Nghề dạy khóc ở Nhật Bản

Hidefumi Yoshida, một giáo viên trung học, tự nhận mình là “namida sensei” (giáo viên nước mắt) đã giúp 50.000 người “biết khóc” trong hơn bảy năm qua.

Rất ít người Nhật “biết cách rơi nước mắt”, nhưng theo Hidefumi Yoshida, người Nhật ban đầu rất dễ khóc. “Người ta nói rằng việc khóc ở một số quốc gia châu Á sẽ bị chê bai, dè bỉu là yếu đuối nên cách thể hiện cảm xúc này cũng không được khuyến khích ở Nhật”, Yoshida nói.

Người đàn ông này đã cố gắng thay đổi nhận thức này bằng cách giáo dục mọi người về lợi ích của việc khóc: đây một cách thư giãn và chống căng thẳng.

“Nếu khóc mỗi tuần một lần, bạn có thể sống một cuộc sống không căng thẳng. Khóc hiệu quả hơn cười hoặc ngủ trong việc làm giảm căng thẳng”, anh nói.

Theo Yoshida, khóc mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tinh thần bằng cách kích thích hoạt động thần kinh phó giao cảm, làm chậm nhịp tim và xoa dịu tâm trí.

Càng khó khóc, khi khóc được, bạn càng cảm thấy dễ chịu. Dù chỉ một giọt nhỏ cũng làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe và mang đến hạnh phúc.

Hidefumi Yoshida là thầy dạy khóc suốt gần 8 năm qua. Ảnh: en24.news.

Hidefumi Yoshida là thầy dạy khóc suốt gần 8 năm qua. Ảnh: en24.news.

Nhưng rơi nước mắt thôi chưa đủ. Hidefumi Yoshida cho biết loại nước mắt rơi ra cũng rất quan trọng. Nước mắt xuất hiện do những trải nghiệm cảm xúc ngắn ngủi như xem phim truyền hình hoặc một bộ phim lãng mạn, xem sách hay nghe một bài hát là loại tốt nhất. Khóc do buồn phiền lại khiến ta đau khổ kéo dài và gây hậu quả tiêu cực.

Ông đã theo đuổi sự nghiệp rao giảng lợi ích của việc khóc suốt hơn bảy năm qua. Tuy nhiên, công việc này chỉ thực sự thành công vào năm 2015, khi Nhật Bản giới thiệu chương trình kiểm tra căng thẳng bắt buộc cho các công ty có từ 50 nhân viên trở lên. Từ đó, ông phải vật lộn để theo kịp “đơn đặt hàng” của các công ty và các tổ chức khác. Hidefumi Yoshida thuyết trình, sử dụng rui-katsu (kỹ thuật tìm kiếm nước mắt) của mình để giúp mọi người giải tỏa căng thẳng.

“Tôi sử dụng các bộ phim, sách thiếu nhi và các bức thư để làm mọi người khác. Tôi cho họ xem các bộ phim với các chủ đề khác nhau, chẳng hạn như gia đình, động vật, vận động viên hoặc thiên nhiên. Nhiều người khóc chỉ vì cảnh sắc thiên nhiên quá đẹp và hùng vĩ”, ông kể.Một người tham gia trải nghiệm rui-katsu cho biết, họ từng không chắc mình có thể khóc hay không. “Tuy nhiên, tôi đã rất ngạc nhiên khi mình tràn ngập cảm xúc và khóc không ngừng. Sau đó, tôi thấy sảng khoái như được tắm”, người này nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *