Nhật bản là một đất nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là văn hóa Nhật – một giá trị truyền thống đặc sắc có sức ảnh hưởng không chỉ trong nước mà cả ngoài cộng đồng quốc tế. Ngày nay trong quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây tràn ngập mang lại sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản khiến Nhật Bản từ lâu đã không còn đón tết âm lịch như các nước Châu Á khác. Tuy nhiên tết truyền thống Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.
Tết cổ truyền Oshougatsu của Nhật
Cũng như Tết cổ truyền tại Việt Nam, trong các ngày Oshougatsu người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết bưu thiếp, lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa… Để đón mừng ngày Oshougatsu, họ chuẩn bị bằng việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ với quan niệm sẽ rửa trôi những điều không may của năm cũ, chào đón những gì tốt đẹp nhất của năm mới..Vào ngày đầu năm mới của năm, Người nhật sẽ ăn món Osechi để chúc mừng năm mới và mang lại may mắn cho cả năm. Trong bữa ăn mọi người sẽ cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về những dự định của mình trong năm mới với không khí đầm ấm, hạnh phúc.
Các món ăn trong ngày tết của người Nhật
Món ăn truyền thống vào sáng mùng tết của người Nhật Bản có tên là osechi hay Oshougatsu ryouri- món ăn này không những đẹp mà còn mang rất nhiều ý nghĩa: Đầu tiên là món kuromame – đậu đen nhật: có ý nghĩa là bùa trừ tà ma, sức khỏe tốt không bị bệnh tật và là món ăn cầu nguyện cho sức khỏe. Tiếp theo là món kazunoko- trứng cá nhật là loại trứng cá trích thái bình dương món ăn này mang ý nghĩa rằng con đàn cháu đống. Món thứ 3 được gọi là tadukuri là cá mòi cơm châu âu nhỏ được sấy khô, nó có ý nghĩa là vụ mùa sẽ tươi tốt. Có 3 món trên thường xuất hiện trong ngày Tết vùng Kanto Còn ở vùng Kansai thì có 3 món như: rễ cây ngưu bàng, trứng cá trích và khô cá mòi / đậu đen. Cứ đến những ngày cận tết là người Nhật lại tất bật chuẩn bị các món ăn Osechi để cùng thưởng thức với gia đình trong dịp Tết
Bữa cơm ngày tết của Nhật Bản sẽ là một mâm Osechi. Tất cả các món trong mâm Osechi đều đã được nấu chín & để sẵn sàng cho năm mới trong hộp Ojyu. Việc đựng đồ ăn vào hộp, thứ nhất là để dự trữ thức ăn cho 3 ngày đầu của tết vì cũng giống như việt nam vào ngày này các quán thường đóng cửa hết, thứ 2 là để cho cơ thể mình được nghỉ ngơi đặc biệt những người phụ nữ vào những ngày này sẽ không phải vào bếp nấu ăn nữa thay vào đó họ sẽ ăn osechi. Osechi được ăn vào ngày đầu tiên của năm nên đó thường là những món ăn may mắn có ý nghĩa chào đón và chúc mừng năm mới.
Các phong tục trong ngày tết của người Nhật
Đối với Tết Nguyên Đán của người Việt, Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng chạp với mục đích trừ tà. Ngoài còn có hoa mai, hoa đào hay cây quất đều là những biểu trưng thể hiện sự sung túc, tốt lành được người dân Việt Nam trang trí trong phòng khách mỗi dịp xuân về.. Còn với người nhật mọi nhà đều trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa vào ngày 13/12 . Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người Nhật quan niệm Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già. Đặc biệt, trên khung cửa của một vài ngôi nhà trên đất Nhật còn trang trí thêm các vật dụng như đồ đan bằng lá có màu trắng, quả quýt và dải giấy trắng, dây thừng tết bằng cỏ ẩm…. Những màu sắc này đều có ý nghĩa nhất định và chứa đựng ý nguyện ngày tết như màu cam tượng trưng cho sự thịnh vượng, an khang, màu trắng gợi lên sự trong sáng tinh khiết, hàm ý tẩy sạch bụi bẩn, xua đuổi tà ma, xui xẻo. Màu xanh đậm của cỏ ẩm dâng lên thần linh cầu tài cầu lộc, giàu sang sung túc.
Người Việt Nam và Nhật Bản đều có bữa ăn tất niên vào ngày cuối năm. Bữa cơm này mang ý nghĩa kết thúc những gì đã qua trong một năm. Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình. Bữa ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền /thống làm từ ngũ cốc, cá và hải sản, ở Nhật Bản thì đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. . Ở Việt Nam, lễ giao thừa là thời điểm quan trọng của tết Nguyên đán là đêm giao thừa. Trong đêm này, người ta tường bày hương án trên sân thượng hoặc ở ngoài trời. Gia chủ trong gia cùng các thành viên lần lượt cúng váy. Khi các nghi lễ kết thúc thì mọi người quay quần ăn uống chúc tụng nhau.
Các hoạt động trong ngày tết của người Nhật
Ở Nhật Bản,người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát các trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản như: kagura là ca múa nhạc trên sân đình,trò thả diều takoage, đánh cầu l6ng hanestuki, chơi quay komamawashi,.. một trong những trò chơi đặc sắc nhất nhất là đánh cầu lông hanestuki.
Ngày Tết là dịp để bạn bè, họ hàng, người thân được gặp nhau, đoàn tụ. Người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng đầu xuân. Họ tới chúc tết các cấp trên ở công ty mình, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Thông thường mỗi nhà sẽ để một cuốn sổ kèm bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đã tới thăm nhà. Hoặc có nhiều người khách sẽ mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên mình để tặng chủ nhà làm kỷ niệm.
Mồng 2 và các ngày tiếp theo: Các hoạt động như viết thư pháp, võ, lễ hội trà đạo, ngắm hoa sẽ diễn ra, những ngày tiếp theo thì tùy theo mỗi gia đình, theo sở thích, kế hoạch riêng của họ, đi chơi hay đi du lịch ngắn ngày.
Thời điểm hết Tết thường là ngày 11/1 dương lịch hàng năm (cũng có thể là ngày khác, giống như Việt Nam chúng ta có nhà hóa vàng vào mùng 3 thì chính là hết Tết vào mùng 3 và tiễn tổ tiên về trời). Vào ngày này, người Nhật sẽ hạ mâm bánh mochi xuống. Những chiếc bánh mochi lúc này đã khô cứng lại, họ sẽ dùng một chiếc chày nhỏ để đập bánh mochi cho nát vụn ra (vì thần linh không thích những vật sắc nhọn như dao, kéo nên họ phải dùng chày), sau đó cho vào súp Ozoni. Lúc bạn ăn hết bát súp Ozoni thì cũng chính là thời điểm hết Tết. Sau khi hết Tết, các vật dụng trang trí nhà cửa cũng được gỡ xuống và các hoạt động thường ngày lại bắt đầu được tiếp diễn.