Tầm quan trọng của kỹ năng sắp xếp trong công việc

Mỗi người chúng ta chỉ có 24 giờ mỗi ngày dành cho công việc, gia đình và cuộc sống cá nhân. Đặc biệt với yêu cầu công việc hiện nay, mỗi nhân sự sẽ phải đảm nhận khối lượng việc lớn, áp lực cao, dễ phát sinh sự cố ngoài kế hoạch. Vì vậy, để hoàn thành tốt, vai trò kỹ năng sắp xếp vô cùng quan trọng trong công việc. Để hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng này trong công việc, mời bạn theo dõi bài viết sau đến từ công ty tư vấn nhân sự chuyên nghiệp TalentBold.

I. Kỹ năng sắp xếp là gì ?

Kỹ năng sắp xếp là việc liên kết nhiều kỹ năng giúp tạo ra một trật tự trong việc xử lý công việc. Qua đó :

  • Tất cả công việc được sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý
  • Hiệu suất làm việc được nâng cao
  • Các công việc diễn ra suôn sẻ, không bị chồng chéo lên nhau

Người sở hữu kỹ năng sắp xếp công việc tốt sẽ luôn thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý khối lượng công việc lớn mỗi ngày.

Tìm kiếm nhân viên có kỹ năng sắp xếp công việc ngoài việc đảm bảo nhân viên sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong quy trình hoạt động, nhà tuyển dụng còn mong muốn nhân viên đó sẽ là nhân tố cải tiến cơ cấu hoạt động theo một trật tự hiệu quả tại doanh nghiệp.


>>>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng sắp xếp công việc hiệu quả

II. Tầm quan trọng của kỹ năng sắp xếp trong công việc

Nếu ai trong chúng ta đã hoặc đang đối mặt với những tình huống này thì người đó chính là nhân tố minh chứng rõ ràng nhất cho việc cần thiết sở hữu kỹ năng sắp xếp công việc hiệu quả:

1. Loay hoay trong “núi” công việc

Để tiết kiệm chi phí hoạt động, nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay đều nâng cao khối lượng công việc đảm nhận. Điều này dẫn đến nhiều nhân sự chưa kịp thích ứng, luôn phải loay hoay trong “núi” công việc mỗi ngày, khiến cho nhân viên luôn cảm thấy áp lực, bức bối và mệt mỏi.

Nếu bạn chủ động thiết lập kế hoạch làm việc, bạn sẽ rất thuận lợi nhìn ra đầu là việc quan trọng cần làm trước, đâu là việc có thể giữ lại hoặc làm vào cuối giờ. Đa phần, cuối ngày, mọi người sẽ kiểm tra và sắp xếp lại kế hoạch công việc cho ngày mai, tạo sự chủ động và thoải mái cho ngày làm việc tiếp theo.

2. Không biết nên làm việc nào trước

Nhiều việc cùng xuất hiện đan xen lẫn nhau

  • Việc này chưa xong việc khác đã xuất hiện
  • Việc giống nhau nhưng lại đang ở những giai đoạn khác nhau
  • Việc gấp lại được giao sau…

Tất cả khiến bạn cảm thấy như lạc vào “mê cung”, không biết nên xử lý cái nào trước, cái nào sau, cái nào có thể tạm gác, cái nào có thể bỏ qua…

Thay vì sắp xếp kế hoạch công việc trong đầu và tự nhớ để triển khai, chúng ta nên viết ra giấy và để ở một nơi dễ quan sát quanh khu vực làm việc. Như vậy sẽ dễ kiểm soát và điều chỉnh trật tự công việc.

3. Bị động khi có sự cố bất ngờ phát sinh

Những trình tự công việc thiết lập vào chiều hôm trước có thể bị phá vỡ vào sáng hôm sau khi có một sự cố bất ngờ xảy ra. Bạn phải dồn sức lực, thời gian để giải quyết sự cố phát sinh, kéo theo toàn bộ kế hoạch công việc bị lùi thời gian hoàn thành.

Rất có thể lại tiếp tục xuất hiện những sự cố cần giải quyết vì trong toàn bộ kế hoạch trước đó biết đâu cũng có những kế hoạch gấp.

Vì vậy, kỹ năng sắp xếp công việc mỗi ngày cho chúng ta kinh nghiệm về việc bố trí những khoảng thời gian trống dự phòng phù hợp. Ngoài ra, đừng ngại khi nhờ đồng nghiệp hỗ trợ những việc cần làm trước hoặc liên hệ để chuyển một số việc sang ngày hôm sau nếu có thể.

4. Trễ nải khiến Sếp không hài lòng

Sếp của bạn cũng có những “núi’ công việc phải xử lý, vì vậy, phần việc của bạn rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc của Sếp.

Khi Sếp hỏi mà bạn vẫn chưa hoàn thành xong nhiệm vụ, hoặc không biết hồ sơ đó mình đã để ở đâu thì những hệ lụy sẽ xảy ra. Điển hình là thang điểm KPI đánh giá hiệu quả làm việc của bạn sẽ không thể cao được, hoặc sẽ bị Sếp nhắc nhở ngay tại chỗ.

Sắp xếp công việc hiệu quả sẽ giúp bạn xử lý công việc theo trình tự thời gian hợp lý nhất, đảm bảo những việc gấp Sếp giao được hoàn thành đúng hẹn hoặc nếu có sự trễ nải thì cũng không phải lỗi do bạn, Sếp sẽ hiểu và thông cảm.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích khi có kỹ năng sắp xếp công việc tốt

5. Luôn phải làm thêm ngoài giờ

Việc chắp vá việc này, việc kia trong suốt ngày làm việc sẽ khiến bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt phần việc chưa hoàn thành còn dang dở.

Tuy những phần việc này không gấp, cho phép xử lý sau nhưng sẽ chiếm cả khối thời gian làm thêm ngoài giờ của bạn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp không có chính sách hỗ trợ chi phí làm ngoài giờ, hoặc bạn sẽ bị đánh giá làm việc không hiệu quả khi mà những đồng nghiệp khác đã về hết.

Làm ngoài giờ hiện nay gần như là xu hướng vì ai cũng phải đối mặt lượng việc lớn, nhưng nếu bạn ở lại quá lâu, quá khuya vừa không tốt cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến thành tích. Hiệu quả nhất là xử lý trước những việc cần hệ thống văn phòng hỗ trợ, còn những việc khác có thể đem về nhà làm tiếp.

6. Không có thời gian cho bản thân

Suốt cả ngày mệt mỏi vật lộn với khối công việc, về nhà, bạn chỉ mong có một giấc ngủ ngon để ngày mai lại tiếp tục “chiến đấu” xử lý những việc tiếp theo.

Đã bao lâu rồi bạn không có thời gian dành cho mình, café cùng bạn bè, học hỏi kiến thức mới… Kéo dài tình trạng này, bạn sẽ khó tái tạo năng lượng làm việc, mỗi ngày đến công ty chỉ khiến bạn mệt mỏi và chán nản, hiệu suất làm việc giảm sút.

Kỹ năng sắp xếp vô cùng quan trọng trong công việc, vì vậy, không phải vô cớ mà nhà tuyển dụng lại chú trọng khai thác kỹ năng này nơi ứng viên. Thậm chí, sau khi được tuyển dụng, thang điểm đánh giá kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc luôn nằm trong KPI ở tất cả mọi vị trí. TalentBold hy vọng thông qua bài viết trên, tất cả các bạn ứng viên đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng này và nghiêm túc lên kế hoạch rèn luyện, biến kỹ năng thành tố chất, thuận lợi chinh phục mọi nhà tuyển dụng. Chúc bạn luôn thành công !

Nhân viên gắn bó, khách hàng hài lòng, doanh nghiệp tăng trưởng

Sự gắn kết của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và sự tăng trưởng của doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự gắn kết của nhân viên chính là nền tảng để tạo nên sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng khách hàng tác động trực tiếp đến doanh thu và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Nhân viên hạnh phúc – khách hàng hài lòng

Để tăng trưởng, doanh nghiệp cần có một lượng khách hàng ổn định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng giữ chân khách hàng. Bằng cách đáp ứng nhu cầu và khiến họ hài lòng, khách hàng sẽ mua sắm nhiều hơn, gắn bó với doanh nghiệp dài lâu hơn. 

Sự hài lòng của khách hàng liên quan mật thiết đến sự hài lòng của nhân viên bởi nhân viên chính là người giao tiếp và phục vụ khách hàng. Nhân viên hài lòng với công việc môi trường làm việc và công việc mình làm, cảm thấy mình được tôn trọng và được lắng nghe thì mới hết mình phục vụ khách hàng, đem đến những trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Nhìn vào sơ đồ dưới đây ta thấy nhân viên chính là nền móng để tạo dựng khách hàng trung thành và duy trì sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Để nhân viên hài lòng, doanh nghiệp cần đối xử với nhân viên như đối xử với khách hàng, coi nhân viên là khách hàng đầu tiên của doanh nghiệp. Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, trả lương xứng đáng với đóng góp và tôn trọng tiếng nói của nhân viên là 3 nhân tố cốt yếu để khiến nhân viên hài lòng.

Mô hình dưới đây cũng cho ta thấy, khách hàng đứng ở vị trí trung tâm giữa doanh nghiệp và nhân viên. Mọi hoạt động của doanh nghiệp và hành xử của nhân viên đều tác động đến khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp muốn quản trị sự hài lòng tốt thì phải quản trị tốt sự hài lòng nhân viên. Ngược lại, nhân viên muốn doanh nghiệp ghi nhận đóng góp của bản thân thì phải khiến khách hàng hài lòng.

Sự gắn kết nhân viên là nền móng của tăng trưởng

Vấn đề kinh doanh cốt lõi của một doanh nghiệp là tạo ra các giá trị khác nhau cho khách hàng. Ai là người tạo ra các giá trị ấy? Câu trả lời là nhân viên. Nhân viên sẽ là người giao dịch trực tiếp với khách hàng. Làm nhân viên hạnh phúc thì họ sẽ tạo ra các giá trị khiến khách hàng cũng hạnh phúc.

Theo doanh nhân Vineet Nayar, CEO của HCL Technologies, một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Ấn Độ, nhân viên là khách hàng đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể làm hài lòng nhóm khách hàng đầu tiên này thì việc làm hài lòng các nhóm khách hàng khác là điều xa vời.

Vậy làm sao để nhân viên hạnh phúc và gắn bó với doanh nghiệp? Điều quan trọng nhất là phải tạo được niềm tin, để nhân viên tin vào những điều lãnh đạo nói và sẵn sàng làm theo những điều ấy. Cách tốt nhất để tạo lập niềm tin là thực hiện đúng những lời đã hứa, đã tuyên bố. 

Việc thứ hai cần làm là bộ phận quản lý phải có trách nhiệm với nhân viên. Cũng như nhân viên thực hiện các trách nhiệm với doanh nghiệp, các bộ phận quản lý như phòng nhân sự, phòng tài chính phải đảm bảo giải quyết các vấn đề chế độ, chính sách cho nhân viên đầy đủ, kịp thời. 

Thứ ba là lắng nghe và tôn trọng. Đội ngũ lãnh đạo phải lắng nghe tiếng nói nhân viên. Doanh nghiệp cần tạo kênh tiếp nhận góp ý, đánh giá của nhân viên, lắng nghe và thực thi các góp ý cải thiện môi trường làm việc của họ.

Biểu hiện của nhân viên gắn kết

Khi người lao động gắn kết với doanh nghiệp, họ tự thân nỗ lực. Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng làm thêm giờ khi cần thiết mà không chờ ai phải hỏi. Có nghĩa là họ tự giác nhặt rác bỏ vào thùng để nơi làm việc sạch sẽ ngay cả khi không có ai nhìn thấy họ làm việc đó. Có nghĩa là họ sẵn sàng ở lại thêm 5-10 phút để hoàn thành nốt công việc đang dở dang dù chuông đã báo đến giờ tan ca.

Dưới đây là một số biểu hiện của một nhân viên gắn kết:

Cởi mở trong giao tiếp

Nhân viên gắn kết không chỉ giao tiếp với những người ngồi gần mình mà cởi mở với tất cả mọi người trong cùng tổ chức. Họ thường đưa ra các góp ý hữu ích. Họ giúp đồng nghiệp và quản lý cập nhật thông tin về các dự án đang làm. Họ luôn quan tâm đến việc đảm bảo bạn hiểu vấn đề họ nói và ngược lại. Họ cởi mở và giỏi giao tiếp.

Tạo trải nghiệm tích cực cho tất cả mọi người

Nhân viên gắn kết không chỉ quan tâm đến môi trường làm việc của bản thân mà còn muốn tất đồng nghiệp cùng có trải nghiệm tích cực. Họ sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn cần.

Nhìn xa, trông rộng, tìm kiếm triển vọng hợp tác

Một nhân sự gắn kết sẽ không chỉ nhìn vào nhiệm vụ được giao và cố gắng hoàn thành công việc của mình mà họ còn nhìn thấy mục tiêu lớn hơn của tổ chức và làm công việc của mình vì mục tiêu này. Họ đồng thời giúp đồng nghiệp nhận ra mục tiêu này, muốn đồng nghiệp cùng đạt được thành quả.

Luôn tìm cách cải thiện và chia sẻ với đồng nghiệp

Người lao động gắn kết không chỉ tập trung vào việc hoàn thành công việc hằng ngày mà họ còn luôn tìm cách để cả nhóm cùng cải thiện năng suất và chất lượng lao động. Họ là người luôn tìm kiếm các giải pháp để cải thiện quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả và cải thiện chi phí. Họ sẽ chia sẻ những giải pháp này với đồng nghiệp để cùng nhau phát triển.

Vượt quá mục tiêu và kỳ vọng

Nhân viên gắn kết luôn đạt được mục tiêu vượt xa kỳ vọng của người quản lý. Khi gặp vấn đề nằm ngoài kế hoạch với dự án hiện tại, họ sẽ tự phân tích và tìm ra bài học, rút kinh nghiệm cho các dự án sau.

Phát triển bản thân cả về con người và chuyên môn

Đo lường sự gắn kết nhân viên không đơn thuần là đo thời gian họ ngồi ở văn phòng làm việc, mà quan trọng hơn là đo thái độ, hành vi của họ nơi công sở. Liệu họ có hứng thú học các kỹ năng mới. Họ có mong chờ được tham dự toạ đàm, hội thảo và các cuộc trao đổi để giúp họ giỏi chuyên môn hơn. Nhân sự gắn kết sẽ luôn muốn học hỏi và phát triển bản thân cả về con người và chuyên môn.

Giới thiệu nhân sự tốt và ít nhảy việc

Sự gắn kết có tác động mạnh mẽ đến quá trình tuyển dụng và nhảy việc. Nhân sự gắn kết sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp người phù hợp với vị trí đang tìm kiếm, họ sẵn sàng đề cử đồng nghiệp vào vị trí quản lý nếu thấy người đó phù hợp. Họ sẽ ít nghĩ đến chuyện nhảy việc. Họ muốn gắn bó với công ty lâu dài.

Cách cách để doanh nghiệp tăng sự gắn kết nhân viên

Làm sao để nhân viên yêu công việc, hài lòng với môi trường làm việc và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Bằng cách khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng của họ để đảm bảo mọi ý tưởng đổi mới từ cấp dưới đều đến được cấp trên. Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo, trải nghiệm nhân viên sẽ được cải thiện và nhân viên sẽ đem hạnh phúc đến cho khách hàng.

Dưới đây là 3 vấn đề doanh nghiệp cần cải thiện để tăng sự gắn kết của nhân viên.

Truyền thông nội bộ để nhân viên hiểu về doanh nghiệp

Để kinh doanh thành công và làm hài lòng khách hàng, toàn bộ tổ chức từ lãnh đạo đến nhân viên cần phải hướng về cùng một mục tiêu. Tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ là kim chỉ nam để doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu cụ thể và thực hiện truyền thông nội bộ để toàn thể nhân viên nắm được cách thức đạt được các mục tiêu đó. Hãy thực hiện truyền thông nội bộ để nhân viên trả lời được các câu hỏi sau: Vì sao doanh nghiệp tồn tại, hay nói cách khác, sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Các giá trị mà doanh nghiệp đang hướng tới là gì? Làm sao để nhân viên thực hiện các sứ mệnh ấy trong công việc thường ngày?

Xem xét lại chiến lược lãnh đạo

Nghiên cứu chỉ ra rằng đường hướng lãnh đạo kém và không nhất quán là một trong những lý do lớn nhất khiến nhân viên nhảy việc. Lãnh đạo kém dẫn đến không xác định rõ được tầm nhìn và hướng đi cho doanh nghiệp. Khi nhân viên không hiểu doanh nghiệp đang muốn đi đâu về đâu, làm sao họ biết đường cống hiến?

Lãnh đạo đúng đắn và nhất quán là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp truyền thông nội bộ đi đúng hướng. Khi nhân viên hiểu và quan tâm đến tương lai của doanh nghiệp, họ sẽ ủng hộ các chiến lược phát triển mà doanh nghiệp vạch ra và tham gia góp sức thúc đẩy các chiến lược ấy để đạt được các mục tiêu chung.

Phát triển văn hóa đổi mới sáng tạo

Để cải thiện trải nghiệm nhân viên, doanh nghiệp cần coi trọng và lắng nghe tiếng nói của họ. Đừng chỉ áp đặt lệnh từ trên xuống dưới, hãy lắng nghe nhân viên và cho nhân viên thấy bạn – lãnh đạo doanh nghiệp coi trọng ý kiến đóng góp và ý tưởng của nhân viên.

Google là một trong những doanh nghiệp làm rất tốt công tác phát triển văn hóa đổi mới sáng tạo. Bằng cách lắng nghe nhân viên và thực thi các ý tưởng sáng tạo của họ, Google đã xây dựng được một môi trường làm việc nơi mà các nhân viên cảm thấy yêu công việc của mình và muốn cống hiến nhiều hơn. Sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc chính là yếu tố thúc đẩy nhiều đổi mới sáng tạo, giúp Google luôn nằm trong top doanh nghiệp công nghệ số 1 hành tinh.

Quản trị sự gắn kết của nhân viên – tăng hài lòng khách hàng ngay ngày hôm nay!

Hearme cung cấp giải pháp để doanh nghiệp lắng nghe nhân viên, lắng nghe khách hàng, đo lường sự hài lòng và quản trị trải nghiệm nhân viên và khách hàng, cung cấp công cụ để doanh nghiệp xây dựng thành công mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, lấy nhân viên làm nền tảng.

Với mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp rất trú trọng đến việc quản trị sự hài lòng khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Tiếng nói của khách hàng được lắng nghe và trâng trọng. Tiếng nói của khách hàng cũng chính là đường hướng để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và thiết kế trải nghiệm vượt trội. Xây dựng thành công mô hình lấy khách hàng làm trung tâm sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới bằng kênh giới thiệu và truyền miệng khách hàng tới khách hàng, từ đó tăng doanh thu và tăng trưởng bền vững.

Điều gì khiến thế giới yêu mến đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là cường quốc có nền kinh tế chỉ đứng sau Mỹ, với diện tích nông nghiệp hạn hẹp cùng lớp dân số già, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm , điều gì đã khiến đất nước này trở thành cường quốc về kinh tế và văn hóa?

Đất nước Nhật Bản

  • Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa Châu Á.
  • Diện tích 377.834km2, dân số 1268 triệu người.
  • Thủ đô: Tokyo với các thành phố chính: Osaka, Nagoya, Sapporo, Kobe.
  • Nước Nhật có 4 đảo theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Honshu, Hokkaido, Shikoku, Okinawa, phần lớn đảo đều là núi và núi lửa.
  • Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên, các khoáng sản: sắt, đồng, chì, kẽm bạc, và than, dầu mỏ đều phải nhập khẩu. Lượng đất canh tác hạn hẹp khiến đất nước này phải nhập khẩu hơn nửa số lương thực từ nước ngoài.
  • Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .
  • Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
    Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
  • Nhật Bản còn có các mỹ danh là ‘xứ sở hoa anh đào’, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa ‘thoắt nở thoắt tàn’ được người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; Là ‘đất nước hoa cúc’vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; ‘đất nước Mặt Trời mọc’ vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).

Núi Phú Sỹ – Biểu tượng Nhật Bản

Con người Nhật bản

Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài

  • Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
    Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.

Ý thức tập thể

  • Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập ‘văn hóa hổ thẹn’ của người Nhật với ‘văn hoá tội lỗi’ của phương Tây.

Tôn trọng thứ bậc và địa vị

  • Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).

Óc thẩm mỹ

  • Người Nhật luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, họ xem công việc của mình không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là hoạt động thẩm mỹ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ.

Văn hóa trang phục

  • Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.
  • Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.
  • Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo làm bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành (khi tới 20 tuổi) v.v… Qua trang phục kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du nhập nhanh chóng vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện là thị trường lớn của các hãng thời trang hàng đầu thế giới.

Trang phục truyền thống của người Nhật

Gia đình

  • Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình.
    Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.
  • Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty.
  • Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng. Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.
  • Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công việc. Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá trị truyền thống lâu đời.

Tiếng Nhật

  • Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
  • Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.
  • Người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.

Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực

  • Đồ ăn thường ngày chủ yếu trong bữa ăn của người Nhật là cá, cơm, rau. Hiếm khi họ ăn thịt, có lẽ là do diện tích canh tác hạn hẹp khiến họ tập trung trồng các giống cây lương thực thay vì chăn nuôi gia súc phục vụ nhu cầu về thịt.
  • Chất đạm và chất khoáng cần thiết chủ yếu được lấy từ cá và rong biển. Mùi vị của món ăn Nhật thường đơn giản hơn so với các món ăn phương Tây. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.
  • Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột và món cơm cari.
  • Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.

Vùng an toàn – “cái bẫy của sự thành công”

Sau một thời gian lăn lộn, bạn trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận đủ nuôi sống gia đình, nhà cửa không giàu sang nhưng cũng thuộc dạng khấm khá. Ở tuổi này mà nói, cuộc đời coi như đã có cái gọi là thành tựu. Nhưng từ sâu thẳm, bạn vẫn cảm thấy bứt rứt không yên, bởi hình như có gì đó… chưa trọn vẹn.

Bi kịch của vùng an toàn

Thử làm một phép so sánh bạn bây giờ và 10 năm trước, chắc chắn thu nhập, địa vị, kiến thức của một người đàn ông tuổi 30 phải hơn cậu trai trẻ 20. Bạn của ngày hôm nay, trong tay là một sự nghiệp nho nhỏ với hơn chục nhân viên, một gia đình xinh xắn, những mối quan hệ thượng lưu ngày càng mở rộng… Sự nghiệp, cuộc sống tuy không quá hào nhoáng nhưng là niềm ao ước của nhiều người.

Vậy mà đằng sau cái vẻ bóng bẩy thành công đó, đâu rồi nhiệt huyết, đam mê công việc, tham vọng trở thành “kẻ có danh gì với núi sông” của tuổi trẻ?

Có lẽ bạn giống như Gene Hammett, doanh nhân – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cái bẫy của thành công”: “Tôi đã có những thành công để tự do về tài chính và thời gian, nhưng tôi không cảm thấy hài lòng về bản thân mình. Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục đi theo con đường đó chủ yếu bởi vì tôi không muốn buông bỏ những gì tôi đã tạo ra để đi theo những gì tôi thực sự mong muốn”.

Bạn luôn cảm thấy không hài lòng với “tôi của ngày hôm nay” nhưng “không muốn buông bỏ những thành tựu đã có để đi theo những gì mình thực sự mong muốn”. Vì vậy, bạn mắc kẹt trong vùng an toàn của bản thân.

Điều tuyệt vời nhất không bao giờ đến với vùng an toàn.
Điều tuyệt vời nhất không bao giờ đến với vùng an toàn.

Để không hối tiếc vì những “Giá như…”

Chẳng có gì sai khi ai cũng thích ở trong vùng an toàn của mình, nó khiến ta như “cá gặp nước”. Tuy vậy, sẽ có ngày ta chợt nhận thấy: Sao cuộc sống này đơn điệu và buồn tẻ đến vậy? Nếu bạn không vận động thì bạn đang đứng tại chỗ, nếu bạn càng đứng ở “vùng an toàn” càng lâu thì điều đó sẽ càng khiến bạn bị đào thải nhanh, đặc biệt là trong xã hội phát triển như hiện nay.

Lựa chọn giữa an toàn và chấp nhận thử thách là điều không dễ dàng. Chỉ tự thân mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau mới có thể trả lời cho mình câu hỏi đó. Nhưng nếu đã xác định vùng an toàn chính là nguyên nhân của khủng hoảng, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm tất nhiên là thoát khỏi đó càng sớm càng tốt. Nhưng bằng cách nào?

