Thủ tướng Nhật Bản và Úc có thể nhất trí về một hiệp ước quốc phòng, thắt chặt mối quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á nhằm đối phó sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Úc Scott Morrison tại thủ đô Tokyo ngày 16.11
AFP
Thủ tướng Úc Scott Morrison có chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 16.11. Truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Morrison dự kiến sẽ ký kết Thỏa thuận tiếp cận tương hỗ (RAA) với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý cho lực lượng hai bên đến thăm để huấn luyện và tiến hành các hoạt động quân sự chung, theo Reuters.
“Sẽ có thông báo quan trọng từ cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo”, một quan chức không nêu tên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói trong buổi họp báo, nhưng không nêu chi tiết, theo Reuters.
Hai bên đã mất 6 năm để đàm phán RAA và hiệp ước cần phải được quốc hội phê chuẩn. Trước đây, Nhật Bản và Úc ký kết thỏa thuận chia sẻ nguồn cung thiết bị quân sự hồi năm 2013 và mở rộng vào năm 2017 để bao gồm cung cấp đạn dược.
ADVERTISING
Loaded: 0.00%
Play
Tokyo và Canberra thắt chặt quan hệ vì lo ngại hoạt động của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm quân sự hóa ở Biển Đông, tập trận quanh các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Bắc Kinh tăng cường sức ảnh hưởng tại những đảo quốc Thái Bình Dương.
Tuy Nhật Bản đã từ bỏ quyền phát động chiến tranh sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhưng Lực lượng Phòng vệ của nước này là một trong số lực lượng lớn và hiện đại nhất châu Á, với phi đội chiến đấu cơ tàng hình, tàu sân bay trực thăng, tàu ngầm và các đơn vị đổ bộ mới thành lập gần đây, được Thủy quân lục chiến Mỹ hỗ trợ huấn luyện. Còn Úc cũng là cường quốc quân sự quan trọng trong khu vực, với lực lượng đổ bộ có thể thực hiện các nhiệm vụ ở nước ngoài.
Current Time0:00/Duration2:18AutoÚc chính thức bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông |
Hồi tháng rồi, Thủ tướng Suga đã chủ trì cuộc họp tại thủ đô Tokyo với các ngoại trưởng của liên minh không chính thức “Quad” (Bộ tứ kim cương) bao gồm Nhật Bản, Úc, Mỹ và Ấn Độ.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc tuyên bố ý định của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hòa bình. Bắc Kinh thậm chí mô tả “Bộ tứ kim cương” là một “tiểu NATO” nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.