Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi lớn

Trich:https://advertisingvietnam.com/
Đọc bài full tại đây: https://advertisingvietnam.com/dien-bien-phuc-tap-cua-dich-benh-khien-hanh-vi-mua-sam-cua-nguoi-tieu-dung-thay-doi-lon-p16816

70% dân số dành 1/3 thời gian mỗi ngày để truy cập Internet trong mùa dịch – “mỏ vàng” cho tiếp thị số doanh nghiệp

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới. Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước. Nhờ chi phí Internet thấp nhưng tốc độ kết nối lại cao, thời gian người dân dành thời gian lên mạng rất nhiều và diễn ra thường xuyên. Trong năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6.5 tiếng một ngày để truy cập Internet. COVID-19 diễn ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng mỗi ngày.

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động theo báo cáo từ We are Social. Đại dịch COVID-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Nhờ những điều kiện trên, Internet dễ dàng trở thành một thứ “quốc dân” tại Việt Nam. Người dân có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi. Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Tăng trưởng người dùng 41%, các sàn Thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ “vàng son”

COVID-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm vừa qua. Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

Theo báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam. Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch. Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới. Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới cho họ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới” này.

Trong báo cáo Adsota đã phát hành, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y Tế, Daikin hay PizzaHome. Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các Video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục từ Bộ Y Tế, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo. Những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với “cơn bão” COVID-19. Các bài học này được các nhãn hàng chia sẻ chi tiết trong báo cáo.

Hành vi mua sắm thay đổi, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng

Trước ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch COVID-19, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định. Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà. Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe. Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không còn là yếu tố hàng đầu trong việc ra quyết định mua sắm. Thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, nhưng thay vì lựa chọn những mặt hàng giá rẻ họ lại quan tâm tới những sản phẩm có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm, số liệu khảo sát cho thấy hơn 60% hộ gia đình Việt Nam sử dụng đồ uống không đường hoặc ít đường. Các sản phẩm thay thế sữa hoặc không có sữa cũng đang dần phổ biến ví dụ như “sữa hạt” – đồ uống làm từ các loại hạt được cho là bổ dưỡng hơn đối với sức khỏe tim mạch so với sữa thông thường. Cùng với đó, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng đối với các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên 2 tiêu chí khiến khách hàng “xuống tiền” cho mặt hàng này lại là chất lượng cao và thương hiệu uy tín lâu đời.

Influencer Marketing “lên ngôi”, Video ngắn “cưa đổ” người dùng

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế. Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được. 69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch. Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể: tổng lượt xem tăng tới 81.37% và cán mốc 119.7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Số liệu từ 7Saturday’s Report cho thấy tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng. Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer, bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,… Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp. Chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000 – 1.500.000 đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45 – 100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Cùng tìm hiểu những kiến thức tổng quan về Sampling

Sampling là gì? Sampling là phát sản phẩm mẫu theo cách hiểu đơn giản nhất. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị. Giữa sự chững lại của rất nhiều hình thức tiếp thị truyền thống tại sao sampling vẫn có “ma lực” mạnh đến như vậy? Làm sao để khai thác tối đa lợi thế của sampling?

SAMPLING LÀ GÌ?

Sampling có thể hiểu đơn giản là phát sản phẩm mẫu. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị. 

Sampling có hai loại: Dry (phát nguyên sản phẩm: dầu gội, nước hoa…) và Wet (sản phẩm đã chế biến, chia nhỏ và khách có thể dùng tại chỗ: ví dụ trà giải nhiệt, mì, bánh…) 

Đây cũng là một trong những hoạt động activation – kích hoạt thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện này.

Nếu chia theo hình thức tiếp cận khách hàng thì có: 

Face to face: 

Hình thức này giúp tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng rất hiệu quả. Chẳng hạn như nếu muốn tiếp thị sản phẩm sữa em bé, tã lót thì các thương hiệu sẽ đến bệnh viện. Những mặt hàng về ăn uống, giặt giũ… thì siêu thị, chung cư, chợ sẽ là những nơi tối ưu. 

Door to door

Là hình thức sampling mà doanh nghiệp đi đến tận nơi khách hàng sinh sống. Hình thức này khá tốn kém và nhiều công sức, nhân viên cũng phải được đào tạo bài bản và trải qua các bài sát hạch. Hiện nay, hình thức này ít được các nhãn hàng lựa chọn do sự rủi ro cao trong quá trình “chào hàng”. 

ƯU ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC QUẢNG CÁO SAMPLING 

Chính là một trong những hình thức quảng cáo hiếm hoi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sampling đem đến lại nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Khách hàng thường có tâm lý muốn nhận quà miễn phí, chính vì vậy, sampling là hình thức tiếp cận dễ dàng, từ đó đưa sản phẩm, dịch vụ phủ rộng hơn. 
  • Sau khi khách hàng nhận được sản phẩm thử, thương hiệu có thể thu thập ý kiến, ưu và nhược điểm để cải thiện nhiều hơn. Giúp thương hiệu hoàn thiện được sản phẩm hơn khi đến người tiêu dùng. 
  • Nhờ đội ngũ PG trong lúc sampling, người tiêu dùng có thể được tư vấn kỹ càng hơn, họ được thuyết phục nhiều hơn nhờ những kiến thức mà PG được train. Nếu mục đích của sampling còn là bán hàng thì đội ngũ PG còn là đội sale rất hiệu quả. 
  • Nếu sampling được thực hiện dưới những hình thức độc đáo thì ấn tượng thương hiệu của khách hàng sẽ rất mạnh. 
  • Quảng cáo sampling cũng hạn chế sự cạnh tranh của đối thủ vì rất hiếm khi các thương hiệu cùng “hàng” thực hiện sampling trong cùng một địa điểm. Đây là ưu điểm lớn khi trên digital là hàng ngàn các bài post, banner được “giăng” trên cùng một không gian quảng cáo với hàng loạt các ưu đãi khác nhau. Sampling giúp khách hàng không bị phân tán và tập trung vào sản phẩm của bạn tốt hơn. 

NÊN LƯU Ý GÌ KHI LÀM SAMPLING?

Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau trước khi thực hiện một chiến dịch sampling:

  • Lựa chọn địa điểm và thời gian như thế nào là phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu? 
  • Có nên dùng thêm quảng cáo hay các hình thức khuyến mãi nào khác để tạo ra “cú hích” trước buổi phát sản phẩm ? 
  • Xác định kỹ mục tiêu của chiến dịch là gì: tăng độ nhận diện hay tăng tỉ lệ chuyển đổi? Điều này sẽ giúp bạn có các hướng tổ chức buổi sampling phù hợp với mục đích. 
  • Bạn theo dõi kết quả event bằng cách nào và từ đó rút ra bài học gì? 
  • Nếu không phát hết sampling, bạn sẽ có kế hoạch giải quyết như thế nào? 
  • Sau khi khách hàng dùng thử, bạn có cách kết nối nào thêm với khách hàng hay không? Vì sau khi kết nối, nếu bạn không biết cách “củng cố” thì kết nối có thể sẽ dễ biến mất. 

5 LƯU Ý KHI THỰC HIỆN SAMPLING

Số mẫu

Làm sampling thì KPI là số mẫu, càng nhiều, càng tốt. Số mẫu được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như hit, reach, sample. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia làm sampling, số lượng phát đã tăng lên một cách chóng mặt. Vào năm 2007, từ 600 mẫu/1 ca (5 tiếng), trong vài năm trở lại đây đã tăng lên thành 1.500 mẫu. KPI là con số để đo số lượng sampling phát ra nhưng điều quan trọng hơn không phải có bao nhiêu mẫu được phát ra mà là có bao nhiêu khách hàng sẵn sàng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. 

Đối tượng phát

Việc “phát đúng target” sẽ dựa vào việc chọn đúng kênh đặc thù. Ví dụ sản phẩm cho học sinh cấp nào thì vào cấp đó phát, mì gói, nước mắm thì phải đến chợ. Nếu phát ở những nơi công cộng: công viên, trung tâm thương mại… thì tỷ lệ “lẫn” đối tượng khác khoảng 30%. Rất khó để hạn chế con số này nên nhiều nhãn hàng “thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót”. 

Xử lý khủng hoảng truyền thông

Nên có kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông nếu trong quá trình phát có xảy ra một số vấn đề, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm. Để hạn chế tình trạng này, nhãn hàng nên đảm bảo tất cả các sản phẩm sampling đều là mới, chất lượng an toàn. 

Quản lý số lượng sampling

Đảm bảo rằng bạn không để bị mất và hụt sampling. Tình trạng này rất dễ diễn ra vì sampling thường thực hiện nhiều ngày, nhiều nơi, nhiều công đoạn và qua nhiều người. Mỗi ngày mất đi một ít, chương trình diễn ra chừng 1 tháng là ngốn cả một khoảng lớn chứ không đùa. Hãy đối chiếu nghiêm túc và thường xuyên để kiểm tra, đừng để tới phút cuối mới “nhảy dựng” lên đi tìm. 

Cách sampling hiệu quả

Dân mình thường có suy nghĩ vầy, ăn no rồi đến ăn ngon, mặc ấm rồi đến mặc đẹp và sampling từ miễn phí đến “miễn phí và vui”. Họ muốn các nhãn hàng phải tạo ra một trò chơi hấp dẫn, có một ít thử thách thì mới chịu dừng lại. Vì thực ra, mức sống được nâng cao đã làm cho việc sampling trở thành một phần “có cũng được không có cũng được”. Trừ những sampling cực kỳ hữu dụng và giá trị thì mới có khả năng giữ chân họ. 

Bóc tách 3 mục tiêu chính yếu trong Marketing

Các marketer tập sự thường bị quyến rũ bởi sự thú vị, sáng tạo của các sản phẩm marketing mà không biết rõ động lực đằng sau những sản phẩm đó là gì. Trong thực tế, liên quan đến doanh nghiệp, mỗi một dự án, hành động muốn triển khai đều phải được xác định rõ mục tiêu. Đối với mỗi chiến dịch, có 3 loại mục tiêu chính luôn được đặt lên hàng đầu: Business, Marketing và Communication. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 loại mục tiêu quan trọng này nhé!

BUSINESS OBJECTIVE – MỤC TIÊU KINH DOANH

Mục tiêu kinh doanh luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ cuộc họp đầu năm hay cuối năm của công ty. Đây là mục tiêu cần thực hiện để giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải, bao gồm doanh số bán hàng, thị phần hay điểm bán. Các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải theo dõi hiệu suất trong mọi bộ phận của doanh nghiệp để đảm bảo rằng công ty đang đi đúng hướng.

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò như la bàn cho công ty, chỉ định cách tổ chức nên phân bổ điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội. 

Các doanh nghiệp không xác định được mục tiêu dài hạn và KPI không phát triển nhanh như đối thủ cạnh tranh của họ.

Ví dụ về các mục tiêu kinh doanh phổ biến bao gồm:

  • Mục tiêu doanh thu: Duy trì lợi tăng trưởng là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, đo lường doanh thu là một cách tuyệt vời để theo dõi sự phát triển bền vững của một công ty.
  • Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động bao gồm các yếu tố hậu cần của doanh nghiệp. Ví dụ: đảm bảo nguồn cung cấp của bạn sẽ đến từ một nhà sản xuất vào cùng một thời điểm mỗi tháng. Những mục tiêu này giúp công ty hoạt động trơn tru.
  • Năng suất và hiệu quả hoạt động: Nhân viên là mạch máu của doanh nghiệp. Nhân viên làm việc hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh thu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Đo lường sự hài lòng của nhân viên và thiết lập mục tiêu cho mỗi nhóm chắc chắn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả và năng suất.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp thường xuyên khảo sát khách hàng của họ sẽ có thể chắc chắn hơn rằng họ đang tạo hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
  • Tăng trưởng: Các công ty đo lường sự tăng trưởng trong dài hạn và ngắn hạn. Tăng trưởng xuất hiện dưới dạng lưu lượng truy cập trang web, người theo dõi trên mạng xã hội, doanh thu và doanh số bán sản phẩm

MARKETING OBJECTIVE – MỤC TIÊU MARKETING

Khi đã xác định mục tiêu kinh doanh, mục tiêu Marketing sẽ được triển khai.

Mục tiêu Marketing là các mục tiêu được thiết kế để đưa ra các hành động rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu Marketing luôn phải cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp và dựa trên thời gian xác định. Mục tiêu Marketing được thể hiện thông qua:

  • Tăng mức độ tiêu thụ: việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Có hai cách chính để tăng lượng tiêu thụ bao gồm tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng và tăng tần suất sử dụng
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: đây là chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới đến với sản phẩm, thường được thực hiện thông qua các chương trình như trade marketing: tặng hàng dùng thử, giảm giá sâu…
  • Tăng giá trị sử dụng: Tăng giá trị sử dụng là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có thêm chức năng mới hay được định vị ở vị trí cao cấp hơn.
  • Tăng độ trung thành: Tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu bằng cách thuyết phục họ về những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cùng các chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ có mục tiêu kinh doanh mới có mục tiêu marketing và đạt được mục tiêu marketing sẽ giúp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Trong một bản digital brief hay creative brief lý tưởng sẽ có sự xuất hiện của cả business, marketing và communication objective. Tuy nhiên trong thực tế, không nhiều khách hàng đủ cởi mở để chia sẻ về business và marketing objective. Agency chỉ nắm được communication objective, nhưng đôi khi vấn đề đó không thể giải quyết chỉ bằng truyền thông, hoặc đặt ra mục tiêu truyền thông sai khiến chiến dịch không đạt hiệu quả như mong đợi.

COMMUNICATION OBJECTIVE – MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

Mục tiêu truyền thông được thực hiện sau khi đã có mục tiêu marketing cụ thể. Đây cũng là mục tiêu “thú vị” nhất cho marketers khi bắt đầu bắt tay “thay đổi suy nghĩ” người dùng bằng những thông điệp truyền thông ấn tượng. Các mục tiêu truyền thông bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ: có 3 cấp độ trong nhận thức về thương hiệu bao gồm top of mind (thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí), thương hiệu xuất hiện thứ 2, thứ 3 và thương hiệu phải có sự gợi ý hoặc trợ giúp mới khiến khách hàng nhớ ra.
  • Rentention Rate: Số lượng doanh thu mà công ty có thể tạo ra từ một khách hàng nhất định
  • Key Attributes: Những lợi ích và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ (cognitive và emotional learning) tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Channel quality: Khả năng tiếp cận, tương tác với người tiêu dùng thông qua truyền thông. 

Trích nguồn từ: https://aimacademy.vn/

Mùa hè đến rồi! Khám phá ngay TOP 10 loại kem chống nắng nội địa Nhật tốt nhất

Kem chống nắng là một trong những món bảo bối của chị em phụ nữ để bảo vệ làn da tránh khỏi những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,… Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại kem chống nắng, khiến bạn băn khoăn không biết chọn loại nào cho phù hợp với làn da của mình? Nếu bạn vẫn còn đang phân vân, sao không thử suy nghĩ đến những sản phẩm đến từ Nhật Bản – nơi được biết đến là “thiên đường” của sản phẩm chăm sóc da. Những dòng kem chống nắng của Nhật không những được đánh giá cao về chất lượng mà còn phù hợp với làn da châu Á nói chung. Hãy cùng điểm danh 10 sản phẩm kem chống nắng được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản trong bài viết dưới đây nhé.

1. ANESSA Perfect UV Sunscreen Skincare Milk

Kem chống nắng ANESSA là sản phẩm chống nắng được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản đến từ hãng Shiseido đình đám. Kem chống nắng với kết cấu mỏng nhẹ giúp thẩm thấu nhanh, không gây bết dính, nhờn rít nên phù hợp với mọi loại da, nhất là da dầu. Đặc biệt, ANESSA Perfect UV Sunscreen Skincare Milk được sản xuất với công nghệ độc quyền Aqua Booster X của Shiseido, nên nổi bật hơn so với những sản phẩm chống nắng khác bởi khả năng chống thấm nước. Vì vậy, ANESSA Perfect UV Sunscreen Skincare Milk chắc chắn sẽ là một món bảo bối tuyệt vời thích hợp sử dụng khi bạn đi biển, bơi lội và tham gia các hoạt động thể thao.

Không những vậy, dòng kem chống nắng này của ANESSA còn có chỉ số chống nắng cao SPF50+/ PA++++ giúp chống lại những ảnh hưởng xấu của tia UV một cách hiệu quả. Đặc biệt, ANESSA Perfect UV Sunscreen Skincare Milk còn chứa các thành phần chăm sóc da như axit hyaluronic giúp ngăn chặn sự xuất hiện của nám, tàn nhang, giúp da mềm mịn hơn và cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da. Bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng này như một lớp lót trước khi trang điểm.

2. Biore UV Aqua Rich Watery Gel

Biore UV Aqua Rich Watery Gel

Kem chống nắng Biore UV Aqua Rich Watery Gel cũng được biết đến là một trong những sản phẩm chống nắng được yêu thích hàng đầu tại Nhật Bản. Với công nghệ sản xuất Aqua Rich kết hợp với chỉ số chống nắng cao SPF50+/PA++++, loại kem chống nắng này có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi tác động của các tia tử ngoại có hại như UVA – tác nhân gây ra nếp nhăn, tàn nhang và UVB – tác nhân gây sạm da và cháy nắng. Đặc biệt, Biore UV Aqua Rich Watery Gel còn thích hợp để sử dụng như một lớp kem nền trang điểm. Chỉ cần thoa một lớp kem lên da, làn da của bạn trông sẽ sáng hẳn lên. 

Kem chống nắng có dạng sữa với kết cấu không quá đặc nên rất mỏng, nhẹ, không gây cảm giác bết dính hay khó chịu khi thoa lên da. Đặc biệt, Biore UV Aqua Rich Watery Gel còn chứa thành phần axit hyaluronic kết hợp với sữa ong chúa nên có công dụng dưỡng ẩm da hiệu quả, đem đến cho bạn một làn da mịn màng. 

3. KOSE Sekkisei White UV Milk

KOSE Sekkisei White UV Milk

KOSE được biết đến là một trong những mỹ phẩm đình đám của Nhật nổi tiếng với những sản phẩm dưỡng da chất lượng, trong đó phải kể đến dòng sản phẩm Sekkisei. Bên cạnh những sản phẩm dưỡng da chuyên dụng, kem chống nắng Sekkisei cũng rất được chị em tin dùng, đặc biệt là KOSE Sekkisei White UV Milk. Sản phẩm này được yêu thích bởi khả năng chống nắng cao, có chỉ số SPF50+/PA++++, giúp ngăn ngừa tàn nhang, bảo vệ làn da khỏi tác động xấu từ ánh nắng mặt trời và môi trường như khói bụi.

Ngoài ra, kem chống nắng KOSE Sekkisei White UV Milk còn nổi bật với công dụng dưỡng da hiệu quả. Với thành phần tự nhiên như chiết xuất lá đào và mật ong, sản phẩm không những giúp làm mờ vết thâm, ngăn ngừa mụn mà còn bổ sung độ ẩm cần thiết để làn da luôn căng bóng, mịn màng. Hơn thế nữa, sản phẩm còn có khả năng chống thấm nước, có thể sử dụng làm kem lót trang điểm, giúp lớp nền lâu trôi.

4. ALLIE Extra UV Highlight Gel

ALLIE Extra UV Highlight Gel

Kem chống nắng ALLIE Extra UV Highlight Gel mẫu mới nhất của Kanebo là phiên bản cải tiến của kem chống nắng Kanebo Allie mineral moist Neo cực nổi tiếng đã được phái đẹp vô cùng ưa chuộng trước đây. Ưu điểm của kem chống nắng ALLIE Extra UV Highlight Gel là khả năng chống thấm nước với công nghệ Friction Proof, giúp bạn có thể tự tin tham gia các hoạt động thể thao, tắm biển mà không sợ bị trôi kem chống nắng. Giống như các loại kem chống nắng khác nhà ALLIE, dòng kem chống nắng này với công nghệ skin-fit giúp kem có thể thoa đều trên da, không để lại vệt trắng loang lổ trên da dù cho da bạn có ra nhiều mồ hôi. Kết cấu lỏng, nhẹ của loại kem này giúp dễ thẩm thấu vào da và không gây cảm giác nhờn dính khó chịu. 

Đặc biệt, ALLIE Extra UV Highlight Gel có khả năng chống nắng vô cùng ưu việt với chỉ số SPF50+ và PA++++ kết hợp với Zinc Oxide – một chất giúp chống lại tia UVB, UVA mà không hề gây kích ứng trên da. Ngoài ra, sản phẩm này còn nổi bật với công nghệ ADVAN UV Barrier giúp bảo vệ da chuyên sâu khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các sản phẩm chống nắng từ ALLIE được đánh giá là có nồng độ cồn hơi cao nên hãy bạn lưu ý khi thoa kem ở khu vực gần mắt nhé!

5. KOSE SUNCUT UV Protect Spray

KOSE SUNCUT UV Protect  Spray

Nếu bạn thích loại kem chống nắng dạng xịt vô cùng tiện lợi thì có thể cân nhắc đến sản phẩm KOSE SUNCUT UV Protect Spray. Đây là loại kem chống nắng dạng xịt trong suốt, có thể xịt trực tiếp sau khi make up mà không làm ảnh hưởng đến lớp trang điểm của bạn! Thật tiện lợi phải không nào? Ngoài ra, chai xịt còn có thiết kế nhỏ gọn, có thể dễ dàng bỏ vào trong túi xách và mang theo. 

Xịt thử một lớp lên da, bạn sẽ cảm nhận được ngay cảm giác man mát và dễ chịu. Đặc biệt, KOSE SUNCUT UV Protect Spray còn có thể sử dụng cho toàn thân, cả tóc lẫn da đầu. Là dạng xịt chống nắng nên dễ thẩm thấu vào da, khiến bạn không cảm thấy bết dính hay khó chịu. Không những tiện lợi, KOSE SUNCUT UV Protect Spray còn nổi bật với khả năng chống nắng tối ưu với chỉ số chống nắng SPF50+/PA++++. Bên cạnh đó, điểm cộng lớn của sản phẩm này chính là khả năng chống thấm nước cao Super Waterproof. Giờ đây, bạn có thể yên tâm tham gia các hoạt động thể thao dưới nước, ngoài trời trong những ngày hè nắng nóng, oi bức mà không cần phải lo da bị sạm và cháy nắng. 

6. Curel Day Barrier UV Protection Milk

Curel Day Barrier UV Protection Milk

Curel là thương hiệu dược mỹ phẩm chuyên biệt cho làn da nhạy cảm. Nếu bạn muốn tìm mua một sản phẩm kem chống nắng chuyên sử dụng cho da nhạy cảm thì có thể cân nhắc sử dụng Curel Day Barrier UV Protection Milk. Kem chống nắng này dùng được cho cả mặt và toàn thân. Sản phẩm có dạng lỏng như lotion, nên vô cùng mướt mịn và dễ thẩm thấu khi thoa lên da. Kem chống nắng này còn có thể dùng như lớp lót trang điểm và có khả năng giữ cho lớp trang điểm lâu trôi.

Bên cạnh khả năng chống nắng tối ưu với chỉ số SPF50+/PA+++, điểm khiến cho phái đẹp yêu thích Curel Day Barrier UV Protection Milk chính là công thức dưỡng ẩm chuyên sâu – đặc điểm không thể thiếu của các sản phẩm đến từ thương hiệu Kao đình đám. Hầu hết tất cả các sản phẩm dưỡng da của Kao đều có thành phần chính là ceramide – hoạt chất dưỡng da tối ưu với công dụng chống lão hóa. Ngoài ra, Curel Day Barrier UV Protection Milk còn có chiết xuất bạch đàn và chiết xuất cây sơn chi, giúp kem có khả năng cấp ẩm và thẩm thấu sâu vào trong lớp biểu bì, đem đến cho người dùng một làn da mịn màng. Kem chống nắng này hoàn toàn lành tính nên còn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ! 

7. Skin Aqua Tone Up UV Essence

Skin Aqua Tone Up UV Essence từng đứng vị trí số 1 trong bảng xếp hạng bình chọn củatạp chí mỹ phẩm @Cosme Nhật Bản năm 2018. Sản phẩm có công dụng hiệu chỉnh màu da nên khi thoa một lớp kem, bạn sẽ thấy làn da của mình có phần sáng hơn. Chính vì công dụng này, Skin Aqua Tone Up UV Essence có mùi thơm nhè nhẹ của hoa oải hương, được rất nhiều phái đẹp yêu thích sử dụng thay cho lớp nền trang điểm, hay thậm chí bạn còn có thể sử dụng thay cho kem nền nếu da không có quá nhiều khuyết điểm.

Skin Aqua Tone Up UV Essence còn nổi bật với chỉ số chống nắng cao SPF50+/PA++++ giúp da tránh khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời và những tác động xấu từ môi trường. Ngoài ra, với thành phần axit hyaluronic và dẫn xuất vitamin C, sản phẩm còn có khả năng cân bằng và giữ ẩm cho da, giúp da luôn mềm mại, mịn màng. Chưa hết, sản phẩm còn có khả năng chống thấm nước, kết cấu kem dạng lỏng, có thể thẩm thấu nhanh, không gây bết dính khi thoa lên da. 

8. Ayura Water Feel UV Gel Prism

Ayura Water Feel UV Gel Prism nổi bật với khả năng chống nắng cao nhờ chỉ số SPF50+/PA ++++, giúp làn da của bạn tránh khỏi những tác dụng xấu từ môi trường và ánh nắng mặt trời. Kem thoa lên da còn tạo một lớp óng ánh, tạo hiệu ứng căng bóng, khiến làn da trông tươi tắn và thu hút hơn. 

Kem chống nắng Ayura Water Feel UV Gel Prism với chiết xuất chanh leo kết hợp với những thành phần dưỡng da nên có khả năng dưỡng ẩm cao, rất phù hợp với những người có làn da khô. Đặc biệt, loại kem này không chứa cồn, dầu khoáng, chất bảo quản paraben và chất tạo màu nên thích hợp đối với mọi loại da.

9. Kiss me Mommy UV Mild Gel

Kiss me Mommy UV Mild Gel

Nếu bạn đang tìm cho mình một loại kem chống nắng lành tính, sử dụng cho cả trẻ em và người lớn thì có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm Kiss me Mommy UV Mild Gel. Ưu điểm của sản phẩm này chính là không chứa hương liệu, chất tạo màu, cồn hay paraben nên thích hợp sử dụng cho mọi loại da. 

Kem chống nắng Kiss me Mommy UV Mild Gel với 80% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như chiết xuất lô hội, dâu tây,…kết hợp với những chất dưỡng ẩm như dầu jojoba, ceramide, collagen và axit hyaluronic nên có tác dụng chăm sóc làn da vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có chỉ số chống nắng SPF33/PA+++ nên dù lành tính nhưng không có chức năng chống nắng tối ưu như các sản phẩm chống nắng khác.

10. Hada Senka Mineral Water UV Gel

Kem chống nắng Hada Senka Mineral Water UV Gel là một trong những dòng kem chống nắng nổi tiếng đến từ thương hiệu Shiseido.Điều khiến chị em “mê mệt” sản phẩm chống nắng này chính là khả năng chống nắng tối ưu với chỉ số SPF50/PA+++ . Bên cạnh đó, giống như Allie Extra UV Gel, kem chống nắng này cũng có thành phần chính là Zinc Oxide kết hợp với Ethylhexyl Methoxycinnamate, Octocrylene – thành phần chống nắng hóa học giúp bảo vệ làn da tuyệt đối khỏi những tác động xấu từ tia UVA và UVB mà không hề gây kích ứng hay khó chịu cho da.

Ngoài ra, kem chống nắng Hada Senka Mineral Water UV Gel còn có thành phần là nước khoáng Mineral Water giúp da thêm mịn, căng mướt đồng thời cấp ẩm và giữ ẩm chuyên sâu nên bạn có thể sử dụng sản phẩm này thay cho lớp nền trang điểm. Bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này khi tham gia các hoạt động dưới nước bởi kem còn có tính năng chống thấm nước. Thiết kế nhỏ gọn nên có thể dễ dàng bỏ vào túi xách mang đi học hoặc đi làm.

Lợi ích khi nâng cao sự gắn kết trong công sở

Gắn kết nhân viên luôn là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển một doanh nghiệp. Nếu không có sự gắn kết này, những người làm việc trong cùng một tổ chức sẽ sớm rời đi khi họ đã đạt được mục tiêu riêng của mình và không có một mục tiêu chung nhất. Sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp cũng trở thành một yếu tố cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khốc liệt ngày nay. 

Hãy cùng tìm hiểu về sự quan trọng của gắn kết nhân viên trong bài viết này nhé!

Nói về khái niệm “Sự gắn kết – Employer Engagement”, hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm nào chính xác về thuật ngữ này. Vì cách tiếp cận thuật ngữ này ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Những bài toán về con người sẽ khó có thể đạt được lời giải chính xác. Đôi khi, sự gắn kết của nhân viên được thể hiện ở tinh thần làm việc, trách nhiệm và sự cống hiến cho công ty. Hoặc cũng có thể đó là sự gắn bó lâu dài, tích cực và thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp. 

Song, nhìn chung thì một người nhân viên có sự gắn kết với doanh nghiệp, tổ chức sẽ có tính trách nhiệm, tự nhận thức về vai trò của mình cao hơn. Cũng như họ luôn sẵn sàng để góp sức, hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự cống hiến tận tâm qua những ý tưởng, giải pháp mà họ chủ động mang đến trong công việc và luôn có niềm tự hào về công ty chính là một trong những đặc điểm mà một nhân viên gắn kết với doanh nghiệp thường có. 

Qua những đặc điểm trên, có thể nhận thấy, việc tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp có thể mang đến nhiều lợi ích trong hành trình phát triển doanh nghiệp như:

Gia tăng lợi nhuận:

Theo báo cáo của Hewitt – Nhà cung cấp vốn nhân lực và dịch vụ tư vấn quản lý tại Mỹ, các công ty đạt mức gắn kết từ 60% – 70%, tổng lợi nhuận trung bình của cổ đông đạt 24,2%, đối với doanh nghiệp có mức gắn kết từ 49% – 60%, chỉ số này giảm xuống 9,1%. Và các doanh nghiệp có tỉ lệ nhân viên gắn kết thấp hơn 25% có tổng lợi nhuận trung bình âm.

Nâng cao hiệu suất công việc

Theo nghiên cứu của Gallup, doanh nghiệp có sự gắn kết của nhân viên thì mức năng suất công việc hiệu quả hơn 22% so với các doanh nghiệp không có sự gắn kết của nhân viên vì họ luôn sẵn sàng để cống hiến, đưa ra những giải pháp để phát triển và cải thiện công việc của mình, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. 

Giảm thiểu rủi ro

Mức độ nhân viên gắn kết cao sẽ tác động đến quá trình làm việc. Cụ thể, theo nghiên cứu của Gallup, những doanh nghiệp có mức độ gắn kết cao, những sự cố trong quá trình hoạt động sẽ giảm đến 48% và những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cũng giảm đến 41%.

Vậy vì sao độ gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp càng cao thì lại mang đến những lợi ích trên?

Nhà quản lý, lãnh đạo mang đến sự gắn kết cho nhân viên sẽ giúp nhân viên đạt được ba yếu tố sau:

Sự tận hưởng:

Con người có xu hướng cảm thấy thỏa mãn và hài lòng khi họ được làm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng là một yếu tố để nhân viên có được sự tận hưởng. Sự thoải mái về mặt tinh thần sẽ đẩy cao năng suất làm việc của nhân viên, từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Niềm tin:

Nhân viên cần thấy được sự liên hệ giữa công việc hàng ngày của mình với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức cực kỳ quan trọng để tạo gắn kết. Vì nếu nhân viên cảm thấy rằng khi làm việc nghĩa là họ đang trực tiếp tạo ra đóng góp giá trị cho tổ chức và cả cộng đồng, họ sẽ có xu hướng gắn kết hơn. 

Giá trị:

Sự công nhận rất quan trọng đối với quá trình nỗ lực của con người. Vì vậy, ai cũng đều muốn được ghi nhận những đóng góp của mình. Có rất nhiều hình thức ghi nhận như gói phúc lợi cạnh tranh, tạo cơ hội để nhân viên đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, du lịch hàng năm,…  Nhưng quan trọng hơn hết là cảm giác được tin tưởng và có giá trị khi được quản lý của mình dành ra dù chỉ vài phút để nói lời khen ngợi về kết quả công việc và sự đóng góp của họ có giá trị và được coi trọng như thế nào. 

Sự động viên, tinh thần tích cực mà người quản lý thể hiện qua cách khiến nhân viên của mình được “tận hưởng” cả 3 yếu tố trên sẽ là một nguồn động lực to lớn cho họ. Không chỉ thúc đẩy năng suất làm việc, tạo ra cơ hội cho nhân viên học hỏi và phát triển, mà còn là sự ghi nhận đối với những đóng góp của nhân viên, chính vì vậy, gắn kết nhân viên chính là chìa khóa thành công hàng đầu trong việc giữ chân các nhân tài, tăng lợi nhuận và kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp với những ứng viên tiềm năng. Đó còn là một trong những cách hữu hiệu trong chiến lược xây dựng hình ảnh cho thương hiệu doanh nghiệp, tổ chức vì giá trị con người làm nên tất cả.

Và vì sao chúng ta cần Networking?

Networking thường được cho chỉ phù hợp với những công việc mang tính chất ngoại giao, hay những người làm ở cấp bậc quản lý, lãnh đạo cấp cao,… Thực tế, Networking cần cho tất cả ngành nghề. Vì lợi ích mà Networking mang lại không chỉ là những mối quan hệ. Mà nó còn là kỹ năng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều ở các khía cạnh khác nhau. 

***

Trước tiên, hãy cùng hiểu lại một chút về Networking nhé:

Networking được định nghĩa đơn giản là kỹ năng thiết lập, xây dựng các mối quan hệ mới và duy trì các mối quan hệ cũ.  

Đầu tiên, đó là sự đa dạng kiến thức, góc nhìn đa chiều 

Khi tham gia vào hoạt động Networking, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều người, cùng hoặc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự đa dạng của nhiều người sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và góc nhìn đa chiều không chỉ trong công việc mà ngay cả đời sống. Nâng cao kiến thức và làm mới góc nhìn của mình sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đánh giá sự vật, sự việc, và giải quyết vấn đề, ra quyết định.

Không thể bỏ qua lợi ích mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Một cơ hội nghề nghiệp tốt có lẽ là lợi ích mà các bạn có thể thấy rõ đến từ kỹ năng Networking. Lấy ví dụ đơn giản, khi bạn là sinh viên năm cuối, biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với các anh/ chị cùng ngành đã ra trường và đi làm, rất có thể khi công ty họ đang mở tuyển một vài vị trí, họ sẽ tìm đến và giới thiệu bạn cho vị trí đó. Vì sao? Vì mối quan hệ giữa bạn và họ, và vì họ đã đủ tin tưởng bạn sau thời gian tiếp xúc với bạn. Cơ hội việc làm đó chính là do kỹ năng Networking của bạn mang lại.      

Bên cạnh đó, Networking với những người làm cùng ngành nghề, bạn sẽ có thêm cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức mà có thể sẽ không có ở bất kì một quyển sách nào. Ngoài ra, những mối quan hệ tốt có thể hỗ trợ bạn trong công việc lúc cần thiết, giúp đỡ bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Về thương hiệu cá nhân cũng được nâng tầm

Khi bạn kết nối với nhiều người, trong quá trình trò chuyện, chia sẻ hay hợp tác, họ sẽ nhớ đến bạn là một người có kiến thức và kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể. Và khi họ đã đủ tin tưởng bạn trong quá trình kết nối, bạn sẽ có khả năng nhận được nhiều lời mời hợp tác, giới thiệu từ nhiều người khác nhau. Uy tín về thương hiệu cá nhân của bạn cũng sẽ tăng cao khi được đạt được sự tin tưởng và biết đến của nhiều người trong ngành và nhiều lĩnh vực khác.   

Cuối cùng, chủ động và tự tin trong cuộc sống

Đây là lợi ích cơ bản mà bạn có thể đạt được khi Networking. Để Networking thành công, bạn cần sự chủ động để làm quen với nhiều người xa lạ và rất nhiều sự tự tin để giao tiếp hiệu quả, nên bạn sẽ học được hai tố chất này trong kỹ năng Networking. Người giao tiếp tốt sẽ luôn biết cách nắm bắt những cơ hội và đó là một trong những yếu tố quan trọng để giúp bạn trở thành một người thành công.

Dù là trong công việc hay đời sống, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà Networking mang lại. Không chỉ mang lại những mối quan hệ, Networking còn thật sự giúp chúng ta có thể tốt hơn khi đánh giá sự việc và làm thương hiệu cá nhân tốt hơn.

Giữ gìn chất liệu “sáng tạo” bên trong bản thân

Tư duy sáng tạo là điều kiện bắt buộc cho các công việc liên quan đến các ngành truyền thông, marketing, thiết kế, nghệ thuật,… nếu thiếu nó chắc chắn bạn sẽ đi rất chậm. Liệu bạn có thể nhìn ra được những đặc điểm có thể đánh chết tư duy sáng tạo khiến đa số mọi người khó khăn trong quá trình làm việc? Những điều này có vẻ như quen thuộc, như đôi khi sự quen thuộc đó lại khiến bạn sẽ đánh mất tư duy sáng tạo một cách vô thức.

Vậy nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, chúng ta cùng bắt đầu nào!

1. Khoan hãy chấp nhận bản thân mình, bạn nhé!

Có nhiều điều trong bài phân tích “Đừng chấp nhận bản thân, đặc biệt nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo” của Monster Box được đăng tải trên Facebook, thật sự khiến người đọc phải suy nghĩ. Bài viết được đề cập đến việc bạn sẽ không còn đủ ý chí để tiến lên, một khi đã hài lòng với chính bản thân mình. Việc đó không những khiến tư duy sáng tạo của bạn chết dần chết mòn mà còn khiến bạn không thể nào bức phá trong công việc, đặc biệt là những công việc cần sự năng động trong thời đại ngày nay. Chỉ đơn giản là con người chúng ta kỳ lạ lắm, không có điểm kết thúc, vậy nên sẽ không có cái thật sự rõ ràng là “giới hạn bản thân”.

Nếu bạn là một cô, cậu sinh viên vừa mới ra trường thì không nên cho phép mình tự thỏa mãn với bản thân quá sớm. Hãy cố gắng để trở thành một team player, trở thành một trong những “nơ-ron” quan trọng của team, đừng trở thành người “có cũng được, không có cũng không sao” nhé! Nỗ lực hoàn thiện mình, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Cuộc sống bạn chắc hẳn sẽ trở nên có ích và thú vị hơn nhiều đấy.

