Có thật Account là vị trí mà ai cũng có thể làm được?

Khi mới bước chân vào môi trường agency, Account là vị trí được nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi dưới con mắt của newbie và nhiều kẻ ngoại đạo, account “có thể đến từ bất cứ ngành nghề nào, còn kiến thức marketing và kỹ năng có thể vừa làm vừa học”. Tuy nhiên, nhận định này được người trong nghề đánh giá là vô cùng chủ quan. Trong bài viết này sẽ chia sẻ với bạn một tam giác quản trị quan trọng mà bất cứ người làm account nào cũng cần có.

LÀM ACCOUNT LÀ LÀM GÌ?

Account là người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (client) trong một công ty quảng cáo (agency). Người nhận vị trí này chịu trách nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (execute) trong công việc quảng cáo, ví dụ như chọn kênh truyền thông, phân phối, đàm phán hợp đồng… 

Account cũng được giao nhiệm vụ mang về nhiều khách hàng hơn cho công ty nhằm tăng doanh thu.Trong ngành quảng cáo và Marketing, những người giữ chức vụ Account thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng.

Account được xem là cầu nối giữa công ty và khách hàng hiện tại, có nhiệm vụ quản lý những vấn đề phát sinh hàng ngày và đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA ACCOUNT

Trong công việc hàng ngày của Account có thể chia ra làm 3 lĩnh vực chính:

1, NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN GIAO TIẾP

  • Gặp gỡ, liên lạc, duy trì mối quan hệ với khách hàng
  • Làm việc với công ty quảng cáo đối tác nhằm đưa ra chiến lược digital marketing phù hợp với nhu cầu, ngân sách khách hàng
  • Cầu nối liên lạc, trao đổi sản phẩm và ý tưởng giữa khách hàng và đội ngũ công ty để đảm bảo công việc đúng tiến độ
  • Làm việc với bộ phận truyền thông (media), sáng tạo (creative), nghiên cứu (research) và hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing.

2.NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ

  • Xây dựng proposal, gặp gỡ và thuyết trình với khách hàng về ý tưởng và ngân sách dự án
  • Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo và dự báo về vấn đề liên quan
  • Đảm nhận một phần hoặc tham gia vào toàn bộ chiến dịch truyền thông thương hiệu

3.NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC

  • Soạn thảo đề xuất dịch vụ, báo giá, hợp đồng, form mẫu,.. Cho công ty và khách hàng
  • GIám sát ngân sách thực hiện hàng tháng
  • Sử dụng công cụ nghiên cứ, tracking để thống kê và báo cáo định kỳ

3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI LÀM ACCOUNT

Không phải ai cũng phù hợp với nghề Account. Đặc thù ngành Account cũng cần những tố chất nhất định để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng nhất cần có của một người Account.

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KHÁCH HÀNG

Account là người phải giữ được các mối quan hệ với khách hàng để “kiếm tiền nuôi cả công ty”. Bên cạnh đó Account còn quản lý các cấp thấp hơn trong bộ phận như Account và đưa ra những đánh giá, phân tích từ các báo cáo từ họ.

Có thể hiểu rằng Sales là người đi săn – tìm kiếm con mồi (khách hàng tiềm năng) và bắt mồi (chuyển đổi) trong khi đó Account lại thuộc nhóm đi cày. Bạn vừa phải tìm cách thu hoạch nhiều hơn từ khách hàng, vừa phải tìm cách duy trì mối quan hệ với khách. Nếu Account làm không tốt việc duy trì quan hệ khách hàng, họ sẽ khó lòng quay lại và tìm một agency khác chuyên nghiệp hơn.

Để làm vừa lòng client, bạn nên xây dựng thương hiệu agency và lấy lòng tin cho client ngay từ đầu, chứng minh cho họ thấy mọi người trong agency đã và đang nỗ lực hết mình cho dự án này. ” mềm nắn rắn buông” để thỏa hiệp với khách hàng.

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

Người làm nghề Account vừa phải khéo, khôn, vừa phải ngoan. Công việc của Account như một mắt xích, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các Client (khách hàng). 

Đặc biệt, kĩ năng viết cũng là một yếu tố quan trọng của người làm Account, nhất là trong thời đại số hiện nay. Account cần có kỹ năng viết báo cáo cuộc họp (conference report), bản yêu cầu sáng tạo (creative brief), thư bày tỏ quan điểm (point-of-view letter), bài thuyết trình chiến lược (strategy deck) rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. 

Đặc biệt, trong các buổi họp, trên điện thoại, trong bài thuyết trình, khi ăn tối hay bất kỳ lúc nào tương tác cùng khách hàng và đồng nghiệp, người Account sẽ cần phải học để trở thành một người thuyết trình cuốn hút, vì sẽ có rất nhiều dịp bạn cần thuyết trình trước đồng nghiệp và sếp, và sau đó là khách hàng. 

Cộng với ý tưởng và sản phẩm, kĩ năng thuyết trình sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của buổi pitching, thuyết phục khách hàng mua ý tưởng của mình.

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Account chính là người quản lý dự án – Project Management, giúp mọi công việc thực hiện đúng tiến độ, diễn ra suôn sẻ và gói gọn trong ngân sách lúc đầu đề ra. Đặc biệt, trong vấn đề quản trị dự án, có một số kĩ năng bạn cần có như sau:

  • Quản lý nguồn lực: Không nói quá khi nói Account là “ làm dâu trăm họ”. Vì Account Manager giỏi không chỉ làm hài lòng client mà họ còn phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác? Nếu làm như vậy, bạn sẽ sớm bị đồng nghiệp công ty ghét bỏ, không những vậy, client sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn không cao, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. 
  • Lãnh đạo tài ba: Công việc quản lý dự án đòi hỏi account phải dẫn dắt cả khách hàng lẫn team nhà hướng đến kết quả thành công. Một account giỏi sẽ là người tạo động lực hướng tới kết quả tốt đẹp, đồng thời truyền cảm hứng cho đội ngũ, giúp đội ngũ nhận ra và giữ vững tầm nhìn của dự án. Đó cũng là điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt với tất cả và lôi kéo họ tham gia tích cực, có trách nhiệm hỗ trợ dự án.
  • Quản lí thời gian: Deadline luôn là điều đáng sợ trong thế giới marketing – truyền thông, đặc biệt ở agency. Ở vai trò account, khi phải thường xuyên xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, bạn phải nắm bắt tình hình của dự án ở bất kỳ thời điểm nào. Quản lý thời gian không đơn thuần là phân bổ thời gian cho một hoặc nhiều công việc. Công việc chính của bạn là lên kế hoạch, hướng dẫn đội ngũ thực thi, giám sát tổng thể dự án, sáng tạo và  vạch ra hướng đi mới trong cách xử lý vấn đề phát sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *