Lễ cưới là một ngày lễ vô cùng thiêng liêng và trọng đại đối với mỗi đôi uyên ương và gia đình của họ. Ở mỗi quốc gia lại có những phong tục truyền thống khác nhau khi tổ chức ngày lễ này. Không chỉ phía tổ chức mà cả những người tham dự lễ cưới đều cần có những hiểu biết nhất định đối với phong tục từng vùng miền, quốc gia để có những ứng xử phù hợp. Bài viết hôm nay, japagazine xin giới thiệu tới các bạn những điểm nổi bật trong lễ cưới của các cặp đôi xứ sở hoa anh đào.
Nguồn ảnh: instagram
Lễ đính hôn (tiếng nhật là Yuino) là cuộc gặp gỡ của hai gia đình và trao lễ vật. Điều này rất phổ biến khi mà các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn còn phổ biến ở Nhật Bản. Ngày nay tuy rằng số lượng các cuộc hôn nhân đã giảm đi nhưng lễ đính hôn vẫn thường được tổ chức sau màn cầu hôn.
Lễ vật thường là các vật phẩm mà mỗi vật phẩm tượng trưng cho một điều ước cho hôn nhân, chẳng hạn như Shiraga (sợi gai dầu), đại diện cho mong muốn cặp đôi sẽ già đi cùng nhau hoặc tượng chưng cho sự giàu có và phát triển.
Đừng mong đợi một tấm thiếp lưu lại ngày tháng hay một lời mời đến dự lễ cưới hài hước từ bạn bè của bạn. Ở Nhật Bản, lời mời được thông báo khá gần ngày cưới (có thể là 2 tháng trước ngày cưới) và xuất hiện dưới dạng một tấm thiệp truyền thống , không phải do chính cặp vợ chồng gửi mà là của cha của họ.
Ngôn ngữ tiếng Nhật được sử dụng cho lời mời đám cưới là rất lịch sự và trịnh trọng và vì thế câu trả lời của bạn cũng nên như vậy. Thông thường sẽ có một thẻ khác được gửi kèm theo để bạn gửi lại lời phúc đáp. Khi trả lời, bạn phải nói rõ là bạn sẽ tham dự hay không và bên cạnh một câu trả lời lịch sự.
2.1 “Thời hạn” để trả lời lời mời cưới là khi nào?
Khi nhận được thư (thiệp) mời cưới, hãy trả lời sớm nhất có thể, về cơ bản là trong vòng 2~3 ngày, muộn nhất là trong vòng một tuần. Bởi lẽ cô dâu chú rể cần một khoảng thời gian để tổng hợp lại các lời trả lời để quyết định số ghế ở hội trường lễ cưới. Việc trả lời muộn có khả năng sẽ gây khó khăn cho phía tổ chức lễ cưới. Ngay cả khi bạn đã nói về ý định về việc sẽ tham dự lễ cưới ở trên mạng xã hội hoặc nói miệng thì việc trả lời thư mời một cách chính thức là việc rất cần thiết.
Trong trường hợp muốn từ chối, không thể tham dự, thì bạn không nên trả lời ngay lập tức
Trường hợp bất đắc dĩ bạn không buộc phải vắng mặt trong lễ cưới được mời thì không nên trả lời ngay lập tức mà hãy để sau vài ngày hoặc một tuần hãy trả lời nhé. Điều này để thể hiện tâm ý là trong khoảng thời gian vừa rồi, bạn đã cố gắng điều chỉnh hết sức để tham gia lễ cưới nhưng không thể.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý không gửi lời từ chối gần sát ngày lễ cưới diễn ra nhé. Trong trường hợp cần nhiều thời gian để cân nhắc việc có tham dự hay không, bạn hãy liên lạc bằng SNS hoặc điện thoại để hỏi xem bạn có thể trả lời thư mời trong khoảng thời gian nào. Thông thường, nếu không chắc chắn về việc tham dự, người Nhật sẽ trả lời là sẽ vắng mặt.
2.2 Quy tắc ứng xử khi viết bưu thiếp trả lời
(1) Viết bằng bút mực đen.
Ở Nhật Bản, quy tắc là phải viết bút lông đen hoặc bút máy để trả lời thiệp mời. Nếu dùng bút bi đen thì cũng không vấn đề gì nhưng nếu sử dụng màu khác ngoài màu đen là không nên.
(2) Nếu muốn hiệu chỉnh: hãy sử dụng thước kẻ
Trong trường hợp bạn viết lỗi, hãy kẻ 2 đường thẳng lên chữ bằng thước kẻ nhé.
2.3 Cách viết ở mặt trước thiệp trả lời mời cưới
(1) Ở dòng địa chỉ, sửa nơi gửi đến (người nhận) thành 様(sama)
Ở mặt trước của “thiệp dùng để trả lời” được đi kèm trong thư mời, nhiều trường hợp được điền sẵn địa chỉ và tên của người tổ chức lễ cưới, ở dưới phần tên thường có chữ 「行」hoặc「宛」.Nếu cứ để nguyên「行」・「宛」 mà gửi đi như vậy sẽ thành bất lịch sự. Nên hãy dùng thước, một cách cẩn thận để gạch đi và sửa. Khi gạch nếu chữ viết dọc thì ta dùng gạch dọc, nếu chữ viết ngang thì ta dùng gạch ngang.
Ngoài ra còn có một cách khác (hướng tới những người cấp cao) được gọi là 「寿消し」(kotobukikeshi) tức là thay vì dùng 2 dòng kẻ thì ta dùng 「寿」viết đè lên rồi viết chữ 様 ở bên cạnh. (ảnh minh họa)
2.3 Cách viết ở mặt sau trước thiệp trả lời mời cưới
Xóa 「御(芳)」bằng 2 dòng kẻ.
Đầu tiên, hãy khoanh tròn vào một trong hai mục “tham dự” 出席 hoặc vắng mặt 欠席.
Tiếp theo những phần có kính ngữ 「御(芳)」mà hướng tới mình như là「御出席」「御住所」「御芳名」hãy xóa đi như đã trình bày ở phần trước.
Ngoài ra, tạp chí cũng xin gợi ý bạn nên thêm các từ như 「慶んで(喜んで)」ở trước hay 「させていただきます」ở phía sau từ 「出席」(như hình minh họa)
Trường hợp bạn định dẫn trẻ con theo cùng thì nhớ xác nhận với cô dâu chú rể rồi viết tên bé vào cùng nhé.
Một gợi ý nữa là trong trường hợp bạn vắng mặt, nếu có thể, bạn nên gửi điện mừng sao cho đến vào đúng ngày diễn ra lễ cưới, cô dâu chú rể chắc chắn sẽ rất cảm kích.
3.Bốn kiểu nghi thức tổ chức lễ cưới ở Nhật Bản
3.1 Nghi thức theo đạo Thiên chúa giáo
Từ ảnh hưởng của phim ảnh và sách báo, nhiều phụ nữ Nhật muốn mặc váy cưới trắng vào ngày cưới của họ, điều mà vốn phổ biến trong các đám cưới kiểu Thiên chúa giáo.
Theo những gì được nói về chủ nghĩa đồng bộ tôn giáo của Nhật Bản (“Sinh ra trong thần đạo, kết hôn với Thiên chúa giáo, chết theo Phật giáo.”). Người nhật không nhất thiết phải theo Thiên chúa giáo thì mới được kết hôn theo phong cách Thiên chúa giáo ở Nhật Bản. Nó có thể là trường hợp mà ngay cả linh mục không phải là một linh mục Thiên chúa giáo thực sự, và nhà thờ, nhà nguyện cũng như chính buổi lễ cũng có thể không phải là một.
Nhiều nơi như các khách sạn hợp tác chặt chẽ với các nhà hoạch định đám cưới để thực hiện mong muốn của các cô dâu trẻ được trải nghiệm đám cưới trong mơ của họ như họ đã thấy trên tivi. Trí tưởng tượng chính là chìa khóa, vì vậy ngay cả khi một linh mục ngoại quốc tổ chức buổi lễ bằng tiếng Anh và cô dâu chú rể không biết khi nào nên nói “tôi đồng ý”, toàn bộ bầu không khí, nhà nguyện lung linh và cảm giác bước xuống lối đi trong chiếc váy trắng giống như một bộ phim Hollywood lãng mạn đến với cuộc sống. Và vì vị linh mục sẽ ra một dấu hiệu nhỏ để cô dâu chú rể không bỏ lỡ thời gian để nói “Vâng, tôi đồng ý”.
3.2 kết hôn theo nghi thức Thần đạo (神前式-shinzen/shinto)
Gần 80% dân số Nhật Bản đi theo Thần đạo, trong đó văn học “Thần đạo” có nghĩa là “con đường của các vị thần”, nhưng chỉ một số ít trong số họ tự nhận mình là người theo “Thần đạo”. Thần đạo kết hợp các nghi lễ và truyền thống địa phương và khu vực khác nhau, họ dựa trên niềm tin rằng Thiên Chúa có thể được đại diện trong mọi thứ. Niềm tin này làm cho việc pha trộn các truyền thống tôn giáo khác nhau trở nên dễ dàng hơn.
Mặc dù nhiều người Nhật chọn truyền thống của riêng họ từ các tôn giáo khác nhau, nhưng rất nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn một nghi lễ Thần đạo truyền thống được tổ chức trên khuôn viên đền thờ. Trong tòa nhà chính của đền thờ, một linh mục thần đạo (Shinto) thực hiện nghi thức thanh tẩy cho cặp vợ chồng và cầu nguyện cho các vị thần. Trái ngược với các nghi lễ đám cưới trong nhà thờ Thiên chúa giáo, chỉ những thành viên thân thiết trong gia đình mới được phép tham dự và những vị khách khác sẽ không tham gia cùng với cặp đôi trước lễ đón.
Trang phục của cô dâu chú rể
Nguồn ảnh: instagram
Shiromuku (白無垢) là một trang phục cưới rất cầu kỳ với những chi tiết thêu tay tỉ mỉ và được mặc khoác ở ngoài cùng, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và ngoài ra màu trắng là màu có thể phối hợp với tất cả các màu sắc khác trong gia đình chồng. Tất cả những phụ kiện đi kèm từ trong ra ngoài của trang phục Shiromuku đều là màu trắng.
Hamata: Loại Hakama chú rể thường dùng trong lễ cưới là loại Hakama có sọc
Ngoài ra, cô dâu có thể mặc chiếc kimono nhiều màu sắc được gọi là Uchikake 打掛け hoặc Iro Uchikake, Uchikake vốn được dùng bởi tầng lớp quý tộc thời xưa nhưng nay thì nó thường được dùng trong lễ cưới, ngoài ra Uchikake đôi khi cũng dùng để biểu diễn như múa hoặc diễu hành Oiran.
Nguồn ảnh: instagram
Phụ kiện:
Wataboshi 綿帽子 – Là mũ trùm đầu của cô dâu và chỉ dùng đi kèm với Shiromuku khi làm lễ, nó tương tự như khoăn voan của cô dâu trong đám cưới phương Tây với hàm ý là chỉ để cho chú rể mới được xem mặt cô dâu.
Hakoseko 筥迫 – Là một hộp trang sức nhỏ dùng khi mặc Uchikake. Phụ kiện này vốn dùng để đựng những vật dụng nhỏ như khăn giấy, gương, son dưỡng môi hay bùa may mắn nhưng ngày nay nó chỉ được dùng với mục đích trang trí. Đối với trang phục cưới của cô dâu Nhật thì đây là một phụ kiện không thể thiếu
Ngoài ra, cô dâu và chú rể còn sử dụng một loại phụ kiện rất phổ biến đó là Sensu – quạt xếp.
Theo truyền thống, các bà mẹ của cô dâu chú rể mặc một bộ kimono đen có hoa văn chỉ bên dưới vòng eo với tay áo ngắn, được gọi là kurotomesode 黒留袖 . Bộ kimono này là trang phục chính thức nhất cho phụ nữ đã kết hôn và chỉ nên được mặc bởi các thành viên trong gia đình của cặp đôi.
kurotomesode Nguồn ảnh: instagram
San- san – ku do- 三三九度
Nguồn ảnh: instagram
Thay vì lời thề, cô dâu và chú rể uống rượu sake, ba lần mỗi loại từ ba cốc khác nhau được gọi là sakazuki.
Tiếp theo, cha mẹ của họ uống từng ngụm, đại diện cho việc niêm phong sự ràng buộc giữa hai gia đình. Mỗi người uống ba ngụm mỗi cốc – và tất cả các ngụm có một ý nghĩa duy nhất.
San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù,đam mê và thiếu hiểu biết. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.
Khi còn ở trong đền, thường có rất nhiều hình ảnh được chụp, và đó là khi ngay cả những người đến thăm ngôi đền cũng có thể có cơ hội nhìn thoáng qua lễ rước cũng như có thể tự chụp một số bức ảnh. Nếu bạn muốn trải nghiệm một đám cưới Nhật Bản theo nghi thức Thần đạo, hãy ghé thăm một trong những ngôi đền chính của Nhật Bản vào Thứ Bảy và bạn có thể may mắn nhìn thấy.
3.3 Đám cưới theo nghi thức phật giáo: butsuzen (仏前式)
Nguồn ảnh: instagram
Mặc dù đám cưới tại các ngôi chùa Phật giáo ít phổ biến hơn đối với người Nhật, nhưng đây vẫn là phong cách kết hôn phổ biến thứ ba ở Nhật Bản. Từ quan điểm của châu u, phong cách cưới này mang những nét tương đồng với đám cưới theo nghi lễ Thiên chúa giáo. Chỉ khác là thay vì một nhà thờ, lễ cưới được tổ chức trong một ngôi đền. Cô dâu có thể chọn giữa kimono hoặc váy cưới và thậm chí còn có thể trao nhẫn và cầu nguyện cùng nhau. Ngoài ra, khách cũng có thể tham dự buổi lễ, vì vậy ngay cả khi bạn không phải là thành viên gia đình, bạn có thể có cơ hội chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng này của cô dâu chú rể.
3.4 Đám cưới kiểu Jinzen (人前式/ lễ cưới không tôn giáo)
Nguồn ảnh: realweddings_hawaii/instagram
Phong cách đám cưới phổ biến cuối cùng ở Nhật Bản là Jinzen, không tôn giáo và có thể so sánh với các nghi lễ dân sự ở châu u. Không có quy tắc nào cho buổi lễ và vì không có lễ cưới ở Nhật Bản, nên buổi lễ không ràng buộc về mặt pháp lý. Buổi lễ được tạo ra bởi chính cặp vợ chồng nên họ thường làm cho nó trở nên rất độc đáo, nhưng chủ yếu vẫn liên quan đến việc cặp đôi tuyên bố kết hôn trước mặt khách trước, trong khi hoặc sau khi ăn tối hoặc ăn trưa cùng nhau. Mặc dù không phải là theo Thiên chúa giáo, nhưng đám cưới kiểu này vẫn áp dụng một số yếu tố phương Tây, như váy cưới và tuxedo, và thường diễn ra trong các khách sạn hoặc phòng tiệc.
(*)Thay đổi trang phục
Như đã đề cập, có những sự xen kẽ trong buổi tiếp khách để cho phép cô dâu và chú rể rời khỏi chỗ ngồi của họ để thay đổi trang phục – từ kimono sang váy cưới và tuxedo – được gọi là oironaoshi 色直し (Thay đổi màu sắc) . Trong khi cô dâu chú rể đi thay đồ, bạn có thể thưởng thức các món ăn ngon mà không bị gián đoạn.
Sau buổi lễ chính thức, gia đình và khách mời sẽ tập trung tại một nhà hàng hoặc phòng tiệc để chúc mừng đôi bạn mới cưới. Điều có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đó là người ngồi gần nhất với cặp đôi không phải là phù dâu, gia đình hay bạn bè thân thiết mà là ông chủ và đồng nghiệp của họ. Bạn bè thường sẽ ngồi ở giữa phòng. Cha mẹ, anh chị em và những người thân thiết khác sẽ ở phía cuối căn phòng, rất xa so với cặp vợ chồng mới cưới.
5.Tiệc chiêu đãi, Tiệc sau lễ cưới (二次会 Nijikai),Tiệc thứ ba ( 三次会 Sanjikai )
Tiệc chiêu đãi
Như đã nói ở trên, sau lễ chính thức, một bữa tiệc chiêu đãi khách mời được tổ chức, lượng khách thường là từ 20~200 người. Vợ chồng mới cưới bắt đầu cùng đi chúc rượu, chúc mừng với các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Bữa tiệc thường diễn ra trong khoảng 2 tiếng, và trong 2 tiếng đó, cô dâu chú rể khá là vất vả vì phải tiếp rất nhiều khách, cúi đầu chào khách và liên tục nói cảm ơn.