2. Đừng mãi theo sau người khác, tỏa sáng theo cách của riêng bạn.

Việc ỷ lại vào bộ não của người khác là một điều đáng báo động, bạn thử tưởng tượng nếu hằng ngày bạn đều bám vào ý tưởng của một người nào đó, rồi đến một ngày vì lý do vu vơ nào đó bạn không có cơ hiệu tiếp xúc hay không còn gặp người đó nữa thì phải giải quyết những vấn đề khó khăn ấy ra sao. Chắc rằng bạn sẽ cảm thấy bị “cạn ý tưởng” nhưng không nhận ra rằng ngay từ đầu thật sự bạn chẳng có bất kỳ ý tưởng nào cả!

“Đi theo bóng mặt trời” quá nhiều có khiến bạn áp lực hay tù túng không? Hãy thử một lần trở thành mặt trời xem, dần dần tỏa sáng. Và dĩ nhiên, bài viết này sẽ không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi “Làm cách nào để bạn có thể thoát ra khỏi cái bóng đó?” Vì mỗi người sẽ có một cách khác nhau để tìm ra bản thân mình. Muốn làm thế nào tự bạn sẽ chọn cách riêng cho bạn nhé! Nếu bạn thấy quá khó, thì điều đầu tiên, hãy tập cách tư duy và đánh giá vấn đề theo chính góc nhìn của bạn mà không áp đặt bất cứ cách suy nghĩ của ai lên mình. Và điều gì cũng vậy, luôn cần có sự kiên trì, kiên trì với những gì mình làm, rồi bạn sẽ gặt được thành quả. 

3. Ngại bức phá khỏi giới hạn bản thân

“Mọi người sẽ nghĩ sao đây?”, “Họ có thích idea (ý tưởng) này không?”, “Nó có kỳ quặc lắm không ta?” Đó là tâm lý gần như là phổ biến của một người khi họ có những sáng tạo mới, mà đã là sáng tạo thì đôi khi có sự khác biệt. Bạn sợ mọi người đáng giá sự khác biệt đó nên chỉ dám dừng lại ở mức suy nghĩ chứ không “phóng” nó ra ngoài, rồi lại lặp một vòng quỹ đạo cũ. Cứ thế bạn dần sẽ cảm thấy chán nản với công việc cũng như quá tải vì lượng idea không được giải phóng tích tụ quá nhiều ngày qua ngày trong đầu bạn. Đó là dấu hiệu cho việc tự ti với những ý tưởng của mình hay rộng hơn là với chính bản thân mình. 

Điều này có thể xuất phát khách quan từ thói quen giáo dục theo cách truyền thống ở nước ta, giáo viên ở trường trung học có vẻ cũng không thích “sự phá cách”, họ muốn học sinh ngoan ngoãn, vâng lời, chấp hành đúng nội quy, không quậy phá. Thật đáng tiếc khi họ không nhận ra chính cách làm đó đã một phần khiến cho một thế hệ không còn tin tưởng vào “điều khác lạ” là cần thiết nữa. 

Hãy thử vượt qua chính mình, bước ra khỏi nỗi sợ bị cười nhạo, đánh giá hay ánh mắt người khác dành cho bạn để bứt phá trên con đường mới nhé. Vậy nên nếu có ý tưởng nào mới lạ, đừng ngần ngại nói ra, biết đâu đó chính là điều cả team bạn đang tìm kiếm bây lâu nay đấy!

4. Tự mãn với kiến thức mình đã có

Điều nay hoàn toàn trái ngược với hai điều ở trên. Người ta hay nói “cái gì quá cũng không tốt” cũng có phần đúng đấy. Nhưng quá ở đây không phải quá ở ý tưởng mà là quá ở sự tự tin với bản thân. Nói cụ thể hơn thì trường hợp bạn cảm thấy mình quá giỏi, quá toàn diện để hiểu biết ở mọi lĩnh vực do đó không cần phải học thêm gì nữa mà chỉ cần truyền đạt cho mọi người, thế là đủ. Nhưng thực tế, có một quy luật cơ bản rằng: Không học hỏi thêm là cách nhanh nhất để triệt tiêu tư duy của một con người. 

Lenin đã từng nói rằng:”Học, học nữa, học mãi”, bởi lẽ kiến thức là vô tận, bạn dù biết nhiều thế nào thì cũng chỉ là hạt cát giữa sa mạc thôi, còn rất nhiều điều hay ho đang chờ bạn phía trước. Đừng vội chủ quan với kiến thức của mình nhé, có tinh thần học hỏi nhìn đâu bạn cũng sẽ thấy thêm những kiến thức mới bổ ích.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nhận ra một số điều tiêu cực để thay đổi kịp thời, đâu đó có thể những sản phẩm của bạn sẽ đôi lần thất bại, đừng nản chí, cố gắng cho lần sau, thành công không bỏ qua người chịu khó tìm tòi, học hỏi đâu!

Và đừng quên tận hưởng cuộc sống theo cách có ý nghĩa vì tạo ra được giá trị có ích cho xã hội nhé!

Cải thiện chỉ số Trí Tuệ Cảm Xúc – EQ thế nào?

Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ giúp một người có thể nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác. Nó cũng giúp một người có thể kết nối và thiết lập các mối quan hệ tốt từ đời sống xã hội đến nơi làm việc – theo The Independent.

Chỉ số EQ được chia ra làm 3 kỹ năng gồm khả năng nhận biết cảm xúc, khai thác cảm xúc và vận dụng chúng vào quá trình tư duy, giải quyết vấn đề, tạp chí Psychology Today cho biết.

Sau đây là một số dấu hiệu của người sở hữu chỉ số cảm xúc EQ cao:

Tích cực

  • Biết cách tạo ra động lực nội tại

Người sở hữu EQ cao có khả năng tự tạo ra động lực cho chính bản thân bằng cách chuyển hóa những cảm xúc tích cực thành nguồn năng lượng tích cực. Và những động lực của bạn không đến từ những điều mang lý tưởng vĩ đại, mà nó đến từ những điều đơn giản, niềm vui của bạn trong cuộc sống, công việc. Bạn luôn tập trung mọi năng lương và sự chú ý để theo đuổi mục tiêu của mình đã đặt ra.

  • Đón nhận thay đổi để tốt hơn

Người có chỉ số cảm xúc cao là người có khả năng thích nghi tốt với môi trường mới. Họ không ngại thay đổi, vì họ tin rằng, với mỗi sự thay đổi sẽ mang lại những cơ hội tốt, giúp họ phát triển và hoàn thiện bản thân. 

  • Nhìn về phía trước

Người có EQ cao yêu thích học hỏi và khám phá những điều mới, và không ngại khi phải nghe những lời chê, góp ý từ mọi người. Nhờ thế, bạn luôn tự thách thức bản thân, không ngừng tiếp thu thêm về những quan điểm khác. Bạn coi đó là động lực để cải thiện bản thân từng ngày. 

Với kim chỉ nam cho cuộc sống là “nghĩ tích cực, sống tích cực”, khi đối mặt với thất bại hoặc những biến cố, người sở hữu EQ cao không đắm chìm lâu trong quá khứ. Họ sẽ tìm ra câu trả lời cho sự thất bại của mình và khắc phục nó. Chính vì vậy, người sở hữu EQ cao có khả năng hoàn thiện bản thân tốt hơn hết.  

Thấu hiểu

  • Lý giải, gọi tên cảm xúc

Dĩ nhiên, nếu bạn là người có chỉ số EQ cao, bạn sẽ dễ nhận ra cảm xúc của chính mình và người khác. Bạn không chỉ nhận biết được cảm xúc, mà bạn còn có thể hiểu được lý do được vì sao bạn hoặc người đối diện có cảm xúc đó. Điều này có thể giúp người có EQ cao trở thành một đồng nghiệp tuyệt vời khi họ biết nói những gì cần thiết để cùng chia sẻ với họ. 

