Nghệ thuật PR và câu chuyện làm nên thương hiệu

Thực tế, làm PR và làm thương hiệu là hai hoạt động có sự tương tác, bổ sung cho nhau. PR khai thác những thế mạnh, đặc trưng nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mục tiêu để họ có lòng tin, cảm thấy hài lòng, quan tâm cũng như tin tưởng, ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ. Thương hiệu tốt tác động mạnh đến dịch vụ PR giúp quảng cáo đáng tin cậy trong tư duy khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là hoạt động tối quan trọng với bất kì cá nhân hay doanh nghiệp. Trong thời đại bão hòa thông tin, khách hàng mục tiêu luôn có nhiều lựa chọn, nên họ yêu cầu một lý do thuyết phục cho những câu hỏi như: “Tại sao tôi lại nghe nhạc Trịnh thay vì nhạc của A/B”“Tại sao tôi nên đi xem phim tại rạp CGV?”,… Làm thương hiệu là dựa trên mối liên hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng (brand-consumers relationship). Đây là câu chuyện tựu trung hướng đến nhận diện và tạo giá trị cho thương hiệu nhằm thuyết phục khách hàng tin tưởng và trung thành với thương hiệu (brand loyalty).


Điều gì làm cho PR có sức mạnh đến vậy?

Câu trả lời là ở: Sự tín nhiệm.

Nhiều người thường nhìn nhận mọi việc qua quảng cáo. Nhưng so với quảng cáo đơn thuân, một sản phẩm được đề cập trong các bản tin hay trong các bài báo chính thống lại khiến công chúng mục tiêu tán thành và tín nhiệm hơn nhiều.

Bản tin hàng ngày có tác dụng kích thích hành động của người mua hơn là quảng cáo truyền thống. Một chiến lược social media tốt là cách khiến giới truyền thông để ý đến bạn.

Đi tìm điểm nhấn PR cho câu chuyện xây dựng thương hiệu trường kỳ

Theo Philip Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại, “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”. Bởi vậy, PR được coi là nghệ thuật yêu cầu chạm tới trái tim khách hàng. Một chiến dịch PR được coi là thành công khi những người “thợ lành nghề” hướng đến sự đồng cảm, thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau thay vì quảng cáo giả tạo, phóng đại hay nói giảm, nói tránh, bóp méo sai sự thật về đối tượng.

“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”

– Philip Kotler

Đã đến lúc nghệ thuật PR xây dựng thương hiệu cần phải thu hút và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giữa bối cảnh truyền thông đã quá bão hòa. Làm thế nào để khách hàng có niềm tin thay vì chối bỏ thương hiệu? Đó là câu chuyện cần tầm nhìn chiếc lược và đồng thời cũng là thử thách cho những “anh tài” PR lành nghề.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, các hoạt động PR-truyền thông giúp lan tỏa thương hiệu và ghi dấu ấn cho khách hàng những về thị giác, thính giác (xúc giác, khứu giác hay vị giác phụ thuộc từng đối tượng) từ đó khơi gợi sự đồng cảm, niềm vui thậm chí niềm tự hào,… để khách hàng lựa chọn thương hiệu.

Trong vòng tròn “PR, thương hiệu, khách hàng”, đã đến lúc ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa PR và thương hiệu để hướng đến những giá trị phục vụ con người. PR xây dựng những giá trị hữu hình và vô hình cùng hệ thống nhận diện thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm hay dịch vụ để khách hàng tự chọn những đối tượng phù hợp, xứng đáng trong thời đại social media.

Làm thế nào để PR có hiệu quả cho bạn ?

Dưới đây là 10 qui tắc để có một kế hoạch PR hiệu quả mang lại ưu thế cạnh tranh trong thị trường của bạn:

1. Nắm vững thị trường của bạn: Việc nhận rõ được nhóm khách hàng nào mục tiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng chọn ra phương tiện truyền thông phù hợp. Nhưng phải thật khéo léo trong việc lựa chọn, bởi không có sản phẩm nào có thể chiếm lĩnh được 100% thị trường . Và bạn cũng không cần phải thu hút tất cả khách hàng để thành công.

2. Nhận ra những sản phẩm hữu ích trong thị trường của bạn: Bạn cần xác định những giá trị cốt lõi mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lạicho khách hàng thân thuộc. Hãy nhớ rằng, khi bạn cố gắng bán sản phẩm hay dịch vụ trên các phương tiện truyền thông thì những câu chuyện về chúng sẽ sớm được đăng tải cho mọi người biết đến. Chỉ cho họ thấy những lợi ích và những con số về thời gian và tiền của mà khách hàng tiết kiệm được bằng việc sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Chứng tỏ sản phẩm của bạn là độc đáo: Một điều khá quan trọng là bạn có thể chứng minh sản phẩm của mình nhanh hơn, tốt hơn, sạch hơn, hoặc nhiều ích lợi hơn các đối thủ khác hoặc với tiêu chuẩn sản xuất. Chính những ưu thế đó sẽ giúp phương tiện truyền thông làm nổi bật sản phẩm của bạn lên.

4. Có nguồn gốc và giấy chứng nhận: Khi tất cả các sản phẩm đều như nhau, giấy chứng nhận là một lợi thế để nâng cao uy tín cho sản phẩm của bạn trong bất kì mẩu quảng cáo nào.

5. Chọn phương tiện truyền thông cho thị trường mục tiêu: Bạn cần tìm ra phương tiện mà những khách hàng mục tiêu thường đọc, xem và nghe. Đôi khi, bạn sẽ nhận ra những tập san đặc biệt hoặc các chương trình cho lĩnh vực bạn đang nhắm đến. Nếu điều đó mơ hồ, bạn cần làm nghiên cứu để tìm ra phương tiên được nhóm khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất. Những loại ấn phẩm như báo, tạp chí, thư tín, radio và truyền hình còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nhóm khách hàng.

6. Viết thông cáo báo chí: Hãy mở đầu các bài viết với một tiêu đề tốt và theo phong cách AP để nhà báo có thể chọn làm tư liệu cho bài viết của họ. Phần mở đầu chỉ nên giới hạn trong 25 từ và có thể diễn đạt được tiêu đề và nội dung tóm tắt. Các phóng viên có khả năng đọc trung bình là 7 giây với hàng trăm nguồn tin nhận được mỗi ngày. Vì vậy, 25 từ đầu tiên là những từ then chốt. Và hãy nhớ nên kết thúc bài viết trong một trang giấy hoặc ít hơn.

7. Gửi đi các thông cáo báo chí: Hãy gọi cho những người có tên tuổi trong giới truyền thông. Và cho họ biết bạn có thông tin có thể rất thú vị với họ cũng như độc giả của họ. Gửi cho họ tiêu đề và phần mở đầu. Ngay sau đó họ sẽ đưa ra quyết định, có thể là thích hoặc không.Tiếp đó, hãy trình bày rõ ràng ý tưởng của bạn. Hãy lựa chọn thời gian thích hợp, có thể là vào hôm sau hoặc một dịp nào đó để gọi lại cho họ.

8. Chăm sóc: Hãy gọi cho người bạn đã gửi tin khi bạn đã nói sẽ chấp nhận dù được hay không những thông tin mà họ đã nhận và sẽ cung cấp thêm thông tin nếu cần.

9. Giữ liên lạc: Đừng nên quá tự cao. Nếu các mẩu quảng cáo của bạn có giá trị , nó sẽ được chấp nhận. Nhưng bạn nên cung cấp thêm những thông tin có ích khác nữa cho đối tác. Đây cũng là một cách tốt để các thông cáo báo chí của bạn được chú ý đến ở các lần tiếp theo.

10. Sử dụng hình ảnh: Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói. Những bức ảnh trên chương trình truyền hình hằng ngày làm cho người xem nhân thức rõ ràng hơn bao giờ hết, và quan trọng nhất, chúng có hiệu quả hơn hẳn so với những tập san đặc biệt hàng tháng. Trong những ấn phẩm đó, thường đọc giả chỉ chú ý đến những bức ảnh có tính giáo dục hoặc mang thông tin đến cho họ.

Kết luận

Với các chia sẻ về PR nêu trên, MarketingAI hy vọng bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Bước đầu, bạn nên tạo dựng quan hệ tốt với giới truyền thông, bởi đây là điều khá cần thiết sau này. Và nhờ vậy, bạn cũng có được ưu thế cạnh tranh hơn cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. 

Thủ thuật PR: bỏ túi những kinh nghiệm tạo một bài viết PR chuẩn SEO

Trong thời đại thị trường hóa thương mại điện tử, PR đang dần khẳng định vị trí của mình bởi tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp… Vậy kinh nghiệm tạo ra một bài viết PR chuẩn SEO là gì?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Thủ thuật PR: bỏ túi những kinh nghiệm tạo một bài viết PR chuẩn SEO.

Những yếu tố tạo nên một bài viết PR hay:

Tiêu đề là bước đầu tạo nên sự thành công của bài viết:

Giới hạn trong 30 – 60 ký tự.

Tiêu đề cần chứa keyword ( từ khóa ) chính và tốt nhất nằm ở 30 ký tự đầu tiên.

Tiêu đề có thể được viết dưới dạng câu hỏi tu từ hoặc câu cảm thán để tạo sự tò mò, mang lại cảm xúc hay sự kỳ vọng và có âm điệu đến độc giả.

Đoạn mô tả khi giới thiệu sản phẩm:

Mọi người thường có xu hướng đọc rất nhanh, lướt qua bài viết nên phần mở đầu cũng  rất quan trọng để tiếp cận độc giả.

Những yếu tố tạo nên một bài viết PR hay

Điều đầu tiên trong nội dung bài viết PR về sản phẩm là cần mô tả một cách tổng quan nhất về sản phẩm, để người đọc có thể hiểu và hình dung những gì bạn sắp viết. Ngoài ra, phần mô tả cần viết ngắn gọn, súc tích.

Ngoài ra, trong phần mô tả bạn cần có sự nổi bật, thu hút và dẫn dắt người đọc đến những phần tiếp theo. Hãy tạo nên một sự hứng thú, tò mò thôi thúc khách hàng ở lại với bạn.

Phần thân bài viết PR phải thật sự chất lượng:

Cần tập trung nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, vì bản chất người tiêu dùng đều muốn những lợi ích đến cho họ.

Bài viết không nên PR quá lộ liễu gây mất thiện cảm với khách hàng.

Không nội dung hay kịch bản nào có thể thay thế hình ảnh một cách hoàn hảo.

Kết bài mạnh mẽ:

Tạo một bài PR hay, chuẩn SEO với kết bài mạnh mẽ.

Sau khi dẫn dắt khách hàng một cách khéo léo thì kết bài là nơi bạn tóm lại những ý chính nổi bật. Cần phải mời gọi và thu hút một cách mạnh mẽ để khách hàng tìm đến bạn.

Cuối cùng, đừng quên để lại thông tin doanh nghiệp hay số hotline, website,… để họ có thể tìm hiểu thậm chí là đặt hàng ngay.

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả:

Nguyên tắc 1: Làm nổi bật nội dung chính:

Một bài viết PR quá tham lam và sở hữu quá nhiều nội dung sẽ chỉ khiến người đọc cảm thấy dài dòng và nhàm chán. Muốn tiếp cận người tiêu dùng, hãy cho họ biết được bạn đang muốn nói đến điều gì. Do đó, nguyên tắc xây dựng nội dung cho một bài viết PR là chỉ cần một chủ đề chính, kèm theo 3 tiêu đề phụ bổ trợ và làm rõ ý hơn cho tiêu đề chính đó. Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết những bài viết PR, về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Nhưng phải hết sức lưu ý, cả 3 tiêu đề phụ cần trùng khớp với nhau và phải hỗ trợ làm rõ ý được cho chủ đề chính.

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Có sức lôi cuốn ngay từ lời mở đầu:

Dù nội dung trọng tâm của bài viết PR hay và đầy đủ đến đâu mà đoạn mở đầu không có sức lôi cuốn thì người đọc cũng sẽ ngừng tìm hiểu thông tin bên dưới. Do đó, sức “câu dẫn” ở đoạn đầu những bài viết PR là không thể thiếu. Đồng thời, nội dung bài viết phải thống nhất một chủ đề chính, tập trung sâu vào một chủ đề duy nhất. Điều này sẽ giúp bài viết có giá trị sâu hơn và cung cấp những thông tin hữu ích cho đọc giả.

Nội dung một bài viết PR phải thống nhất một chủ đề và chỉ tập trung vào chủ đề đó. Đồng thời chất lượng bài viết phải được đầu tư để có thể đem lại thông tin giá trị hữu ích cho độc giả. Nhưng chỉ có nội dung chất lượng thì vẫn là chưa đủ. Bạn không thể khiến độc giả đọc hết được bài viết của bạn nếu như ngay từ đầu bạn đã chẳng thể thu hút được họ. Nguyên tắc thứ 2 được nói đến chính là tạo được sự ấn tượng và sức lôi cuốn ngay từ nội dung đầu bài. Hãy làm cách nào để độc giả luôn tò mò về những điều tiếp theo và bị lôi cuốn vào câu chuyện của bạn.

Nguyên tắc 3: Nắm rõ tiêu chuẩn độ dài và ngắt nghỉ trong câu:

Một câu nói quá dài có thể khiến người nghe có cảm giác muốn hết hơi theo người nói. Ngay cả trong văn viết, một câu văn quá dài cũng khiến người đọc không thể tiếp nhận nổi. Theo nghiên cứu từ báo chí, một câu tối đa nên có 25 từ thì sẽ giúp người đọc tiếp thu thông tin hiệu quả nhất. Do đó, việc sử dụng những dấu ngắn nghỉ trong đoạn văn cũng hết sức quan trọng. Nắm rõ quy tắc này sẽ giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận bài viết PR của bạn hơn.

Nguyên tắc 4: Lồng ghép hình ảnh minh họa hợp lý:

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả.

Theo nghiên cứu, con người luôn tiếp nhận thông tin trực quan hình ảnh dễ dàng hơn từ chữ viết. Do đó, việc lồng ghép những hình ảnh minh họa một cách thông minh. Vừa tạo được hiệu ứng thu hút; vừa giúp người đọc có thể tiếp thu hiệu quả hơn. Đôi khi, chỉ cần một tấm hình cũng có thể nói lên được chủ đề của bài viết.  Và truyền tải nó đến độc giả một cách nhanh nhất. Nguyên tắc cuối cùng này nhắc nhở bạn; đừng quá tập trung vào những đoạn văn dài dòng và nhàm chán. Hãy tận dụng hình ảnh để tạo một bài viết PR đầy sáng tạo và thu hút.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những kinh nghiệm viết một bài PR sản phẩm đạt chuẩn SEO và chất lượng. Nếu thực hiện nhiều thì theo thời gian; bạn có thể nâng cao chất lượng của những bài viết. Cũng như bạn có thể nâng cao cả số lượng bài viết của mình. Để từ đó PR một cách hiệu quả nhất cho cửa hàng, doanh nghiệp của mình.

Dân tộc thiểu số Ainu ở Nhật Bản

Ainu là một trong số ít dân tộc thiểu số ở Nhật Bản, ước tính dân số hiện nay còn khoảng 25.000 người. Nguồn gốc của người Ainu còn có nhiều giả thuyết, nhưng các học giả cho rằng, tổ tiên họ là dân tộc từng có mặt ở phía Bắc châu Á cách đây vài nghìn năm.

Người Ainu trong trang phục truyền thống.  Nguồn: CNN

Hiện nay, người Ainu phần lớn sống ở dọc theo bờ biển có khí hậu ấm áp phía Nam Hokkaido, họ dựng nhà dọc bờ sông hoặc bờ biển, nơi gần nguồn nước và giữ an toàn khỏi nguy hiểm ngoài tự nhiên. Trước đây, nguồn thức ăn chính của người Ainu là từ việc săn bắt, câu cá do đàn ông phụ trách hoặc hái lượm rau dại, nấm, các loại quả mọng trong rừng mà chủ yếu là do phụ nữ kiếm được. Họ không bao giờ bứng cả cây hoặc hái hết mà luôn chừa lại để cây tiếp tục phát triển và sinh sôi, làm nguồn thức ăn sau này. Việc chế biến, nấu chín thức ăn cũng đơn giản với dầu động vật, tảo và muối. Quần áo người Ainu mặc làm từ da động vật, da cá hoặc dệt từ vỏ cây.

Phụ nữ Ainu từng có tục lệ xăm hình trên môi từ khi còn nhỏ nhưng điều này chỉ còn được thấy ở những phụ nữ lớn tuổi do tục lệ này không còn thực hiện ngày nay. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Ainu là độc nhất, nhưng không còn tồn tại dạng chữ viết mà chủ yếu do người cao tuổi sử dụng nghe và nói. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu truyền văn hóa, truyền thống của dân tộc này.

Sau nhiều thay đổi theo thời gian, người Ainu hiện nay lại sống nhờ vào nghề nông, sản xuất các đồ thủ công, như: làm mộc, dệt vải. Ainu được Chính phủ công nhận chính thức là một dân tộc bản địa của Nhật Bản vào tháng 4-2019. Trung tâm Văn hóa Ainu cũng được thành lập từ năm 2003, nằm cách trung tâm thành phố Sapporo, đảo Hokkaido khoảng 40 phút lái xe. Đây là nơi khách tham quan có thể chiêm ngưỡng điệu múa truyền thống, đồ thủ công, những hình ảnh về truyền thống của người Ainu… nhằm tăng cường giới thiệu rộng rãi văn hóa của người Ainu đến nhiều người trong và ngoài nước.

Cách thu hút Gen Z đến với sự kiện của bạn

Hãy xem xét các chiến lược này để thu hút Gen Z đến các sự kiện của bạn.

Truyền thông xã hội Social Media

Những gì chúng tôi thấy khi làm việc với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi là họ thích các nền tảng khác nhau. Trong khi thế hệ thiên niên kỷ đại diện cho nhân khẩu học mạnh mẽ trên Facebook, thế hệ Z ủng hộ Instagram và Snapchat, nơi họ có thể kiểm soát tốt hơn quyền riêng tư và Vì Snapchat và Instagram Stories chỉ được chia sẻ với một nhóm người được chọn và tồn tại tạm thời, điều đó khiến các nhà tiếp thị khó nhìn thấy hành vi trực tuyến của người dùng và nhắm mục tiêu họ hơn. Chúng tôi đang thử nghiệm các cách kể chuyện mới bằng cách sử dụng Instagram Stories. Trên Tài khoản Instagram của Hội đồng Sinh viên Quốc gia (@NatStuCo), chúng tôi đã đưa tin về các sự kiện bằng cách sử dụng các tính năng thăm dò tương tác của Instagram để tăng mức độ tương tác. Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch mô phỏng các tài khoản Instagram như Bloomberg Business (@bloombergbusiness), sử dụng hình ảnh tuần tự với lớp phủ văn bản ke chuyen.

Video trực tuyến

70% Gen Zer xem hơn hai giờ trên YouTube mỗi ngày, theo Trifecta Research. Ngoài ra, một ứng dụng video dạng ngắn có tên TikTok – nơi người dùng có thể theo dõi những người có ảnh hưởng, sử dụng các bộ lọc thú vị và xem các xu hướng dựa trên hashtag.

Sử dụng các nền tảng này để tiếp thị video cũng có thể mang lại hiệu quả cao về chi phí: Gần đây, chúng tôi đã tiến hành chiến dịch video Snapchat với chi phí mỗi lần nhấp là 0,16 đô la, thấp hơn đáng kể so với chi phí trung bình của ngành là 1,06 đô la trên Facebook. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác video để ghi lại cảnh quay và lời chứng thực từ những người tham dự các sự kiện của sinh viên mà chúng tôi có thể sử dụng để quảng bá các sự kiện khác của sinh viên trong suốt năm.

Tính xác thực

Thế hệ Z cảm thấy có mối quan hệ mạnh mẽ với các thương hiệu thể hiện giá trị đích thực. Họ lớn lên với Google, mạng xã hội và Yelp, vì vậy họ có xu hướng tin tưởng các đồng nghiệp và đánh giá của khách hàng để đưa ra quyết định hơn là bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Hãy cân nhắc làm việc với những người có ảnh hưởng. Hợp tác với một ngôi sao YouTube hoặc một người tạo xu hướng trên Instagram có thể rất tốn kém, nhưng không phải mọi người có ảnh hưởng đều phải là Kardashian. Thế hệ Z tin tưởng những người có ảnh hưởng nano – những người hàng ngày có từ 2.000 đến 10.000 người theo dõi nhiều nhất.

Giao tiếp theo yêu cầu

Phần lớn thế hệ Z dành hơn ba giờ mỗi ngày trên các ứng dụng nhắn tin, theo báo cáo của Think With Google. Hầu hết tất cả họ đều sở hữu điện thoại thông minh và hơn một nửa trực tuyến trong 10 giờ mỗi ngày, vì vậy trang web của bạn Chúng tôi cũng sử dụng tin nhắn tức thời và phương tiện truyền thông xã hội để trả lời các câu hỏi thường gặp trực tiếp để những người tham dự Gen Z luôn có thông tin họ cần khi ở trên trang web.

Tạo trải nghiệm mang tính thực hành

Chúng tôi thường nghe phản hồi nào nhất từ ​​những sinh viên tham dự hội nghị? Họ muốn có nhiều hoạt động tương tác hơn. Thay vì được giảng dạy, Gen Z muốn học bằng cách làm. Ngoài việc tạo ra trải nghiệm hấp dẫn tại chỗ và hội thảo thực hành, hãy xem xét mở rộng Theo nghiên cứu của Trung tâm Động học Thế hệ, 85% thế hệ Z đã xem một video trực tuyến trong vòng tuần qua để học một kỹ năng mới.

Khám phá insight của Gen Z – Đối tượng khách hàng chính yếu trong tương lai

Millennials (hay Gen Y) từ lâu vẫn là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu và các marketer bởi đây là thế hệ công dân toàn cầu đầu tiên, chiếm tỉ trọng dân số lớn và mức độ ảnh hưởng rất cao. Cho đến nay, Millennials vẫn còn quan trọng, nhưng đã đến lúc các thương hiệu bắt đầu dành sự chú ý cho một thế hệ tiếp theo: thế hệ Centennials, hay còn gọi là thế hệ Z/ Gen Z.  

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (UN) vào năm 2019, Gen Y chiếm 31.5% dân số toàn cầu, trong khi đó Gen Z đã chiếm đến 32% – tương đương với khoảng 2.6 tỷ người. Đến năm 2020, Gen Z dự kiến sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng trên toàn cầu với sức mua lên đến 44 tỷ USD. Như vậy, hiện nay đây là thế hệ trẻ nhất và đông nhất với tiềm năng trở thành nhóm khách hàng mục tiêu của các thương hiệu trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những đặc điểm của Gen Z trong bài viết dưới đây nhé! 

Thế hệ nào được tính là Gen Z?

Nhóm độ tuổi trung bình được xếp vào thế hệ Gen Z ở mỗi quốc gia là không giống nhau, tuy nhiên đa số cùng chung quan điểm rằng đây là thế hệ người trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Hiện nay, 61% Gen Z vẫn đang trong độ tuổi đi học, 43% học tập tại trường đào tạo chuyên nghiệp (college), 38% vừa học vừa làm và 59% theo học cả các trường đào tạo chuyên nghiệp và đại học (university).  

Khác với những người trẻ thuộc Gen X và thậm chí cả Gen Y, những người trẻ thuộc Gen Z đã bắt đầu được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ, cảm thấy quen thuộc với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và đa số sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh trước cả khi biết đọc, biết viết.  

Gen Z ưa chuộng điện thoại thông minh hơn các thiết bị khác.

Gen Z là thế hệ lớn lên cùng với các trò chơi điện tử trên điện thoại thông minh và máy tính bảng của bố mẹ cho đến khi họ bắt đầu sở hữu những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên (trung bình từ năm 10 tuổi). Cho đến nay, 96% thế hệ này sở hữu điện thoại thông minh và dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để sử dụng chúng, tương đương 15,4 giờ/tuần.  

Đối với Gen Z, họ đã quá quen với việc tiếp nhận thông tin và giải trí trên mạng vào bất cứ khi nào, ở đâu theo ý muốn, do đó 80% thời lượng sử dụng các thiết bị di động được ghi nhận trên toàn cầu là của riêng thế hệ này. Tuy nhiên, khả năng kết nối Internet liên tục không có nghĩa là nhu cần sử dụng các thiết bị di động của họ đều giống nhau. Chỉ hơn một phần ba Gen Z toàn cầu cho rằng họ sử dụng điện thoại quá nhiều, tương đương với Gen Y toàn cầu. 

Insight Gen Z

Sự tự nhận thức của Gen Z về thời lượng sử dụng các thiết bị di động và mong muốn giảm thiểu thời lượng đó của một bộ phận trong số họ cho thấy rằng, điều quan trọng nhất đối với các thương hiệu hiện nay đó là đem lại những giá trị thực sự dù chỉ tiếp cận họ trong khoảng thời gian ít ỏi. Để có thể kết nối với Gen Z một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, các thương hiệu cần ưu tiên xây dựng các nền tảng thương mại và nội dung trên điện thoại di động trước tiên, với điều kiện chúng thân thiện với những thiết bị sẵn có và cung cấp những gì họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng. Có đến 60% người trẻ thuộc Gen Z chia sẻ rằng, họ sẽ không sử dụng những ứng dụng hoặc website mà khả năng tải dữ liệu quá chậm.

Gen Z khắt khe trong việc ra quyết định mua sắm.

Thế hệ này không tin vào quảng cáo. Khi quảng cáo bật lên, những người trẻ thuộc Gen Z trên toàn cầu luôn bỏ qua chúng nhanh chóng sau không quá 8 giây, nhanh hơn 3 giây so với thế hệ người tiêu dùng lớn tuổi hơn. 63% người trong số họ đã cài đặt một công cụ chặn quảng cáo trên điện thoại di động hoặc máy tính của mình bởi họ cho rằng, quảng cáo trên mạng làm gián đoạn mỗi khi họ đang làm một việc gì đó. Như vậy, các thương hiệu nếu chỉ dựa vào hình thức quảng cáo trả tiền sẽ không thể thu hút nhóm người tiêu dùng thông thái này, mà cần có tầm nhìn chiến lược dài hơn hướng đến sự tiện lợi, khả năng cá nhân hóa và tôn trọng quyền riêng tư.  

Gen Z cũng cực kỳ quan tâm đến giá cả, các chương trình khuyến mại và tìm kiếm các đánh giá trên mạng. 65% thế hệ này tìm kiếm các đánh giá về sản phẩm trên mạng trước khi mua;   90% sử dụng YouTube và 75% sử dụng Instagram để tìm kiếm những lựa chọn mua hàng và đánh giá sản phẩm tốt nhất; ngoài ra, 63% tham khảo các lời gợi ý mua sắm từ bạn bè. Mức chi tiêu trực tuyến trung bình của Gen Z là 58.30 USD, tuy nhiên họ vẫn thích mua sắm tại các cửa hàng hơn mua sắm trực tuyến. 95% thế hệ này đến các trung tâm mua sắm 3 tháng/lần, trong khi con số này ở Gen Y là 75% và Gen X là 58%. Thêm vào đó, 75% nói rằng đến trực tiếp các cửa hàng cho họ trải nghiệm mua sắm tốt hơn so với mua sắm trực tuyến; và 28% người mua hàng Gen Z chia sẻ họ muốn được tương tác với nhân viên cửa hàng trong khi mua sắm.

Ngoài ra, ngày nay nhiều gia đình bắt đầu thu thập thông tin sản phẩm, so sánh các đánh giá và tư vấn về quá trình mua sắm dựa vào gợi ý của các thành viên nhỏ tuổi nhất thuộc Gen Z, chủ yếu là đối với các sản phẩm đồ gia dụng và nội thất. Gần 10% phụ huynh nói rằng, Gen Z có sức ảnh hưởng 100% tới quyết định mua sắm của gia đình bởi họ có khả năng nắm bắt những gì đang diễn ra trên thế giới, và niềm tin của họ thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Họ thường xuyên cập nhật cho gia đình về các thương hiệu phù hợp với giá trị mà cả gia đình đang hướng tới, và cả các thương hiệu sẽ không có khả năng đáp ứng kỳ vọng của họ.  

Gen Z có sự tự nhận thức cao về ngoại hình và khả năng tài chính của bản thân.

Gen Z ngày càng trở nên ám ảnh với việc xây dựng hình ảnh bản thân. Họ có ý thức mạnh mẽ về bản thân, muốn tự xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình theo thời gian và thoải mái thử nghiệm tính cá nhân thông qua gu trang điểm, làm tóc và thời trang của mình, sau đó chia sẻ quá trình này với bạn bè của họ – cả trên mạng cũng như ngoài đời thật. Thêm vào đó, Gen Z không muốn được định hình bởi bất kỳ thương hiệu nào khác ngoài thương hiệu cá nhân do chính họ tạo ra, bởi họ luôn ưu tiên sự độc lập và tính cá nhân hóa. 26% người mua hàng Gen Z hy vọng rằng, các nhà bán lẻ đã có sẵn những công nghệ để đáp ứng yêu cầu của họ dựa trên thói quen mua sắm và sở thích của họ.  

Thế hệ này cũng bày tỏ mong muốn được đóng góp cho quá trình phát triển sản phẩm mới với 44% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát nói rằng, nếu có cơ hội, họ muốn gửi ý tưởng thiết kế sản phẩm do mình tạo ra tới tận tay các nhà sản xuất; 43% cho biết họ muốn tham gia đánh giá sản phẩm và 42% muốn tham gia vào một trò chơi trực tuyến trong một chiến dịch quảng bá sản phẩm mới.

Gen Z còn là thế hệ có phong cách sống độc lập và luôn nhận thức rõ về khả năng tài chính của bản thân. Lớn lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế, áp lực về tài chính đã định hình họ trở thành những con người thực dụng hơn. Họ bị thu hút bởi thói quen chi tiêu giúp tối đa hóa giá của từng đồng mà họ bỏ ra và ưa thích các sản phẩm tuyệt vời hơn là “trải nghiệm tuyệt vời”. Chỉ 69% thế hệ này sẵn sàng chi trả cho dòng những sản phẩm cao cấp, trong khi con số ở Gen Y là 75%; 42% trong số họ đã bắt đầu đi làm các công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian; và 23% tin rằng họ phải tránh xa nợ nần bằng mọi giá.

Gen Z có tư duy tích cực, cởi mở và lối sống thực tế, chủ động.

Gen Z trên toàn cầu có một đặc điểm chung đó là không chấp nhận trao số phận của mình vào tay những người quyền lực hơn; thay vào đó, họ đang nỗ lực nắm lấy tương lai của mình bằng cách phát triển các kỹ năng cần thiết, giúp mang lại cảm giác ổn định trong một thế giới đầy bất ổn. Ý thức được rằng bản thân không thể phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên khi chúng sẽ ngày càng trở nên khan hiếm trong tương lai, Gen Z đã bắt đầu phát triển “tư duy của hacker” khi trau dồi các kỹ năng giải quyết vấn đề năng lực sáng tạo. 76% Gen Z cho biết họ không ngừng nỗ lực cải thiện bản thân và khả năng của mình theo nhiều cách nhất có thể – một con số thậm chí còn cao hơn so với mức trung bình toàn cầu. 

Sống trong một thế giới nơi những tiến bộ khoa học – công nghệ đã trở thành nên quá quen thuộc, Gen Z cũng không còn quá hứng thú với việc giao tiếp trên mạng như Gen Y, và vẫn sẽ duy trì việc đối thoại trực tiếp với những người xung quanh ở thế giới thực khi cần thiết. Thế hệ này cũng có nhận thức về các vấn đề xã hội, các vấn đề toàn cầu cao hơn so với các thế hệ trước. Khoảng 60% Gen Z tuyên bố rằng họ muốn thay đổi thế giới (gần gấp đôi so với 39% của thế hệ Millennials trước đây); 78% quan tâm đến việc các công ty sử dụng thông tin cá nhân của họ như thế nào; 57% muốn khám phá thế giới hơn so với việc sở hữu một căn nhà; 46% trong số họ muốn tham gia các hoạt động cộng đồng và 25% thường làm các công việc tình nguyện.

Tạm kết 

Như vậy, có thể thấy rằng Centennials đã bắt đầu làm lu mờ thế hệ Millennials khi xu hướng phát triển toàn cầu và sự thúc đẩy các ngành công nghiệp ngày càng gia tăng. Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, họ sẽ sớm trở thành nhóm người tiêu dùng cốt lõi của hàng loạt lĩnh vực khác nhau, vì vậy, các thương hiệu cần nhanh chóng bắt kịp những giá trị, niềm tin và kỳ vọng của họ để tránh bị bỏ lại phía sau.

Nguồn: tomorrowmarketers.org

Tổng quan ngành tổ chức event cho người mới vào nghề

Bản thân có hứng thú với event nhưng lại ngại dấn thân vì chưa hiểu rõ nghề event là làm gì và bản thân có đủ tố chất làm event hay không?

1. Rốt cục, làm event là …làm gì?

Event vốn là nghề vất vả, đi sớm về khuya, bất chấp mưa gió bão bùng. Khi đến với công việc này bạn là người lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ. Ở sau hội trường không ai biết bạn là ai, nhưng bạn sẽ thực sự hạnh phúc khi nhìn thấy những nụ cười, những tiếng vỗ tay dành cho chương trình của mình. Đó chính là ‘phần thưởng’ của người làm event.

Bản thân là công việc đòi hỏi sự tương tác giữa người với người nhưng không vì thế mà bạn có thể làm event theo ‘cảm tính’. Event thực chất lại dựa trên cơ sở khoa học. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các nhà hàng 5 sao lại có cách setup bàn ghế gần như nhau? Vì đó là tiêu chuẩn của nhà hàng 5 sao ư? Không hề, độ cao, khoảng cách hợp lý giữa bàn và ghế đều từ việc đo đạc, tính toán để tối ưu trải nghiệm của khách. Đó chẳng phải khoa học hay sao.

Anh Quốc cũng có chia sẻ hóm hỉnh với các bạn học viên, đối với nghề này ‘biết hay không thì tùy mà không biết thì kỳ’. Muốn làm event, cái gì cũng cần biết một chút. Nào giao thông (điều phối traffic khách đến tham dự sự kiện), quản lý con người (ca sĩ, dancer, PG và cả ngàn người tham dự), âm thanh ánh sáng, giải trí nghệ thuật, kiến thức vật lý, hóa học (tại sao sự kiện này lại xài khói lạnh mà sự kiện kia lại xài khói nóng),… Càng biết nhiều sẽ càng giảm thiểu được rủi ro trong quá trình tổ chức sự kiện.

2. Những tố chất cần thiết khi nào nghề?

Học ăn, học nói, học gói, học mở

  • Học ăn, học nói: Đứng sau một sự kiện thành công luôn là cả team chứ không phải một cá nhân. Thế nên cách ứng xử của mỗi thành viên khi làm việc với đồng nghiệp sẽ quyết định mức độ hiệu quả của teamwork. Đã là ‘người một nhà’, bạn biết gì phải nói để đồng đội học hỏi, không biết cũng phải nói để người khác chỉ cho. Hãy học cách truyền đạt sao cho người khác hiểu đúng ý mình, kẻo ‘sai một li, đi một dặm’.
  • Học gói, học mở: Làm event thì không thể thiếu óc tổ chức, kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý, khoa học. Bạn cần nắm rõ cái gì làm trước, cái gì làm sau để sự kiện không bị ‘loạn xì ngầu’.

Có sức khỏe

Dù bạn là ai, làm nghề gì cũng cần có sức khỏe. Riêng với nghề sự kiện, sẽ có những ngày bạn phải làm việc xuyên đêm và vận động rất nhiều. Nếu không biết tự giữ gìn sức khỏe, bạn sẽ sớm tự xin ‘đào ngũ’ khỏi ngành. Đó là lý do mà nghề event nhân sự vào thì nhiều mà ra cũng nhiều luôn. Một số ‘bí kíp’ của dân event là không bao giờ bỏ ăn, luôn có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi bù khi phải thức đêm setup chương trình. Tự chăm lo cho sức khỏe của mình cũng chính là giúp bản thân làm việc hiệu quả hơn.

Tự tin

Hàng ngày báo đài vẫn ‘ra rả’ về sự tự tin. Nghe xong thấy hừng hực khí thế, bạn cũng quyết tâm ‘mình phải tự tin lên’ nhưng chưa đầy một ngày sau là ‘xìu’ ngay. Vì sao thế? Vì bạn có chịu làm gì đâu. Tự tin được thể hiện qua hành động chứ không chỉ bằng lời nói. Điều khiến Phan Thanh Nhiên – người Việt đầu tiên chinh phục được ‘nóc nhà thế giới’ thành công là tiếp tục tiến về phía trước chứ không phải ngồi nhà tuyên bố “Tôi sẽ chinh phục đỉnh Everest”. Vậy nên, nếu thích event thì cứ tự tin apply, xin thực tập, xin làm không lương, công ty này không nhận thì nộp công ty khác. Đừng vì lo lắng không đâu mà để tuột mất cơ hội. Đã thích event rồi thì đừng sợ, cứ làm.

Học tập không ngừng nghỉ

Đây cũng chính là tố chất quan trọng nhất để làm nghề này. Một khi bạn đã nghĩ mình giỏi, ‘tôi đây biết tuốt’ với chút kiến thức hạn hẹp của mình cũng là lúc cơ hội phát triển trong nghề của bạn dần khép lại. Học hỏi, lắng nghe từ những người đi trước, từ đồng nghiệp và cả thế hệ sau sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, bắt kịp với xu hướng và thấu hiểu tâm lý nhiều đối tượng khác nhau khán giả trong sự kiện của mình.

3. Trong agency, có những vị trí nào?

Tùy quy mô mà mỗi event agency sẽ có cấu trúc khác nhau, nhưng 3 bộ phận cốt lõi bao gồm: Account, Creative và Production.

Account: là vị trí cầu nối giữa khách hàng (client) và agency. Các nhiệm vụ chính xoay quanh viết proposal, xây dựng kịch bản, báo giá chương trình, lên kế hoạch, phối hợp với các team còn lại để triển khai thi công tổ chức sự kiện, điều phối và chạy sự kiện.

Creative: Nhận brief từ account, lên ý tưởng sự kiện và thiết kế đồ họa.

Production: Bộ phận kỹ thuật, dàn dựng âm thanh, ánh sáng,… cho chương trình.

4. Quan trọng là “Never say NO” 

Các bạn hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất. Đừng ngại đóng gói sampling, kiểm hàng,… Để làm công việc đơn giản một cách chỉn chu cũng không hề đơn giản.

Được sếp giao tìm chất liệu in poster, standee mà bạn lại chưa bao giờ làm việc này, ‘google hoài’ không biết chọn loại nào. Giờ sao? Khó quá thì bỏ ư? Không đâu, dân event đích thực sẽ đến ‘ăn dầm nằm dề’ với supplier cho tới khi biết được lợi ích, điểm yếu, giá cả và tình huống sử dụng của từng loại thì thôi. Đó mới là tinh thần học hỏi, ‘never say no’ mà ngành sự kiện cần.

Xuất phát điểm của bạn ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn không chần chừ, dám dấn thân. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy chạy từ những sự kiện nhỏ: sự kiện của câu lạc bộ, của trường, tiệc cưới,… Khi đã có chút kinh nghiệm rồi, bạn có thể apply vị trí khởi điểm ngành event là account executive. Hãy cố gắng không ngừng nghỉ, nghề này luôn chào đón những cá nhân nỗ lực.

Bốn mùa hoa ở Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước ôn đới có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Bạn có thể ngạc nhiên về sự thay đổi nhanh chóng của bốn mùa trong năm.

Ở Nhật Bản, những bông hoa đầy màu sắc đua nhau nở theo mùa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những loài hoa đại diện cho bốn mùa của Nhật Bản.

Chúng tôi cũng sẽ cung cấp thông tin về cách thưởng thức hoa của Nhật Bản. Bạn có thể tìm thông tin về các điểm tham quan và lễ hội hoa nên tham khảo thêm nhé.

Hoa mùa xuân: Hoa anh đào

cherry blossom

Loài hoa đại diện cho mùa xuân ở Nhật Bản, Sakura (hoa anh đào) là một loài hoa có thể nói là biểu tượng của Nhật Bản và cũng được sử dụng làm biểu tượng cho các cơ quan quốc gia Nhật Bản như sở cảnh sát.

Hoa anh đào thường nở từ đầu tháng Ba đến đầu tháng Tư. Trong thời gian này, các sự kiện quan trọng của người Nhật như lễ nhập trường hoặc vào công ty, vân vân, cũng được diễn ra. Vì vậy người Nhật thường quan niệm hoa anh đào là loài hoa mang màu sắc của sự gặp gỡ và chia tay.

Văn hóa “花見 hanami” của Nhật Bản cũng là văn hóa đặc trưng của mùa Xuân. Khi hoa anh đào nở, mọi người tổ chức tiệc dưới tán hoa để cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp thưởng thức rượu và đồ ăn trong khi tán gẫu và vui chơi trong không khí tươi mới của mùa xuân.

Trên thực tế, Nhật Bản là quê hương của hơn 200 giống cây anh đào, bao gồm cả loại hoang dã và loại được trồng làm cảnh. Đại diện trong số đó là giống anh đào “Somei-yoshino 染井吉野”, tiếp đó là những loài hoa anh đào nổi tiếng khác như: “Shidarezakura 枝垂れ桜, kawadzuzakura 河津桜 và yamazakura 山桜”.

Điểm ngắm hoa anh đào

Có rất nhiều điểm tham quan ở Nhật Bản, nơi bạn có thể thưởng thức nhiều hoa anh đào. Điểm nổi tiếng nhất trong số đó là Công viên Ueno.

Công viên Ueno nằm ở phường Taito, Tokyo. Nó gần Asakusa, một điểm du lịch nổi tiếng, và các khóa học tham quan nơi bạn có thể đi du lịch với Ueno và Asakusa là phổ biến.

Hoa anh đào ở Công viên Ueno nở từ 1/3 đến 1/2 vào khoảng đầu tháng 3, và bạn có thể thưởng thức chúng cho đến đầu tháng 4. Miễn phí vé vào cổng, không chỉ nhân viên văn phòng, người dân gần đó mà rất nhiều người từ xa đến ngắm hoa anh đào. Đây là một điểm du lịch hoa anh đào điển hình được cho là có 4 triệu người đến thăm mỗi năm.

Lễ hội ngắm Hoa anh đào

Lễ hội Ueno Sakura (Ueno Sakura Matsuri) được tổ chức hàng năm tại Công viên Ueno. Tại đây sẽ có những khu vực mà bạn có thể thưởng thức văn hóa Nhật Bản như đồ cổ, ngắm hoa và lễ hội. Đặc biệt trong đó là sự kiện Light Up – hoa anh đào sẽ được thắp sáng vào ban đêm.

Thời gian diễn ra lễ hội là từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Tư. Đừng bỏ lỡ nếu bạn là người luôn mong muốn được một lần ngồi dưới những tán hoa Sakura nở rộ, ngắm nhìn những tán hoa bay dưới bầu trời xuân nắng nhẹ.

Hoa mùa hè: Hoa Hướng Dương

sunflower

Loài hoa đại diện cho mùa hè ở Nhật Bản là hoa hướng dương.

Nguồn gốc của hướng dương là Bắc Mỹ, và là một loài hoa phổ biến ở nước ngoài. Trong một thời gian ở Nhật Bản, người Nhật bàn tán sôi nổi về việc các cầu thủ của Giải bóng chày Nhà nghề Mỹ ăn hạt hướng dương trong trận đấu. Tuy nhiên ở Nhật Bản, nó chủ yếu được trồng để làm cảnh.

Một số người Nhật có kỷ niệm về việc trồng hoa hướng dương ở trường tiểu học. Các trường tiểu học Nhật Bản có một chương trình giảng dạy để phát triển chúng như một phần của các bài học khoa học. Hướng dương có thể được trồng ở hầu hết các nơi, vì vậy nó cũng thích hợp để trồng ở trường học.

Điểm ngắm hoa hướng dương

Một đặc điểm của hoa hướng dương là chúng cao và có hoa to. Một trong những địa điểm tham quan mà bạn có thể tận hưởng hết những nét đặc trưng của nó là “ひまわりの里 (Làng hoa hướng dương)” ở thị trấn Hokuryu, Hokkaido.

Có khoảng 1,5 triệu bông hoa hướng dương được trồng ở đây. Đây là một điểm du lịch tận dụng sức hấp dẫn của Hokkaido, nơi có diện tích lớn nhất Nhật Bản.

Hoa hướng dương nở từ giữa tháng Bảy đến giữa tháng Tám, và thời điểm tốt nhất để ngắm nó là giữa tháng Tám.

Vào thời điểm này trong năm, Nhật Bản đang vào mùa “Obon” để chào đón các linh hồn của tổ tiên trở về nhà. Vì lý do này, nhiều công ty và văn phòng chính phủ tổ chức kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Đây là thời điểm tham quan tốt nhất ở Nhật Bản và cũng là thời điểm nhiều du khách đến thăm “Làng hoa hướng dương”.

Lễ hội Hoa Hướng Dương

Tại Làng hoa hướng dương, “Lễ hội hoa hướng dương (ひまわりまつり)” được tổ chức từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 theo mùa hoa.

Họ tổ chức các sự kiện mà trẻ em và người già có thể yêu thích, chẳng hạn như hội chợ, các điệu múa lễ hội Bon, các buổi hòa nhạc với các ca sĩ và các buổi biểu diễn anh hùng, siêu nhân.

Một trong những sự kiện đáng chú ý là “Ngày hội Hoa hướng dương Thế giới” (世界のひまわりまつり). Có rất nhiều loại hoa hướng dương từ khắp nơi trên thế giới được các học sinh trung học cơ sở địa phương trồng. Vì thế bạn sẽ có cơ hội được mở rộng tầm mắt và tăng sự hiểu biết của mình về loài hoa này khi tham gia sự kiện.

Hoa mùa thu: Kim Mộc Tê (Quế hoa)

fragrant olive

Loài hoa đại diện cho mùa thu ở Nhật Bản là Kim Mộc Tê (tiếng Nhật: 金木犀 Kinmokuse, tiếng Anh: Osmanthus, tiếng Việt: Hoa Mộc, Quế Hoa, Mộc Tê).

Người ta nói rằng Kim Mộc Tê có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Edo. Ở Nhật Bản, chúng ta thường thấy nó được trồng trong công viên và vườn nhà ai đó để làm cảnh. Cây phát triển đến độ cao khoảng 10 m và nở hoa màu cam từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 hàng năm.

Kim Mộc Tê có hương thơm của trái mơ thơm ngon kết hợp với vị đào mềm mại, dịu dàng nhưng cũng thanh mát, trong khi đó hoa chỉ nở thành những chùm nhỏ. Trong ngôn ngữ loài hoa, Kim Mộc Tê có nghĩa là “khiêm nhường”. Có thể nói đây là loài hoa hoàn hảo đại diện cho khí chất của người Nhật.

Điểm ngắm hoa Kim Mộc Tê

Chúng tôi xin giới thiệu “Công viên Quốc gia Showa Kinen” ở thành phố Tachikawa, Tokyo.

Công viên Showa Kinen là một công viên quốc gia được xây dựng để kỷ niệm 50 năm ngày đăng quang của Hoàng đế Showa. Trong công viên có rất nhiều không gian mở, các khóa học đạp xe, hồ bơi,… và đây là một cơ sở giải trí mà người dân địa phương và những người ở xa thường lui tới vào các dịp cuối tuần.

Đây là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng các loài hoa của cả bốn mùa Nhật Bản quanh năm, chẳng hạn như hoa anh đào vào mùa xuân, hoa hướng dương vào mùa hè và quế hoa vào mùa thu, cũng như hoa Cosmos và cây Icho (bạch quả).

Lễ hội ngắm hoa Kim Mộc Tê (Quế hoa)

Mặc dù không có lễ hội cụ thể nào để bạn có thể ngắm hoa Mộc Tê, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn có thể đắm mình trong hương thơm ngọt ngào của loài hoa này mà không bị làm phiền bởi những tiếng ồn và mùi thức ăn từ các quầy hàng trong lễ hội.

Ở công viên Showa Kinen, bạn vừa có thể thưởng thức mùi hương của Kim Mộc Tê, vừa có thể vui đùa dưới những hàng cây Icho (bạch quả) ở công viên – một điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản. Chúng nổi tiếng đến nỗi còn được dùng làm sân khấu để quay các bộ phim truyền hình ở Nhật.

Mùa đông: Hoa Mơ Nhật (Hoa Mai)

plum blossom

Ume no hana 梅の花 – hoa Mai (hay còn gọi là hoa mơ, hoa mận) là loài hoa đại diện cho mùa đông ở Nhật Bản và là biểu tượng cho sự kết thúc của mùa Đông khi trời chuyển sang Xuân. Trong các ngôn ngữ Phương Tây, loài này thường được gọi là mơ Nhật Bản (Tiếng Anh: Japanese apricot)

Loài cây này ra hoa vào cuối mùa đông-đầu mùa xuân, thông thường là cuối tháng 2 tới đầu tháng 3 và cho quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 7.

Quả mơ rất được ưa chuộng tại Nhật và nhiều nơi khác ở Châu Á. Mùi hương hoa mơ rất ngọt ngào nhưng trái thì lại có vị chua và cần phải được chế biến trước khi ăn. Một hình thức chế biến phổ biến của quả mơ là mơ muối – “梅干し umeboshi”. Trái mơ muối được nấu với cơm sẽ có hương thơm thanh mát và vị chua nhè nhẹ. Ngoài ra, trái mơ cũng được dùng để chế biến dấm và rượu.

Các phụ kiện chủ đề hoa mơ cũng được ưa chuộng, chẳng hạn bạn có thể thấy nó xuất hiện trên áo kimono, tranh, poster treo tường, trang sức, đồ gỗ và phụ kiện nhà bếp. Bạn có thể tìm thấy hoa mơ trong các câu chuyện cổ Nhật, dân ca, tiểu thuyết và thơ. Người Nhật rất tự hào và yêu thích hoa mơ.

Nhiều người thoạt nhìn sẽ thấy rất giống nhau và tưởng hoa mơ và hoa đào là một, nhưng thật ra cánh hoa mơ tròn hơn, còn hoa đào dài và nhọn hơn một chút.

“Ume” có nguồn gốc từ Trung Quốc và được cho là đã được du nhập vào Nhật Bản qua Bán đảo Triều Tiên. Mặc dù thời điểm xuất hiện chính xác không được rõ ràng, nhưng qua nhiều tài liệu thì có vẻ như nó đã xuất hiện ở Nhật từ thời Nara. Wakayama nổi tiếng là nơi sản xuất “ume” như một loại trái cây, nhưng Kyoto lại nổi tiếng là điểm du lịch ngắm hoa mơ.

Địa điểm ngắm hoa Mơ

Đền Kitano Tenmangu ở Kyoto nổi tiếng là địa điểm tham quan mà bạn có thể chậm rãi ngắm sắc hoa mơ trong tiết đông lạnh giá. Nó được dành riêng cho Michizane Sugawara, vị thần học tập, và được biết đến với biệt danh “Tenjin-san.”

Có khoảng 50 loài và 1.500 cây hoa mơ được trồng trong khuôn viên, và vườn hoa mở cửa cho công chúng tham quan khi vào mùa hoa nở.

Lễ hội ngắm hoa mơ

Đền Kitano Tenmangu tổ chức “Lễ hội hoa mơ và tiệc trà” (梅花祭と梅花祭野点大茶湯) vào ngày 25 tháng 2 trong mùa hoa nở.

Đó cũng là ngày kỷ niệm ngày mất của Michizane Sugawara, đồng thời là một lễ hội có lịch sử khoảng 900 năm. Bên cạnh đó, tiệc trà sẽ được tổ chức cùng ngày do Hideyoshi Toyotomi tổ chức trà đạo tại Kitano Tenmangu.

Đây là một cơ hội quý giá để bạn có thể thưởng thức trà từ các Kamishichiken, một khu phòng trà ở Nishijin, Kyoto, vì vậy những ai đi tham quan Kyoto trong thời gian này nên ghé qua.

Tổng kết

Nhật Bản là một đất nước có khí hậu phong phú, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng các loài hoa khác nhau tùy theo bốn mùa. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những khóm hoa ven đường đủ màu, đua nhau khoe sắc suốt bốn mùa .

Đừng bỏ qua những địa điểm được giới thiệu trong bài viết này nếu bạn là người yêu thích hoa cỏ và thiên nhiên Nhật Bản nhé.

Những Hình Thức Performance Marketing Hiện Nay

1. NATIVE ADVERTISING

Native advertising mở ra cơ hội tạo clicks chuột trên các trang web nơi khách hàng mục tiêu của bạn tiêu thụ nội dung.

Đây là một dạng paid media. Nhưng không giống như display ads hay banner ads, native ads trông không giống như quảng cáo. Nó phải tuân theo hình thức và chức năng tự nhiên của trang web mà nó được đặt trên, chẳng hạn như trang tin tức hoặc mạng xã hội.

Hình thức thanh toán: CPM và CPC

2. SPONSORED CONTENT

Loại này thường được sử dụng bởi các influencers (người có ảnh hưởng) và các trang web nội dung. Những đối tượng này sẽ đăng một bài viết giới thiệu, quảng bá cho 1 thương hiệu hoặc 1 sản phẩm để nhận thù lao.

Hình thức thanh toán: Thù lao có thể ở dạng sản phẩm miễn phí hoặc thanh toán trên CPA, CPM hoặc CPC.

3. AFFILIATE MARKETING

Affiliate Marketing có tên gọi tiếng Việt là tiếp thị liên kết, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản nó giống như một kiểu “môi giới”.

Bạn nhờ 1 bên publisher bán sản phẩm cho bạn, sản phẩm đó có 1 đường link riêng, nếu publisher thu được đơn hàng, hoặc leads, hoặc clicks qua đường link đó thì họ sẽ nhận hoa hồng từ bạn.

Hình thức thanh toán: Được doanh nghiệp yêu thích nhất là CPA (Cost per Sale hoặc Cost Per Lead), ngoài ra có CPC, CPM (tính tiền trên 1000 lần hiển thị trên website của bạn – rất ít gặp).

4. SOCIAL MEDIA MARKETING

Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được lượng traffic hoặc nhận thức về thương hiệu, chẳng hạn như những nội dung được hiển thị trên Facebook, Pinterest hoặc Instagram.

Các số liệu được đo lường trên social media thường tập trung vào tương tác – engagement như likes, clicks và mua hàng.

5. SEARCH ENGINE MARKETING

Search Engine Marketing – tiếp thị sử dụng các công cụ tìm kiếm có 2 dạng: Tự nhiên (organic) và trả phí (paid).

Dạng trả phí (Paid Search) là khi người quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…

Dạng tự nhiên (Organic Search) thì ngược lại, sử dụng các phương thức không trả tiền như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để bài viết nằm trong top.

VÌ SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG PERFORMANCE MARKETING?

Có rất nhiều lợi ích mà performance marketing sẽ mang lại khi doanh nghiệp áp dụng nó vào trong kế hoạch tiếp thị của mình.

  • Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ, từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình.
  • Bạn giảm được rủi ro do chỉ thanh toán sau khi một hành động mong muốn đã hoàn thành, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
  • Kế hoạch performance marketing được theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch.
  • Bạn biết được nguồn sinh ra đơn hàng, xác định đâu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA PERFORMANCE MARKETING

Nhìn chung, performance marketing là một chiến lược tiếp thị đang phát triển, phù hợp với các nhà bán lẻ, thương nhân và doanh nghiệp thương mại điện tử. Quay lại câu nói gây “nhức nhối” ở đầu bài, performance marketing có thể giúp bạn biết sử dụng ngân sách marketing vào những nguồn nào thì hiệu quả, nguồn nào thì lãng phí, từ đó điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Tuy nhiên, nói thì dễ, vận hành được một chiến dịch performance hiệu quả lại là chuyện khác. Không biết áp dụng thì performance marketing lại trở thành một lỗ hổng lớn khiến tiền đổ ra ào ào mà không thu được gì.

Tốn bao nhiêu tiền chạy Ads mà không đo CPS, hay CPL cao nhưng toàn “lead lép” không hề ra chuyển đổi… là những chuyện không hề hiếm gặp.

Đó là chưa kể đến việc các Publisher hoặc Agency làm ẩu, lừa đảo, khai gian về số liệu và doanh nghiệp là người chịu thiệt. Doanh nghiệp nếu không nắm vững kiến thức về digital, performance marketing, chỉ biết chi tiền rồi phó mặc toàn bộ cho nhân viên chạy Ads, Agency hoặc Publisher thì rất dễ mất cả chì lẫn chài.

Tóm lại, performance marketing là một miếng bánh “ngon” nhưng cũng chẳng “dễ ăn”. Trước khi áp dụng, bạn hãy chắc rằng mình đã được trang bị đủ kiến thức để vận hành một chiến dịch performance hiệu quả.

Tổng quan về Performance Marketing

“Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí. Vấn đề là tôi còn không biết đó là nửa nào.” – John Wanamaker.

Câu nói trên đã ra đời được hơn 1 thế kỉ, nhưng đến tận bây giờ nó vẫn còn là vấn đề nhức nhối của những người làm marketing. Không biết chi tiêu ngân sách sao cho hiệu quả, nên “bơm” tiền vào đâu là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Thật may là bây giờ bạn đã có performance marketing. Nhưng performance marketing là gì và nó hoạt động như thế nào?

PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ?

Performance marketing vốn là một nhánh của digital marketing. Performance marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Hiệu suất này là một kết quả mong muốn nào đó được thực hiện, như đơn hàng, leads hay clicks…

Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho publisher khi một kết quả cụ thể được hoàn thành, do đó họ có thể yên tâm hơn khi sử dụng ngân sách.

PERFORMANCE MARKETING HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Performance marketing có sự tham gia của 4 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm có vai trò thiết yếu riêng để dẫn đến kết quả cuối cùng.

1. Retailers và Merchants

Trong performance marketing, nhà bán lẻ hoặc các công ty thương mại điện tử còn được gọi là Advertisers – người quảng cáo.

Họ là những doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hay Publishers (nhà xuất bản).

Các nhà bán lẻ và thương mại điện tử trong các ngành hàng như thời trang, may mặc, F&B, sức khỏe, sắc đẹp, thể thao có thể rất thành công khi sử dụng performance marketing. Vì người tiêu dùng ngày nay thường tin tưởng lời giới thiệu từ các influencers và những người dùng khác, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.

2. Affiliates và Publishers

Nhóm này được xem là “đối tác tiếp thị” trong không gian performance marketing. Họ nhận quảng bá sản phẩm/thương hiệu từ doanh nghiệp để lấy hoa hồng.

Affiliates và Publishers tồn tại dưới nhiều hình thức: Trang web đánh giá sản phẩm, blog, tạp chí online, trang web coupon…

Influencers (người có ảnh hưởng) cũng là một Publisher, thực hiện hoạt động quảng bá qua blog, social groups và social channels của họ. Họ cung cấp cho người theo dõi những trải nghiệm, hướng dẫn, đánh giá cá nhân đáng tin cậy để giới thiệu sản phẩm, thường kèm theo ưu đãi hoặc quà tặng đặc biệt cho nhóm người theo dõi của họ.

3. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms

Mạng lưới đối tác liên kết và các nền tảng theo dõi của bên thứ 3 hoạt động như một “sàn giao dịch”, kết nối doanh nghiệp với đối tác liên kết, làm các nhiệm vụ:

  • Cung cấp công cụ như banners, text links
  • Theo dõi, quản lý leads, clicks và chuyển đổi
  • Trung gian thanh toán hoa hồng (như ngân hàng)
  • Giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên

4. Affiliate Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)

Một số network hoặc advertiser còn có một hoặc các chuyên viên có nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến affiliate, như đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, công cụ quảng bá, từ khóa hiệu quả, xử lý những vấn đề về kỹ thuật…

Bên cạnh đó, công ty nếu cũng có thể đi thuê ngoài các agency chuyên quản lý affiliate để quản lý toàn bộ chương trình hoặc hỗ trợ cho team in-house, nhờ vào chuyên môn cũng như mạng lưới đối tác liên kết hiện có.

CÁC LOẠI HÌNH THANH TOÁN TRONG PERFORMANCE MARKETING

Cost per mile (CPM)

Chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Loại này thường có chi phí thấp vì mức độ tương tác không cao (hoặc ít nhất là không thể dự đoán được).

Cost per click (CPC)

Chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Nếu mục tiêu của bạn là hướng traffic về website thì nên xem xét sử dụng dạng quảng cáo này.

Cost per engagement (CPE)

Engagement thể hiện lượng tương tác, có thể được đo bằng nhiều phương thức khác nhau, thường là thích, bình luận hay chia sẻ.

Cost per lead (CPL)

Chi phí cho một khách hàng tiềm năng, tức là đối tượng có phản hồi hay hành động thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của bạn, như điền form thông tin và bạn có thể liên lạc lại.

Cost per sale (CPS)

Chi phí cho mỗi đơn hàng. Bạn sẽ chỉ trả tiền nếu có đơn hàng được thực hiện. Rất dễ hiểu khi đây là loại quảng cáo đắt nhất nhưng lại được yêu thích vì đáng đồng tiền bát gạo.

Cost per acquisition (CPA)

CPA bao gồm tất cả các loại trên. Bạn sẽ trả tiền cho đơn hàng, lượt nhấp chuột hoặc lượt điền form…

“thiên tài” không đảm bảo cho một tương lai thành công

Cái mác “thiên tài” không đảm bảo cho một tương lai thành công. Thành công thực sự đến từ những nỗ lực, sự chăm chỉ làm việc.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà những con người thành công thường được gắn với cái mác “tài năng” hay “năng khiếu”. Những diễn viên từng đạt giải thưởng hay là các nhà kinh doanh tài ba khi tuổi đời còn rất trẻ được miêu tả như “siêu nhân”, sinh ra đã có tài năng khác biệt khiến họ làm được điều phi thường.

Nhưng các phương tiện truyền thông không quan tâm đến con đường họ đi, những nỗ lực, công sức họ bỏ ra trước khi chạm tới thành quả. Người ta nghĩ rằng họ có những thành tựu đó là nhờ thiên bẩm.

Nỗ lực quyết định thành công

Mặc dù các phương tiện truyền thông sẽ có thể khiến bạn tin điều ngược lại, nhưng làm việc chăm chỉ là yếu tố quan trọng hơn tài năng. Khi bạn lần đầu gặp gỡ hoặc nghe về một người thành công, thật dễ dàng để tin rằng họ phải được sinh ra trong những điều kiện tuyệt vời nhất.

Trong thực tế, có rất nhiều ví dụ về những người nổi tiếng đi lên bằng sự chăm chỉ. Cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học, nhưng anh đã chăm chỉ luyện tập và trở thành một trong những vận động viên thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại. MC nổi tiếng Oprah Winfrey đã từng bị nhận xét rằng cô “không phù hợp với truyền hình”. Những ví dụ trên đã minh chứng rằng, không có những người thành công nào tìm thấy thành công và sự công nhận ngay lập tức. Đó là thành quả của sự kiên trì và làm việc chăm chỉ.

Sức mạnh của lời nói

Điều gì xảy ra khi ai đó được ca tụng rằng họ là những tài năng? Đôi khi, họ sẽ trở nên tự mãn và mất động lực để cải thiện bản thân. Ví dụ, một đứa trẻ được khen ngợi trong suốt trường trung học rằng nó là thiên tài và có thể dễ dàng vượt qua kì thi đại học. Đứa trẻ có thể không bao giờ bận tâm đến phát triển các kỹ năng cần thiết để học tập chăm chỉ và học hỏi những tài liệu mới. Tự mãn chỉ khiến nó chủ quan và chuốc lấy thất bại.

Nhưng ngược lại, một người thường nghe nhận xét rằng họ không có năng khiếu, có thể trở nên chán nản và ngừng theo đuổi giấc mơ của họ. Ví dụ, một người tham gia các lớp nghệ thuật ở độ tuổi ba mươi hoặc bốn mươi và được giáo viên nói rằng họ không thực sự có năng khiếu vẽ. Họ có thể trở nên chán nản và nhụt chí. Thế giới có thể sẽ bỏ lỡ một số bức tranh tuyệt vời bởi những lời nhận xét thiếu động lực như vậy.

Đôi khi, khen ai đó “tài năng” cũng có thể là hành vi thô lỗ. Nó ngụ ý rằng những thành công họ gặt hái được không đến từ quá trình làm việc chăm chỉ. Gọi ai đó tài năng cũng là cái cớ để bạn cho phép mình lười biếng. Rốt cục, nếu ai đó là thiên tài và bạn thì không, tại sao bạn không cố gắng để đạt được điều đó?

Làm thế nào để phát huy điểm mạnh của bạn

Có một điều chắc chắn là mỗi người chúng ta đều có thể mạnh hơn người khác ở một vài lĩnh vực, nhưng làm việc chăm chỉ mới là bí mật thực sự để bạn có được thành công. Có ba bước bạn nên làm để đạt khai thác thế mạnh của chính bạn:

Đầu tiên, hãy tự hỏi bạn thích điều gì nhất.

Bạn nghĩ về điều gì thường xuyên nhất? Bạn quan tâm đến điều gì nhất? Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Điều gì thỏa mãn bạn? Nếu bạn không chắc chắn về sở thích và kỹ năng của mình, hãy thử theo đuổi một vài sở thích mới hoặc tìm hiểu một vài chủ đề mới.

Thứ hai, làm việc tích cực để phát huy thế mạnh của bạn trong lĩnh vực đó.

Chẳng hạn, nếu bạn phát hiện ra rằng bạn yêu nghệ thuật, hãy chọn một phương tiện và tìm những công cụ giúp bạn phát triển trong lĩnh vực này. Bạn có thể tham gia các lớp học, tìm một người cố vấn hoặc tự học. Hãy tìm hiểu những kĩ năng cơ bản và thực hành để hoàn thiện nó.

Thứ ba, hãy đảm bảo rằng bạn tiếp tục nhận được phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau.

Hãy để họ cho bạn biết những gì bạn làm tốt và những gì cần cải thiện. Những người thành công không bao giờ ngừng học hỏi, và họ đánh giá cao những lời chỉ trích mang tính xây dựng. Việc người khác nghĩ bạn tài năng hay không là không quan trọng. Điều quan trọng là nỗ lực và thái độ làm việc của bạn.

Nỗ lực và tin vào chính mình

Khi bạn nhận ra rằng làm việc chăm chỉ là thực sự quan trọng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi theo đuổi ước mơ của mình. Vì vậy, nếu ai đó nói với bạn rằng bạn không có tài năng thiên bẩm, hay bạn không có khả năng trong lĩnh vực nào đó. Nhưng bây giờ, bạn hiểu rằng, thành công đến từ những nỗ lực và chăm chỉ thì không có lý do gì khiến bạn nhụt chí. Và nếu ai đó từng khen bạn là thiên tài, hãy nhắc nhở họ rằng đó là sự khác biệt đến từ những nỗ lực làm việc mà bạn đã tạo ra.