Những món ăn độc và lạ chỉ có ở Nhật Bản

Nổi tiếng là đất nước có quy chuẩn chế biến món ăn kỹ càng, tinh tế và độc đáo, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng với vô vàn món ăn độc lạ nhưng không kém phần hấp dẫn, khiến cho thực khách khắp nơi không khỏi ngỡ ngàng. Sau cuộc khảo sát ý kiến của nhiều bạn bè quốc tế, Tsunagu Japan đã chọn ra top 10 món ăn được xem là kỳ lạ nhất của Nhật Bản đối người nước ngoài, mà đa phần trong số đó sẽ khiến bạn “ăn một lần nhớ cả đời”. Vậy đó là những món ăn nào? Trong bài viết lần này, hãy tạm gác những món ăn truyền thống và nổi tiếng như okonomiyaki, tempura, mì udon, takoyaki hay sushi,… sang một bên, chúng ta cùng nhau điểm tên những món ăn độc lạ này nhé!

1. Natto (Đậu nành lên men)

natto
K321/shutterstock.com

Được biết đến là một mỹ thực truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật, natto có một mùi vị vô cùng đặc trưng, nồng và có mùi hơi khó chịu đối với những người không quen ăn món này. Bởi vậy, natto còn được nhiều bạn bè quốc tế gắn cho một cái tên khác là “đậu phụ thối phiên bản Nhật”. Món ăn có màu nâu, vị bùi, ngậy và nhớp dính này thường được ăn kèm với cơm, hoặc có thể nấu thành súp, làm nhân sushi cuộn hay nấu cùng với nước dùng mì soba. Thậm chí, ở nhiều cửa hàng tiện lợi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gói snack thơm ngon, bên trong là những hạt natto giòn tan đã được sấy khô cẩn thận.

Là một món ăn “rẻ tiền dễ tiêu”, nhưng ít ai biết được đây lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch, được coi là một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật. Những hạt đậu nành được luộc chín rồi lên men tự nhiên nên rất giàu enzym, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Theo kinh nghiệm được truyền lại, natto càng nhớt và sợi nhớt càng dài thì vị càng ngọt và chất lượng càng tốt. Mặc dù có không ít người nước ngoài phải bỏ chạy khi ngửi thấy mùi vị đặc trưng của natto nhưng với những ai chịu được thì lại nghiện món này một cách lạ lùng như đứa trẻ nghiện chocolate vậy.

2. Shirako (Tinh hoàn cá)

Tinh hoàn cá
jreika/shutterstock.com

Sẽ thật thiếu sót nếu không liệt shirako vào danh sách những món ăn kỳ quái ở Nhật. Shirako nghĩa là tinh hoàn cá, được các đầu bếp khéo léo lấy ra từ những con cá đực khi còn tươi, thường là cá tuyết (tara), cá nóc (fugu), cá hồi (sake) hay cá vảy chân (ankou). Nghe tên thì có vẻ kinh dị nhưng đây lại là một đặc sản cực kỳ nổi tiếng, được rất nhiều người ưa chuộng và mua về để tẩm bổ nhưng giá thành của món ăn này lại không hề rẻ chút nào.

Bạn có thể thưởng thức món ăn này theo hai cách. Một là ăn sống với hành lá: Tinh hoàn cá được làm sạch rồi cắt thành từng miếng, khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm, vị bùi, tan chảy ngay trên đầu lưỡi tựa như bơ. Bạn có thể thưởng thức shirako ở rất nhiều quán ăn Nhật Bản, trong đó phải kể đến các quán sushi. Cách thứ hai là nấu chín, bạn có thể nướng, chiên hoặc hấp món ăn này. Một trong những cách chế biến quen thuộc nhất chính là đem tinh hoàn cá chưng với nấm cùng với củ cải và cà rốt.

Bật mí: Do mùa đông là mùa sinh sản của cá nên nếu bạn muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị shirako, hãy nếm thử món ăn đặc biệt này vào mùa đông nhé!

3. Shirouo no Odorigui (Cá nhảy múa)

Shirouo no Odorigui
風待人/PIXTA

Hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và giật mình khi trên bàn ăn có một món ăn với những chú cá nhỏ đang còn tung tăng bơi lội. Để thưởng thức món ăn này, bạn sẽ chẳng cần phải qua bất cứ công đoạn chế biến nào mà chỉ cần “ăn tươi nuốt sống” chúng và cảm nhận những chú cá đang “nhảy múa” trong miệng của mình. Đây chính là lí do tại sao món ăn này có tên là Shirouo no Odorigui (nghĩa là cá nhảy múa). Nét độc đáo này khiến Shirouo no Odorigui trở thành đặc sản của Nhật Bản và cũng là “thách thức” với nhiều khách nước ngoài.

Nguyên liệu chính của món ăn là cá shirouo – một loại cá bống nhỏ, trong suốt, thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi ăn, để cá “nhảy múa” mạnh hơn, người ta cho chúng vào một bát đựng trứng trộn giấm, sau đó gắp vào miệng, nuốt ực một hơi rồi uống kèm với một chút rượu sake. Bạn nghĩ sao về việc thử ghé vào một quán ăn truyền thống vào một ngày mùa xuân ấm áp để thưởng thức món ăn độc đáo này? Chắc hẳn đây sẽ là một trải nghiệm mà bạn không dễ gì quên được đâu!

4. Shiokara (Hải sản muối lên men)

Shiokara

Nhắc đến những món ăn lên men có mùi vị kinh dị nhất của Nhật Bản tất nhiên không thể thiếu được món shiokara. Đây được xem là một trong những món ăn cực kỳ khó nuốt với mùi vị được ví như mùi thịt rữa, khiến không ít thực khách phải “vừa ăn vừa bịt mũi”. Shiokara khá khó ngửi đến nỗi chỉ cần thoáng ngửi thôi cũng đủ khiến bạn choáng váng và buồn nôn nếu không quen. Để làm được món ăn này, người ta cho lên men cả phần thịt lẫn nội tạng của hải sản trong vòng ít nhất một tháng. Do được ướp với khá nhiều muối nên shiokara rất mặn. Người Nhật thường ăn shiokara kèm cơm trắng, đôi khi được dùng làm món khai vị hoặc món nhậu trong các quán rượu truyền thống izakaya.

Tuy khó ăn nhưng shiokara lại là một món ăn rất tốt cho sức khỏe bởi có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ và cao huyết áp. Mặc dù khá khó ăn nhưng biết đâu rằng, sau lần đầu tiên, rất có thể bạn sẽ nghiện món này thì sao?

5. Basashi (Thịt ngựa sống)

basashi
gnoparus/shutterstock

Nếu đã là fan của đồ ăn sống sashimi thì có lẽ basashi không còn là trở ngại với bạn. Tuy vậy vẫn có không ít người ái ngại món này. Đây là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật và khi nhắc tới basashi thì không thể không nhắc đến tỉnh Kumamoto, vùng đất phía Nam thuộc đảo Kyushu nơi nổi tiếng với món đặc sản basashi. Những miếng thịt ngựa sống có màu đỏ tươi được thái thành từng lát mỏng bắt mắt từ xa xưa đã trở thành món ăn khoái khẩu của người Nhật vốn chuộng hương vị tự nhiên.

Basashi được ăn kèm với hành, gừng và nước tương. Là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng lượng chất béo và cholesterol thấp nên basashi đặc biệt tốt cho những người suy dinh dưỡng hay đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng basashi sẽ có mùi hôi và khó ăn vì là thịt sống, nhưng nếu đã ăn thử, chắn chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên, bởi lẽ nó hoàn toàn không khó ăn như bạn nghĩ mà ngược lại, basashi có vị thanh ngọt và không hề có mùi khó chịu.

6. Torisashi (Thịt gà sống)

torisashi
Sunrising/PIXTA

Những món ăn được chế biến từ thịt gà chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người, nhưng thịt gà sống thì bạn đã từng ăn bao giờ chưa? Ở Nhật, việc ăn thịt gà sống khá phổ biến, đặc biệt là trong các cửa hàng sushi. 

Torisashi là một loại sashimi, được lấy từ phần ức gà. Khác với các loại thịt gà được bày bán trong siêu thị, thịt gà để làm torisashi luôn được kiểm duyệt chặt chẽ và luôn đạt mức độ tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Những miếng thịt gà được xử lý sạch sẽ và cắt thành từng lát mỏng đẹp mắt thường ăn kèm cùng mù tạt wasabi, sa lát và nước tương. Nhìn thì có vẻ bình thường nhưng khi biết đó là thịt gà sống, liệu bạn có dám liều mình ăn thử? 

7. Horumon (Nội tạng nướng)

horumon
ささざわ/PIXTA

Horumon (hay còn gọi là horumonyaki) là món ăn được chế biến từ nội tạng của bò hoặc lợn như gan, lòng, não, tim, cật,… được người Nhật vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia, nội tạng động vật là thứ không sạch sẽ, cần phải vứt bỏ và việc ăn những thực phẩm làm từ nội tạng được coi là một điều “kinh dị”. Vì vậy, đây cũng là một trong những món ăn gây kinh ngạc cho nhiều du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản.

Người Nhật cho rằng món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, các quán nướng horumonyaki (hay motsuyaki) luôn luôn đông khách. Nội tạng động vật được tẩm gia vị cẩn thận rồi nướng trên vỉ sắt, có màu vàng xuộm, vị bùi bùi ngầy ngậy đã trở thành một món ăn độc lạ và không kém phần hấp dẫn trong ẩm thực Nhật Bản. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi có một địa horumon nhậu cùng một cốc bia hoặc một chén rượu sake đấy! 

8. Hachinoko (Nhộng ong)

nhộng ong
kikisorasido/PIXTA

Hachinoko nghĩa là nhộng ong hoặc ấu trùng ong. Có lẽ chưa kịp ăn mà chỉ cần nghe cái tên thôi cũng khiến cho nhiều người hết hồn mà bỏ chạy. Để làm món hachinoko, trước hết người ta sẽ chiên giòn những con nhộng ong, sau đó ướp chúng cùng với hỗn hợp vàng nâu sền sệt của nước đường và nước tương. Vị ngọt dịu của nước đường, vị thanh của ong, vị đặm của nước tương hòa quyện với nhau mang đến một hương vị độc đáo, lạ miệng với những tín đồ sành ăn. Tuy nhiên, nó lại mang đến cảm giác rợn người với những ai chỉ nhìn và nghe thấy tên.

Thông thường, người Nhật hay trộn món nhộng ong này với cơm trắng để ăn cùng, cuộn sushi hoặc có thể nhấm với rượu. Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp hachinoko tại các khu chợ trời như một thức quà ăn vặt và được ưa thích không kém một món ăn nào.  

9. Nomu onigiri (Cơm nắm dạng bịch mút)

nomu onigiri
mu_ne3/Flickr

Onigiri (cơm nắm kiểu Nhật) là một trong những món ăn tiện lợi và phổ biến, luôn được bày bán trong các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị tại Nhật. Chỉ cần một nắm cơm cùng một miếng rong biển là có thể làm thành một món onigiri truyền thống. Thế nhưng, đó là trước kia, còn ngày nay, Nhật Bản đã cho ra mắt một dạng cơm mà chằng ai nghĩ tới, biến thức ăn thành thức uống: Cơm nắm dạng bịch mút – nomu onigiri.

Nghe thì có vẻ kỳ cục và khó tin, nhưng ẩm thực Nhật Bản lúc nào vậy, luôn khiến cho người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mỗi bịch nomu onigiri có trọng lượng 180g, tương đương với một nắm cơm bình thường. Loại cơm nắm này đặc sánh, có nhiều hương vị để lựa chọn. Khi ăn, bạn mở nắp bịch và mút. Hẳn đây sẽ là một món ăn cực kỳ hữu ích cho những ai ngại nhai, răng yếu, muốn thay cơm bằng cháo hay chỉ đơn giản là muốn thưởng thức một món độc đáo của xứ hoa anh đào.

Cùng xem cách những biên tập viên của Tsunagu Japan thưởng thức và cảm nhận về món ăn kỳ lạ này qua video dưới đây nhé!

10. Ochazuke (Cơm chan trà xanh)

Ochazuke
gontabunta/shutterstock

Chưa dừng lại ở món cơm nắm dạng bịch, Nhật Bản còn có một món cơm kỳ lạ và thú vị không kém: Cơm chan trà xanh. Một bát ochazuke thường gồm cơm nóng, nước trà xanh, rong biển và các món ăn đi kèm như mù tạt, mơ muối, cá hồi, thịt lợn,… 

Nếu một buổi tối thức đêm đói bụng hay vào một ngày cuối tuần lười nhác, làm một bát ochazuke chắc chắn sẽ là gợi ý không tồi dành cho những ai ngại nấu nướng nhưng lại muốn thưởng thức một món ăn hấp dẫn mà không tốn quá nhiều công sức. Nhanh, gọn và ngon chính là 3 từ chính xác nhất để miêu tả món ăn này.

Khám phá thêm những món ăn kỳ lạ khác khi tới Nhật Bản

Bên cạnh những món ăn trên, xứ Phù Tang còn có rất nhiều món ăn kỳ quái khác. Tùy vào văn hóa của mỗi nước mà có cách nhìn nhận khác nhau. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, đa phần mọi người thấy kinh ngạc với món Tamagokake gohan (trứng sống trộn cơm) của người Nhật vì ít ai nghĩ rằng trứng sống có thể trộn với cơm và được ăn ngon lành như vậy. Trong khi đó, láng giềng của Nhật Bản – Hàn Quốc lại cảm thấy kì cục với món tororo (khoai nghiền, thường được trộn với cơm, có dạng sệt, dính) của người Nhật. Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn có nguyên liệu kỳ dị mà không ai ngờ tới như tempura momiji (lá phong chiên giòn), bia mù tạt, mì ramen chocolate,… mà bạn sẽ bắt gặp khi tới Nhật Bản.

tororo
gontabunta/shutterstock
tamagokake gohan
gontabunta/shutterstock

Nếu bạn đang ở Nhật hoặc sắp tới có kế hoạch đến học tập, sinh sống, du lịch hay làm việc ở đất nước Phù Tang xinh đẹp, đừng quên nếm thử những món ăn độc đáo này nhé. Hãy cứ thưởng thức và cảm nhận từng hương vị, bởi chắc chắn rằng chúng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cung bậc cảm xúc khiến bạn nhớ mãi không thôi đó.

Khoảng lặng để nhìn lại: Một năm hơn không du lịch

2020 là một năm buồn với du lịch. Sang đến năm 2021, mọi thứ vẫn đang như vậy. Vẫn những công ty vật vờ thoi thóp, những sân bay vắng lặng, những địa điểm quạnh quẽ.

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, với khả năng lây lan và mức độ nghiêm trọng là cực kỳ báo động.

 Gần như ngay lập tức, toàn bộ tuyến di chuyển quốc tế giảm hẳn lại. Các quốc gia đóng cửa biên giới, hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, trong khi nhiều thành phố lớn bước vào phong tỏa. Số ca nhiễm gia tăng, mạng sống con người mất dần qua từng ngày. Nhưng cùng với đó còn là kế sinh nhai của nhiều người bị ảnh hưởng – đặc biệt là những ai phụ thuộc vào du lịch.

Đây cũng là điều dễ hiểu, khi lưu lượng chuyến bay quốc tế tới các sân bay của Mỹ giảm tới 98% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm trước đó, rồi đóng băng ở mức này suốt nhiều tháng liên tiếp. Còn theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, nền kinh tế du lịch toàn cầu dự tính sẽ giảm tới 80% khi số liệu năm 2020 được công bố đầy đủ.

Và khi nhìn vào những địa điểm nổi tiếng của ngành du lịch thế giới, chỉ còn lại những câu chuyện đau lòng.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 2.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 3.

Lê Văn Hùng bước đi chậm rãi, trước căn nhà sương gió dưới rặng dừa thẳng tắp ven biển Hội An với những nỗi niềm riêng. Nhìn về mặt biển tĩnh lặng sau những tháng giông bão, anh hiểu rằng mình có thể đẩy chiếc thuyền thúng ra khơi để bắt cua cá, kiếm chút tiền nuôi sống gia đình.

Người đàn ông 51 tuổi từng là một ngư dân kỳ cựu trên những con tàu cỡ lớn. Nhưng năm 2019, anh quyết định từ bỏ để hỗ trợ con gái vận hành nhà hàng trên cồn cát ven biển khai trương năm 2017 ở Hội An. Nhưng rồi đại dịch đến, du lịch Hội An gặp một cú sốc nặng nề. Cuối tháng 11/2020, một trận bão lớn cũng cuốn nhà hàng của gia đình về với biển khơi.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 4.

Giờ đây, giống như rất nhiều ngư dân Hội An từng bỏ nghề để phục vụ du lịch, anh Hung quay trở lại biển, về với cái nghề anh gắn bó phần lớn thời gian cuộc đời, để kiếm ăn qua ngày.

6 cái miệng trông vào một chiếc thuyền thúng, gia đình của người đàn ông nhỏ thó chỉ vừa đủ kiếm ăn qua ngày. Nhưng nào đã hết. Trận bão cuồng bạo tháng 9/2020, rồi những đợt biển động thời gian gần đây cũng khiến anh Hùng chẳng thể ra khơi, vì sợ chiếc thuyền thúng bé nhỏ chẳng thể chịu nổi.

Ngước mắt nhìn làn sóng vỗ rì rào, anh Hùng tự nhủ: ngày kia là có thể ra khơi được rồi.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 5.

Anh Hùng sinh ra và lớn lên ở Hội An – thành phố miền Trung Việt Nam, vốn có truyền thống nghề biển trong hàng thế kỷ. 15 năm qua, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đã rót hàng tỉ USD để xây dựng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, trong khi dân địa phương cũng lũ lượt mở nhà hàng, cửa hiệu trong lòng thành phố cổ kính.

Âu cũng bởi, lượng du khách quốc tế đến với thành phố này là cực kỳ đông đảo, khiến bãi biển và khu phố cổ luôn kín người. Năm 2019, 4 triệu du khách đến với Hội An là từ nước ngoài. Và cũng vì quá phụ thuộc vào du khách nước ngoài, đại dịch ập đến đã tạo nên một cú sốc quá lớn.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 6.

Khách sạn mọc lên như nấm xung quanh nhà anh Hung tại biển Tân Thanh gần phố cổ. Theo dòng xu hướng, gia đình anh cũng vay mượn mua lại một số địa điểm ven biển để mở ra một nhà hàng lộ thiên ngay cồn cát sau nhà.

Hồng Vân (23 tuổi), con gái anh Hùng, ngày ngày chuẩn bị nguyên liệu phía sau. 2 con trai anh phụ trách nấu nướng, trong khi anh Hùng phụ dọn rửa. Công việc bận rộn khiến anh quyết định từ bỏ nghề ngư dân đã gắn bó với mình suốt cuộc đời, với mộng tưởng về cuộc sống tốt đẹp hơn đến từ lượng du khách rất ổn định.

Tôi đã từng hạnh phúc hơn thật” – anh Hùng trả lời phỏng vấn với New York Times. “Làm việc ở nhà cho tôi một sự thư thái bên gia đình.”

Làm ngư dân, anh Hùng kiếm được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Còn mở nhà hàng, thu nhập của anh tăng gấp 5 lần.

Nhưng rồi đại dịch đến, nhà hàng của gia đình anh vắng lặng, trong đợt phong tỏa toàn quốc hồi tháng 4/2020. Dập dịch thành công nhưng chưa kịp tận hưởng, tháng 7 Việt Nam lại có thêm một làn sóng dịch mới tại Đà Nẵng. Sự vắng lặng tiếp tục quay trở lại.

Tiền tiết kiệm mòn dần, anh Hùng hiểu rằng đã đến lúc phải ra khơi. Tháng 8/2020, anh đẩy chiếc thuyền thúng nhỏ bé vượt sóng đánh bắt hải sản. Số tôm cá bắt được, một phần để gia đình ăn, phần còn lại được con gái anh đăng bán trên một trang mạng xã hội. Nhưng biển khơi từ trước đến nay vẫn luôn là nơi đầy rủi ro, nhất là vào mùa mưa.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 7.

Bình minh một ngày tháng 3, anh Hùng đẩy thuyền ra khơi, giăng một mẻ lưới chan chứa hy vọng. Anh chỉ thu về một chút cá và cua cỡ nhỏ. Biển cả hôm đó có vẻ keo kiệt, nên anh quyết định chèo thuyền về.

“Cũng chỉ là hy vọng thôi, nhưng cũng chẳng thể biết được biển sẽ cho ta thứ gì.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 8.

Trước kia, nhà hàng Aux Lyonnais là một nơi kinh điển cho giới kinh doanh thành đạt tại Pháp, vì sự thoải mái và khung cảnh sang trọng. Nằm ngay sát Sàn Chứng khoán Paris và tòa soạn báo Le Figaro, nhà hàng hơn 100 năm tuổi mỗi ngày tiếp đón rất nhiều doanh nhân, nhà báo và cả quan chức nhà nước, những người muốn tận hưởng bữa ăn theo phong cách cổ điển nhưng cũng đầy hoa mỹ đặc trưng của Pháp.

Aux Lyonnais của hôm nay, mặt tiền màu đỏ máu trông vẫn vậy, nhưng bên trong thì vắng lặng. Những chiếc bàn gỗ sồi bên trong trống trơn, không lọ hoa, không ly rượu, cũng không có bồi bàn. Một số ghế thậm chí còn được cất vào trong kho.

Quầy bar kim loại sáng trưng, chẳng bày biện thứ gì. Những chiếc gương ngoại cỡ có viền kem được lau sạch, chờ đợi đến thời khắc các nhà hàng của Paris được phép mở cửa trở lại.

Và Alain Ducasse – chủ của nhà hàng – trông có vẻ rất hoài niệm. Nhiều năm qua, các nhà hàng của Ducasse đều được tặng sao Michelin. Nhưng 40 – 60% khách hàng đến với các nhà hàng của ông chủ yếu là khách du lịch.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 9.

Đại dịch đã khiến thế giới của ông đảo lộn, mà đúng hơn là khiến ngành ẩm thực tinh tế của Pháp trở nên hỗn loạn. Nhà hàng và tiệm cafe khắp cả nước đều đóng cửa, không biết khi nào mở lại.

Giống như nhiều bếp trưởng khác, ông Ducasse (64 tuổi) phải chuyển sang hình thức giao hàng mang đi, dù không giống bình thường. Ông phải tạm thời chuyển Aux Lyonnais thành phong cách “naturaliste” – tạm hiểu là gần gũi với thiên nhiên nhất có thể. Khu bếp từng một thời rất sang trọng, nay chuyển sang hình thức “lành mạnh” hơn rất nhiều: không thịt, muối, đường hoặc sữa. Họ tập trung vào cá, đậu nành và rau củ quả thôi.

Các đơn hàng mang đi hiện cũng khá nhiều – 100 – 150 hộp mỗi ngày, xếp hàng dài trước bức tường của quán.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 10.

Marvic Medina Matos – bếp trưởng 25 tuổi từ Peru của nhà hàng có tên “Naturaliste” cũng chuyển thực đơn nhà hàng thành những món ăn có thể chuẩn bị từ trước, nhằm phục vụ cho các đơn giao hàng tại nhà.

Từ 9h sáng, đội của Matos – 6 người – bận đồ và bắt đầu phân chia công việc. Một đầu bếp chuẩn bị món khai vị, đầu bếp trẻ khác làm món chính, nước dùng với hành và cà rốt, thái củ cải và chuẩn bị đậu lăng. Một người khác lo làm tráng miệng, từ bánh mì, bột gạo kết hợp cùng mứt và trái cây.

Quy trình làm việc được đẩy lên rất nhanh. Khi có đơn hàng, Matos sẽ hét lên thông báo, đội của cô tiếp nhận và chuẩn bị mọi thứ chỉ trong 3 – 4 phút.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 11.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 12.

Tất cả các món sẽ được đặt trong hộp làm từ bã mía. Dao và nĩa/dĩa – đúng với tôn chỉ hướng đến thiên nhiên – cũng được làm bằng tre trúc. Quản lý nhà hàng đóng gói, giao lại cho bên giao hàng.

Chuyển đổi phục vụ giao hàng ít nhất đã giúp ông Ducasse giữ lại nhân viên, và mang đến chút thu nhập. Nhưng nó không đúng với ẩm thực Pháp. Dùng bữa tại Paris, thứ quan trọng không chỉ là đồ ăn, mà còn là “le partage” – nghĩa là trải nghiệm về không gian.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 13.

“Khi có 6 người dùng bữa tại một bàn trong một nhà hàng Pháp, sẽ có những trải nghiệm rất riêng” – ông Ducasse chia sẻ. “Đầu tiên là mở champagne, rồi tất cả cùng thảo luận họ sẽ dùng thứ gì. Rồi bạn gọi món, các món ăn dọn lên cũng sẽ là một chủ đề để thảo luận, cả trước và sau bữa ăn. Rồi các bạn sẽ nói về những thứ mình sẽ ăn trong tuần sau đó. Người ta muốn ngồi với nhau thưởng thức một chai rượu ngon, ngắm những cô gái đẹp trong những bộ trang phục tinh tế, thay vì đơn giản là dùng bữa.”

“Bữa ăn được giao tới tận nơi không phải là ẩm thực đúng nghĩa.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 14.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 15.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 16.

Trước đại dịch, du khách Trung Quốc gần như lấp đầy mọi chuyến xe bus đến các nhà hàng ở Vịnh Apollo (Úc) – một thị trấn biển nho nhỏ phía Đông Nam nước Úc, là điểm dừng chân nổi tiếng của các tour du lịch khu vực này.

Các nhà hàng ở đây – như Apollo Surfcoast, thường xuyên phục vụ tới 200 khách mỗi lần. Nhưng giờ, mọi thứ trở nên vắng vẻ – ngay cả vào giờ cao điểm lúc trưa. Những chiếc bàn gỗ lớn đặt tên vỉa hè, nay đóng bụi vì chẳng có ai ngồi.

Apollo Surfcoast là nhà hàng của Michelle Chen, được mở từ năm 2012 ở một địa điểm cô cảm thấy ưng bụng về tiềm năng. Với lượng khách Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, cô cảm thấy đó là một cơ hội không thể tuyệt vời hơn. Cô đã không sai, cho đến khi đại dịch xuất hiện.

Ở Úc, du khách Trung Quốc có đóng góp lớn nhất cho thị trường du lịch vào năm 2017. Tại bang Victoria, nguồn thu từ khách du lịch Trung Quốc lên tới 2,4 tỉ USD, chiếm 40% tổng thu từ du khách quốc tế. Cũng trong năm 2017, 45% khách Trung Quốc tại bang này ghé đến đường Great Ocean – con đường dài gần 200km, nơi Apollo Surfcoast tọa lạc.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các nhà hàng Trung Quốc mọc lên như nấm, thuê cả nhân viên người Hoa để phục vụ. Nhưng khi đại dịch đến vào tháng 2/2020, khi hàng không quốc tế đóng cửa vào tháng 3, khu vực này trở nên tĩnh lặng đến kỳ lạ.

“Việc kinh doanh của tôi mất đi gần như 100% doanh thu,” – Chen chia sẻ. Chỉ trừ thời điểm Giáng sinh năm ngoái, còn nhà hàng đã ngưng hoạt động toàn thời gian kể từ tháng 3.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 17.

Phía xa hơn dưới con đường Great Ocean là Twelve Apostles, một danh lam của khu vực, nơi luôn luôn kín đặc du khách đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán của châu Á. Nhưng đó là trước dịch thôi. Đóng cửa biên giới, phong tỏa thành phố cùng các khu cách ly bắt buộc, những địa điểm phụ thuộc vào du khách nước ngoài ở Úc phải gồng mình chịu đựng một cú sốc quá lớn.

Công ty du lịch Extragreen Holidays – vận hành từ năm 1994 – ước tính du khách Trung Quốc chiếm phân nửa số khách hàng của họ trong các mùa cao điểm, với 16 – 20 chuyến mỗi tuần. “Giờ thì may mắn lắm được 1 – 2 tour, mỗi tour dưới 10 người” – Tom Huynh, giám đốc Extragreen chia sẻ.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 18.

Theo anh Huynh, công ty anh đã phải hủy đăng ký và bảo hiểm cho khoảng 20 chiếc xe đang “đắp chiếu” trong bãi. Từ cuối tháng 2/2021, công ty đã bước vào giai đoạn đóng cửa, cắt giảm toàn bộ nhân sự, bao gồm cả chính anh.

Tiệm bánh Apollo Bay cũng điêu đứng dịp này. Sally Cannon – chủ tiệm cho biết đã gỡ bỏ các tấm biển hiệu có chữ Trung Quốc ngoài cửa, sau khi lệnh cấm du lịch được ban hành. May mắn là sau lệnh phong tỏa ngắn hạn hồi tháng 2, du khách – chủ yếu là trong nước – đang dần trở lại, cải thiện phần nào hiệu quả kinh doanh của bà.

Bilby Travel – công ty du lịch do Max Zaytsev cai quản, với lượng khách chủ yếu từ Đông Nam Á và Mỹ – thì không có thời gian để thích nghi. Công ty của Zaytsev sở hữu 4 chiếc xe bus hạng sang được mua bằng tiền vay mượn, với khoản tiền lãi khá đắt đỏ phải trả mỗi tháng. Bởi vậy, anh buộc phải chuyển sang hình thức kinh doanh khác – giao hàng, dù khoản kiếm được chẳng phải quá nhiều.

“Bạn biết tôi có những lựa chọn công việc như thế nào không? Không có gì cả, tuyệt đối không” – anh cho biết. “Thế nên tôi phải làm mọi thứ có thể.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 19.

Giống như nhiều ngành nghề khác điêu đứng vì đại dịch, Zaytsev nhận được một khoản hỗ trợ khoảng 1000 AUD từ chương trình JopKeeper của chính phủ mỗi 2 tuần. Tuy nhiên, khoản này đã hết hạn từ cuối tháng 3.

“Chúng tôi vẫn tồn tại được nhờ vào khoản tiền của JopKeeper” – ông ngậm ngùi nói. “Chúng tôi như những công ty xác sống vậy, vật vờ và thoi thóp.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 20.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 21.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 22.

Buổi sáng của tháng 3 tại sân bay Changi, 6 người ngồi trong phòng chờ Changi Lounge sang trọng, laptop để trên đùi. Họ ngồi cách khá xa nhau, vì ở giữa là những chiếc ghế dán bảng bắt buộc phải để trống, nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Bữa buffet nhẹ cũng bị loại bỏ. Thay vào đó, phục vụ sẽ mang bánh và nước đến tận nơi.

Alyss Leow – nhân viên phòng nhân sự, tới phòng chờ này để làm việc mỗi 2 hoặc 3 tuần. Cứ 3 tháng một, cô trả cho họ 200 USD.

“Có những ngày tôi không muốn làm việc tại nhà, nên đây thực sự là một nơi tuyệt hảo” – Leow cho biết.

Nhưng trước kia, Leow sẽ khó mà làm được điều đó một cách thoải mái. Cách đây 2 năm, sân bay Changi thực sự đông đúc. Nơi đây sở hữu hệ thống cửa hàng trị giá 1,3 tỉ USD, mở những khu phức hợp giải trí – bao gồm cả rạp phim và một thác nước trong nhà cao nhất thế giới. Changi còn được bình chọn là sân bay tuyệt nhất thế giới suốt 7 năm liên tiếp, và đón nhận 63,8 triệu lượt khách vào năm 2019 – một kỷ lục của quốc gia.

Thế rồi Covid-19 xuất hiện, lượng khách tới Changi giảm 83%, lợi nhuận giảm đi 36%, chỉ còn khoảng 327 triệu USD. Việc xây dựng nhà ga thứ 5 cũng bị hoãn lại. Hồi tháng 1/2020, có 33.000 chuyến bay khởi hành từ Changi. Sau 1 năm, nó giảm còn 7.500 chuyến.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 23.

Để đối phó với sự sụt giảm tất yếu, sân bay này tập trung vào thị trường duy nhất mà họ có lúc này: khách hàng nội địa. Trước dịch, nhiều người bản địa vẫn đến sân bay Changi để ăn uống, mua sắm, học tập và làm việc. Để thích nghi với dịch bệnh, nhà vận hành sân bay đã mở ra một số dịch vụ khá thú vị, đồng thời chuyển Changi Lounge thành chỗ làm việc lý tưởng. Họ mời các bậc phụ huynh mang con đến để trải nghiệm thử các dịch vụ, bao gồm ngủ qua đêm và các tour học tập.

Các nhà phân tích nhận định, những biện pháp như vậy có thể hỗ trợ sân bay đôi chút cho đến khi du lịch mở cửa trở lại, nhưng sẽ không thể cải thiện được doanh thu một cách đáng kể.

“Mọi thứ đang trong trạng thái ngủ đông” – Brendan Sobie, nhà phân tích của công ty tư vấn hàng không Sobie Aviation. “Với Changi, 2021 có thể còn tệ hơn 2020.” Bởi lẽ, việc sân bay phụ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế khiến nó trở nên đặc biệt khó khăn trong quá trình phục hồi.

Việc hàng không “ngủ đông” cũng khiến các sân bay phải nghĩ lại về vai trò của mình thời kỳ hậu Covid. Vốn nắm giữ vị trí không thể thay thế, nhưng giờ họ phải nghĩ theo một hướng khác: Liệu các sân bay có thể thu hút khách hàng thông thường đến trải nghiệm mà không cần phải đi máy bay?

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 24.

Các nhà vận hành bắt đầu hướng đến việc liệu người Singapore có thể đến đây chỉ để trải nghiệm Jewel – khu phức hợp mua sắm khổng lồ cao cấp của họ – theo một cách khác, như ý kiến của Jayson Goh – giám đốc quản lý của Changi. Chẳng hạn, Goh đưa ra ý tưởng đặt 10 chiếc lều trong khu mua sắm, hướng mặt về phía thác nước. Khách hàng sẽ cần phải trả ít nhất 240 đô cho một đêm ngủ ở đây – giải pháp kinh doanh từng khiến cư dân mạng phải bật cười, vì chẳng ai “điên” mà bỏ khoản tiền lớn để ngủ dưới sàn gạch, mà chẳng có nổi một phòng tắm riêng.

“Nó khá là nực cười. Giống như việc người ta trả tiền để biến mình thành động vật trong sở thú, cho mọi người ngắm họ ngủ vậy” – Jason Chua, một luật sư nhận xét. Nhưng bất chấp sự cười cợt của mọi người, chương trình kéo dài 1 tháng này bán hết sạch vé chỉ trong vòng 24h.

Nói về Changi Lounge – phòng chờ hạng sang dành cho hành khách trước chuyến bay, nay chuyển thành chỗ làm việc cho những người muốn thay đổi. Theo học giả Nitin Pangarkar, giải pháp này khó mà thay thế được ngành hàng không đúng nghĩa. Đúng là nó có thể mang lại chút doanh thu, nhưng không đáng kể và cũng không thể trong dài hạn.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 25.

Sân bay Changi những tháng gần đây đang dần tiếp đón nhiều du khách hơn, nhưng vẫn khá dè dặt. Một số người còn mặc đồ bảo hộ kín người. Nhưng nhìn chung, các nhân viên tại đây dành mỗi ngày làm việc một cách buồn chán, gõ điện thoại, chờ đợi những hành khách chẳng bao giờ xuất hiện nữa.

Nguồn:
NewYork Times
https://cafef.vn

4 giây – 2 phút – 72 giờ – 21 ngày – 10.000 giờ : Công thức kì diệu giúp bạn đạt mọi mục tiêu và không bao giờ bị trì hoãn

Luật 4 giây

Lời khuyên: Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước khi bạn hành động hoặc đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.

Trong cuộc sống, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn việc đưa ra những quyết định quan trọng. Điều này có vẻ như một gánh nặng quá lớn, do vậy chúng ta muốn chờ thêm thời gian. Cho đến khi bắt buộc phải đưa ra quyết định, chúng ta sẽ quyết định nhất thời và thông thường sau đó sẽ là sự hối tiếc.

Nguyên tắc 4 giây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Peter Bregman, tác giả của cuốn sách “Luật 4 giây” cho rằng bạn nên hít thở thật đều và sâu trong vòng 4 giây; sau đó bạn có thể hành động.

Tại sao việc này quan trọng? Đó chính là nghệ thuật tự kiểm soát. Hít thở sâu sẽ tránh cho bạn khỏi việc đưa ra các quyết định vội vã và mang lại cho bạn thời gian để đánh giá kết quả của mỗi hành động.

Luật 2 phút

Lời khuyên: Nếu việc nào đó chỉ tốn chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn hãy thực hiện nó ngay lập tức.

Rất nhiều nhiệm vụ chúng ta trì hoãn thường không khó để hoàn thành. Chúng ta thường tránh làm chúng cho đến hạn chót, mặc dù nó không đòi hỏi kỹ năng hay kiến thức đặc biệt. Chẳng hạn, bạn cần phải gọi điện cho đối tác hoặc gửi một email. Việc này chỉ mất 1 đến 2 phút nhưng bạn lại trì hoãn cho đến phút cuối cùng. Nhiệm vụ đơn giản này làm bạn bị chùn bước và mất tập trung.

Nguyên tắc 2 phút này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn. Mỗi mục tiêu đi kèm với một danh sách các hành động nhỏ. Chẳng hạn, bạn phải đọc 1 cuốn sách khoảng 2.000 trang, việc này sẽ khiến bạn mất vài tháng. Nếu như bạn tiếp tục nhìn cuốn sách như một tổng thể, bạn sẽ thấy nó khó mà hoàn thành, do đó bạn dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu như bạn chia nhỏ cuốn sách thành từng trang và đặt mục tiêu đọc từng trang một, bạn sẽ mất chưa đến 2 phút cho một trang sách.

Luật 72 giờ

Lời khuyên: Khi bạn đã có 1 ý tưởng, hãy thực hiện nó trong vòng 3 ngày (72 giờ).
Bodo Schaefer – tác giả sách, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Đức cho rằng nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn đẩy lùi trì hoãn: Đừng bao giờ đặt ra các nhiệm vụ kéo dài quá 72 giờ. Nếu bạn trì hoãn hành động này, ý tưởng của bạn sẽ mãi nằm trên giấy mà thôi.

Luật 21 ngày

Lời khuyên: Hãy cho bản thân 21 ngày để phát triển một thói quen
Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu nào đó, bạn phải biến các hành động thành thói quen hàng ngày. Hãy lập lại danh sách mục tiêu một lần nữa, tập trung vào các mục tiêu đơn lẻ và biến nó thành hành động, sau đó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đó có thể là viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh… bất cứ việc gì.

Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi đã quen dần với nó, bạn sẽ cảm thấy điều này như một phần cuộc sống.

Nguyên tắc 10.000 giờ

Lời khuyên: Khi bạn cố gắng để thành thạo trong lĩnh vực nào đó, bạn cần dành khoảng 10.000 giờ thực hành việc đó.

Trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng, Malcolm Gladwell đã đề cập đến nguyên tắc 10.000 giờ thực hành đóng góp vào thành công của hầu hết các doanh nhân, triệu phú trên thế giới.

Để thực hiện quy tắc này, bạn hãy lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích và lập kế hoạch để thực hành mỗi ngày. Hãy theo dõi thời gian mà bạn thực hành việc đó để đảm bảo bạn thực hiện đủ 10.000 giờ…

Phương pháp quản lý nhân sự khác biệt tại Nhật.

Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản là một trong nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thành công đó chính là hệ thống quản lý hiệu quả từ nhân sự cho tới chiến lược kinh doanh.  Người quản lý Nhật Bản luuôn đặt mục tiêu là nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp, bằng cách nâng cao hiệu suất lao động của tất cả cán bộ công nhân viên.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 bí quyết giúp người Nhật quản lí nhân viên hiệu quả. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn mà bất cứ nhà quản trị nào đều có thể áp dụng.

1. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu

Tất mọi cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng. Chính vì vậy, nhà quản lý cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty ngay cả những vấn đề nhỏ nhất. Bởi nhân viên là người hiểu rõ công việc họ làm và thực hiện nó mỗi ngày. Biết lắng nghe quan điểm của mọi người khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên và đưa ra các giải pháp phù hợp để cải tiến chất lượng sản phẩm.

Đây chính là chiếc chìa khóa vàng được người Nhật áp dụng không những tạo sự hiệu quả trong công việc mà còn để gắn kết mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.

2. Quan tâm tới nhân viên

Ai cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, nhân viên cũng vậy. Thay vì liên tục đặt ra yêu cầu cho nhân viên, người quản lý có thể nói rằng: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Khi sếp bày tỏ sự quan tâm đến công việc hoặc đôi khi chỉ là lời hỏi thăm nhỏ, nhân viên sẽ cảm thấy mình được coi trọng. Từ đó, họ sẽ thái độ có tích cự, lạc quan hơn và nghiêm túc thực hiện công việc được giao.

3. Làm việc nhóm, phối hợp giữa các bộ phận

Tại Nhật Bản, các nhà quản lý nhân sự thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm. Và các nhân viên quan tâm đến nhiệm vụ nhiều hơn thay vì chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ của riêng mình. Đây cũng là một tác nhân kích thích nhân viên, củng cố tinh thần tập thể, hài hòa quan hệ giữa người lao động và lãnh đạo.

Thêm vào đó, một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh tập thể mang đến hiệu quả tối đa.

4. Tạo bầu không khí tin cậy nhau

Việc đảm bảo tạo ra bầu không khí làm việc trong sự tin tưởng sẽ khiến nhân viên cảm nhận được sự hài hòa, củng cố tinh thần tập thể và muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần làm ổn định lao động và giảm tối thiểu mức độ luân chuyển lao động. Chính sự ổn định lao động góp phần cải thiện mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo và đó chính là yếu tố cần thiết để tăng cường hoạt động của doanh nghiệp.

5. Không la mắng

Một quy tắc được đề ra là nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên khi họ mắc lỗi hay xảy ra sai sót. Bởi chỉ có như vậy, các lỗi lầm mới được báo cáo đầy đủ và nhà quản lý sẽ đưa ra hướng sửa đổi sao cho phù hợp. Trách mắng nhân viên chỉ khiến nhân viên không dám thông báo những sai sót cho quản lý và nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ gây hậu quả khôn lường cho công ty.

Với những bí quyết quản lý nhân sự của người Nhật mà 1Office tổng hợp trên đây, hy vọng đó sẽ là “kim chỉ nam” cho các nhà quản lý nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh.

Những bài học đáng quý của người Nhật

Nhật Bản là đất nước quốc đảo với nét văn hóa đặc trưng cùng những truyền thống và phong tục. Nước Nhật hiện đại là một đất nước phát triển với chất lượng cuộc sống cao, và có một cái gì đó rất độc đáo ở Nhật về cách mà người ta làm mọi thứ. 

Nếu có cơ hội 1 lần đặt chân đến Nhật Bản,  bạn không chỉ học hỏi, rèn luyện cho mình những quy tắc ứng xử, nếp sống văn minh mà hơn thế nữa khi có cơ hội làm việc tại đây, trở về nước bạn sẽ có một nền tảng vững chắc, khoản vốn không nhỏ đủ để tự mình gây dựng nên sự nghiệp, thoát cảnh nghèo khó.

Dưới đây là 14 bài học quý giá được người người Nhật Bản áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, giúp bản thân phát triển không ngừng.

1. Dù thế nào, cũng luôn đáp lại ân huệ của người khác

Ở Nhật Bản, bạn nhanh chóng học được rằng, không chỉ nhận ân huệ từ người khác dành cho mình mà phải đáp lại ân huệ đó. Hồi đáp lại ân huệ là yếu tố quan trọng để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp ở nơi đây.
Mặt khác, sự hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn một tay di chuyển chiếc ghế sofa mới vào ngôi nhà của bạn, bạn có thể chỉ cần mua cho họ một loại nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.
 

2. Cảm ơn người từng giúp đỡ mình khi gặp lại họ

Người Nhật Bản luôn luôn nhớ cảm ơn một ai đó khi gặp lại nhau. Nghe có vẻ hơi thổi phồng quá đáng, nhưng thật dễ chịu khi ai đó cất lời: “ Ôi, cảm ơn bạn lần trước đã chuyển đồ giúp tôi!”. Đó là một lối cư xử hết sức văn minh và tốt đẹp.
 

3. Thể hiện sự lễ độ khi nói “cảm ơn” hoặc “tạm biệt”

Lễ độ và cư xử một cách tinh tế rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, người đi đường sẵn sàng vẽ tay cho bạn một tấm bản đồ, hoặc người bán hàng có thể đóng cửa hàng của mình chỉ để dẫn bạn đến đúng nơi bạn đang tìm. Lễ độ nghĩa là bạn sẵn sàng giúp đỡ và vị tha với người khác.
 

4. Ưu tiên người khác

Cách tốt nhất để cho người khác biết họ quan trọng với bạn là bằng cách đặt họ lên vị trí ưu tiên. Cho người bạn của mình miếng bánh lớn nhất, nhường chỗ ngồi dễ chịu nhất trong nhà hàng cho người thân, để khách đứng vào vị trí trung tâm của bức ảnh hoặc nướng bánh và chia sẻ nó với người hàng xóm của bạn, là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản.
 
Thậm chí khách mời còn có những chỗ ngồi đặc biệt trong nhà, đối diện với những góc trưng bày đẹp nhất.
 

5. Sẽ không có bất cứ ai bị ra rìa trong một tập thể

Ở Nhật sẽ không có chuyện đi ra ngoài uống nước hoặc một bữa tiệc chỉ với vài người đồng nghiệp! Tất cả mọi người đều được mời! Sẽ không có khoảnh khắc lúng túng khi một số người đi “đánh lẻ” vô tình bắt gặp nhau. Tất cả những người tham dự đều có mặt trong bức ảnh mà không cần quan tâm xem đó cấp trên hay cấp dưới. Cách hành xử này sẽ dạy cho bạn cách bao dung, rộng lượng hơn với những người khác mình.

6. Tôn trọng tài sản của người khác

Chuyện nhặt được của rơi rồi giữ luôn là chuyện hiếm gặp ở Nhật Bản. Nếu ai đó để ô hoặc một đồ vật gì đó bên đường, họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó ở đúng vị trí đó hoặc trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm.
 

7. Không biết xấu hổ chính là vô đạo đức

Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm tốn và khiêm nhường, không chấp nhận việc không biết xấu hổ. Mọi người có thể xếp hàng chờ đợi thành hàng dài mà không có bất kỳ lời phàn nàn nào.Không có bất kỳ sự bất bình nào. Không có lời nói nào cất lên, không có những tiếng thở dài đầy hoài nghi, kiểu như “Sao mọi người lại ngốc nghếch đến vậy?” không “nhìn đểu”, không có vẻ mặt nào biểu hiện “Tránh ra hoặc không ăn đấm này”.
 

8. Người Nhật rất biết lắng nghe

Người Nhật sẽ luôn luôn để bạn thể hiện ý kiến trước. Họ là những người rất biết lắng nghe. Lắng nghe người khác và không tìm cách chi phối trong các cuộc nói chuyện là rất quan trọng. Bằng cách lặng lắng nghe, bạn trở nên khoan dung hơn và ít phê phán người khác trong khi bạn cố gắng hiểu quan điểm của họ.
 

9. Tinh thần dân tộc của người Nhật

Sâu xa, mọi người dân Nhật đều cảm thấy nước họ là tốt nhất trên thế giới. Do vậy, không cần phải cố chứng tỏ với người nước ngoài rằng đất nước của họ là tuyệt vời nhất.
 

10. Ganbaru – khi đã làm gì phải cố gắng hoàn thành

Nhiều người trong chúng ta từ bỏ làm điều gì đó khi phát hiện ra rằng việc đó mất nhiều thời gian, tiền bạc hoặc năng lượng hơn chúng ta đã định. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, bạn phải thực hiện điều đó từ đầu đến cuối và cố gắng hết sức để hoàn thành. Người Nhật thấm nhuần tinh thần “ganbaru” (cố gắng hết sức để hoàn thành việc gì đó) vì tất cả mọi người xung quanh bạn cũng đều làm như vậy.
 

11. Giữ lời hứa

Ở Nhật Bản, khi ai đó hứa hẹn sẽ làm một việc gì đó, thì họ sẽ làm điều đó. Dù thế nào họ cũng sẽ không quên lời hứa. Họ sẽ đến buổi hẹn dù ngay cả khi trời mưa hay tuyết rơi. Vắng mặt không tham dự mà không thông báo trước là điều không thể chấp nhận – bạn có thể gọi tới trước báo rằng bạn sẽ không thể tham dự và xin lỗi về việc đó, hoặc bạn phải cử người khác tham dự thay thế vị trí của bạn.
 

12. Người Nhật rất có trách nhiệm với những gì mình làm

Trong suốt mùa World Cup ở Brazil năm 2014, các cổ động viên Nhật Bản làm cả thế giới ngạc nhiên bằng việc tự dọn dẹp khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ không ngạc nhiên về điều này, người Nhật luôn luôn tự dọn dẹp sạch chỗ của mình. Ngay cả trong những mùa lễ hội, cốc chén hay túi rác của ai thì người đó sẽ mang theo chứ không quăng bừa bãi.
 

13. Cư xử lịch thiệp

Nếu chúng ta chọn một từ để mô tả về những người Nhật, từ đó sẽ là “duyên dáng”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập đều cư xử lịch thiệp. Ví dụ, không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào ai đó hoặc vật gì đó, mà họ sẽ dùng cả bàn tay một cách tinh tế. Họ ăn mặc đẹp, tươi cười chào hỏi tất cả mọi người và dùng cả hai tay khi đưa hoặc nhận đồ vật gì cho người khác.
 

14. Người Nhật không “cao su”

Một trong những bài học người nước ngoài học được khi ở Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ, tôn trọng giờ giấc cũng cho thấy sự tôn trọng người khác. Đó là lý do vì sao bạn có thể yên tâm khi có cuộc hẹn với đối tác hoặc bạn bè người Nhật.
 
Đó là những nguyên tắc của người Nhật mà chúng ta nên học tập, thay đổi để xây dựng cộng đồng văn hóa văn minh, thân thiện hơn.
Nếu bạn đang có mơ ước được đi du học, xuất khẩu lao động Nhật Bản thì hãy nắm bắt cơ hội và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. Hiện tại Nhật Bản đang có rất nhiều ưu tiên đối với lao động và du học sinh Việt Nam.

khu phố Nhật nhỏ xinh ở Sài Gòn

Không chỉ là một studio người trời với cực nhiều các góc chụp ảnh đẹp, ở Khu phố Nhật ở Sài Gòn Little Japan Town còn có nhiều nhà hàng với các món ăn đúng chuẩn Nhật Bản.

khu phố nhật ở sài gòn

Khu Nhật Bản – địa điểm du lịch Sài Gòn (sưu tầm)

Ngay giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt, đầy rẫy các địa điểm ăn chơi, du khách vẫn tìm được cho mình không gian bình yên đậm bản sắc Nhật bản. Đó chính là những con hẻm ở đường Thái Văn Lung – Lê Thánh Tôn. Khu phố được giới ăn chơi gọi bằng cái tên “Little Japan” hay “Japan Town” của Sài Gòn.

khu phố nhật ở sài gòn

Cửa hàng (sưu tầm)

Ở trên đoạn đường chỉ chưa đầy 2km tại quận 1, từ con hẻm 15A, 15B Lê Thánh Tôn xuyên sang Thái Văn Lung, và các con phố gần đó như Ngô Văn Năm, Thi Sách,… . Ở đây bạn dễ dàng bắt gặp những hàng quán Nhật với cánh cửa gỗ đóng kín cùng các biển hiệu song ngữ.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sài Gòn từ A đến Z

Khu phố Nhật ở Sài Gòn – điểm đến mang đậm phong cách xứ Phù Tang

Đúng như cái tên gọi Little Japan Town của nó, nơi đây mang đến cho du khách cảm giác như đang ở Nhật bản vậy. Cả khu phố đều có tấm biển hiệu làm từ gỗ, đèn lồng tone màu trắng-đỏ-vàng, vải, và chiếc cửa cuốn đặc trưng. Nếu không nhờ những dòng địa chỉ bằng tiếng Việt, chắc chắn bạn sẽ nghĩ mình đang đứng giữa lòng Tokyo đấy.

khu phố nhật ở sài gòn

Tôi đang ở Nhật đúng không? (sưu tầm)

Ngoài là cơ sở kinh doanh, nơi đây còn là nơi sinh sống của 300 hộ dân người Nhật Bản. Chính vì vậy mà nó vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, nhất là sự sạch sẽ, văn minh và không ồn ào.

khu phố nhật ở sài gòn

Rất yên tĩnh và sạch sẽ (sưu tầm)

Điểm khác biệt lớn nhất của khu phố Nhật bản ở Sài Gòn so với các khu phố nước ngoài khác là nơi đây không hề sôi động. Ở Little Japan Town, du khách sẽ cảm nhận được sự ấm cúng đúng như văn hóa Nhật Bản.

khu phố nhật ở sài gòn

Đèn lồng (sưu tầm)

Những khung cửa gỗ khép kín, đèn lồng phối màu đỏ-đen-trắng hay các tấm màn treo,… thể hiện rõ điều đó. Chính không gian tĩnh lặng này đã làm cho nơi đây càng lôi cuốn, đặc biệt là vào ban đêm.

Khu phố Nhật ở Sài Gòn có gì đẹp ?

Nếu đi sâu vào con hẻm 15B Lê Thánh Tôn, bán sẽ bắt gặp những bức tường Graffiti độc đáo.

khu phố nhật ở sài gòn

Bức tường Graffiti (sưu tầm)

Trải dọc trên con hẻm dài hơn 110m, toàn bộ tường ở đây đều được phủ liên tiếp bằng các bức tranh Graffiti khác nhau. Mỗi bức có một nội dung riêng nhưng xét về tổng thể thì chúng cực kỳ đẹp và bắt mắt.

khu phố nhật ở sài gòn

Sống ảo (sưu tầm)

Theo cư dân ở đây cho biết, khoảng 2-3 năm trước, con hẻm này rất ảm đạm, bờ tường lại toàn rêu mốc. Từ ngày có các bức vẽ Graffiti, bức tường lại tràn trền sức sống và trở thành địa điểm sống ảo yêu thích của nhiều bạn trẻ.

khu phố nhật ở sài gòn

Tổng thể cực bắt mắt (sưu tầm)

Đặc biệt, ở đây có một bản đồ chỉ dẫn các lối vào hẻm và cách đậu xe. Không hề có tiếng ồn ào hay rác thải cũng là nét hấp dẫn của nơi này.

khu phố nhật ở sài gòn

Bức tường được nhiều bạn trẻ check-in (sưu tầm)

Để vào được khu phố Nhật ở Sài Gòn, du khách có thể đi từ nhiều con phố. Trong đó thuận tiện nhất là từ hẻm số 8 Lê Thánh Tôn với nhiều hàng quán chuẩn Nhật. Ở đây cũng có bức tường màu trắng huyền thoại được nhiều bạn check-in nhất.

khu phố nhật ở sài gòn

Chẳng khác gì studio ngoài trời (sưu tầm)

Little Japan Town là địa điểm chụp ảnh không chỉ thu hút các bạn trẻ mà còn rất nhiều người nổi tiếng, các tạp chí, bộ ảnh thời trang,… . Ảnh chụp ở đây đẹp không khác gì một studio ngoài trời “xịn đét”.

khu phố nhật ở sài gòn

Hệt như đang ở Nhật Bản vậy (sưu tầm)

Việc của bạn là chỉ cần mặc “tây tây” một chút, tạo dáng “so deep” một chút rồi check-in. Chắc chắn sẽ đánh lừa được nhiều người rằng mình đang vi vu Nhật Bản chứ chẳng phải Sài Gòn.

No cái bụng tại khu phố Nhật Bản ở Sài Gòn

Nơi đây là tụ điểm tập trung của hơn 70 cửa hàng ăn uống, spa, các cơ sở kinh doanh của người Nhật hay liên quan đến Nhật Bản. Khác với các khu ăn chơi náo nhiệt ồn ào của Sài Gòn, ở Little Japan Town lại có sự ấm cúng, trầm lắng giống con người xứ Phù Tang.

khu phố nhật ở sài gòn

Nhiều hàng quán (sưu tầm)

Các nhà hàng , quán ăn ở đây luôn giữ nguyên hương vị đặc trưng của Nhật Bản. Phần vì chủ quán là người Nhật, phần cũng vì khách chủ yếu là người Nhật sống ở Sài Gòn.

khu phố nhật ở sài gòn

Hương vị ít bị pha tạp (sưu tầm)

Đến khu phố Nhật ở Sài Gòn này, các bạn sẽ tìm thấy các món ăn từ bình dân đến sang trọng như bánh Takoyaki, sashimi, Ramen, bánh xèo, sushi, mochi… . Hương vị đảm bảo “chuẩn Nhật’ nhất.

khu phố nhật ở sài gòn

Bánh takoyaki (sưu tầm)

Thứ không thể thiếu ở các cửa hàng là bánh bạch tuộc Tkoyak. Đây là một loại món ăn đường phố phổ biến của Nhật Bản. Takoyaki ở đây có giá rất phải chăng, chỉ từ 20k cho 3 viên, 30k cho 6 viên. Món này không chỉ thu hút người Nhật mà cả người Việt nữa.

khu phố nhật ở sài gòn

Sushi (sưu tầm)

Quá hấp dẫn đúng không nào! Vậy thì chần chừ gì nữa, cuối tuần nhớ rủ đám bạn “vi vu du lịch Nhật Bản” ngay và luôn nhé!’

Người Việt Nam tại Nhật Bản tăng với con số kỷ lục

Theo công bố của Cục quản lý Xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản ngày 25/10, số người Việt Nam tại Nhật Bản tăng kỷ lục với tỷ lệ 12,4%.

Theo số liệu này, đến hết tháng 6/2019, số người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 2.829.416 người, chiếm 2,24% tổng dân số Nhật Bản, cao nhất từ trước đến nay. So với năm 2018, con số này đã tăng 98.323 người, tương đương 3,6%. Đây là năm thứ 7 liên tiếp số người nước ngoài liên tục tăng.

Đối tượng được cho là sinh sống và làm việc tại Nhật Bản không bao gồm những người cư trú ngắn hạn dưới 3 tháng, mà chỉ tính đối với những đối tượng cư trú vĩnh viễn, lâu dài và là du học sinh. Có 783.513 người có tư cách vĩnh trú, thực tập sinh là 367.709, du học sinh là 336.847.  