1. Thành thật với bản thân về tình hình hiện tại. Bạn đang làm kinh doanh theo bản năng, bạn cần bổ sung kiến thức, kỹ năng điều hành quản lý công ty, bạn cần chiến lược mới cho sản phẩm…? Chỉ cần 10 phút để nhìn nhận lại các vấn đề xung quang công việc và cuộc sống, bạn sẽ biết lý do cần phải thay đổi.

2. Thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Hành trình vạn dặm khởi đầu từ một bước chân. Hãy bắt đầu với những gì bạn đang cảm thấy không ổn. Bạn có thể thay đổi một cách từ từ để tập quen với hình ảnh con người mới, với những thay đổi xung quanh: mở rộng đối tượng khách hàng, sáng tạo sản phẩm hay đơn giản là tìm một chuyên gia làm người cố vấn. Khi đã có bước đà đầu tiên, các bước sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Hãy bắt đầu và kiên trì từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả đạt được.
Hãy bắt đầu và kiên trì từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả đạt được.

3. Tập trung vào điểm mạnh của bản thân và chuẩn bị cho mình lộ trình phù hợp. Quá nhiều mục tiêu hay mục tiêu quá lớn sẽ khiến bạn mất phương hướng và đuối sức. Hãy chia nhỏ mục tiêu và thay đổi từng bước một. Muốn một kết quả khác, bạn phải làm khác đi. Rủi ro ư? Dĩ nhiên là có. Nhưng bạn cũng biết đấy, không ra biển lớn làm sao bắt được cá to.

4. Cuối cùng, hãy dũng cảm! 35 tuổi, quỹ thời gian của bạn không còn dồi dào nữa. Bạn không còn quá nhiều cái “hôm nào”, “khi khác” để bắt đầu tính chuyện “vượt khỏi vùng an toàn”. Cơ hội duy nhất của bạn chỉ có HIỆN TẠI.

“Nếu bắt đầu thì có khả năng bạn sẽ nhận lấy thất bại, nhưng nếu không bắt đầu thì bạn đã thất bại rồi.” – Barack Obama. Hôm nay, bạn vẫn còn cơ hội, sao không bước ra khỏi vùng an toàn và bắt đầu một hành trình mới?

Wake Up – Cùng bạn bước khỏi vùng an toàn để gặt hái thành công bền vững

Khóa học chuyên sâu 2 ngày mang tên Wake Up với sự dẫn dắt của Mr Why Phạm Ngọc Anh sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng để THAY ĐỔI cuộc sống. Với 15 năm đào tạo phát triển cá nhân và cố vấn doanh nghiệp cùng những kinh nghiệm thực tế, Mr Why sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình lập ra bản đồ hành động để có thành công bền vững trong 10 năm tới.

Khách hàng là thượng đế – Cụ thể làm thế nào để lấy khách hàng làm trung tâm

Lấy khách hàng làm trung tâm là một chiến lược kinh doanh đặt trọng tâm vào khách hàng, đặt khách hàng lên trên tất cả, khách hàng là ưu tiên số 1. Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm sẽ làm nhiều hơn nói, mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng trước, trong và sau khi mua sắm. Từ đó tạo thiện cảm, thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm, tăng doanh thu và lợi nhuận bằng tập khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm sẽ xác định nhóm khách hàng mục tiêu và đảm bảo họ hài lòng với trải nghiệm mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau để hiểu về nhu cầu của họ, từ đó đưa ra chương trình hành động đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm.

Lấy khách hàng làm trung tâm không chỉ dừng lại ở chỗ phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mà nó phải trở thành văn hoá của doanh nghiệp. Tất cả các bộ phận, tất cả mọi nhân viên phải thuấn nhuần tư tưởng khách hàng là ưu tiên số 1, cùng nhau mang đến giá trị, trải nghiệm đẹp cho khách hàng.

Dưới đây là 3 nguyên tắc để doanh nghiệp triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm:

Nguyên tắc 1: Tập trung vào nhu cầu khách hàng, thay vì sản phẩm.

Thay vì đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cần tập trung vào nhu cầu của khách hàng và phát triển sản phẩm dựa theo dữ liệu nhu cầu đã thu thập được.

Nguyên tắc 2: Củng cố thương hiệu ở mọi tương tác, không dừng lại ở truyền thông.

Các phương thức giao tiếp truyền thống đang mất dần sự thu hút đối với khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần mở rộng các kênh giao tiếp ở tất cả các điểm tương tác với khách hàng, để khách hàng lựa chọn kênh mà họ muốn.

Nguyên tắc 3: Coi trải nghiệm khách hàng là năng lực của doanh nghiệp, không phải chức năng của từng bộ phận.

Kiến tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng không phải nhệm vụ của bộ phận chăm sóc khách hàng hay nhiệm vụ riêng lẻ của một nhóm người. Tất cả nhân viên, tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp phải cùng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng.

Thế nào là Brand Awareness? Hành trình xây dựng hiểu biết của khách hàng về thương hiệu

Một hành trình khách hàng hoàn hảo là cỗ máy giúp doanh nghiệp tạo ra tối khách hàng trung thành từ nhóm khách hàng mục tiêu. Trên hành trình đó là phương thức mà doanh nghiệp cung cấp những giá trị tới khách hàng cùng với những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hành trình của mỗi khách hàng có thể rất khác nhau, và mỗi doanh nghiệp, mô hình kinh doanh sẽ có những khác biệt trong hành trình khách hàng. Tuy nhiên chúng ta có thể mô hình hóa hành trình này thành 5 giai đoạn: 

Nhận thức – Cân nhắc – Mua hàng – Trung thành – Ủng hộ

Sự Nhận Thức 

Nhận Thức là bước đầu tiên trong hành trình khách hàng. Mục tiêu của bước này là khách hàng biết đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. Hoặc thậm chí là cung câp thông tin để khách hàng nhận thức được vấn đề của họ.

Khi mà doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm, dịch vụ, giải pháp doanh nghiệp đang cung cấp trong khi nhóm khách hàng này chưa nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải. 

Trường hợp này thường gặp khi mà doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Nếu chỉ ra bán sản phẩm theo cách bán sản phẩm phổ thông “mua đi, mua đi” thì sẽ không hiệu quả. Chúng ta cần Educate (giáo dục) để khách hàng nhận thức được vấn đề.

Như vậy, ngay từ bước đầu tiên khi tiếp xúc khách hàng, doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình sẽ tiếp cận đã nhận thức được vấn đề mà họ đang gặp phải hay chưa? Cung cấp thông tin gì sẽ phù hợp với họ.

Sử dụng những công cụ truyền thông, Marketing giúp bạn tiếp cận và khách hàng sẽ biết tới sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

  • Quảng cáo trên Tivi/ radio
  • Banner ngoài trời
  • Qua truyền miệng
  • Quảng cáo hiển thị trực tuyến
  • Báo chí/bài viết
  • Videos
  • Tờ rơi
  • Khác

Mục tiêu của quá trình nhận thức nhằm điều hướng khách hàng (Drive) tới bước tiếp theo là “Cân nhắc” – Nếu tôi cần giải quyết vấn đề này, thì giải pháp, sản phẩm của bạn có đáp ứng tốt nhất yêu cầu tôi mong muốn hay không?

Khách hàng sẽ không nhận biết hay nghi nhớ bạn ngay từ lần đầu tiên – điều này rất khó. Cũng giống việc bạn nhớ tên, thông tin và hình ảnh của ai đó ngay từ lần đầu gặp vậy. Bạn cần phải xuất hiện đủ lâu ( Tần suất và thời gian) để khách hàng nhận diện được bạn, biết tên của bạn, bạn là ai? ở đâu? làm gì? Làm cách nào để liên hệ với bạn?
Khi quảng cáo, sẽ có một số người mua hàng và trở thành khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên, nhưng tỷ lệ này rất ít. Họ mua bởi đây là nhóm khách hàng dễ tính/ tiên phong, họ thích cái mới, sẵn sàng thử. Nhưng đó không phải hầu hết, để tối đa được số lượng khách hàng, bạn cần tiếp tục “Kết nối” với nhóm khách hàng “biết đến bạn” – Trò truyện và xây dựng mối quan hệ ( tạo sự yêu thích) trước khi hướng họ đến bước mua hàng.

Làm sao để tôi giúp khách hàng nhận ra vấn đề của họ, mà lại liên quan đến doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ tôi đang bán

Thông điệp sử dụng để tiếp cận khách hàng nên tập trung vào điều mà khách hàng quan tâm, điều có thể thu hút, thuyết phục khách hàng “Theo dõi” bạn. Bởi khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo đầu tiên, rất có thể khách hàng chưa có nhu cầu, hoặc chưa đủ thông tin để ra quyết định. Việc khách hàng “Theo dõi” bạn cho phép khách hàng tiếp tục nhận các thông điệp khác và ra quyết định mua hàng sau.

Một chiến dịch tạo nhân thức trên Facebook là việc khách hàng tương tác với bài viết: Like, Share, Comment. Họ theo dõi Fanpage hoặc được điều hướng đến Form đăng ký.
Một chiến dịch tạo nhận thức trên Website chính là tỷ lệ người truy cập vào trang đích và để lại Email để tiếp tục nhận bản tin từ bạn.

Cung cấp một điều gì đó giá trị là cách phổ biến để khuyến kích khách hàng để lại thông tin, một ebook ( sách điện tử), một chương trình học miễn phí, một hướng dẫn, một mã khuyến mãi….. Món quà ý nghĩa đối với khách hàng. 

Nhận thức bước đầu tiên mà bạn, doanh nghiệp của bạn bắt đầu xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Sự rõ ràng và chuyên nghiệp ngay từ những điểm chạm đầu tiên giúp khách hàng biết có thể tin tưởng về doanh nghiệp và sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Khi giá trị bạn mang đến cho khách hàng đủ để khách hàng nhận thức được vấn đề và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo “Cân nhắc”.

Tổng quan về Customer Insight

Sự bùng nổ dữ liệu khiến chúng ta có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các loại thông tin. Việc biến thông tin thành chiến dịch Marketing thu hút người tiêu dùng không phải chuyện dễ dàng, và để làm được việc đó, Marketer cần thấu hiểu được insight của khách hàng tiềm năng. Vậy chính xác insight là gì? Hãy cùng tìm hiểu về insight và một số insight sáng tạo khiến bạn phải ngạc nhiên.

Customer Insight là gì?

Customer insight là sự thật ngầm hiểu, diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Một sự thật ngầm hiểu hay sẽ khiến khách hàng của bạn hứng thú với thương hiêu và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm. Insight hay có thể là niềm khơi gợi một sự thật về khách hàng, luôn có sẵn ở đó nhưng chưa ai khai thác. Trong cuộc sống công nghệ ngày nay, insight có thể được thu thập qua dữ liệu (data), từ đó đưa ra những chiến dịch, hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng. Một insight thành công có thể tăng độ nhận diện cho thương hiệu về tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Insight là gì?

Một số đặc trưng của Customer Insight là gì?

Không phải là sự thật hiển nhiên. Insight là sự thật ngầm hiểu, không hiển nhiên như việc Trái đất quanh quanh mặt trời. Quan sát là một phần cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra insight nhưng vẫn chỉ là một điểm dữ liệu để xem xét. Chúng ta cần theo dõi khách hàng và phát hiện những lý do và động lực đằng sau hành vi của người tiêu dùng. Hãy luôn hỏi “Tại sao?” khi quan sát một sự thật hiển nhiên và tìm kiếm một sự thật ngầm hiểu.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu. Marketer có thể có rất nhiều data chi tiết về khách hàng, đó là sự thật về khách hàng, nhưng không có nghĩa núi dữ liệu khổng lồ sẽ đem lại một insight hay. Với khối lượng dữ liệu trong tầm tay, vấn đề cơ bản của marketer là biến data trở nên cần thiết hơn, khai thác và phân tích dữ liệu để tìm kiếm insight có thể biến thành hành động. Hãy suy nghĩ tổng thể và phân tích đa dạng các loại dữ liệu.

Dựa trên insight đó có thể đưa ra được hành động thực tế. Nếu chỉ có thể là lý thuyết mà không áp dụng hay kiểm chứng được thì cũng không phải là insight. Do đó, một insight hay phải đủ độc đáo để khiến khách hàng hành động, họ có thể tương tác với chiến dịch, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Insight có thể khiến khách hàng thay đổi hành vi của mình. Bởi insight chính là khám phá về các động cơ cơ bản thúc đẩy hành vi của con người.

Các bước xây dựng Customer Insight

Thu thập data

Insight khách hàng thường đến từ data, và với digital marketing thì các data này đến từ các nguồn như:

  • Website: sessions, time on site, bounce rate….
  • Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download….
  • Mạng xã hội: followers, like, share, comments…..
  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR……
  • Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open…..
  • SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được….
  • Khảo sát trực tuyến

Insight cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:

  • Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng….
  • Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
  • POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
  • Đánh giá, nhận định từ khách hàng
  • Nghiên cứu thị trường

Phân tích data để tạo ra insight

cách để phân tích khách hàng để tạo ra insight là gì (Ảnh: Usability Geek)

Khi bạn đã có data, hãy tiến hành phân tích các data này và tìm kiếm sự tương quan giữa việc lặp lại của một số chỉ số với mục tiêu khách hàng (ví dụ trải nghiệm tốt hơn) cũng như mục tiêu của bạn (ví dụ bán được hàng).

Ví dụ: Từ số liệu data thu thập của bạn cho thấy, khách hàng dùng điện thoại di động truy cập vào website có tỉ lệ chuyển đổi sang mua hàng thấp hơn so với máy tính để bàn. Hay nói cách khác là phiên bản trên điện thoại di động chưa mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng, bạn cần cải thiện điều đó để thu hút khách hàng, tăng trải nghiệm của người dùng trên phiên bản di động tốt hơn. Khắc phục được nhược điểm đó sẽ góp phần tăng doanh thu cao cho công ty.

Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Không phải mọi insight khách hàng đều nhằm tạo doanh thu ngay lập tức cho doanh nghiệp mà đôi khi là nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng. Sau đó họ sẽ chủ động quay lại nhiều hơn hoặc giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới.

Hành động dựa trên insight khách hàng

Sau khi đã phân tích data để tạo ra insight khách hàng thì từ đó, bạn hãy thực thi hành động cụ thể hướng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh. Đây là lúc phân tích và diễn giải các insight và đối chiếu với các đặc tính được nêu ở phần 1 để đảm bảo rằng chúng đúng đắn và phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn.

Hành động được tạo ra từ các insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn cũng như đặc tính của từng ngành nghề, công ty, tình hình thị trường cũng như xu hướng ở mỗi thời điểm thực thi.

Ưu, nhược điểm của Customer Insight

Ưu điểm

Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên (Early bird)

Việc nghiên cứu Insight khách hàng tốt sẽ giúp công ty bạn nắm lợi thế thị trường hơn so với các đối thủ, dễ dự đoán xu hướng phát triển của ngành hàng trong tương lai từ đó sẽ chủ động chiếm lĩnh thị trường cũng như các phương án tốt nhất để phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được lợi thế cạnh tranh.

Gia tăng thị phần

Thấu hiểu khách hàng nghĩa là luôn đặt lợi ích, nhu cầu của người dùng lên trước nhất, làm trung tâm cho mọi hoạt động của công ty. Nhờ vậy, doanh thu công ty sẽ tăng lên đáng kể bằng cách tối đa hóa doanh số.

Hơn hết, việc nghiên cứu insight khách hàng cũng giúp công ty dễ dàng khai thác cơ hội mới trên thị trường, sớm đưa ra được chiến lược kinh doanh chiếm lĩnh thị phận nhanh chóng.

Thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xu hướng luôn thay đổi không ngừng, nếu công ty bạn mãi đi theo lối mòn và không thay đổi trong chiến lược kinh doanh thì sớm muộn cũng trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau. Phân tích insight khách hàng giúp xác định mong muốn nhu cầu của người dùng ở hiện tại và xu hướng thay đổi trong tương lai. Từ đó, công ty mới có những thay đổi tương ứng. Ngược lại, nếu không kịp thời thay đổi, không chỉ sản phẩm mà toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Xu hướng mới và nhu cầu người dùng không ngừng thay đổi, buộc các doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ và nhanh chóng thay đổi bản thân để giữ chân khách hàng.

Nhược điểm

Mặc dù các thông số từ Customer insight thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê. Song, yếu tố con người là điều khó nhất, không lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được, nên bạn cần dựa vào kết quả online và offline để có thông tin chuẩn xác nhất.

Trong một số trường hợp, người dùng thay đổi sở thích của họ rất nhanh, làm khó các công ty theo kịp sự thay đổi “chóng mặt” ấy. Hơn thế nữa việc loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới rất tốn kém và mất nhiều thời gian để sản phẩm đi vào thị trường. Chưa kể lợi nhuận, về lâu dài, khó mà đảm bảo được.

Customer insight không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó. Dựa trên những thông tin thu thập được, công ty có thể tùy cơ ứng biến với sản phẩm của mình. Dù vậy, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ rất nhỏ người dùng sẽ không phù hợp với sự thay đổi của bạn và rất khó để có thể làm hài lòng tất cả nhu cầu của người dùng.

Cách để nghiên cứu Customer Insight chính xác và hiệu quả

Empathy interview

Empathy interviews là một cách phỏng vấn tiếp cận để tìm hiểu về trải nghiệm của ai đó với tư cách là một người dùng, để từ đó hiểu những lựa chọn mà mọi người đưa ra và tại sao họ lại làm vậy. Với empathy interview, người phỏng vấn chuyên nghiệp đóng vai trò như một nhà tâm lý. Họ chia sẻ câu chuyện như những người đồng hành và đón nhận cách nghĩ, cách cảm nhận của người dùng khi trải nghiệm sản phẩm. Những thông tin thu thập được sẽ cho bạn thấy đối tượng người dùng của bạn đến từ đâu và họ có suy nghĩ gì sau khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Qua đó, cũng giúp bạn xác định nhu cầu hiện tại và tương lai mà người tiêu dùng có thể sẽ cần đến. Từ đó, đề xuất các giải pháp sáng tạo để thực hiện mục tiêu.

Quan sát hành vi người tiêu dùng

Quan sát hành vi người tiêu dùng thường ngày để có cái nhìn chân thực khách quan. Nó không chỉ thể hiện những sản phẩm họ sử dụng mà còn cả cảm xúc và cách họ sử dụng những sản phẩm đó. Ngoài ra, việc quan sát cũng giúp bạn biết khu vực lưu trữ sản phẩm, nơi sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất  và có hướng phát triển sản phẩm.

Tham dự sự kiện hoặc triển lãm thương mại

Việc tham dự các sự kiện hay triển lãm vừa giúp bạn thư giãn lại học thêm được cách quan sát các dối thủ định vị thương hiệu và tương tác với khách hàng. Điều này sẽ tác động đến định hướng sự phát triển sản phẩm. Khi quan sát, cần lưu ý những điểm sau:

  • Các doanh nghiệp thường đưa những trải nghiệm như thế nào vào gian hàng của họ?
  • Những hình ảnh và dự án nào thường được họ mang ra trưng bày quảng bá?
  • Cách mà nhân viên tương tác với khách hàng?

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Thông qua việc khảo sát và phỏng vấn khách hàng của đối thủ nhằm:

  • Xây dựng định hướng chiến lược thương hiệu
  • Xác định chính xác khách hàng mục tiêu hướng tới

Khi đã định vị được đối thủ cạnh tranh và đặc điểm nhóm khách hàng của họ bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng đầu tư và quy trình phát triển, phân phối sản phẩm, định vị được vị trí của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.

50 ý tưởng Marketing độc đáo cho các nhà bán lẻ

Bán lẻ là một thị trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nếu bạn muốn giành được thắng lợi trong cuộc đua cam go này thì ngoài việc có các sản phẩm nổi trội cả về mặt chất lượng và số lượng ra thì điều kiện cần quan trọng nhất là phải biết cách tự tiếp thị.

Hiện nay có vô vàn phương thức quảng bá khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 50 ý tưởng Marketing độc đáo mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng rằng với những gợi ý này việc kinh doanh bán lẻ của bạn sẽ phát triển nhanh chóng.

1. Hiện tại đang là dịp năm mới, hãy tặng một cuốn lịch cho khách hàng, trên đó đề rõ tên và địa chỉ cửa hàng của bạn.

2. In những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp trên những danh thiếp của bạn.

3. Luôn luôn mang theo danh thiếp, và xin phép để lại chúng cho những người hoặc tại những nơi bạn cảm thấy nằm trong thị trường mục tiêu của mình bất kỳ lúc nào.

4. Tham gia một hiệp hội thương mại hoặc tổ chức liên quan đến ngành công nghiệp của bạn.

5. Xây dựng một mẫu quảng cáo bắt mắt hoặc một khung phản hồi có phần nhập thông tin để thu thập địa chỉ của khách hàng.

6. Viết một cuốn sách nhỏ, giới thiệu về cửa hàng và sản phẩm của bạn. Hoặc chỉ là những câu chuyện vui nho nhỏ có liên quan đến sản phẩm bạn bán.

7. Xây dựng chương trình bảo dưỡng định kì cho các sản phẩm mà bạn cung cấp hoặc tổ chức các buổi hội thảo bán hàng liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh.

8. Tạo ra một khẩu hiệu đơn giản, dễ nhớ, ấn tượng và in chúng trên các ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, email, fax,…của cửa hàng.

9. Xây dựng một trang web để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và vị trí của cửa hàng bạn. Sử dụng một đường link dễ nhớ và bao gồm tất cả thông tin tiếp thị.

10. Dùng những lời chứng thực của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để in trong các tài liệu quảng bá.

11. Học hỏi và biến mình thành một chuyên gia về các chủ để liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn, sau đó viết bài giới thiệu cho người khác đọc.

12. Viết thông cáo gửi cho báo chí, tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm khác.

13. Biến mỗi nhân viên của bạn thành một người tiếp thị cũng là ý tưởng Marketing không tồi.

14. Một ý tưởng Marketing khác là thiết kế đồng phục với khẩu hiệu và biểu tượng của cửa hàng cho các nhân viên.

15. Thuê người viết bài quảng bá cho cửa hàng của bạn.

ý tưởng marketing cho nhà bán lẻ

16. Tham gia các cuộc thi trong lĩnh vực bạn kinh doanh, làm hết sức để giành giải và công bố nó để mọi người cùng biết.

17. Xây dựng các chương trình truyền hình của riêng của bạn về chuyên môn của mình và trình bày cho trạm cáp địa phương của bạn hoặc trạm phát sóng công cộng.

18. Thay vì phụ thuộc vào một tờ báo nào đó, hãy thử tạo riêng một trang báo cho công ty của mình.

19. Sử dụng một máy trả lời hoặc hệ thống thư thoại để bắt sau giờ các cuộc gọi điện thoại. Bao gồm các thông tin cơ bản trong thư gửi đi của bạn chẳng hạn như giờ làm việc, vị trí, trang web, v.v….

20. Tham gia một trung tâm thương mại, nơi bạn có thể kết nối với các chủ doanh nghiệp khu vực.

21. Mời những người có uy tín tại địa phương hoặc các phóng viên đến cửa hàng của bạn.

22. Tạo một đường dây nóng miễn phí để tư vấn và nhận phản hồi của khách hàng.

23. Đặt quảng cáo trên các ấn phẩm mà khách hàng mục tiêu của bạn thường xem.

24. Thiết kế các sản phẩm đặc biệt như bút, miếng lót chuột hoặc cốc có in logo cửa hàng của bạn.

25. Quảng cáo trên các vị trí đặc biệt, có tần suất xuất hiện cao như công viên, xe buýt và các trang web phổ biến.

26. Trang trí lại cửa hàng của bạn cho sao cho ấn tượng và bắt mắt hơn, dễ dàng thu hút khách hàng tới mua sắm là ý tưởng Marketing đúng đắn.

27. Thuê một gian hàng tại triển lãm thương mại hoặc hội chợ tham dự của thị trường mục tiêu của bạn.

28. Đến giao lưu hoặc phát biểu tại các trường học, tăng uy tín và tạo sự gần gũi với mọi dân.

29. Tài trợ cho một chương trình cộng đồng nào đó, ví dụ như chương trình xanh, giữ đường phố luôn sạch rác, tạo thiện cảm với công chúng.

30. Đóng góp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến một sự kiện từ thiện, đấu giá.

