Cũng như trong phần 1 chúng tối đã giới thiệu với các bạn 3 tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin. Tiếp theo đây, phần 2 này sẽ mang lại cho các bạn những tiêu chí mới cực kỳ bổ ích và không kém cạnh phần 1. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tính khách quan (OBJECTIVITY)
Rõ ràng rằng hiện nay quá đỗi thuận tiện cho một ai đó cũng có thể tạo dựng một địa chỉ website để có thể chia sẻ dễ dàng thông tin, ý kiến và đánh giá mọi thứ. Vậy để chắc chắn mình có nên tin tưởng, lựa chọn đọc thông tin của một ai đó, chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi sau:
- Tác giả có cởi mở với quan điểm trái ngược không?
- Tác giả có cố tình lái theo quan điểm mà họ mong muốn không?
- Đây là công trình dựa trên quá trình nghiên cứu hay quan điểm cá nhân? Có phải tác giả trình bày thông tin để cố tình bán cho bạn cái gì đó?
Tính liên quan (RELEVANCY)
- Thông tin này có liên quan hay phục vụ nghiên cứu của bạn không?
- Có những thông tin gì mới phục vụ cho nghiên cứu của bạn?
- Bạn sử dụng những thông tin này như thế nào cho nghiên cứu của mình?
Chúng ta hãy tìm kiếm những thông tin liên quan và đúng chủ đề để không bị sai lệch.
Tính nguyên bản (ORIGINALITY)
- Thông tin có mang tính nguyên bản không?
- Có phải do tác giả trực tiếp nghiên cứu và công bố hay tác giả trích lại từ nguồn khác?
Thường xuất hiện trong các bài viết tổng hợp phân tích, hay các bài đưa ra kết luận từ các khảo sát. Khi xuất hiện bất cứ chỗ nào trong một phân đoạn hay làm qua loa thì khi thông tin được công bố và chúng ta có thể đang dùng phiên bản lỗi và khác so với bản gốc.
Kết luận
Trên đây là những tiêu chí mà chúng tôi giới thiệu đến với các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn chọn lọc được những thông tin đúng đắn và hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Nguồn: https://aimacademy.vn