Photo by Teemu Paananen on Unsplash
Năm 2021 rồi, chắc những ai trong ngành không còn quá bỡ ngỡ về khái niệm hybrid event đâu nhỉ? Theo mình, hybrid event chỉ đơn giản là một hình thức tổ chức sự kiện kết hợp giữa live event và virtual event và mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả bên tham gia và bên tổ chức. Những lợi ích trước mắt đó chính là tăng giá trị các gói tài trợ cho tới cải thiện ROI của event. Và năm nay, hybrid event được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn với sự trở lại của live event, cùng mình tìm hiểu 5 lợi ích nổi bật của hybrid event nhé.
1. Thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn
Hybrid event sẽ xoá bỏ đi rào cản địa lý và thu hút nhiều đối tượng tham gia ở khắp mọi nơi. Thật tuyệt vời khi bạn ở Việt Nam nhưng vẫn có thể tham gia các event ở nước ngoài với sự trải nghiệm đầy đủ các hoạt động như là ở live event. Trước đây, nhiều người lo ngại rằng kết hợp virtual event sẽ làm mọi người cân nhắc về việc tới tham dự live event. Tuy nhiên, đại dịch năm 2020 đã khẳng định chỗ đứng của live event là không gì thay thế được vì nhu cầu tiếp xúc giữa người với người vẫn rất cao và đồng thời cũng công nhận lợi ích lớn lao của virtual event. Chính vì thế, hybrid event sẽ được khai thác triệt để trong năm nay.
2. Cung cấp và đo lường dữ liệu hiệu quả
Ưu điểm mạnh của virtual event đó chính là khả năng cung cấp, phân tích và đo lường dữ liệu hiệu quả. Sử dụng báo cáo dữ liệu để nghiên cứu hành vi cũng như mức độ tương tác của khán giả tham dự sự kiện trực tuyến, nhằm chứng minh hiệu quả cũng như mức độ quan tâm của người tham dự đối với chương trình và là công cụ đo lường hiệu quả chương trình đối với nhà tổ chức, nhà tài trợ. Điều này giúp nhà tổ chức sự kiện rút ra được kinh nghiệm và có kế hoạch xây dựng chiến lược phù hợp cho các sự kiện sau.
3. Tăng cơ hội tài trợ
72% các nhà tài trợ tới từ các tập đoàn đều hứng thú trong việc tham gia các hybrid event. Đầu tiên là nhiều người tham gia hơn thì cơ hội tiếp cận đối tượng tham gia của họ cao hơn. Tiếp theo đó là khả năng tiếp cận với qualified lead (khách hàng tiềm năng) cũng cao hơn vì những cuộc hội thoại 1:1 được sắp xếp trước sẽ khiến họ lọc được những cuộc nói chuyện xã giao không đầu không cuối ở live event. Và hơn nữa là họ có thể chủ động gửi lời mời đến đối tượng muốn kết nối chứ không ở thế bị động chờ người tham gia lướt qua gian hàng của họ nữa.
4. Nâng cao ROI (tỷ suất hoàn vốn)
Khi mà các hành vi của đối tượng tham gia trong suốt sự kiện đều được ghi nhận lại một cách chính xác thì chuyện cân tính được tỷ suất hoàn vốn sẽ rõ ràng hơn. Đối với event thì ROI = Giá trị / Chi phí. Thay vì là lợi nhuận thì với event, “Giá trị” có lẽ phù hợp hơn vì hoàn vốn ở đây không chỉ là số $ lợi nhuận sau mỗi event thu được nữa, mà nó còn bao gồm cả các khoản tài trợ và quan hệ đối tác, số lượng khách hàng tiềm năng từ sự kiện, sự hài lòng của người tham dự, v.v. Những thông tin này có thể thu thập được qua sự tương tác trước event, sự tham gia các hoạt động trong event và feedback sau event.
5. Giảm thiểu rác thải, phí dịch chuyển – Bảo vệ môi trường
Bài toán bảo vệ môi trường luôn làm nhức đầu các nhà tổ chức sự kiện. Làm sao tổ chức một sự kiện “siêu to khổng lồ” mà vẫn phải đảm bảo giảm thiểu lượng lớn rác thải? Làm sao giảm khí thải carbon vì dịch chuyển? Chắc chỉ có kết hợp virtual event mới đáp ứng được thôi.
Nói ngắn gọn lại, hybrid event đã, đang và sẽ là hướng đi tất yếu của nhiều nhà tổ chức sự kiện trong tương lai. Hơn thế nữa, trong thời đại số hoá này thì các nhà tổ chức sự kiện nên tận dụng hết sức các công nghệ hiện đại để mang lại trải nghiệm cá nhân cho người tham gia và tăng lợi nhuận cho chính công ty mình nữa.