31. Có một trang web quảng cáo được liệt kê dưới ngành công nghiệp chính của bạn và trong các chuyên mục liên quan.

32. Giành thời gian cho các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, nâng cao danh tiếng cá nhân đồng thời tạo thiện cảm với công chúng, là nền tảng cho các chương trình tiếp thị sau này.

33. Triển khai các chương trình tri ân để củng cố lòng trung thành của các khách hàng hiện tại và trong quá khứ.

34. Thêm một ý tưởng Marketing nữa là hãy thiết kế email quảng cáo hoặc bản tin hàng hóa thường xuyên cho khách hàng. Điền vào mỗi phiên bản với giá đặc biệt, lời khuyên và thông tin kịp thời khác.

35. Gửi thư cảm ơn hoặc quà tri ân cho các khách hàng quan trọng vào mỗi dịp đặc biệt.

36. Sử dụng màu sắc rực rỡ và phong bì văn phòng độc đáo khi gửi thư quảng cáo.

37. Đăng tải những video giới thiệu sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

38. Gửi thiệp mời những người nổi tiếng tới tham dự một sự kiện đặc biệt của cửa hàng bạn. Đó có thể là người trong lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc tin tức truyền hình tại địa phương.
39. Thuê những gian hàng trưng bày tại các vị trí có lưu lượng người đông như sân bay, bệnh viện, toàn nhà văn phòng lớn,…để quảng bá sản phẩm của mình.

40. Hợp tác với các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan hoặc bổ trợ cho sản phẩm của bạn để cùng đưa ra các gói khuyến mại tích hợp. Ví dụ, bạn mở cửa hàng bán bánh hãy hợp tác với cửa hàng bán cà phê, triển khai chương trình mua hai cái bánh tặng một cốc cà phê chẳng hạn.

41. Chọn ngày có năng suất bán hàng kém nhất trong tuần để áp dụng các chương trình khuyến mãi.

42. Tạo một không gian gần gũi, ấm áp cho các khu vực chờ của khách hàng.

43. Triển khai các khóa học đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân viên của bạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

44. Đăng ký bản tin hoặc tham gia các nhóm thảo luận trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

45. Nếu có thể, hãy cho thuê mặt bằng của mình làm nơi kinh doanh cho người khác. Nhà kho kí gửi là một mô hình kinh doanh như thế, bạn không chỉ thu tiền từ phí thuê mặt bằng mà còn có thể quảng bá gián tiếp cho cửa hàng của mình.

46. Thiết kế một bộ trang phục đặc trưng của cửa hàng mỗi khi đi dự sự kiện.

47. Lựa chọn một khách hàng tốt nhất (có thể là người mua hàng nhiều nhất hoặc có nhiều đóng góp nhất) trong tháng làm khách hàng đại diện. Bạn có thể tặng quà tri ân đến họ, sau đó đăng tải thông tin vắn tắt lên các trang tin tức bằng một bài viết về họ, hoặc bạn có thể trao ảnh họ trong cửa hàng và website như một hình thức vinh danh.

48. Khuyến mãi tặng kèm các sản phẩm liên quan thành một gói hàng đặc biệt.

49. Thiết kế một blog, chuyên đề tải những tin tức về lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc chia sẻ các kinh nghiệm của riêng bạn.

50. Cung cấp cho khách hàng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi định kỳ.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số ý tưởng Marketing độc đáo mà các nhà bán lẻ có thể tham khảo. Và dù bạn áp dụng ý tưởng nào thì điều quan trọng vẫn là bạn phải định hướng đúng chiến lược tiếp thị của mình, phối hợp ăn ý và chặt chẽ các nguồn lực.

(Nguồn: http://retail.about.com)

Tùng Lu

Những chiêu thức marketing độc đáo của các nhãn hàng

Trong marketing thì các nhãn hàng lớn nhỏ thường có rất nhiều các chiêu thức bán hàng marketing mà dân chúng rất khó nhận biết để mà phân biệt. Câu nói “Hãy trở thành người mua hàng thông thái” chỉ là câu an ủi các bạn mà thôi vì những chiêu thức này người thường rất khó có thể nhận ra.

Sau đây là chuỗi bài bật mí một số những chiêu trò marketing mà các “Phù thủy” marketing đã thường tiến hành cho sản phẩm và nhãn hàng của mình – là sản phẩm gì nhãn nào hình như không ai nhận 

Ghi chú : Đây là những chiêu thức marketing khá hiệu quả và đúng hay sai chúng tôi không đánh giá, chê bai hay phản đối – Tùy suy nghĩ của các bạn khi đọc xong.

Chiêu thứ nhất : Nhập nhèm thông tin khối lượng thành phần

Một hãng nước chấm xây dựng 1 nhà máy chế biến Nước mắm nguyên chất từ cá mập với công suất 1 lít/ ngày (?) và đem số nước mắm này pha với 1 triệu lít nước chấm hóa chất rồi đem quảng cáo rầm rộ: Nước Mắm Cá mập thơm ngon từ biển cả.

Một hãng miến cũng vậy, đem 1 ít khoai môn xay vào 1 tấn miến rồi quảng cáo là Miến làm bằng khoai môn nên ăn vào sẽ không bị nóng trong người như các miến khác.

Chiêu thứ hai : Chân truyền và Thất truyền 

Một số Phòng khám hay nhà thuốc nghĩ ra chiêu quảng cáo đây là sản phẩm chân truyền hàng ngàn năm từ thời Hải Thượng Lãn Bà và thất truyền mất vài trăm năm nay may thay mới khai quật được công thức và làm rất hạn chế số lượng ít đặc hiệu chữa các bệnh nan y Vô sinh, ung thư… và cam kết tỷ lệ khỏi đến gần 100% và hoàn tiền các kiểu rất an tâm. Một số kinh dị hơn còn search vơ tìm một số thầy lang có uy tín đem về hiệu của mình cho đứng bốc thuốc hay đi vào rừng tìm thuốc để tăng niềm tin và tăng giá lên hàng chục lần so với hiệu thuốc chính thống – Có bệnh vái tứ phương thế là dân chúng nhao dùng thử.

Chiêu thứ 3 : Cắt ghép và phù phép 

Một số Spa hay thẩm mỹ viện ngại chi nhiều tiền làm các video quảng cáo hoành tráng như các SPA hay TMV khác nên hay đi vào các Fanpage của đối thủ lớn để chôm chỉa Video quảng cáo của họ về dùng phần mềm gọt tỉa hết các cảnh có Logo rồi ghép thành sản phẩm của mình để chạy quảng cáo đến khi khách hàng tưởng hiệu quả thật , máy móc hiện đại thật, Bác sĩ ngon lành thật mua hàng xong qua thấy không như quảng cáo đòi lại tiền nhưng không thể đòi được đành chấp nhận mất tiền.

Chiêu thứ 4 : Quảng cáo hàng thượng hạng – Giao hàng hạ cấp

Khi lên 1688 hay Taobao search hàng chúng ta sẽ thấy khoảng 100 nhà cung cấp với giá từ hạ cám tới thượng vàng và tiền nào của nấy. Ban đầu các “thánh nghìn đơn” mua 1 số sản phẩm mẫu của hàng xịn đem về quay video demo – hoặc lấy video của hàng xịn về demo chạy quảng cáo – Lúc đầu giá tốt đơn ngon thì nhập hàng xịn về bán, sau bị cạnh tranh nhiều quá nên một số thánh đã nhập hàng chất lượng thấp về để giao cho khách mặc dù quảng cáo vẫn là hàng chất – Kiểu làm ăn này dẫn đến khách hàng tẩy chay và hậu quả thị trường sản phẩm này bị nát bét.

Chiêu thứ 5 :  Giảm giá khủng nhưng hết hàng

Rất nhiều nơi bán hàng điện máy, điện tử, máy tính, linh kiện khi search Google thấy đối thủ có giá sản phẩm rẻ hơn của mình liền vào website của mình hạ giá xuống thấp hơn đối thủ để khách hàng vào mua hàng của mình – Khi khách hàng điền thông tin mua xong hoặc gọi điện mua xong thì họ liền nói : Hàng này vừa hết thưa quý khách – và hàng này lỗi thời rồi không còn sản xuất nữa, anh nên đổi sang mẫu mới giá cao hơn chút nhưng model mới hơn và tính năng hơn hẳn – 80% khách hàng tặc lưỡi chép miệng đồng ý 

Áp dụng chiêu này nhiều nơi thấy thị trường đang ăn hàng HOT ví dụ Hè này nóng nực dân search mua điều hòa điên cuồng – Nhận thấy có vài series cháy hàng khó nhập , một số cửa hàng mặc dù không còn hàng này nhưng vẫn treo website bán hàng đó để câu khách rồi lùa sang series hay nhãn khác khó bán hơn với lợi nhuận cao hơn để chốt hàng.