Nguồn ảnh: instagram
Tiệc sau lễ cưới (二次会 Nijikai)
Tiệc sau lễ cưới nếu có sẽ dành cho những người bạn không thân lắm hoặc đồng nghiệp,vv.. Bữa tiệc “tăng 2” này thường được tổ chức ở những quán cà phê (những nơi mà có dịch vụ tổ chức tiệc) và tính tiền theo đầu người.Vì thế khách được mời sẽ được thu tiền trước khi vào tiệc, coi như là tiền tham gia tiệc nên ai tham gia thì không cần phải đi thêm tiền mừng nữa.
Tiệc thứ ba ( 三次会 Sanjikai )
Bữa tiệc cuối cùng này thường chỉ dành cho vợ chồng mới cưới và bạn thân, sau một lịch trình chặt chẽ thì cô dâu chú rể giờ đây có thể thư giãn trong trang phục thoải mái và ăn uống, xung quanh là bạn bè thân thiết – những người mà trong suốt từ một ngày đó, họ chưa thể nói chuyện được với nhau vì cô dâu chú rể phải tiếp rất nhiều khách.
6.Quà lưu niệm cho khách mời (引き出物 – hikidemono),
Nguồn ảnh: instagram
Một nét truyền thống nữa trong đám cưới của người Nhật đó là Hikidemono . Đó là quà kỉ niệm mà cặp vợ chồng mới cưới dành cho khách mời để tỏ lòng biết ơn và vinh hạnh đối với sự hiện diện của khách trong ngày lễ vô cùng trọng đại của họ. Các hikidemono phổ biến như là đồ ngọt, các vật nhỏ xinh (khăn tay,..) hay những chiếc đĩa được chế tác rất đẹp. Tất cả đều được gói bọc cẩn thận. Vì những túi quà đôi lúc khá là nặng nên khách thậm chí có thế chọn một trong số các danh mục quà và mong muốn được gửi trực tiếp về nhà. Quả là thú vị phải không?
7.Phong bì mừng cưới (祝儀袋 – Shugi-bukuro)
Cũng giống như Việt Nam, khi tới lễ cưới, người tham dự sẽ chuẩn bị một phần tiền mừng với ý nghĩa chúc mừng hạnh phúc của cô dâu và chú rể. Ngoài ra, cũng giới như thiệp mời cưới, chuẩn bị phong bì mừng cưới cũng có những quy tắc ứng xử nhất định: từ mặt trước, bên trong và cách buộc,.. đến số tiền mừng.
7.1 Chọn đúng loại phong bì
Tùy thuộc vào số tiền mừng.
Tùy vào số tiền mừng mà ta chọn loại phong bì khác nhau sao cho phù hợp. Thông thường, họ sẽ chọn loại phong bì có giá bằng khoảng 1/100 so với số tiền được nhét vào làm tiêu chuẩn. Ví dụ trường hợp bạn muốn mừng 1~3 man (2~6 triệu) mà lại dùng loại phong bì nhìn bên ngoài trông rất hào nhoáng là vi phạm quy tắc ứng xử này rồi đấy nhé.
Tùy thuộc vào mối quan hệ với người được mừng
Về cơ bản phong bì mừng cưới là màu trắng nhưng gần đây đã có nhiều mẫu phong bì với thiết kế và màu sắc đa dạng. Với những phong bì nhiều màu sắc hoặc đậm tính thiết kế, bạn có thể chọn chúng khi tới dự đám cưới của người thân thiết hoặc cấp dưới. Còn với tiền bối hoặc sếp thì bạn hãy chú ý chọn màu trắng thông thường nhé.
Mua phong bì mừng cưới ở đâu?
Bạn có thể mua phong bì mừng cưới ở các văn phòng phẩm, siêu thị hoặc shop 100 yên. Những năm gần đây, ở các cửa hàng tiện ích (konvini コンビニ)cũng có bán. Không những vậy, có nhiều loại mà trên phong bì có in sẵn chữ “chúc mừng” 「寿」rất tiện lợi.
7.2 số tiền mừng cưới
Vì tiền mừng thể hiện sự chúc mừng cho vạch xuất phát của cô dâu và chú rể nên hãy cố gằng chuẩn bị những tờ tiền mới. Khi cho tiền vào phong bì thì để nhớ để mặt trên của các tờ tiền hướng lên mặt trên của phong bì.
Bên trong phong bì, nếu có ghi số tiền thì bạn nên ghi bằng số bằng chữ hán cổ.
Nên mừng bao nhiêu?
Về số tiền mừng, các số chẵn, số 4 và số 9 là những con số có ý nghĩa không tốt chính vì thế cần tránh những số này. Trong tiếng Nhật, số 4 là shi, gần giống với từ “tử” (死). Số 9 là ku, gần giống với từ “khó khăn” (苦難 kunan). Ngoài ra về “số tờ” tiền cũng không nên là những số chẵn 2,4,6,8 vì các con số này có thể chia đôi nên người Nhật kỵ vì nghĩa rằng đôi lứa sẽ bị chia cắt. Nên ví dụ bạn muốn gửi 1 vạn yên thì có thể dùng 1 tờ 1man và 2 tờ 5000 yên nhé (tổng là 3 tờ).
– 1 vạn yên (1man): trường hợp không đến tham dự đám cưới được hoặc người mừng là trẻ vị thành niên.
– 3 vạn yên (3 man): trường hợp là bạn, người quen, đồng nghiệp.
– 5 vạn yên ~ 10 vạn yên: trường hợp mối quan hệ là anh chị em ruột, họ hàng.
(1 vạn yên ~ 2 triệu VNĐ)
Trong trường hợp dẫn trẻ em đi cùng thì sao?
Về căn bản, nhiều trường hợp bố mẹ sẽ mừng cả phần của trẻ em chưa vị thành niên, tiêu chuẩn sẽ là: trẻ em từ tiểu học trở xuống là 1 vạn yên, từ trung học trở lên là 2 vạn yên.
Trường hợp vắng mặt thì mừng như thế nào?
-Vắng mặt đã thông báo trước :
Ngoại trừ đám cưới của họ hàng, thì nếu vắng mặt trong đám cưới, người Nhật sẽ gửi phong bì tiền mặt 1 vạn yên. Vì là số tiền ít nên hãy sẽ chọn loại phong bì đơn giản nhé.
-Dù đã trả lời là sẽ tham dự nhưng lại vắng mặt:
Nếu quyết định vắng mặt của bạn là trước lễ cưới 2~3 tuần, lúc này có thể vẫn đủ thời gian để phía tổ chức điều chỉnh/ hủy bớt vật kỷ niệm (tặng cho người đến dự) hoặc đồ ăn, thì bạn có thể gửi ⅓ số tiền mặt định mừng (khoảng 1 vạn yên/ người) hoặc tặng quà cưới.
– Quyết định vắng mặt đột ngột vào đúng ngày diễn ra lễ cưới:
Vào ngày này, đồ ăn cũng như quà kỷ niệm đã được chuẩn bị xong xuôi hết rồi nên bạn hãy gửi đúng số tiền mà bạn dự định sẽ gửi ban đầu nhé. không nhất thiết phải ngay lập tức mà khi tiệc chiêu đã kết thúc, và cuộc sống của cô dâu chú rể ổn định rồi thì bạn có thể gửi tiền mừng kèm lời xin lỗi.
7.3 Cách viết vào phong bì mừng cưới.
8. Một số luật bất thành văn mà các khách mời đến dự lễ cưới Nhật Bản cần lưu ý
(1) Người có tên là người được mời
Việt Nam, chúng ta hay đọc được lời mời trong bức thiệp mời là : “Mời chị cùng gia đình”, “Mời bạn và người thương” đúng không? Và dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể dẫn “gia đình”, “người thương” đến dự tiệc cưới của mình, thậm chí kể cả khi trong thiệp chỉ ghi có tên bạn. Điều này ở đất nước chúng ta không phải là hiếm và cũng không có quy định nào chặt chẽ liên quan. Tuy nhiên ở Nhật thì khác nhé.
Cho dù một người đã kết hôn hay không, thường thì khách dự đám cưới Nhật Bản sẽ được mời một mình. Khi nhận được lời mời, tốt hơn là bạn nên xem xét kỹ hơn tên của khách mời được liệt kê, vì chỉ có người mà lời mời được gửi đến là được mời. Trường hợp có trẻ em thì có thể cân nhắc liên hệ để xác nhận với bên tổ chức đám cưới.
Một sự thật thú vị khác là khá phổ biến là chú rể sẽ chỉ mời bạn nam của họ, trong khi các cô dâu sẽ gửi lời mời đến chỉ những người bạn nữ của họ.