Sự tự nhận thức với cảm xúc của bản thân cũng thể hiện bằng cách bạn biết cách tôn trọng những cảm xúc của mình, kiểm soát và điều hướng để phù hợp với hoàn cảnh và không làm bản thân bị tổn thương quá lâu. 

  • Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Đây cũng là đặc điểm của một người có chỉ số EQ cao. Bạn hiểu rõ “Mình là ai?”, biết đâu là điểm mạnh của bản thân, và những điểm chưa tốt. Cũng nhờ vào đặc điểm này, bạn biết cách phát huy và cải thiện bản thân, trở thành người biết cách làm việc hiệu quả trong khuôn khổ này. 

  • Quan sát & lắng nghe

Giao tiếp tốt là một trong những khả năng của người có EQ cao. Vì họ có thói quen quan sát xung quanh, cảm xúc người đối diện và tập trung lắng nghe. Nhờ vào thói quen đó, nên họ rất tinh tế trong việc nhận diện vấn đề đang xảy ra trong lúc đó. Cũng vì vậy, họ có sự thấu cảm với mọi người cao hơn so với những người khác. 

Chấp nhận

  • Khoan dung, rộng lượng

Nếu bạn là người biết chấp nhận, và học được cách khoan dung, rộng lượng với những lỗi lầm của người khác. Chắc chắn bạn là người có chỉ số EQ cao. Vì những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao sẽ thông cảm, không để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến mình quá lâu. Vì vậy, việc so đo tính toán những lỗi lầm của người khác sẽ không phải là thói quen của họ.  Tuy nhiên, những người EQ cao là những người thông minh. Họ dễ dàng bỏ qua, nhưng sẽ không dễ dàng để người khác phạm lại lỗi lầm đó một lần nữa với bản thân họ. 

  • “Than vãn, phàn nàn” không có trong từ điển sống

Khi một người luôn than phiền và phàn nàn thì chỉ có hai lý do, một, họ là nạn nhân và hai là không có cách giải quyết nào cho những vấn đề đó. Dường như chẳng bao giờ bạn có thể thấy một người có EQ cao lại để bản thân chịu thiệt thòi và trở thành nạn nhân, và hiếm hơn nữa là bị bế tắc trong việc nghĩ ra phương pháp giải quyết vấn đề. Họ tích cực đi tìm kiếm cách giải quyết hoặc tự tạo ra sự cân bằng cho cảm xúc bản thân, thoát ra khỏi sự mệt mỏi.

Get Thing Done – Nguyên tắc nhỏ từng bước đến thành tựu

Bạn có thể thành công trong lĩnh vực nào đó dù có thể hiện tại không biết phải làm sao. Bạn cũng có thể thành công dù không có biệt tài nào trong lĩnh vực đó. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công được ở bất cứ lĩnh vực nào nếu không hành động. 

Nguồn gốc của động lực 

Hành động không chỉ là ảnh hưởng của động lực mà còn là nguồn gốc của chính nó. 

Hầu hết mọi người chỉ cam kết hành động nếu họ cảm thấy một mức độ nhất định động cơ thúc đẩy. Và họ chỉ cảm thấy có động lực khi họ cảm nhận một nguồn cảm hứng cảm xúc. Mọi người chỉ có động lực để học tập cho kỳ thi khi họ hình dung ra những hậu quả. Mọi người chỉ bắt đầu chọn và học một loại nhạc cụ nào đó khi họ cảm thấy được truyền cảm hứng vì có thể chơi cho những người họ thích.

Và tất cả chúng ta đã từng buông lơi mọi thứ vì thiếu động lực ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là trong thời điểm mà chúng ta không nên. Chúng ta cảm thấy thờ ơ và lãnh đạm khi hướng tới một mục tiêu nhất định đã đặt ra cho chính mình bởi vì chúng ta thiếu động lực và chúng ta thiếu động lực bởi vì chúng ta không cảm thấy bất kỳ khao khát về cảm xúc nào để thực hiện điều đó. 

Cảm hứng cảm xúc → Động lực → Hành động mong muốn

Nhưng có một vấn đề khi hoạt động theo khuôn khổ này: Thường những thay đổi và hành động chúng ta cần nhất trong cuộc sống được truyền cảm hứng bởi những cảm xúc tiêu cực và đồng thời chúng cũng cản trở chúng ta thực hiện hành động đó. 

Nếu một người đang cố hàn gắn mối quan hệ của họ với người khác, những cảm xúc nội tại (những tổn thương, oán giận, sự trốn tránh) hoàn toàn đi ngược lại những hành động cần thiết để hàn gắn (tiếp xúc, trung thực và giao tiếp). 

Nếu ai đó đang muốn giảm cân nhưng lại trải qua nhiều lần xấu hổ về cơ thể thì hành động đi đến phòng gym sẽ có khuynh hướng truyền cảm hứng họ tương tự như những cảm xúc đã giữ chân họ ở nhà và nằm dài trên chiếc ghế sofa.  

Những tổn thương trong quá khứ, kỳ vọng tiêu cực và cảm giác tội lỗi, xấu hổ và sợ hãi thường khiến chúng ta trốn tránh những hành động cần thiết để vượt qua những tổn thương, kỳ vọng và cảm xúc tiêu cực đó.

Chuỗi động lực không phải chỉ là một chuỗi chỉ gồm 3 phần mà đó là một vòng lặp vô tận: 

Cảm hứng → Động lực → Hành động → Cảm hứng → Động lực → Hành động → … 

Hành động của bạn sẽ tạo ra các phản ứng về cảm xúc và cảm hứng tiếp theo và lặp đi lặp lại thúc đẩy những hành động trong tương lai. Lợi dụng kiến ​​thức này, ta có thể thực sự tái định hướng suy nghĩ của chúng ta theo cách sau: 

Hành động → Cảm hứng → Động lực 

Kết luận là nếu bạn không có động lực để thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn, thì hãy làm một cái gì đó, bất cứ điều gì, và sau đó khai thác các phản ứng với hành động đó như một cách để bắt đầu thúc đẩy chính mình. 

Hãy làm điều gì đó

Giới tâm lý học gọi nó là Nguyên tắc “Get Thing Done” (Làm gì đó). Làm thế nào để có được động lực: thực hiện bước đầu tiên: làm điều gì đó

Những gì các nhà nghiên cứu thấy là thường một khi đã làm một cái gì đó, dù là hành động nhỏ nhất, nó sẽ sớm cung cấp cho chúng ta nguồn cảm hứng và động lực để làm một điều khác. Nó giúp chúng ta tự thúc đẩy bản thân: “OK, tôi đã làm điều đó, tôi nghĩ tôi có thể làm được nhiều hơn nữa.”

Trong vài năm đầu tự làm việc, cả tuần đã có thể bị lãng phí hoặc không có việc nào được hoàn thiện ngoài lý do tôi đã lo lắng và căng thẳng khi nghĩ về những việc phải làm. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc buộc bản thân làm điều gì đó, dù là việc nhỏ sẽ khiến những nhiệm vụ lớn có vẻ dễ dàng hơn nhiều. 

Nếu tôi phải thiết kế lại trang web, trước tiên tôi sẽ buộc mình ngồi trước máy tính và tự nhủ “OK, bây giờ mình chỉ cần thiết kế lại Header thôi”. Nhưng sau khi phần Header đã hoàn thiện. Tôi lại tự thấy mình đang tiếp tục những phần khác. Và trước cả khi nhận ra, tôi đã được tiếp năng lượng và hứng thú cho công việc của mình.

Giáo viên toán học của tôi từng nói với chúng tôi “Nếu các em không biết làm thế nào để giải quyết một bài toán, hãy bắt đầu viết một cái gì đó, bộ não sẽ tự biết phải làm gì tiếp theo.” Và chắc chắn, cho đến ngày nay, điều này vẫn đúng. Hành động đơn thuần tự nó sẽ truyền cảm hứng cho những ý nghĩ mới, những ý tưởng mới, từ đó sẽ dẫn chúng ta tới cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Tuy vậy những cái nhìn sâu sắc không bao giờ đến nếu chúng ta chỉ đơn giản ngồi ngắm nhìn nó.

