghĩa gì không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé:

Nguồn gốc quạt giấy Nhật Bản

Quạt giấy Nhật ra đời vào đầu thời kì Heian. Khi mới bắt đầu nó được sử dụng bằng cách xếp thành từng tập về một phía để mang theo bên mình. Đó gọi là Hiougi. 

Vào thời này, quạt giấy được sử dụng như một vật dụng chủ yếu đi kèm với trang phục của các quý tộc, chủ yếu dùng cho nam, nhưng khi những chiếc quạt đó được trang trí bằng các bức tranh rất đẹp thì nó rất được nữ giới yêu chuộng.

Thời đại Kamakura, quạt giấy Nhật Bản chỉ được sử dụng cho giới quý tộc tuy nhiên sang thời Muromachi nó được phổ biến tới toàn thể nhân dân đặc biệt sử dụng nhiều trong trà đạo, kịch múa Noh.

 Quạt giấy Nhật Bản có nhiều loại: 

Đến thời điểm này thì có 2 loại quạt phổ biến nhất tại Nhật Bản là quạt xếp và quạt tròn. Quạt tròn xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập tuy nhiên thì Nhật Bản đã cách tân để phù hợp với văn hóa đất nước này. Tại Nhật Bản quạt xếp và quạt tròn. Quạt tròn xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập tuy nhiên Nhật Bản đã cách tân để phù hợp với văn hóa đất nước này.

Mục đích sử dụng cả 2 thì giống nhau, nhưng hình dạng khác nhau nhiều.

– Quạt xếp sử dụng khung tre gỗ mỏng, và dán giấy bên ngoài. Khi không dùng thì gấp lại, vì nó dạng hình trụ dài khoảng 20cm nhỏ gọn, nên dễ mang theo bên người. Ngày nay nó cũng được cải tiến làm những nguyên liệu khác như làm bằng nhựa, bằng vải,…

– Quạt tròn thì hình dạng khác với quạt xếp, nó có phần trên hình tròn, và gắn tay cầm phía dưới. Quạt loại này thì không thể gấp lại được.

Quạt này trong mùa hè hay được dán quảng cáo, và được nhiều doanh nghiệp phát miễn phí cho khách đi đường, ngoài ra cũng có thể mua trong tiệm.

Quạt Nhật Bản được sử dụng như thế nào?

Không chỉ đơn thuần tạo ra sự mát mẻ mà quạt giấy còn được sử dụng như một sản phẩm đi kèm  khi mặc các trang phục kiểu Nhật . Điều thú vị của chiếc quạt Uchiwa là nó là một sản phẩm được làm bằng tay từ A-Z, bao gồm thân làm từ tre và đầu quạt được làm từ vải hoặc giấy có trang trí…

Quạt Nhật Bản có nhiều loại khác nhau và tùy theo cách sử dụng của mỗi người, quạt có một công dụng nhất định. Nếu quạt được sử dụng trong bốn nghi thức cổ quan trọng khác nhau  thì cũng có những trang phục kiểu Nhật khác nhau như áo mặc khi thăm hỏi hay áo trong các nghi lễ.

Cấu tạo của quạt giấy Nhật Bản

Một chiếc quạt Nhạt được làm bằng gỗ hoặc tre với chiều dài là 30cm, phần nan quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi chứ không dễ gãy như một số loại quạt giấy mà chúng ta hay sử dụng.

 
 Người ta sử dụng giấy washi để tạo nên phần đầu quạt truyền thống, tuy nhiên hiện nay họ còn cách tân bằng các loại vải cotton hoa văn phong phú như hình chuồn chuồn, chuông gió, bông lúa, cỏ lau, hoa bìm bìm…Chúng đều là những hình ảnh thân quen của mùa hạ không chỉ của Nhật Bản mà còn ở các nước nhiệt đới trên thế giới.

Cách làm quạt giấy Nhật Bản

Một số người dân ở Kyoto khi làm quạt thường sử dụng chất liệu là gỗ, trong khi những người khác lại thực hiện bằng những miếng tre nẹp hoặc bằng giấy hoặc lụa. Nói chung, để làm ra được những chiếc quạt độc đáo, họ phải mất khá nhiều thời gian. Một số quy trình chính được mô tả dưới đây.