Rác ‘pin’ năng lượng mặt trời, hiểm họa đe dọa nước nghèo

Vấn đề xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời hay thường gọi là ‘pin’ sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường.

78 triệu tấn rác thải vào năm 2050

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng sạch mở ra cho con người nhiều lựa chọn thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống. Tấm thu năng lượng mặt trời (pin) là một trong những lựa chọn của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm ‘pin’ này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại cho sức khỏe con người.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) ước tính vào năm 2016, có khoảng 250.000 tấn chất thải tấm thu mặt trời trên khắp thế giới. IRENA dự đoán rằng số lượng này có thể lên tới 78 triệu tấn vào năm 2050.

Các tấm thu mặt trời thường chứa chì, cadmium và các hóa chất độc hại khác mà không dễ loại bỏ nếu không phá vỡ toàn bộ tấm ‘pin’. Khoảng 90% các mô-đun PV được tạo thành từ thủy tinh, loại kính này thường không thể tái chế do có lẫn tạp chất. Các tạp chất thường gặp trong thủy tinh bao gồm nhựa, chì, cadmium và antimon.

South China Morning News trích lời một quản lý bán hàng: “Các khách hàng Trung Đông chỉ muốn rẻ. Họ mua nhiều sản phẩm giá rẻ để bù vào hiệu suất của điện mặt trời”.

Vấn đề đặt ra trách nhiệm tái chế hoặc tích trữ lâu dài các tấm pin mặt trời làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Khi chi phí dành cho tái chế tăng, doanh thu sẽ suy giảm.

Từ năm 2016, Sung Life, Beamreach, Verengo Solar, SunEdison, Yingli Green Energy, Solar World và Suniva đã phá sản.

Trong trường hợp phá sản, các công ty sẽ không còn chịu trách nhiệm và đóng góp cho chi phí tái chế trong tương lai đối với các sản phẩm của họ. Với tuổi thọ trung bình lên tới 25 năm sẽ trở thành “gánh nặng rác thải điện tử” cho tương lai.

Hệ luỵ các nước nghèo

Các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản nhận định: “Nếu tái chế thực hiện từng bước theo đúng quy trình thì giá thành của nó có thể đắt hơn nguyên liệu thô mới”.

Còn chuyên gia người Đức tại Viện Quang điện Stuttgart cảnh báo: Các quốc gia nghèo đang phát triển sẽ phải gánh chịu xử lý dòng chất thải độc hại nhiều hơn khi đa phần các tấm pin đều là loại thứ cấp hoặc đã qua sử dụng.

Việc tái chế tốn kém hơn nhiều so với giá trị kinh tế của các vật liệu được thu hồi, đó là lý do tại sao hầu hết các tấm pin mặt trời cuối cùng lại nằm trong các bãi chôn lấp. Khu vực chôn lấp sẽ không trồng được cây cũng như sinh hoạt hàng ngày, điều này dẫn đến lãng phí quỹ đất ngày càng nhiều.

Các quốc gia đều yêu cầu và khuyến khích nhà sản xuất cần phải có kế hoạch tái chế cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều đó không thực sự được quan tâm nhiều. Nếu nhà sản xuất pin mặt trời không tham gia các chương trình tái chế sẽ gây ra gánh nặng cho chính phủ khi phải “dọn dẹp” rác thải từ ‘pin’ mặt trời.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các quốc gia nghèo và đang phát triển có nguy cơ hứng chịu hậu quả cao hơn. Cả khách hàng và nhà sản xuất đều chỉ quan tâm đến chi phí, họ muốn nó rẻ, hiệu suất cao.

Những tấm thu năng lượng “thứ cấp” thường bán cho các quốc gia có hệ thống xử lý rác thải kém phát triển hơn. Ghana, Nigeria, Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ là những điểm đến chính của rác thải điện tử.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2015, khoảng 60-90% rác thải điện tử được buôn bán và vứt bỏ bất hợp pháp ở các quốc gia đang và kém phát triển.

Các quốc gia luôn khuyến khích tái chế các tấm pin mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Tuy nhiên, cần có kinh phí đủ lớn cho tái chế. Do đó, cần cân nhắc chi phí tái sử dụng và hiệu quả nặng lượng để cân nhắc có nên sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời hay không.

Tận dụng nguyên liệu cho ngành khác

Nhóm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường tại Đại học Liege (Bỉ) mới đây cung cấp bằng chứng cho thấy trong tương lai, các tấm ‘pin’ mặt trời cuối tuổi thọ có thể trở thành nguồn tài nguyên thứ cấp có giá trị cho một vật liệu quan trọng trong pin xe điện: Silicon có cấu trúc Nano siêu tinh khiết.

Một nghiên cứu nữa được công bố trên Tạp chí Hóa học & Kỹ thuật Bền vững ACS, báo cáo về nguồn tái sử dụng silicon có cấu trúc nano từ các tấm pin mặt trời hết hạn với ứng dụng trong sản xuất pin lithium-ion.

Khi đó, các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng được tái sử dụng một lần nữa. Trong đó, Silicon thu hồi từ tấm pin mặt trời có thể để phát triển pin ô tô và xe máy. Kể từ đó, các công ty EV như Daimler và BMW cũng tích cực tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển để tổng hợp silicon cấp pin cho các ứng dụng EV.

Trên thực tế, châu Âu là khu vực duy nhất có khung pháp lý minh bạch và chặt chẽ cho quá trình tái chế pin mặt trời. Chỉ thị WEEE (Rác thải điện và điện tử ) với mục đích hàng đầu là ngăn rác thải điện và điện tử và yêu cầu tái sử dụng, tái chế, thu hồi loại rác thải này. Các nước châu Âu phải áp dụng các chương trình quản lý chất thải PV, còn nhà sản xuất chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế các tấm pin mà họ bán.

Mục tiêu nhằm phát triển các sản phẩm xanh hơn và làm cho việc tái chế trở nên hợp lý, bền vững hơn về mặt kinh tế bởi các nhà sản xuất hàng đầu sẽ tính chi phí thu gom và xử lý cuối đời sản phẩm của họ vào giá mà người tiêu dùng phải trả.

Những giải pháp trong trương lai

Thứ nhất, cần áp đặt chi phí tái chế vào giá thành sản phẩm để đảm bảo rằng mọi sản phẩm bán ra đều được xử lý, tái chế theo đúng quy trình. Quỹ tái chế sẽ có trách nhiệm vận hành quy trình xử lý các tấm pin hết hạn sử dụng một cách an toàn trong thời gian dài ngay cả khi các nhà sản xuất phá sản.

Thứ hai, chính phủ nên ban hành luật để ngừng hoạt động, lưu trữ hoặc tái chế các tấm ‘pin’ mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Công dân cũng có quyền khởi kiện các cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp khi họ vi phạm luật môi trường. Điều này cần chung tay của cả xã hội phải tham gia tránh khỏi sự phơi nhiễm với các chất độc nguy hiểm.

Thứ ba, chất lượng các tấm ‘pin’ cần được nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường. Sustainable Power Group, hoặc sPower từng tuyên bố cadmium trong các tấm pin của họ không tan trong nước nhưng thực tế cho thấy chúng có thể bị rửa trôi gần như hoàn toàn trong vài tháng ra môi trường bởi nước mưa.

Thứ tư, cần có cơ chế giám sát quản lý môi trường. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cần giám sát chặt chẽ hơn các lô hàng chất thải điện tử và khuyến khích các quốc gia nhập khẩu tấm pin mặt trời đã qua sử dụng nên áp dụng một khoản phí tái chế hoặc quản lý dài hạn.

Một quỹ tái chế và quản lý chất thải như vậy sẽ giúp các quốc gia giải quyết các vấn đề khác về chất thải điện tử đồng thời hỗ trợ sự phát triển của một ngành công nghệ cao mới trong việc tái chế các tấm pin mặt trời.

Thứ năm, các nhà sản xuất cần phát triển những tấm mô-đun sạch trong tương lai, không có đầu vào độc hại và kim loại hiếm tái chế.