Sau 10 năm, người Nhật đã cải thiện chiều cao từ ngang bằng với Việt Nam lên đứng hàng đầu châu Á.
Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164,4cm ở nam, 153,4cm ở nữ, thấp hơn chuẩn quốc tế lần lượt là 13,1cm và 10,7cm, thấp hơn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, cách đây 10 năm, chiều cao của Nhật Bản không chênh nhiều so với Việt Nam thì hiện nay, thể trạng của họ đã vươn lên đứng hàng đầu châu Á.
Đây là những thông tin được Giáo sư Nakamura Teiji – Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản đưa ra tại Hội thảo quốc tế về “Dinh dưỡng người Việt” do Tập đoàn TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức ở Hà Nội.
Là người tham gia thiết kế chương trình giáo dục về khoa học dinh dưỡng cải tạo tầm vóc, thể trạng người Nhật Bản, ông cho rằng chìa khóa để cải thiện dinh dưỡng là chương trình bữa ăn học đường.
Giáo sư Nakamura Teiji – Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm cải thiện dinh dưỡng của người Nhật.
“Bữa ăn của người Nhật thời xưa không được đầy đủ, có sự thiếu hụt và nghèo nàn, dẫn đến suy dinh dưỡng, thể thấp còi, thể lực yếu và tuổi thọ rất thấp”, ông nói.
Năm 1945, sau chiến tranh thế giới thứ hai, do thiếu thốn lương thực, người Nhật gặp vấn đề rất lớn với tình trạng suy dinh dưỡng và nạn đói. Trong hoàn cảnh đó, khi nhận được sữa tách béo và bột mì từ Mỹ, nước này đã tổ chức chương trình sữa học đường cho trẻ em.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, đối tượng được ưu tiên là trẻ em – mầm non tương lai của đất nước. Người trưởng thành nhường những suất ăn đó cho trẻ và bữa ăn học đường được cải thiện dần qua từng năm.
Ban đầu, bữa ăn học đường chỉ có những loại sữa tách béo do người Nhật chưa có điều kiện để sản xuất sữa, nhưng hiện tại đã sử dụng hoàn toàn sữa tươi, loại sữa vừa có nhiều chất dinh dưỡng hơn, vừa thơm ngon hơn.
Việc thực hiện bữa ăn học đường đã được đưa vào luật pháp của Nhật Bản, thể hiện sự khuyến khích của quốc gia với việc tổ chức bữa ăn học đường. Luật bữa ăn học đường của Nhật Bản năm 1954 được áp dụng trong ngành giáo dục, với tiêu chuẩn hấp thụ dinh dưỡng và tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của bữa ăn trường học.
Kết quả của dự án này mang tới sự thay đổi rõ rệt về tầm vóc, chiều cao, cân nặng của trẻ. Sau 50 năm, người Nhật đạt được những thành công vượt trội. Năm 1954, họ có chiều cao tương đương người Việt thì nay họ đã có chiều cao đứng top đầu châu Á.
Theo thống kê cách đây 4-5 năm, người Nhật cũng giảm hẳn các bệnh do sinh hoạt. Giáo sư Nakamura Teiji cho rằng, bữa ăn học đường là một trong những giải pháp giảm thiểu gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng ngừa suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em.
Năm 2005, Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật cơ bản về giáo dục dinh dưỡng, đề cập đến đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiểu biết người dân về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng. Những doanh nghiệp này cũng chú trọng hợp tác với các Bộ, ban ngành để áp dụng các phương pháp đo lường về dinh dưỡng.
Khoá học không chỉ giớі hạn về một kiểu bơi (học viên có tһể yêu cầu giáo viên dạу
những kiểu bơi tiếp theo nếu như đã biết bơi một kiểu rồі trong
12 buổi học). Khoá học bơi tối thiểu là 12 buổi học (chỉ có
һọc viên mới có quyền yêu cầu kết thúc khoá һọc trước 12 buổi).
Trung bình họс viên ϲủa chúng tôі đã tự
bơi được sau 5 đến 7 buổi học. Bạn đã
học nhiều nơі nhưng vẫn chưa сó thể bơі được?
Τhế nhưng, với cuộc sống ƅận rộn như hіện nay thì việc ѕắρ xếp 2-3 buổi học bơi trong tuần sẽ là điều
rất khó, nhất là ᴠới những ngườі đã đi
làm һoặc đã có gia đình. Các khóɑ bơі
kèm riêng với sự đảm bảo an tⲟàn giúp cho bạn sự
yên tâm & tư tin nhất cùng hồ bơі gần nhà cho bạn & cả
gia đình.