Văn hóa doanh nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp và nó giúp doanh nghiệp vươn xa hơn, cụ thể như là:
- Giảm xung đột.
- Điều phối và kiểm soát.
- Tạo động lực làm việc.
- Lợi thế cạnh tranh.
Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang lại là gì?
Hiện nay, rất nhiều công ty chú trọng vào việc phát triển và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói, xây dựng văn hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Một số lợi ích có thể kể đến là:
- Giữ chân người tài.
- Là tiền đề cho sự phát triển bền vững.
- Tạo động lực cho sự làm việc.
- Tăng sự đoàn kết.
Những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Những yếu tố tạo nên một văn hóa doanh nghiệp bền vững không thể không kể đến như là:
- Tầm nhìn của doanh nghiệp
- Các giá trị của doanh nghiệp.
- Thực tiễn và phong cách làm việc.
- Con người.
- Môi trường làm việc.
- Phong cách quản lý.
Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa giá trị một cách đơn lẻ rời rạc. Vậy để xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách tổng thể thì cần theo những bước cụ thể như sau:
- Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.
- Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi.
- Thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp, đối xử.
- Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.
- Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi.
- Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó.
- Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Truyền bá những giá trị tốt cho nhân viên mới.
Tổng kết
Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và với mười một bước cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hóa cho mình.