Như ở phần 1, bạn đọc đã cùng chúng tôi đi qua 5 ứng dụng tâm lý phổ biến. Tiếp theo đây, trong phần 2 này chúng ta sẽ cùng làm quen với 5 ứng dụng tâm lý mới, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều kiến thức khá bổ ích, thú vị đấy. Cùng đón xem ở phía dưới nhé!
Hiệu ứng mỏ neo (anchoring)
Hiệu ứng mỏ neo là một dạng nhận thức sai lệch khiến mọi người tập trung vào phần thông tin có sẵn đầu tiên (mỏ neo) được trao cho họ khi đưa ra quyết định.
Bạn đã có bao giờ thắc mắc lý do vì sao rất khó để ngăn việc bị thu hút bởi mùa giảm giá tại cửa hàng yêu thích của bạn chưa?
Mọi người thường dựa vào thông tin xuất hiện trước để so sánh cũng như đưa ra quyết định. Nói đơn giản, nếu có người nói cho bạn biết chi phí để tạo ra tập ảnh bìa 1 là 40 nghìn đồng rồi đố bạn chi phí của tập ảnh bìa 2, bạn sẽ dựa vào con số đầu tiên này để so sánh và ước tính chi phí sản xuất của B. Kết quả là giá ước tính của bạn sẽ xoay quanh con số 40 nghìn đồng.
Đối với các marketer, việc neo đậu rất quan trọng – đặc biệt nếu bạn đang giảm giá. Bạn sẽ muốn nêu rõ giá ban đầu của sản phẩm (đây là “thiết lập” các mỏ neo), và sau đó hiển thị giá sau khi đã giảm ngay bên cạnh nó. Bạn thậm chí có thể giải thích với mức giảm giá đó, khách hàng sẽ được lời bao nhiêu phần trăm.
Hiện tượng Baader-Meinhof (Baader-Meinhof phenomenon)
Hiện tượng Baader-Meinhof còn có tên gọi khác của tiếng việt là ảo giác tần số. Là hiện tượng bạn có thể bắt gặp một sản phẩm ở khắp mọi nơi khi chỉ mới nghe về nó. Nó sẽ xảy ra khi bạn bắt gặp hiện tượng này lần đầu tiên. Sau đó, bạn sẽ nhận thấy không chỉ lần đó mà hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều nơi. Bạn sẽ bắt gặp nó ở bất cứ nơi nào trong cuộc sống của mình.
Ví dụ, bạn tình cờ xem được quảng cáo của một loại sản phẩm trên tivi. Sau đó, bạn còn gặp sản phẩm này cả khi đi mua đồ ở cửa hàng. Tất cả những nơi bạn đến đều thấy xuất hiện nó. Thật kì diệu phải không?
Đối với các marketer, hiện tượng này chính là lý do tại sao sự lặp lại là vô cùng quan trọng. Một khi ai đó bắt đầu để ý đến thương hiệu của bạn (hay thường xuyên truy cập vào trang web của bạn), bạn sẽ muốn giúp họ nhìn thấy bạn ở “mọi nơi”. Gửi cho họ các email và quảng cáo dựa trên hành vi của họ và bạn có thể tăng khả năng chuyển đổi.
Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản (verbatim effect)
Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản (verbatim effect) được hiểu theo nguyên tắc sau. Khi con người có xu hướng nhớ đến những ý tưởng chung mà nội dung đó chứa đựng hơn là nhớ đến những chi tiết phụ xung quanh nó. Bởi như vậy sẽ giúp người dùng nhớ được vấn đề cốt lõi mà họ quan tâm. Thay vì nhớ những chi tiết phụ họa sẽ rất dễ bị quên đi nội dung chính. Đó cũng chính là vấn đề cốt lõi của hiệu ứng tâm lý này mang lại.
Theo dữ liệu từ Chartbeat, hơn một nửa khách truy cập của bạn sẽ dành ít hơn 15 giây trên trang web của bạn. Vì vậy, nếu mọi người không đọc nội dung của bạn và không nhớ chi tiết cụ thể, thì marketer phải làm gì? Vì vậy, cần phải tạo sự cuốn hút và có điểm nhấn nội dung ngay từ phần tiêu đề. Đó là cách thông minh nhất mà marketer cần phải biết vận dụng. Không những giúp việc tìm kiếm và chia sẻ được dễ dàng hơn. Nó còn giúp cho nội dung dễ đến gần với người đọc hơn. Kích thích họ muốn được xem chi tiết nội dung hơn nếu họ cảm thấy đó là thông tin hữu ích mà họ cần. Đó cũng là cách kéo dài thời gian người dùng ở trên trang của mình lâu hơn.
Điều này cần được áp dụng linh hoạt nhất trong lĩnh vực marketing. Đặc biệt khi bạn áp dụng triệt để nó cùng với nội dung tốt, hữu ích. Bài viết của bạn sẽ được xếp thứ hạng cao trên google. Thông tin của bạn sẽ được xuất hiện trong bảng trả kết quả mà google đưa ra cho người dùng.
Phân nhóm (clustering)
Con người có một lượng không gian hạn chế trong bộ nhớ ngắn hạn của họ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ có thể nhớ bảy thông tin khác nhau (cộng hoặc trừ hai trong những tình huống nhất định) tại một thời điểm.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên gộp nhóm các thông tin tương tự nhau. Ví dụ: nếu bạn có toàn bộ danh sách tạp hóa các mặt hàng ngẫu nhiên, hầu hết mọi người sẽ có xu hướng xếp các sản phẩm vào nhóm nhất định (sữa, ngũ cốc, thịt …) để có thể ghi nhớ chính xác hơn danh sách.
Vì vậy, khi bạn tạo nội dung, hãy lưu ý đến việc phân nhóm. Một cách để thiết kế và bố trí nội dung giúp độc giả dễ nhớ hơn là nhóm các chủ đề tương tự với nhau – bằng cách đánh số hoặc thiết kế kích thước các tiêu đề khác nhau. Văn bản của bạn sẽ trở nên dễ đọc và dễ nhớ hơn rất nhiều.
Ám ảnh về mất mát (loss aversion)
Ám ảnh về mất mát là một hiệu ứng tâm lý nói về việc con người luôn sợ mất những thứ sẵn có và sẽ tìm cách để có thể giữ chúng lại với mình. Đây cũng là một trong những hiệu ứng quan trọng để có được kết quả marketing hiệu quả.
Nghiên cứu diễn ra trong trường hợp những người tham gia nghiên cứu được tặng cốc, kẹo hoặc không được tặng gì cả. Có 2 lựa chọn cho họ: Một, nếu họ đang sở hữu cốc hoặc kẹo thì họ có thể đổi cái còn lại; Hai, nếu họ không được tặng gì cả thì họ có thể chọn 1 trong 2 đồ vật trên. Kết quả là: Những người không có gì thì đa số họ đều chọn cốc và hơn 85% những người nhận cốc lúc đầu thì không đổi đồ vật gì hết. Điều này chỉ ra, con người không muốn mất đi thứ mình đã và đang sở hữu dù cho họ có được sự lựa chọn.
Tổng kết
Trên đây là 10 hiệu ứng tâm lý được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực marketing. Hi vọng nó sẽ góp phần nào đó làm rõ hơn khái niệm của bạn về các hiệu ứng tâm lý học và có thể giúp áp dụng nó chính xác trong những quy trình marketing của bạn tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!