Nhắc đến tôn giáo ở Nhật Bản chắc nhiều người không biết ở Nhật theo tôn giáo gì, một số bạn sẽ nói ngay là phật giáo vì đa số hình ảnh ở Nhật gắn liền với chùa chiền. Tuy nhiên không phải như vậy, tôn giáo ở Nhật Bản là sự pha trộn của rất nhiều tôn giáo khác nhau như thần đạo, phật giáo, thiên chúa giáo, nho giáo, cơ đốc giáo ….
Tôn giáo ở Nhật Bản – Thần đạo
Thần đạo là một tôn giáo thờ thần theo đúng nghĩa, mỗi một vùng miền khác nhau lại có những vị thần khác nhau. Lúc đầu thần đạo là sự kết hợp giữa thần đạo và phật giáo tạo thành một hệ thống tín ngưỡng hỗn hợp. Tuy nhiên sau này phật giáo bị cho là tư tưởng ngoại lai nên bị tách ra khỏi thần đạo.
Tôn giáo ở Nhật Bản – Phật giáo
Do nhiều biến cố trong lịch sử nên có những giai đoạn phật giáo bị hạn chế rất nhiều, cùng thời gian đó là sự xuất hiện của nhiều tôn giáo khác như Kitô giáo, nho giáo, cơ đốc giáo … Trải qua nhiều năm phát triển chỉ còn phật giáo giữ được vị thế của mình và và đại đa số người dân Nhật Bản đều theo phật giáo. Tuy nhiên các tôn giáo ở Nhật đều được người Nhật dung hòa theo ý chí của Nhật Bản một cách linh hoạt nên cho dù phật giáo chiếm đa số nhưng những người theo phật giáo cũng không tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc của phật giáo. Một điển hình chính là trà đạo,đây là một sự kết hợp giữa cách uống trà và thiền để tạo ra trà đạo như ngày nay mang phong cách riêng của Nhật Bản.
Phật giáo hiện tại được coi là quốc giáo của Nhật, theo thống kê có tới 75.000 chùa chiền trải dài trên đất nước Nhật Bản, rất nhiều chùa trong đó trở thành một quần thể chùa rất nổi tiếng và được nhiều du khách ghé thăm. Khi tới Nhật Bản các bạn có thể ghé thăm một số chùa nổi tiếng như chùa Todaiji với tượng phật lớn nhất thế giới, đền Kurama với truyền thuyết thiên cẩu hay quần thể chùa Kiozumi rất nổi tiếng. Ngoài ra các tôn giáo khác vẫn tồn tại và có nhiều người theo. Một người có thể theo nhiều tôn giáo chứ không nhất thiết phải theo một tôn giáo. Đầu năm người dân đến đền thần đạo, đi thăm các chùa chiền vào mùa xuân, đám cưới được tổ chức theo nghi lễ thần đạo nhưng nghi lễ trong đám tang lại theo phật giáo.