(2) Đừng mặc đẹp hơn cô dâu nhé
Người Nhật rất nghiêm ngặt về quy định trang phục của họ cho các sự kiện chính thức. Mặc dù với nam giới thì khá dễ dàng (một bộ đồ màu đen có cà vạt lựa chọn), nhưng có một vài điều cấm kị đối với phụ nữ:
– Không bao giờ mặc màu trắng.
– Đừng mặc màu sắc quá mức – một chiếc váy cocktail có màu trơn như màu be, đen hoặc hồng nhạt là những lựa chọn tiêu chuẩn.
– Không nên ăn mặc hở hang: Váy nên đánh ngay dưới đầu gối, vai phải được che bằng khăn choàng.
– Luôn luôn mang vớ. Đồ trang sức nhỏ, đơn giản và giày trơn đi cùng với váy. Nếu đó là một đám cưới theo nghi thức thần đạo, bạn có thể mặc kimono. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn mặc đúng: Furisode (kimono có tay dài) cho phụ nữ chưa kết hôn hoặc homongi (kimono màu trơn với tay áo ngắn) cho những người đã kết hôn.
9.5 địa điểm chụp ảnh cưới nổi tiếng ở Nhật
(1) Kyoto
Tản bộ qua những con đường hẹp của quận geisha Gion, đứng giữa tre ở Arashiyama hoặc dọc theo những dòng sông nhỏ của thành phố cổ này sẽ là phông nền đẹp nhất cho những bức ảnh cưới của bạn.
Nguồn ảnh:Steffen Flor/Flickr.com
Nguồn ảnh:Pedro Szekely/Flickr.com
(2) Okinawa
Bất cứ nơi nào bạn đi, những bãi biển trắng vô tận và biển màu ngọc lam của quần đảo Okinawa sẽ khiến bạn choáng ngợp với vẻ đẹp nhiệt đới của chúng. Một số người nói rằng Okinawa có cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới và điều gì sẽ hoàn hảo hơn cho một buổi chụp ảnh cưới khó quên hơn bạn và người thân yêu của bạn tận hưởng cảnh tượng thiên nhiên tuyệt vời này.
Nguồn ảnh:rabbit_akra/Flickr.com
(3) Nara
Nhờ có nhiều ngôi chùa, đền thờ và khu vườn xinh đẹp, Nara là một thành phố đẹp như tranh vẽ, đôi khi lại bị bỏ quên bởi khách du lịch. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm không khí của thủ đô cũ của Nhật Bản và cảm thấy mình thật quý phái khi lang thang qua sân chùa. Nhưng trong khi chụp được bộ kimono đẹp nhất của bạn, hãy chắc chắn rằng không có con nai nào đang gặm hoa của bạn nhé.
Nguồn ảnh:Alfonso Jimenez/Flickr.com
Nguồn ảnh:IMBiblio/Flickr.com
(4) Tokyo
Không có thành phố nào trên thế giới như Tokyo. Các tòa nhà chọc trời cực kỳ hiện đại kế bên những ngôi nhà và đền thờ truyền thống, làm cho Tokyo trở nên độc đáo và trực quan thú vị cho những bức ảnh cưới!
Nguồn ảnh:Luca Sartoni/Flickr.com
(5) Núi Phú Sĩ
Ai mà không nghĩ đến núi Phú Sĩ khi nói về Nhật Bản cơ chứ? Cơ hội tốt nhất của bạn để nhìn thấy ngọn núi nhút nhát khét tiếng này ló ra khỏi những đám mây là vào cuối mùa thu, khi những tán lá mùa thu sẽ tạo ra bầu không khí thích hợp cho những bức ảnh cưới mơ mộng về vàng và đỏ.
Nguồn ảnh:skyseeker/Flickr.com
Truyền thống và quy tắc của nước ngoài có thể khiến một số người sợ hãi và cảm thấy phiền phức, nhưng suy cho cùng một đám cưới Nhật Bản cũng chỉ đơn giản là lễ kỷ niệm tình yêu và hai gia đình cùng phát triển, vì vậy không ai trách bạn chỉ vì một hai lỗi vụn vặt đâu. Vì thế nếu nhận được một lời mời tới dự đám cưới của người Nhật, hãy coi đó là một trải nghiệm thú vị, tham khảo thông tin để chuẩn bị tới dự, chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể nhé.