Nhật Bản là một đất nước mang trong mình với khí hậu 4 mùa rõ rệt. cũng vì điều này nên khí hậu thay đổi theo mùa vô cùng đặc sắc. Và một trong bốn mùa đó – mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn đến nao lòng chính là mùa mà du khách muốn đặt chân tới nhất để thưởng thức khung cảnh và lễ hội ở xứ sở Phù Tang. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng và trải nghiệm những điều đặc biệt này tại đây nhé!
Mùa thu bắt đầu vào thời gian nào của Nhật Bản?
Mùa Thu ở Nhật Bản xuất hiện vào giữa tháng 9 trên ngọn núi cao nhất ở Hokkaido. Sau đó dần chuyển sang những khu vực ở Tokyo và Kyoto trong tháng 11. Còn ở Osaka hay Kamakura thì du khách sẽ chiêm ngưỡng được sắc thu lãng mạn vào đầu tháng 12. Nhiệt độ trung bình vào mùa thu là khoảng 12 ° C vào các phần phía bắc, 20 ° C ở khu vực miền trung và 26 ° C quanh phía nam của Nhật Bản, và cũng là mùa chuyển đổi lá từ xanh sang đỏ của rừng Phong.
Các lễ hội, sự kiện trong mùa thu Nhật Bản
Một số lễ hội và các hoạt động vui chơi, những điều thú vị để tham quan thưởng lãm trong vào thời điểm này trong năm như là:
Taiiku-no-hi (Ngày Sức khỏe và Thể thao)
Sự kiện này được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng 10, với mục đích thúc đẩy tinh thần thể thao và lối sống lành mạnh, năng động của người dân.
Bunkano-hi (Ngày văn hóa)
Được tổ chức vào ngày 3/11 hàng năm, Nhật Bản tổ chức nhiều sự kiện tôn vinh nghệ thuật, văn hóa và truyền thống. Lễ hội bao gồm triển lãm nghệ thuật và diễu hành.
Shichi-go-san ( lễ hội ba năm bảy)
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/11 dành cho các bé gái 3 và 7 tuổi và các bé trai 3 và 5 tuổi. Các gia đình có trẻ em ở độ tuổi này sẽ đến đền thờ để cầu nguyện cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vào ngày lễ này, các bé sẽ mặc quần áo đẹp. Nhiều bé sẽ mua chitose-ame (kẹo que dài) được làm từ một loại mía hiếm (đại diện cho tuổi thọ).
Niinamesai (lễ hội thu hoạch)
Tổ chức vào ngày 23.11 hoặc thứ Hai tuần sau nếu ngày 23.11 rơi vào Chủ nhật. Đây là ngày Hoàng đế sẽ làm lễ cúng lúa đầu tiên vào mùa thu cho các vị thần. Ngày lễ cũng dành sự tôn trọng đối với quyền con người và quyền của người lao động.
Nada no Kenka Matsuri ( lễ hội chiến đấu Nada)
Lễ hội chiến đấu – được tổ chức vào ngày 14 và 15/ 10 tại Himeji, đền Omiya Hachiman. Đàn ông sẽ rước những điện thờ di động trên vai để diễu hành. Một số nghi thức Thần đạo cũng được tổ chức tại nhiều đền thờ khác nhau.
Kurama ở kyoto ( lễ hội đốt lửa)
Lễ hội được tổ chức vào ngày 22/10 ở đền Kurama, được bắt đầu đốt lửa vào 8 giờ tối và 100 cây đuốc tại bậc đá trước chùa Kurama sẽ được đốt lửa. Lễ hội kéo dài đến nửa đêm, cực kì sôi nổi. Người ta còn nói rằng thanh niên vùng Kurama trải qua lễ hội này sẽ trưởng thành.
Warai Matsuri ( lễ hội cười)
Được diễn ra vào ngày 12/10 tại thị trấn Hidakagawa – Kawayama. Một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là Tengu, một con quỷ Oni và nối tiếp là đoàn người nhảy điệu Sasaramai, tất cả đều hô vang “Warai, warai” nghĩa là “Cười, cười”. Khi đến cổng đền thờ, tất cả mọi người phá lên cười thật to.
Lễ hội mùa thu thị trấn Tanagura
Lễ hội diễn ra vào mùa thu ở thị trấn Tanagura và được tổ chức tại thành phố Shirakawa – Fukushima vào ngày 12/10. Người dân nơi đây sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí đẹp mắt, cùng nhau đánh trống và hát múa tưng bừng.
Lễ hội lá thu ở vùng hồ Kawaguchiko
Lễ hội lá thu tổ chức ở khu vực Momiji Kairo – hành lang lá phong. Kéo dài khoảng 2km hai bên kênh là 60 cây phong. Hai bờ kênh như trang điểm bằng những nét chấm phá của người họa sĩ. Buổi tối, đèn sáng đến 10 giờ đêm tạo cho cảnh quan một vẻ đẹp kỳ ảo khác hẳn ban ngày.
Tổng kết
Bạn cảm thấy thế nào? Mùa thu trên xứ sở Phù Tang thật là một điều tuyệt vời biết bao, những nét văn hóa lễ hội đa dạng đặc sắc thu hút khách du lịch quốc tế đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp lá đỏ và trải nghiệm những hoạt động vô cùng tinh tế và sôi động. Cảm ơn các bạn đã đọc!