Bạn có thể nhận ra khái niệm này trong nhiều bài viết khác trong nhiều vỏ bọc khác nhau. Nó đã từng được đề cập trong cuốn “Failing Forward” và “Ready, Fire, Aim”. Nhưng không quan trọng khái niệm này đến với bạn bằng hình thức nào thì đó vẫn là một lối suy nghĩ vô cùng hữu ích và một thói quen tốt để áp dụng. 

Càng trải nghiệm nhiều tôi càng thấm thía rằng thành công trong bất cứ lĩnh vực nào chỉ phụ thuộc ít đến hiểu biết hay tài năng mà gắn kết chặt chẽ với hành động được bổ trợ bởi kiến thức và tài năng.

Bạn có thể thành công trong lĩnh vực nào đó dù có thể hiện tại không biết phải làm sao. Bạn cũng có thể thành công dù không có biệt tài nào trong lĩnh vực đó. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công ở lĩnh vực nào nếu không hành động. Không bao giờ.​ 

Hiểu về Gen Z

Sau thế hệ Millennials, thì Centennials – thế hệ Z (1997 – 20212) đang là nguồn nhân lực mới tham gia vào lực lượng lao động. Với sự phá cách, sáng tạo, và nhìn nhận sự việc đa chiều, thế hệ Z hoàn toàn là nhân tố đột phá cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, Gen Z vẫn là luồng gió mới có nhiều sự khác biệt mà các doanh nghiệp, những người quản lý nhân sự cần thời gian tìm hiểu, để cùng nhau hợp tác trong công việc. 

Để có thể đồng hành cùng Gen Z và phát triển doanh nghiệp, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng của Gen Z trong công việc nhé. 

Xu hướng phát triển

Nếu Gen Y nổi tiếng là thế hệ nhảy việc, thì ở Gen Z, xu hướng nhảy việc có phần giảm. Dù Gen Z là thế hệ ưa thích sự mới lạ, nhưng cũng là thế hệ chuộng tính ổn định trong cuộc sống và công việc, chính vì vậy, thế hệ này có thời gian gắn bó với doanh nghiệp dài hơn Millennials.

Tuy nhiên, mức độ tham vọng sự nghiệp của Gen Z lại cao hơn Gen Y rất nhiều. Điều này có thể thấy, nếu Gen Z nhận ra rằng bản thân đã chinh phục được mọi thử thách, khó khăn ở vị trí hiện tại, thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm nơi có nhiều thử thách để phát triển bản thân của mình. Đó cũng là lý do vì sao các Gen Z ngày nay lại cực kỳ bị thu hút bởi môi trường Startup đầy thử thách và mang tính cọ xát với thực tế cao. 

Cũng vì khao khát phát triển bản thân trong sự nghiệp, một trong những phúc lợi mà Gen Z quan tâm nhất khi tìm hiểu về công ty, chính là hành trình phát triển sự nghiệp khi đồng hành cùng công ty. Khi phải lựa chọn giữa một vị trí thực tập có thể mở ra nhiều cánh cửa và một công việc với mức lương cao hơn, thế hệ Z thường nhìn vào con đường lâu dài và 93% sẽ lựa chọn trở thành một thực tập sinh thay vì mức lương cao. Do đó, khi các nhà quản lý nhân sự muốn tiết kiệm chi phí tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực thế hệ Z, hãy chú trọng vào những giá trị thật sự (ngoài lợi nhuận) mà công ty có thể mang lại cho họ. Lộ trình thăng tiến rõ ràng và khả thi, cùng chương trình đào tạo chất lượng, những thử thách hấp dẫn sẽ khiến thế hệ này trung thành với doanh nghiệp nhiều hơn. 

Linh hoạt và độc lập

Không chỉ Millennials, mà các bạn trẻ thuộc Gen Z cũng đề cao sự linh hoạt trong chính sách làm việc. Vì Gen Z là thế hệ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khá cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần thật sự quan tâm đến nhu cầu cân bằng của Gen Z. Thực hiện chính sách giờ làm việc linh hoạt, cùng với sự thúc đẩy công việc từ xa, và tôn trọng thời gian cá nhân chính là những điều Gen Z cần khi làm trong một doanh nghiệp.

Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nhân lực Gen Z tin rằng giờ giấc làm việc linh hoạt, làm việc từ xa ở nhiều không gian làm việc khác nhau sẽ giúp họ có tâm lý thoải mái, hiệu suất công việc được nâng cao, kích thích tối đa tính sáng tạo và năng suất của Gen Z. 

Bên cạnh đó, vì Gen Z cần sự thoải mái trong môi trường làm việc, nên sự riêng tư và không gian cá nhân cũng được đề cao trong môi trường làm việc của Gen Z. Một môi trường làm việc có đáp ứng được nhu cầu của họ nên bao gồm cả 02 lựa chọn: nơi làm việc nhóm và cả khu vực làm việc riêng. Ngoài ra, thế hệ Z cũng yêu thích một môi trường văn phòng rộng rãi nhưng có vai trò rõ ràng. Ví dụ như: khi cần phải nói chuyện cá nhân với gia đình thì sẽ đến phòng nào hoặc phòng nào chỉ dành cho việc họp nhóm hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, một môi trường đa dạng, chấp nhận được những sự khác biệt của một cá nhân cũng sẽ được lòng “những đứa trẻ” thích phá vỡ nguyên tắc này. 

Kết nối

Gen Z luôn muốn hướng tới sự bình đẳng trong công việc. Họ ưa thích việc xây dựng các mối quan hệ là đồng nghiệp hơn là sự phân tầng trong xã hội. Gen Z muốn phá bỏ ranh giới xa cách giữa “cấp trên – cấp dưới”. Vì họ tin rằng, sự kết nối của con người thật sự không có giới hạn. Dù là thế hệ công nghệ, Gen Z vẫn muốn được kết nối trực tiếp với các đồng nghiệp của mình, không phải kết nối thông qua trên mạng xã hội. Vì Gen Z đánh giá cao tính hiệu quả khi giao tiếp, các vấn đề sẽ được giải quyết khi trò chuyện trực tiếp. 

Trong công việc, sự kết nối và phản hồi cũng rất quan trọng với Gen Z. Họ luôn muốn nhận được phản hồi liên tục về công việc họ đang thực hiện. Những đóng góp mang tính xây dựng sẽ giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn và giúp họ biết chắc rằng mình đang thực hiện đúng công việc của mình. 

Ngoài ra, kết nối đa dạng trong môi trường làm việc cũng là điều mà các Gen Z mong muốn. 63% thế hệ Z cảm thấy rằng việc làm việc với những người có nền tảng giáo dục, trình độ kỹ năng và văn hóa khác nhau là điều cần thiết. Sự hòa nhập với mọi người trong doanh nghiệp, không chỉ nằm trong phạm vi đội nhóm, sẽ thỏa mãn được sự ham muốn học hỏi của mình. Sự đa dạng không chỉ khiến công ty của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với Gen Z mà còn là một phần quan trọng trong kế hoạch giữ chân nhân viên của bạn.

Sự công nhận

Sự công nhận đối với Gen Z không chỉ là công nhận về kết quả và những nỗ lực mà họ đã tạo ra, mà còn là sự lắng nghe của doanh nghiệp. Dù đây là nguồn nhân trẻ, nhưng Gen Z hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình thúc đẩy phát triển công ty bởi lối tư duy hiện đại, toàn cầu hóa. 

Một trong những cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và giữ chân Gen Z là tạo cho họ cảm giác được tôn trọng về ý kiến, ý tưởng đóng góp ở vai trò của họ, khuyến khích Gen Z đưa ra những giải pháp cho công việc và đánh giá cao những hiểu biết của của những “đứa trẻ” Gen Z.