Nước có số người lưu trú tại Nhật đông nhất là Trung Quốc với 786.241 người, chiếm 27,8 % số người nước ngoài sống tại Nhật Bản. Đông thứ hai là Hàn Quốc với 451.543 người, thứ 3 là Việt Nam với 371.755 người. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là Việt Nam với 12,4%.

Cục quản lý Xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản cho biết thêm, tỷ lệ những người lao động nước ngoài có trình độ đại học, học viện, trường chuyên môn, có chuyên môn cao gần đây tăng nhanh, chủ yếu sinh sống ở các khu vực tỉnh, thành phố lớn như Tokyo, Aichi, Kanagawa, Osaka và khu vực lân cận.

Để hỗ trợ người nước ngoài, chính phủ Nhật cũng đưa ra nhiều chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi như giới thiệu nhà ở, hỗ trợ tiền vay thuê nhà, cho vay tài chính…Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản, xu hướng những người nước ngoài ở Nhật đều là những người trẻ. Điều này giúp giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực của Nhật Bản./.

Theo VOV

NHỮNG CÁNH ĐỒNG HOA CẢI Ở NHẬT

Vào cuối đông đầu xuân, bên cạnh những đóa hoa mơ nở rộ báo hiệu xuân về, còn một loài hoa nở rộ – đó chính là hoa cải (菜の花-nanohana). Dưới ngày nắng đi lạc của tiết trời đông hanh khô, hoa cải càng đẹp rực rỡ hơn, một vẻ đẹp thân thuộc, bình dị nhưng không kém phần tinh tế và làm say lòng biết bao người. Đứng lặng ngắm sắc vàng trải dài dưới nền trời xanh mênh mang, chắc chắn ai cũng sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp mang đậm hồn quê giữa chốn phồn hoa đô hội. KVBro tổng hợp một số vườn hoa cải đẹp nổi tiếng khu vực Kanto cho các bạn nhé!

Công viên Hitachi Kaihin (Ibaraki)


Công viên Hitachi Kaihin là công viên công cộng ở tỉnh Ibaraki nơi bạn có thể tận hưởng view bãi biển rất đẹp, công viên rất rộng lớn gấp 42 lần diện tích của Tokyo Dome. Đây là địa điểm số 1 để ngắm hoa cải, bạn có thể cảm nhận được mùa xuân Nhật Bản khi đến nơi này. Thời điểm ngắm hoa cải đẹp ở đây là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, mặc dù từ tháng 3 hoa đã bắt đầu nở rồi nhé.
+ Địa chỉ: 605-4 Onuma-aza, Mawatari, Hitachinaka, Ibaraki 312-0012
+ Tel:  029-265-9001
+ Thời điểm: cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, hoa nở sớm vào tháng 3.
+ Vào cửa: người lớn 410 yên, người trên 65 tuổi 210 yên, học sinh trung tiểu học 80 yên
+ Thời gian: 9:30-17:00 (khác nhau theo mùa)

Công viên Azumayama (Kanagawa)

Trong công viên này có một ngọn núi cao 135,2m nơi trải dài những dốc với thảm cỏ và hoa cải tùy theo mùa. Tại đây bạn bạn có thể ngắm nhìn cảnh sắc vịnh Sagami tuyệt đẹp màu xanh trong vắt ở phía Nam, và ở phía Tây toàn cảnh núi Hakone và Phú Sĩ. Đây thực sự là một địa điểm thú vị ở Kanto.
So với các điểm hoa cải khác ở Kanto, điểm thu hút của công viên này là hoa cải ở đây nở sớm ít nhất 1 tháng. Với khoảng 6 vạn hoa cải cùng cảnh sắc núi Phú Sĩ ngày nắng sẽ là cảnh đẹp ấn tượng khiến bạn đến đây và không muốn về.
Công viên là một địa điểm nổi tiếng hay được lên truyền hình vì cánh đồng hoa cải nở sớm trong khu vực Kanto. Đương nhiên sẽ đông người đến đây, và kể cả như thế vẫn rất đáng ghé thăm nhé.
Đặc biệt, như bạn thấy trong ảnh trên, cảnh sắc rất đẹp khi hoàng hôn buông xuống, phối với màu hoa cải vàng và núi Phú Sĩ từ xa. Khung cảnh càng trữ tình khi hoàng hôn buông xuống, đây là nơi mà bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp kể cả khi đến muộn.
+ Địa chỉ 1084 Yamanishi, Ninomiya, Naka-gun, Kanagawa 259-0124
+ Số lượng: 6 vạn cây
+ Thời điểm: từ đầu tháng 1 đến khoảng tháng 2
+ Thời gian: 8:30-17:00Ads

Công viên Gongendo (Saitama)


Công viên Gongendo nằm tại tỉnh Saitama là một trong những công viên nổi tiếng nhất về lễ hội hoa. Với các cánh đồng hoa cải bạt ngàn với diện tích 50.000 ,2 và các dãy hoa anh đào trồng dọc hai bên với khoảng 1.000 cây sakura Yoshino kéo dài 1 km. Đây có thể nói là quang cảnh không thể bỏ qua.
Vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, lễ hội Yukio Sakura được tổ chức nên có cả k100 gian hàng được mở ra. Đây là một nơi mà bạn có thể vừa tản bộ vừa ngắm cả hoa cải và sakura cùng lúc.
Hơn thế nữa, tại công viên còn có khoảng không để có thể đi picnic, hãy mang theo tấm bạt và đồ ăn thật ngon, và có một ngày trời tận hưởng không khí xuân nhé.
+ Địa chỉ: 887 3 Uchigouma, Satte, Saitama 340-0103
+ Web: http://www.gongendo.jp/en/
+ Cách đi: đi tàu đến ga Satte (tuyến Tobu Nikko), sau đó đi Asahi Bus hướng Goka machi yakuba, dừng tại bến Gongendo.
+ Tel: 0480-53-1553
+ Thời điểm: giữa tháng 3 đến giữa tháng 4
+ Thời gina: 8:30-19:00

Công viên Hama Rikyu Onshi Teien (Tokyo)


Khi nhắc đến vườn hoa cải, chúng ta hay hình dung đến vùng nông thôn với những cánh đồng bạt ngàn. Tuy nhiên,  công viên Hama Rikyu lại khác, nằm ngay vị trí trung tâm Tokyo, nơi đây nổi tiếng với vườn hoa cải xinh đẹp  như một ốc đảo nằm trong thành phố. Đây cũng là một địa điểm ngắm hoa mơ đẹp tại Tokyo.
Cùng với hoa anh đào, và 30 vạn gốc hoa cải, bạn có thể cảm nhận thiên nhiên mùa xuân ngay trong lòng thành phố.
Phải nói đây là địa điểm đáng thưởng ngoạn, bởi nếu đến đầu mùa hoa cải, bạn sẽ được ngắm hoa mơ và hoa cải; nếu đến giữa cuối mùa hoa cải bạn sẽ được thưởng ngoạn hoa anh đào và hoa cải cùng lúc.
+ Địa chỉ: 1-1 Hamarikyuteien, Chūō, Tokyo 104-0046
+ Thời điểm: đầu đến giữa tháng 3
+ Thời gian: 9:00-17:00
+ Vào cửa: học sinh cấp hai trở lên 300 yên, người 65 tuổi trở lên 150 yên.

Tuyến đường Boso Flower (Chiba)


Tuyến đường Boso Flower (房総フラワーライン) dài khoagnr 46 km nối từ thành phố Takeyama đến thành phố Minami Boso nổi tiếng là con đường hoa chạy dọc bờ biển. Đây là tuyến đường lái xe được ưa chuộng ở khu vực Kanto, và từ tháng 1 đến tháng 2 sẽ là mùa hoa cải nở sớm.
Đây là địa điểm cảm nhận hương vị mùa xuân với làn gió lạnh mơn man từ biển và cảnh sắc là sự phối hợp tuyệt diệu của màu xanh biển và màu vàng tươi thắm của hoa cải. Vào ngày nghỉ hãy lái xe dọc con đường này nhé!
Bên cạnh đó, khu vực gần tuyến đường Boso Flower còn có một vườn dâu nổi tiếng là Takeyama Ichigo Center, vậy tại sao không đi hái dâu và ngắm hoa cùng gia đình và bạn bè nào?
Bên cạnh đó, khu vực này còn có tháp canh Nojimasaki nổi tiếng và làng Awa với nhiều onsen xung quanh. Thế nên đến đây vào mùa xuân và có một ngày nghỉ ngơi thật hợp lý!
+ Con đường kéo dài 46 km
+ Thời điểm: tháng 1 đến đầu tháng 2.
+ Địa chