Lịch Sử Olympic Của Nhật

Chắc hẵng chúng ta ai cũng quen thuộc với từ “Olympic”. Vậy các bạn có quan tâm và tò mò về lịch sử Olympic của một đất nước hay quốc gia nào chưa? Và tầm ảnh hưởng của Olympic đối với nền kinh tế nước nhà như thế nào.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn biết lịch sử Olympic của một đất nước. Các bạn có đoán được nước nào không? Hãy đoán xem cùng mình nào!

Khái quát sơ lược về Olympic

Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp Cổ Đại từ năm 776 trước Công Nguyên và được chia thành hai loại Đại hội Olympic là Olympic mùa Hè và Olympic mùa Đông. Olympic Mùa hè được diễn ra cứ 4 năm/lần từ năm 1896. Olympic Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông, nhưng từ năm 1994 Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau 2 năm/lần.

Thế vận hội Olympic cổ đại phát triển và duy trì bốn năm một lần trong gần 1.200 năm. Vào năm 393 sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I, đã huỷ bỏ Thế vận hội do những ảnh hưởng ngoại giáo của chúng. Khoảng 1.500 năm sau, Pierre de Coubertin bắt đầu phục hồi lại Thế vận hội sau khi nhận ra rằng chính thể dục, thể thao sẽ giúp con người khỏe mạnh.

Kể từ khi được phục hồi và hoàn thiện đến nay, Thế vận hội Olympic đã trải qua 26 kỳ đại hội. Olympic ngày nay được tổ chức 4 năm một lần.

Lịch sử Olympic của Nhật

Nhật Bản tham dự Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1912, và đã góp mặt tại hầu hết các kỳ đại hội kể từ thời điểm đó.

Nhật Bản giành những tấm huy chương Olympic đầu tiên vào năm 1920, và lần đầu chinh phục thành công các tấm huy chương vàng vào năm 1928. Các vận động viên Nhật Bản đã tham gia tranh tài với 24 môn thể thao như: Judo, đấu vật, bơi lội,… Và thêm nhiều môn thể thao khác, mang về tổng cộng 439 huy chương từ các kỳ Thế vận hội Mùa hè , trong đó đa số huy chương vàng thuộc môn judo.

Nhật Bản cũng tham gia Thế vận hội Mùa đông cùng 9 môn thi và đã mang về cho đội chủ nhà tổng cộng là 59 huy chương với những môn như: Trượt băng tốc độ, trượt tuyết nhảy xa,… Và còn những môn Thế vận hội Mùa đông khác.

Olympic góp phần phát triển Nhật Bản

Khi Tokyo đăng cai Thế vận hội 1964, thế giới mong chờ một kỷ nguyên công nghệ cao của Nhật Bản, nhưng thất bại. Đến năm 1964 Olympic Tokyo khai mạc và trùng với sự kiện ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản với tốc độ 210 km/h.

Trong vòng gần hai thập kỉ, những cải tiến như: máy ghi hình của Sony, bộ nhớ flash của Toshiba,… Đã cách mạng hóa ngành công nghiệp game, và đẩy Nhật Bản trở thành một cường quốc vượt trội về công nghệ trên toàn cầu. Và một vài lĩnh vực khác cũng phát triển như: Sản xuất ô tô, xuất nhập khẩu,…. .

Đến năm 2020, Olympic Tokyo bị hủy vì dịch Covid-19 là một đòn đánh đe dọa đến nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang tiếp tục đối mặt với những hậu quả do “cơn bão” dịch bệnh mang tên Covid-19. Dịch Covid-19 nếu tiếp tục kéo dài sẽ đẩy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi GDP sụt giảm liên tiếp trong hai quý.

Liệu rằng là Olympic Tokyo 2021 có giúp Nhật Bản khôi phục lại những tổn thất này không? Olympic Tokyo 2021 vẫn diễn ra và đơn giản hóa mọi thứ, Nhật Bản cũng đã có kinh nghiệm trong việc đề phòng dich Covid-19 để tránh những chuyển biến xấu xảy ra, nên nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn trụ vững và phát triển tốt hơn.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc nhé! Chúc các bạn một mùa dịch an toàn và mạnh khỏe.

Olympic 2021 Tại Nhật Bản

Nhắc đến Đại hội Thể thao Olympic hay Thế vận hội là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại. Vậy Thế Vận Hội Olympic 2021 có được diễn ra tại Nhật Bản?

Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về Thế Vận Hội Olympic 2021. Các bạn cùng đón xem nhé!

Do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, Olympic Tokyo đã bị hoãn lại 1 năm so với kế hoạch tổ chức ban đầu. nhưng năm nay Thế Vận Hội Olympic vẫn quyết tâm diễn ra và mang trong mình sự an toàn tuyệt đối để tránh rủi ro lây nhiễm cho người tham gia và khán giả.

Diễn biến Olympic tại Nhật

Thế Vận Hội Olympic sẽ được diễn ra trong vòng 17 ngày bắt đầu từ ngày 23/07 đến 8/8 tại Nhật Bản.

Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2021 vào ngày 8/8 sẽ diễn ra từ 20-22 giờ 30 (giờ địa phương), chương trình sẽ được đơn giản hóa và số lượng vận động viên tham dự cũng ít hơn. Buổi lễ kéo dài hơn 30 phút so với kế hoạch ban đầu, nhằm tạo điều kiện cho các vận động viên thực hiện giãn cách.

Olympic Tokyo năm nay có tổng số 206 quốc gia và lãnh thổ cùng với hơn 11.000 vận động viên tham dự tranh tài. Các vận động viên sẽ thi đấu 33 môn thể thao với 339 nội dung, 339 bộ huy chương. Bên cạnh 5 môn thể thao mới dự kiến sẽ được giới thiệu ở Tokyo.

Tất cả các huy chương của Olympic Tokyo 2021 sẽ được làm bằng kim loại tái chế từ những điện thoại cũ và các thiết bị điện tử tái chế do các công dân Nhật Bản hiến tặng. Không chỉ vậy, trong Thế Vận Hội Olympic lần này từ đồng phục Olympic, giường cho vận động viên, bục nhận huy chương và băng ghế công viên,.. Đều được Nhật sản xuất bằng các vật liệu tái chế thân thiện với môi trường nhằm hướng tới một Olympic không khí thải và giảm thiểu cacbon của Nhật.

Đối mặt về sự an toàn

Về khán giả, sân vận động có sức chứ tới 60.000 người nhưng được giới hạn ở mức 10.000 người hoặc 50% sức chứa của mỗi địa điểm, con số này chưa bao gồm các quan chức, các nhà tài trợ hoặc trẻ em tới cổ vũ theo các trường học. Khán giả không bị bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, thực hiện theo yêu cầu chả chính phủ về phòng chống dịch và không được phép cổ vũ trong các sự kiện. Thủ tướng tuyên bố sẽ cấm khán giả theo dõi nếu có sự gia tăng ca mắc COVID-19.

Ngoài ra các vận động viên tham gia thi đấu cũng phải thực hiện xét nghiệm, tiêm vacxin và giữ an toàn trước và trong khi thi đấu. Trong trường hợp nhiễm virus sẽ bị cách ly ngay. Sinh hoạt, di chuyển, tập luyện của các vận động viên cũng bị giám sát và hạn chế tối đa. Không những vậy, những người dự kiến tiếp xúc gần với vận động viên cũng được tiêm phòng.

Chỉ còn ngày mai nữa là sẽ diễn ra Olympic Tokyo 2021. Các bạn đón xem và cổ vũ cho vận động viên đến từ các nước chủ nhà nha, và tuân theo quy định phòng chống dịch của chính phủ.

Cảm ơn các bạn đã đọc!

Thị Trấn Cổ Ine, Kyoto Được Mệnh Danh Là Làng Chài Đẹp Nhất Nhật Bản

Thị trấn nhỏ với vẻ đẹp thơ mộng ở làng chài cổ nhất Nhật Bản nằm dọc bên bờ vịnh, mang đến cho bạn một khung cảnh lịch sử cùng với một nơi ở tuyệt vời.

Ine gọi tắt của Ine no Funaya là tên gọi của những ngôi làng chài cổ kính nằm ở khu vực phía bắc của tỉnh Kyoto và được có từ những năm 1700. Đây là một địa điểm du lịch mang trong mình nền kiến trúc cổ xưa.
Những ngôi nhà funaya xếp theo hàng quanh vùng vịnh tạo nên khung cảnh độc đáo của thị trấn Ine.

Ngôi làng cách trung tâm thành phố cổ Kyoto khoảng 2,5 tiếng đi xe, làng chài nhỏ ít người biết tới lại trở thành điểm đến du lịch trong mơ của rất nhiều du khách với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình nhưng rất cổ kính.
Ine nổi tiếng với những căn nhà thuyền Funaya độc đáo. Những căn nhà gỗ này nằm ngay trên mặt nước và đóng vai trò là bến tàu và nhà của ngư dân trong làng. Những chiếc thuyền được đặt ở tầng một, với tầng hai là nơi ở.

Vẫn còn khoảng 230 căn nhà thuyền funaya hay nhà thuyền bằng gỗ truyền thống vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, trải dài 5km dọc theo vịnh Ine. Nơi này sẽ cho bạn một cái nhìn chân thực về cuộc sống của ngư dân ngày nay.
Làng chài với số dân sinh sống khoảng 2.200 người thị trấn phát triển chuyên về ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Chính bởi vẻ đẹp quyến rủ ấy, nhà thuyền Ine được mệnh danh với cái tên Venice xứ Nhật. Vì vậy, nơi đây là khu vực cần được gìn giữ và bảo tồn.

Đến thăm làng chài thì đặc sản không thể bỏ lỡ chính là hải sản. Thực phẩm biển ở đây thường rất tươi, do ngư dân trong vùng trực tiếp đánh bắt và chế biến. Món sashimi nổi danh Nhật Bản dường như còn hấp dẫn hơn khi được thưởng thức tại đây.

Đã đến với thị trấn cổ thì chắc hẳn là bạn không thể bỏ qua những hoạt động thú vị khi đặt chân đến đây như: Đạp xe đạp quanh thị trấn, tản bộ qua Funaya, thưởng thức những món ăn đặc sản, thưởng thức rượu Ine hay là câu cá,…… Và còn nhiều hoạt động khác nữa.

Các bạn có niềm đam mê yêu thích về thị trấn cổ xưa và yên bình . Thì đây là địa điểm lý tưởng khi bạn đặt chân ghé thăm Nhật Bản.
Cảm ơn các bạn đã đọc! Hãy có một trải nghiệm thú vị của riêng mình nhé.

Khám Phá 5 Điểm Du Lịch Nổi Bật Của Vùng Kansai

Nhật Bản luôn nằm trong top 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới, với nhiều cảnh đẹp trong cả bốn mùa: mùa xuân của hoa mơ, hoa anh đào khoe sắc, mùa hè của muôn hoa lá xanh tươi, mùa thu mùa lá đỏ lãng mạn, mùa đông mùa tuyết trắng tinh khôi. Và nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.

Mang trong mình một vẻ đẹp mộng mơ và cổ xưa, mỗi năm Nhật Bản thu hút cho mình một lượng khách du lịch đông đảo với những địa danh nổi tiếng. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho bạn những địa điểm hay ho vùng Kansai mà bạn không thể bỏ qua trong danh sách điểm đến của mình.

Hãy theo cùng mình nào!

Thị trấn Amanohashidate

Thị trấn Amanohachidate là một trong ba điểm danh lam thắng cảnh đẹp nhất (Tam tuyệt cảnh ) ở Nhật Bản phía bắc Tỉnh Kyoto. Với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bãi tắm biển vào mùa hè và các suối nước nóng.

Khi bạn đặt chân đến thị trấn bạn sẽ không thể bỏ lỡ địa điểm hấp dẫn của thị trấn như: Tản bộ hoặc chạy xe đạp, dạo chơi ở bờ biển, chiêm ngưỡng thị trấn từ đài quan sát theo những cách độc đáo nhất,… Và còn những địa điểm lân cận khác.

Công viên Nara

Điểm đến nổi tiếng và quen thuộc nhất của du khách khi tới thành phố này là công viên Nara, công viên lớn nhất Nhật Bản. Công viên Nara nằm ở Đông Bắc thành phố nhưng thật ra là một đồng cỏ rộng đến 660 hecta với hơn 1.000 con nai sinh sống tại đây.

Công viên mang đậm nét cổ kính, đền thờ cổ xưa và bảo tàng quốc gia mang đậm nét văn hóa lịch sử của Nhật Bản. Khi đến đây bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với khí trời mát mẻ sẽ giúp bạn thoải mái hơn sau những ngày mệt nhọc.

Chùa Todaiji

Chùa Todaiji thuộc tỉnh Nara, đền có tên gọi khác là đền Đồng Đại. Là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản, nổi tiếng với kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới và còn là di sản văn hóa thế giới. Điểm độc đáo của chùa là những chú hươu được nuôi tại đây rất thân thiện với con người, nó biểu hiện cho vị thần bảo vệ của đất nước Nhật Bản.

Lâu đài Himeji

Lâu đài Himeji ở thành phố Himeji, tỉnh Hyogo có màu trắng và đẹp, còn được gọi là lâu đài Hạc Trắng, vì mang trong mình dáng vẻ màu trắng trông giống như chú hạt đang dang đôi cánh rộng lớn để bảo vệ ngọn đồi. Và còn là lâu đài lớn nhất Nhật Bản.

Lâu đài là một trong 3 tòa lâu đài ( lâu đài Matsumoto và lâu đài Kumamoto ) được coi là quốc bảo của nước Nhật. Thêm nữa, lâu đài Himeji còn là một trong những di sản văn hóa thế giới đầu tiên của nước Nhật được UNESSCO công nhận.

Rừng trúc Sagano

Bạn đã đi qua những địa điểm trên của vùng Kansai thì không thể nào bỏ lỡ qua rừng trúc. Nhắc đến Sagano thì không thể nào không nghĩ đến rừng trúc, rừng nằm ở phía tây bắc lưu vực sông ở Kyoto.

Rừng trúc khoác lên mình một màu xanh đại diện cho sự sinh sôi và phát triển. Và ở giữa là một con đường mòn được rừng trúc bao quanh, với không gian yên bình, tĩnh lặng và rộng lớn. Con đường này từng được các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới bình chọn là con đường tình yêu lãng mạn nhất thế giới.

Ngoài những địa điểm mà mình giới thiệu trên đây, vùng Kansai còn có rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Còn chần chờ chi nữa bạn hãy thêm vào sổ tay du lịch của mình ngay nhé! Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản bạn hãy tới tham quan khám phá vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng cũng như cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây.

Đặc Điểm Mùa Hè Ở Nhật Và Olympic 2021 Vào Mùa Hè Này Sẽ Như Thế Nào?(phần 2)

Nói đến hai từ Nhật Bản các bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì? Có phải là hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ, trang phục truyền thống không nào.
Đúng rồi!
Nhật Bản đa dạng và phong về nhiều cảnh quan khác nhau. Hôm nay sẽ dẫn các bạn khám phá thêm nhiều điều mới ở Nhật không kém phần hấp dẫn.

Người Nhật Thường Làm Gì Vào Mùa Hè.
Đối với du khách trong nước lẫn ngoài nước. Ngoài nhiệt độ cao của sự nắng nóng oi bức ngày hè, ngay tại xứ sở này sẽ có những gì ? Và người Nhật sẽ làm gì?
Như mình đã giới thiệu cho các bạn biết về thời tiết và khí hậu của mùa hè. Vậy đối với không khí nắng nóng oi bức như vậy thì người Nhật sẽ mặc những loại trang phục, ẩm thực và du lịch như thế nào không? Cùng mình đi tiếp nhé để hiểu thêm về mùa hè của Nhật Bản.

Trang Phục.

Hầu hết các trang phục Nhật đều thay đổi từ tháng 6 và thế chỗ cho những trang phục lạnh dày cộp sẽ là những bộ cánh nhẹ nhàng mát mẻ. Mùa hè mang đến những điều thật tươi mới và sảng khoái!
Tháng 6 cũng sẽ có những ngày se lạnh, nên sự lựa chọn tối ưu, cũng như phong cách mặc chủ yếu của người Nhật cho những ngày này là áo cộc tay kèm áo khoác len dài tay mỏng.
Tháng 7 và tháng 8 khí hậu dần trở nên nóng nực và oi bức hơn nên hầu hết mọi người sẽ mặc áo cộc tay hoặc áo không tay, khi ra đường sẽ khoác thêm áo dài tay để vừa chống nắng, vừa làm mát.
Mùa hè cũng chính là thời điểm để các cô gái của xứ sở hoa Anh Đào thỏa sức kết hợp các trang phục nổi bật đầy màu sắc với váy ngắn, váy liền thân, quần ngắn cá tính,…
Và để mát mẻ hơn, người Nhật cũng chuộng dùng những đôi dép quai hậu, sục,… hơn là giày. Ngoài ra bầu trời mùa hè còn có tia cực tím và ánh nắng nên đội nón và đeo kính râm, ô,.. khi ra ngoài là điều tốt nhất.

Ẩm Thực.

Nhắc đến mùa hè tại Nhật không thể nào không nhắc tới các loại rau củ tươi mát của ngày hè như: Dưa hấu, Cà chua, Dưa leo, Đậu nành Edamame, Kakigori,…Các loại rau củ này không chỉ dễ ăn mà còn làm mát cơ thể.
Ngoài những loại rau củ trên người Nhật còn rất ưa chuộng và yêu thích những món mì như là: Nagashi Somen ( mì trôi ống trúc), Hiyashi Chuka, Mì nóng trong đá lạnh, hay các món Unadon, Yakinasu, Hiyayakko cũng được dùng phổ biến
Ẩm thực mùa hè Nhật Bản mang đến cho bạn cách thức giải nhiệt cực nhanh bằng các món ăn ngon lành, độc đáo. Từ các món mát lạnh như kem, mì lạnh hay mochi cho đến những món có tính hàn giúp làm mát cơ thể khi nhiệt độ nóng bức.

Và thêm một số món ăn nổi tiếng tại Nhật.
. Cà tím nướng
. Đậu phụ lạnh Hiyayakko
. Thạch Mizu-yokan
. ….

Du Lịch.

Kỳ Nghỉ Hè ở nhật bản thường từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, các trường thường cho nghỉ hè khoảng 7 tuần. Nên họ sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời như: Leo núi Phú Sĩ, tắm biển, vui chơi tại các công viên giải trí và tham gia các lễ hội,…Cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Hơn nữa, người Nhật cũng rất thích việc vừa nướng thịt vừa câu cá, trò chuyện bên bờ sông vào mùa Hè. Đúng là nghĩ đến thôi cũng đã muốn xách ba lô lên và đi đúng không nào!

Những trải nghiệm mùa hè của người Nhật cực kỳ đa dạng, đặc sắc. Nếu bạn có cơ hội đến Nhật vào thời điểm này đừng bỏ qua những trải nghiệm tuyệt vời này nhé. 

Cảm ơn các bạn đã đón xem! Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Đặc Điểm Mùa Hè Ở Nhật Và Olympic 2021 Vào Mùa Hè Này Sẽ Như Thế Nào?(phần 1)

Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến con người Nhật Bản đầy tính kỷ luật, tự giác, chăm chỉ đúng không nào!
Không chỉ vậy, thời tiết, địa danh và các món ăn nổi tiếng của Nhật cũng rất đa dạng và phong phú. Tất cả những điều tốt đẹp ấy đã tạo nên một nét quyến rủ làm lây động lòng người mà chúng ta không thể nào chối từ.


Mùa Hè ở Nhật có đặc điểm gì? – Khí hậu và các sự kiện.
 Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương. Nên nhờ vậy khí hậu ôn đới Nhật Bản với 4 mùa rõ rệt, và chúng ta sẽ tận hưởng những mùa này theo cách khác nhau để tạo nên sự thú vị.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết thêm về mùa Hè, mùa của lễ hội, mùa của sự vui vẻ và náo nhiệt tại xứ Phù Tang.
Vậy mùa hè có những đặc điểm gì? khí hậu ra sao, vào thời điểm nào trong năm, trang phục, món ăn,…. Và những sự kiện hấp dẫn thú vị nào diễn ra?

Không để các bạn đợi lâu, cùng theo chúng tôi nào!

Đặc Điểm Mùa Hè Ở Nhật.
Vậy mùa hè ở Nhật thì có những đặc điểm gì ?

Khí hậu và thời điểm của mùa hè.
Mùa Hè của Nhật rơi vào tháng 6 -> tháng 8.
Các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới chính là dấu hiệu của mùa hè.
Đầu mùa hè, thời tiết Nhật Bản thường có mưa nhiều và to, bắt đầu từ miền Nam và chuyển dần lên miền Bắc.Vào miền bắc, thời tiết trở nên ngột ngạt, nóng bức hơn khiến người dân tìm đến những điểm du lịch mát mẻ, những bãi biển trải dài.

Và có độ ẩm cao, đặc biệt là thời điểm tháng 8, những đêm với nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25 độ C sẽ là những lúc không khí rất ẩm thấp, gây khó chịu. Đây là mùa có lượng mưa nhiều nhất trong năm kéo dài gần như suốt mùa hè. Tuy nhiên, tỉnh Hokkaido lại là ngoại lệ vì lượng mưa ở khu vực này quanh năm chỉ duy trì ở mức trung bình so với các tỉnh khác ở Nhật Bản. Bù lại việc mưa ít thì Hokkaido thậm chí còn có tuyết rơi ngay cả vào mùa hè.
Ngoài khoảng thời gian này, hầu hết những ngày Hè đều là những ngày có nắng vàng và không khí trong lành rất dễ chịu.

Các Sự Kiện Và Lễ Hội Trong Ngày Hè Tại Nhật.
Với mỗi mùa khác nhau và có những sự kiện lễ hội khác nhau. Riêng mùa hè có những lễ hội và sự kiện chúng ta không thể bỏ lỡ khi tới Nhật vui chơi nhé!
Dưới đây là những giới thiệu sơ lược về sự kiện lễ hội cho các bạn biết.

Lễ hội pháo hoa Sumidagawa.
Lễ hội này được đánh giá là “bữa tiệc pháo hoa” nổi bật ở Nhật Bản thu hút hàng triệu lượt khách đổ về Tokyo hàng năm. Được tổ chức vào ngày Ngày 28/7 hàng năm từ 19:00~20:30 Từ Sakurabashi Karyu tới Kototoibashi (địa điểm 1), từ Komagatabashi tới Umayabashi (địa điểm 2).

Lễ hội Tanabata (Lễ thất tịch).
Lễ hội Tanabata – Ngắm sao, là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa – lễ hội Qixi (Ngưu Lang Chức Nữ) và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang. Đặc biệt là ở 3 thành phố Sendai (tỉnh Miyagi); Anjou (tỉnh Aichi) và Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) với hình ảnh những cây tre treo nhiều mảnh giấy đủ màu, đó chính là lễ hội Tanabata.

 Lễ hội Awa Odori Matsuri.
Lễ hội múa nổi tiếng này bắt đầu vào khoảng giữa tháng 8 ở tỉnh Tokushima, sau này nhiều địa phương khác cũng hưởng ứng tổ chức, trong đó có cả Tokyo.
Khi đến tham quan lễ hội Awa Odori Matsuri, du khách cũng được hòa mình vào nhiều điệu múa, bài hát truyền thống được biểu diễn bởi các nhóm mặc trang phục truyền thống cầu kì, đẹp mắt. Đây quả thực là lễ hội đáng nhớ khi đến với du lịch Nhật Bản mùa lễ hội.

Lễ hội Bon Odori.
Ở Nhật Bản phát triển rất nhiều loại hình nghệ thuật múa, nhưng nổi tiếng hơn cả phải kể đến điệu Bon, còn gọi là “Bon Odori”. Lễ hội múa truyền thống Bon Odori được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, đây cũng là dịp để các gia đình ở Nhật sum họp, vui chơi bên nhau.

Thế Vận Hội Olympic 2021.
Ngoài những lễ hội trên đây, năm nay Nhật Bản còn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè Olympic 2021 được diễn ra tại thủ đô Tokyo. Bao gồm những môn thể thao như: điền kinh, võ thuật, bóng đá….. Được khai mạc chính thức vào ngày 23/07/2021 và kết thúc vào ngày 8/8. Các bạn hãy đón xem và cổ vũ cho các đội tuyển chủ nhà đến từ các nước nhé!

Dịch Bệnh Covid.
Chắc hẵng các bạn cũng đang lo lắng rằng là dịch bệnh COVID ngày càng chuyển biến khôn lường và phức tạp như vậy, liệu nó có ảnh hưởng gì đến Thế Vận Hội Olympic hay không?
Cảm ơn về sự lo lắng và quan tâm của các bạn đã dành cho Thế Vận Hội lần này.
Vâng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp cho Thế Vận Hội lần này nếu không phòng bị an toàn. Kỳ Thế Vận Hội này diễn ra trong hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử phong trào Olympic. Thủ đô Nhật Bản không thể có chút không khí ngày hội thể thao khi tiếp tục được đặt trong tình trạng khẩn cấp y tế bất cứ khi nào xảy ra vấn đề.Và vấn đề an toàn về dịch bệnh luôn đặt hàng đầu cho ban tổ chức, chính phủ và cũng như là Ủy Ban Olympic quốc tế.
Mọi thành viên các đoàn thể thao đến Nhật đều phải tiêm phòng Covid-19 đủ 2 liều, và họ vẫn liên tục được xét nghiệm, trong trường hợp nhiễm virus sẽ bị cách ly ngay. Sinh hoạt, di chuyển, tập luyện của các vận động viên cũng bị giám sát và hạn chế tối đa.
Và các bạn hãy luôn phòng dịch bằng các biện pháp bảo hộ an toàn và tuân thủ các điều lệnh của chính phủ khi tham gia xem Thế Vận Hội lần này. Chúng ta hãy chung tay để có một kỳ Olympic an toàn.

Cảm ơn các bạn đã đọc, và hãy đón chờ phần tiếp theo nhé!

Những Thuật Ngữ Maketing Mà Bạn Chớ Bỏ Lỡ (Phần 1)

Trong giới marketing ngày nay, bạn có thể thấy rằng thuật ngữ trong ngành mà một số nhà marketing sử dụng có thể gây nhầm lẫn và đôi khi bạn có thể không biết họ đang nói về điều gì. Có hàng trăm thuật ngữ Digital marketing phổ biến cần biết, nhưng đây là những thuật ngữ mà bạn nên bắt đầu hiểu.

Vậy những thuật ngữ nào trong lĩnh vực này bạn cần biết?
Đừng lo, vì đã có chúng tôi ở đây để giúp bạn hiểu rõ hơn và tiếp cận dễ hơn với các thuật ngữ này.

Các bạn cùng đọc xem nhé!

Audience Segmentation – Phân khúc đối tượng.

Đây là một chiến thuật marketing nhằm xây dựng chiến lược phân khúc đối tượng của bạn bằng cách đưa ra các đặc điểm của khách hàng lý tưởng của bạn ví dụ như các nhóm theo độ tuổi, giới tính, khu vực bạn sẽ có những đánh giá cao hơn, sát sườn hơn với quyền lợi của họ, những vấn đề họ đang đối mặt, và làm thế nào bạn có thể cung cấp thông tin và các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó.

Việc phân khúc người dùng bạn có thể dựa trên kinh nghiệm của mình hoặc các công cụ hỗ trợ phân tích Website để thực hiện việc xác định và phân nhóm lượng khách truy cập,
giúp bạn có thể phân tích từng nhóm người dùng riêng lẻ theo nhu cầu đáp ứng của mình với từng nhóm người.

Customer Acquisition Cost – Chi phí chuyển đổi khách hàng

Đây là chỉ số thể hiện các khoản chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.Nó bao gồm các chi phí như marketing, quảng cáo, nghiên cứu phân tích…

Chi phí sở hữu khách hàng còn được gọi là chi phí của việc thu hút khách hàng, chi phí của việc mua lại khách hàng và chuyển đổi thông qua việc duy trì.
Mục tiêu là để có được khách hàng mới, làm hài lòng những khách hàng trung thành và tăng ROI cho doanh nghiệp của bạn.

Con số này tập trung chủ yếu vào chi phí tiếp thị. Nó cũng là một chỉ số quan trọng cho các công ty để xác định sức mạnh của doanh nghiệp của họ.

Messenger Marketing

Messenger Marketing là một chiến lược tương đối mới trong thế giới tiếp thị, và nó giúp các công ty kết nối với từng cá nhân theo cách cá nhân, đơn giản hóa các quy trình, giảm chi tiêu quảng cáo và tăng ROI.

Chatbot Messenger.

Chatbots là việc ứng dụng tin nhắn tự động hóa và các triggers nhằm triển khai các chiến lược messenger marketing. … Trả lời tự động theo tùy chọn menu của khách hàng. Trả lời tự động theo bình luận của khách hàng trên bài.

Bạn có thể xác định những gì cần cải thiện, nội dung nào giúp khách hàng tiềm năng chuyển đổi và cách bạn có thể giảm tỷ lệ rời.

Conversational Commerce – Thương mại đàm thoại.

Là thảo luận trực tiếp về những gì khách hàng muốn và những gì doanh nghiệp bạn có thể cung cấp cho họ. Đây là cách nhanh nhất để đưa khách hàng qua các kênh tiếp thị của bạn nhờ vào sức mạnh của các cuộc trò chuyện thời gian thực.
Nó giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra những trải nghiệm khách hàng chân thực và tích cực.


Cảm ơn bạn đã đọc!

Những Thuật Ngữ Marketing Mà Bạn Chớ Bỏ Lỡ ( Phần 2)

Như phần 1 đã giới thiệu sơ lược về các Thuật Ngữ Marketing. Cảm ơn các bạn đã đón chào và mình sẽ giới thiệu thêm một số thuật ngữ còn lại nhé! Vậy những thuật ngữ nào tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ thế giới của ngành marketing đây?

Các bạn cùng đọc xem tiếp nhé!

Qualified Lead – Khách hàng tiềm năng.

Là nhóm khách hàng tiềm năng nhất của doanh nghiệp. Những người này đang tiến tới giai đoạn mua của chu kỳ bán hàng. Nhóm này được thu thập dựa trên thông tin, hành vi tiêu dùng và được phân tích theo các phương thức khác nhau của các doanh nghiệp. Và các doanh nghiệp sẽ là người xác định khi nào một khách hàng tiềm năng đủ điều kiện và sẽ cố gắng kết nối với họ nhiều hơn.

Marketing Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL)

Là đối tượng có nhiều khả năng trở thành khách mua hàng so với các khách hàng tiềm năng khác dựa trên thông tin, hành vi thu nhập được thường được phân tích bằng một quá trình khép kín.

Remarketing – Marketing lại.

 Là một cách quảng cáo chỉ hiện thị cho những người đã truy cập vào trang web của bạn nhưng không có bất kỳ hành động mong muốn nào: đặt hàng, đăng ký thành viên,..
 Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau.

Drip Campaign – Chiến dịch nhỏ giọt.

Là một chiến lược được sử dụng bởi nhiều nhà tiếp thị trực tiếp, trong đó một chuỗi tài liệu tiếp thị liên tục được gửi đến khách hàng trong một khoảng thời gian. Nỗ lực để tạo ra doanh số thông qua tiếp xúc lặp lại liên tục và lâu dài với người nhận hàng hóa và dịch vụ được quảng cáo và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của công ty.

Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi.

Là tỷ lệ chuyển đổi phần trăm số người đã hoàn thành một hành động mà nhãn hàng mong muốn trên một trang web, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu  (nhấp qua trang web, điền vào biểu mẫu, v.v.) chia cho tổng số người mà hành động được tiếp thị.

B2B (Business to Business)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Thường được dùng để mô tả các công ty bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho một doanh nghiệp khác như Google, Facebook,…

B2C (Business to Consumer)

 Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Là thuật ngữ thường được dùng để mô tả các công ty bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng như Amazon, Apple, Nike,…

MOFU – TOFU – BOFU

Tofu: Đầu phễu – Vị trí trên cùng của phễu bán hàng mà bạn nhìn vào để thu hút 1 lượng lớn khách hàng các lead tiềm năng, bởi vì bạn đang thực hiện để thu hút lượng truy cập phù hợp mà không cố tình lọc hay các chuyển đổi không khuyến khích.

Mofu: Giữa phểu-  Khách hàng tiềm năng ở giữa kênh đã chuyển từ nhận thức sang cân nhắc và sẵn sàng nhận thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây được xem như trạng thái phễu phức tạp nhất vì sự đa dạng, phong phú các lead quan tâm nhưng chưa đạt chất lượng.

Bofu: Đáy phễu – Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Khách hàng tiềm năng sẽ tiếp cận khi họ sắp kết thúc quá trình mua hàng để trở thành khách hàng mới. 



Kết Luận.
Trên đây là tất cả những thuật ngữ thường thấy trong quá trình làm marketing. Hi vọng sẽ phần nào giúp bạn làm quen với ngành này mà không bị bỡ ngỡ. Chúc bạn có một khởi đầu tốt! Cảm ơn các bạn đã đọc.




Con đường mở đầu cho các bạn trẻ yêu nghề sự kiện

Ngành tổ chức sự kiện – một ngành đầy sôi nổi và thú vị trên thị trường trong những năm gần đây. Tôi thường truyền cảm hứng cho mọi người rằng đây là một nghề thật sự đặc biệt, nó có thể mang đến cho các bạn nhiều trải nghiệm cuộc sống hơn bất cứ một nghề nào trên trái đất này.

Bạn muốn trở thành một phần của ngành công nghiệp trị giá khoảng 500 tỉ USD trên toàn thế giới? Nếu bạn thường xuyên có những ý tưởng tuyệt vời; bạn là một người cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức sáng tạo; bạn muốn khám phá một lĩnh vực nghề nghiệp đầy đam mê và thú vị; hãy đọc và tìm hiểu làm thế nào để trang bị đầy đủ cho bản thân trước khi dấn thân vào lĩnh vực này.

1. ĐỪNG BỎ HỌC 

Nhiều bạn trẻ vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng khi ngồi trên ghế phổ thông, nên đã chọn những ngành mình không có đam mê và khả năng để theo học. Sau một thời gian, theo tiếng gọi của con tim lại chuyển qua ngành event, và đam mê với nó. Sau đó, bỏ học để theo nghề…

Với tôi đây là một sự lựa chọn không hoàn toàn chính xác. Hãy cố gắng hoàn tất chương trình học của mình, dù là bạn đang theo học những ngành khó khăn như kế toán hay nhân sự. Vì event là một nghề vô cùng đặc biệt, dù cho ngành học của bạn là gì cũng sẽ tích luỹ được những kiến thức hữu dụng cho nghề event, và tấm bằng đại học sẽ như một minh chứng cho việc bạn đã có đầy đủ kiến thức cơ bản để có thể trở thành một người đi làm chuyên nghiệp.

Với các bạn đang trên ghế nhà trường và chuẩn bị vào đại học, nếu muốn làm nghề event, hãy chọn những ngành học có khả năng hỗ trợ tốt cho nghề này: Quản trị kinh doanh, Marketing, Nhà hàng khách sạn, Thiết kế, Ngôn ngữ… để giúp các bạn có thêm những kiến thức và lợi thế trong quá trình làm việc.

2. HÃY TRẢI NGHIỆM NHIỀU 

Hãy cố gắng tham dự nhiều nhất có thể các sự kiện mà bạn có khả năng tham dự. Mỗi sự kiện đều cho bạn những kiến thức và các trải nghiệm khác nhau ở góc nhìn của một người khán giả. Hội chợ, triển lãm, các buổi ra mắt sản phẩm, chương trình ca nhạc, cuộc thi…; bất kỳ sự kiện nào bạn có được thông tin, hãy tìm cách đến đó. Bạn có thể vào cửa tự do, đi xin vé mời của BTC, hoặc bất cứ cách gì để có thể biến mình trở thành 1 phần của sự kiện mà mình yêu thích.

Nếu như có các cuộc hội thảo, hội nghị hoặc triển lãm của riêng ngành sự kiện, hãy tới ngay lập tức. Đó là nơi rất tốt để nói chuyện với chuyên gia về những ưu và khuyết điểm của ngành công nghiệp, đây cũng là cách tối ưu để tìm ra loại sự kiện phù hợp với thế mạnh của bạn.

3. THAM GIA CLB, HỘI ĐOÀN, ĐỘI NHÓM 

Chẳng có cách nào tốt hơn để các bạn thực hành khả năng tổ chức sự kiện của mình bằng việc trở thành thành viên của các CLB, hội đoàn, đội nhóm của các bạn tại trường đại học.

Hãy xung phong trở thành trưởng nhóm sự kiện, nơi mà bạn và các thành viên của mình có thể thử sức với các sự kiện từ A-Z. Bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để tổ chức được một sự kiện của CLB thành công từ khâu lên ý tưởng, tìm tài trợ, truyền thông, thực hiện sự kiện… Chính điều này sẽ giúp cho các bạn trui rèn được khả năng và các kỹ năng của mình. Và hãy ghi nhớ, đây chính là kinh nghiệm hết sức quý giá mà bạn có được để có thể tự tin để nói chuyện và trình bày với nhà tuyển dụng.

4. NHÂN VIÊN & TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO CÁC SỰ KIỆN 

Hãy tìm kiếm thông tin của các sự kiện lớn, các nhà tổ chức sự kiện có tên tuổi để gửi thông tin của các bạn đến cho họ. Các nhà tổ chức luôn cần một số lượng lớn nhân viên và tình nguyện viên tham gia vào các sự kiện được tổ chức để giúp nhà tổ chức điều hành sự kiện.

Đây là cơ hội rất tốt để các bạn có thể tìm hiểu và học tập chuyên nghiệp ngay tại hiện trường đầy áp lực của các sự kiện lớn. Đừng ngại khó khăn, đừng sợ mệt nhọc, đừng yêu cầu cao về tiền lương… vì bạn đã đạt được thứ quý giá nhất là kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ thông qua mỗi sự kiện đỉnh cao mà bạn được tham dự.

5. THAM GIA CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH 

Mặc dù không nhất thiết phải qua đào tạo ở trường để trở thành một nhà tổ chức sự kiện, nhưng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bạn khi có được giấy chứng nhận chuyên ngành. Đó cũng là cách tối ưu để đảm bảo rằng bạn có kiến thức tốt, có thể bắt đầu làm việc theo quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.

Có một vài cách để có bằng đào tạo chính quy nhưng trước hết cũng phải xác định loại bằng cấp mà bạn muốn nhận được. Nó phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của bạn. Có nhiều cách sau cho bạn tham khảo: 

  • Theo học nghề với doanh nghiệp trong lĩnh vực này với vai trò nhân viên thực tập. Làm việc bằng năng lực bản thân để có chỗ đứng trong công ty. 
  • Hoàn thành khóa học chính quy thông qua một trường đào tạo có dạy về tổ chức sự kiện. Hoàn thành khoá học bạn có thể có được bằng chứng nhận để được tham gia vào ngành sự kiện một cách chính quy. 
  • Khoá học trực tuyến: các khoá học trực tuyến cũng có khả năng cung cấp cho các bạn một số kiến thưc căn bản để bạn có nền tảng kiến thức nhất định để giúp ích cho công việc.

6. THỰC TẬP TẠI CÁC CÔNG TY NGAY KHI CÒN ĐI HỌC 

Có rất nhiều công ty sự kiện trên thị trường luôn mong muốn có một đội ngũ trẻ, năng động và sáng tạo để tham gia vào công ty của họ. Các công ty luôn đón nhận các bạn trẻ thử sức với môi trường làm việc ở công ty. Ở các công ty này, bạn sẽ được đào tạo, được làm việc, hơn nữa có thể có một ít thu nhập từ việc tham gia vào ngành mình yêu thích. Vậy, tại sao không nhỉ? 

Đừng đợi chờ đến thời gian thực tập cố định của trường rồi mới bắt đầu đi thực tập. Bạn hoàn toàn có thể chủ động thời gian để thực tập ngay khi bắt đầu học năm 2 của đại học. Như thế, sau khi ra trường, bạn đã hơn những bạn bè đồng trang lứa của mình ít nhất 2 năm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

7. QUYẾT ĐỊNH LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN MÀ BẠN MUỐN TRỞ THÀNH 

Suy nghĩ về việc bạn có thế mạnh gì và muốn được trở thành nhà tổ chức sự kiện trong lĩnh vực nào. Bạn có thể là một tổ chức sự kiện chung chung (nhận hợp đồng cho bất cứ loại sự kiện nào) hoặc là bạn sẽ trở nên nổi bật với một thế mạnh riêng. Ví dụ như chuyên tổ chức tiệc cưới, hội nghị của công ty, hội nghị thể thao, v.v… Lựa chọn cuối cùng của bạn sẽ giúp bạn phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc nhận tổ chức sự kiện trên tất cả các lĩnh vực sẽ cho phép bạn có nhiều lựa chọn hơn.

Lĩnh vực mà bạn lựa chọn, sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của bạn sau này, do đó, hãy lựa chọn thật kỹ. Hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để chọn được vị trí và lĩnh vực sự kiện phù hợp với bạn. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để xem bạn phù hợp với vai trò nào: 

  • Bạn có phải là người sáng tạo? Bạn có khả năng tổ chức và định hướng tốt? Khả năng tổ chức quan trọng hơn khả năng sáng tạo bởi vì bạn có trách nhiệm vận hành trơn tru mọi hoạt động, trong khi đó bạn luôn có thể thuê người khác sáng tạo cho bạn. 
  • Bạn có khả năng bao quát công việc và không gò bó trong phạm vi nhỏ hẹp? 
  • Bạn có thích làm việc theo nhóm? 
  • Bạn có phải là người kiên nhẫn, hay có kỹ năng thuyết phục và nói trước đám đông? 
  • Bạn có khả năng làm việc trong môi trường áp lực về thời gian hay không? Bởi vì bạn thường phải làm việc nhiều hơn trong ngày nghỉ, ví dụ như những ngày cuối tuần, ngày lễ, tết.. 
  • Bạn có khả năng xử lý sự cố không? Đặc biệt là những thay đổi vào phút cuối và xử lý nhạy bén những vấn đề phát sinh? 
  • Bạn có phải là một chuyên gia công nghệ (khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, cài đặt âm thanh, Powerpoint,…)? 
  • Bạn có sự nhạy bén trong kinh doanh không (bao gồm khả năng đàm phán, thuyết phục, tiếp nhận thông tin và phản hồi khách hàng)? 
  • Quan trọng nhất, bạn có kỹ năng làm việc với mọi tầng lớp trong xã hội không? Luôn nhớ, kỹ năng ứng xử rất quan trọng trong nghề này.

8. TÌM CHO MÌNH MỘT MENTOR 

Người này có thể là người dạy bạn, khuyến khích và hướng dẫn bạn con đường sự nghiệp trong tương lai. Mối quan hệ này thường được phát triển từ các mối quan hệ có từ trước hoặc với một người nào đó mà bạn ngưỡng mộ.

Hãy tiếp cận với những người mà bạn biết, người có thể sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ với bạn. Có thể không nhất thiết phải là một ai đó am hiểu lĩnh vực của bạn. Điều quan trọng chính là những gì bạn cần từ mối quan hệ này.

Trước khi bạn yêu cầu nhờ vả ai đó giúp mình, hãy nghĩ xem mình có thể làm được gì để giúp đỡ họ trước. Tập trung vào làm việc, sắp xếp lịch làm việc cho họ, chạy những việc lặt vặt… hãy làm gì đó có ích, vì điều đó có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội giá trị về sau.

Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ từ những người có mục tiêu giống như bạn. Bắt đầu là một nhóm gặp mặt thường xuyên hoặc tổ chức một câu lạc bộ ở trường. Tham gia với những người có cùng chí hướng để chia sẻ thông tin, trách nhiệm và những thành công.

Kết nối với các nhóm cựu sinh viên, tham gia các sự kiện trực tuyến và các cuộc gặp mặt của tổ chức chuyên nghiệp là những nơi tuyệt vời để tìm được một người cố vấn tiềm năng.

9. TÌM KIẾM CÔNG VIỆC VÀ CÔNG TY PHÙ HỢP 

Chuẩn bị CV & portfolio; làm một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin về bạn; có những ví dụ cụ thể về công việc đã làm để chứng minh bạn là người có triển vọng. Mang lại sự tín nhiệm ban đầu và nhấn mạnh bạn là một người có kiến thức và có kinh nghiệm.

Giữ lại hồ sơ của bất kỳ sự kiện nào bạn tham gia lên kế hoạch hoặc thực hiện. Giữ lại những bức ảnh, các mẫu thiếp mời và các tài liệu tham khảo từ khách hàng và nhà cung cấp xác nhận độ tin cậy và chuyên môn của bạn. Cất giữ cẩn thận, nếu có thể hãy scan ra để sẵn sàng gửi nó đến các nhà tuyển dụng tiềm năng thông qua email.

Chuẩn bị một bộ hồ sơ cá nhân ghi đầy đủ những kinh nghiệm và bằng cấp đạt được. Hãy chắc chắn đã liệt kê hết danh sách quá trình bạn tham gia làm thành viên trong các tổ chức tình nguyện và các tổ chức khác khi còn là sinh viên.

Viết thư tiếp cận công việc mỗi khi có tin tuyển dụng. Không có thứ gọi là “một cho tất cả” đối với thư tiếp cận công việc. Tùy chỉnh nội dung để phù hợp với mỗi địa chỉ cụ thể mà bạn nộp đơn và bằng cách nào đó để bạn có cơ hội được phỏng vấn.

KẾT LUẬN 

Với các bạn trẻ, con đường sự nghiệp của mỗi người luôn không phải lúc nào cũng bằng phẳng như lúc các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Để trở thành một người giỏi trong bất kỹ lĩnh vực ngành nghề nào, bạn phải thực sự rất cố gắng, nắm bắt mọi cơ hội có được và có sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường sự nghiệp của mình.

Ngành sự kiện là một ngành rất đặc biệt với vô số hào quang sân khấu vây quanh. Nhưng rất ít người có thể đạt được thành công và sống lâu dài với ngành này nếu không có sự cố gắng và đam mê cháy bỏng. Bằng cách nâng cao chuyên môn, nhận thức và thái độ đúng đắn với ngành, các nhà tổ chức sự kiện có thể đoàn kết và cùng nhau phát triển ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam – một ngành nghề sôi động và đầy thử thách.

5 lợi ích của hybrid event

Photo by Teemu Paananen on Unsplash

Năm 2021 rồi, chắc những ai trong ngành không còn quá bỡ ngỡ về khái niệm hybrid event đâu nhỉ? Theo mình, hybrid event chỉ đơn giản là một hình thức tổ chức sự kiện kết hợp giữa live event và virtual event và mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả bên tham gia và bên tổ chức. Những lợi ích trước mắt đó chính là tăng giá trị các gói tài trợ cho tới cải thiện ROI của event. Và năm nay, hybrid event được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn với sự trở lại của live event, cùng mình tìm hiểu 5 lợi ích nổi bật của hybrid event nhé. 

1. Thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn

Hybrid event sẽ xoá bỏ đi rào cản địa lý và thu hút nhiều đối tượng tham gia ở khắp mọi nơi. Thật tuyệt vời khi bạn ở Việt Nam nhưng vẫn có thể tham gia các event ở nước ngoài với sự trải nghiệm đầy đủ các hoạt động như là ở live event. Trước đây, nhiều người lo ngại rằng kết hợp virtual event sẽ làm mọi người cân nhắc về việc tới tham dự live event. Tuy nhiên, đại dịch năm 2020 đã khẳng định chỗ đứng của live event là không gì thay thế được vì nhu cầu tiếp xúc giữa người với người vẫn rất cao và đồng thời cũng công nhận lợi ích lớn lao của virtual event. Chính vì thế, hybrid event sẽ được khai thác triệt để trong năm nay. 

2. Cung cấp và đo lường dữ liệu hiệu quả 

Ưu điểm mạnh của virtual event đó chính là khả năng cung cấp, phân tích và đo lường dữ liệu hiệu quả. Sử dụng báo cáo dữ liệu để nghiên cứu hành vi cũng như mức độ tương tác của khán giả tham dự sự kiện trực tuyến, nhằm chứng minh hiệu quả cũng như mức độ quan tâm của người tham dự đối với chương trình và là công cụ đo lường hiệu quả chương trình đối với nhà tổ chức, nhà tài trợ. Điều này giúp nhà tổ chức sự kiện rút ra được kinh nghiệm và có kế hoạch xây dựng chiến lược phù hợp cho các sự kiện sau. 

3. Tăng cơ hội tài trợ 

72% các nhà tài trợ tới từ các tập đoàn đều hứng thú trong việc tham gia các hybrid event.  Đầu tiên là nhiều người tham gia hơn thì cơ hội tiếp cận đối tượng tham gia của họ cao hơn. Tiếp theo đó là khả năng tiếp cận với qualified lead (khách hàng tiềm năng) cũng cao hơn vì những cuộc hội thoại 1:1 được sắp xếp trước sẽ khiến họ lọc được những cuộc nói chuyện xã giao không đầu không cuối ở live event. Và hơn nữa là họ có thể chủ động gửi lời mời đến đối tượng muốn kết nối chứ không ở thế bị động chờ người tham gia lướt qua gian hàng của họ nữa. 

4. Nâng cao ROI (tỷ suất hoàn vốn)

Khi mà các hành vi của đối tượng tham gia trong suốt sự kiện đều được ghi nhận lại một cách chính xác thì chuyện cân tính được tỷ suất hoàn vốn sẽ rõ ràng hơn. Đối với event thì ROI = Giá trị / Chi phí. Thay vì là lợi nhuận thì với event, “Giá trị” có lẽ phù hợp hơn vì hoàn vốn ở đây không chỉ là số $ lợi nhuận sau mỗi event thu được nữa, mà nó còn bao gồm cả các khoản tài trợ và quan hệ đối tác, số lượng khách hàng tiềm năng từ sự kiện, sự hài lòng của người tham dự, v.v. Những thông tin này có thể thu thập được qua sự tương tác trước event, sự tham gia các hoạt động trong event và feedback sau event. 

5. Giảm thiểu rác thải, phí dịch chuyển – Bảo vệ môi trường

Bài toán bảo vệ môi trường luôn làm nhức đầu các nhà tổ chức sự kiện. Làm sao tổ chức một sự kiện “siêu to khổng lồ” mà vẫn phải đảm bảo giảm thiểu lượng lớn rác thải? Làm sao giảm khí thải carbon vì dịch chuyển? Chắc chỉ có kết hợp virtual event mới đáp ứng được thôi.  

Nói ngắn gọn lại, hybrid event đã, đang và sẽ là hướng đi tất yếu của nhiều nhà tổ chức sự kiện trong tương lai. Hơn thế nữa, trong thời đại số hoá này thì các nhà tổ chức sự kiện nên tận dụng hết sức các công nghệ hiện đại để mang lại trải nghiệm cá nhân cho người tham gia và tăng lợi nhuận cho chính công ty mình nữa.