Những Hình Thức Performance Marketing Hiện Nay

1. NATIVE ADVERTISING

Native advertising mở ra cơ hội tạo clicks chuột trên các trang web nơi khách hàng mục tiêu của bạn tiêu thụ nội dung.

Đây là một dạng paid media. Nhưng không giống như display ads hay banner ads, native ads trông không giống như quảng cáo. Nó phải tuân theo hình thức và chức năng tự nhiên của trang web mà nó được đặt trên, chẳng hạn như trang tin tức hoặc mạng xã hội.

Hình thức thanh toán: CPM và CPC

2. SPONSORED CONTENT

Loại này thường được sử dụng bởi các influencers (người có ảnh hưởng) và các trang web nội dung. Những đối tượng này sẽ đăng một bài viết giới thiệu, quảng bá cho 1 thương hiệu hoặc 1 sản phẩm để nhận thù lao.

Hình thức thanh toán: Thù lao có thể ở dạng sản phẩm miễn phí hoặc thanh toán trên CPA, CPM hoặc CPC.

3. AFFILIATE MARKETING

Affiliate Marketing có tên gọi tiếng Việt là tiếp thị liên kết, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản nó giống như một kiểu “môi giới”.

Bạn nhờ 1 bên publisher bán sản phẩm cho bạn, sản phẩm đó có 1 đường link riêng, nếu publisher thu được đơn hàng, hoặc leads, hoặc clicks qua đường link đó thì họ sẽ nhận hoa hồng từ bạn.

Hình thức thanh toán: Được doanh nghiệp yêu thích nhất là CPA (Cost per Sale hoặc Cost Per Lead), ngoài ra có CPC, CPM (tính tiền trên 1000 lần hiển thị trên website của bạn – rất ít gặp).

4. SOCIAL MEDIA MARKETING

Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được lượng traffic hoặc nhận thức về thương hiệu, chẳng hạn như những nội dung được hiển thị trên Facebook, Pinterest hoặc Instagram.

Các số liệu được đo lường trên social media thường tập trung vào tương tác – engagement như likes, clicks và mua hàng.

5. SEARCH ENGINE MARKETING

Search Engine Marketing – tiếp thị sử dụng các công cụ tìm kiếm có 2 dạng: Tự nhiên (organic) và trả phí (paid).

Dạng trả phí (Paid Search) là khi người quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…

Dạng tự nhiên (Organic Search) thì ngược lại, sử dụng các phương thức không trả tiền như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để bài viết nằm trong top.

VÌ SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG PERFORMANCE MARKETING?

Có rất nhiều lợi ích mà performance marketing sẽ mang lại khi doanh nghiệp áp dụng nó vào trong kế hoạch tiếp thị của mình.

  • Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ, từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình.
  • Bạn giảm được rủi ro do chỉ thanh toán sau khi một hành động mong muốn đã hoàn thành, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
  • Kế hoạch performance marketing được theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch.
  • Bạn biết được nguồn sinh ra đơn hàng, xác định đâu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA PERFORMANCE MARKETING

Nhìn chung, performance marketing là một chiến lược tiếp thị đang phát triển, phù hợp với các nhà bán lẻ, thương nhân và doanh nghiệp thương mại điện tử. Quay lại câu nói gây “nhức nhối” ở đầu bài, performance marketing có thể giúp bạn biết sử dụng ngân sách marketing vào những nguồn nào thì hiệu quả, nguồn nào thì lãng phí, từ đó điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Tuy nhiên, nói thì dễ, vận hành được một chiến dịch performance hiệu quả lại là chuyện khác. Không biết áp dụng thì performance marketing lại trở thành một lỗ hổng lớn khiến tiền đổ ra ào ào mà không thu được gì.

Tốn bao nhiêu tiền chạy Ads mà không đo CPS, hay CPL cao nhưng toàn “lead lép” không hề ra chuyển đổi… là những chuyện không hề hiếm gặp.

Đó là chưa kể đến việc các Publisher hoặc Agency làm ẩu, lừa đảo, khai gian về số liệu và doanh nghiệp là người chịu thiệt. Doanh nghiệp nếu không nắm vững kiến thức về digital, performance marketing, chỉ biết chi tiền rồi phó mặc toàn bộ cho nhân viên chạy Ads, Agency hoặc Publisher thì rất dễ mất cả chì lẫn chài.

Tóm lại, performance marketing là một miếng bánh “ngon” nhưng cũng chẳng “dễ ăn”. Trước khi áp dụng, bạn hãy chắc rằng mình đã được trang bị đủ kiến thức để vận hành một chiến dịch performance hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *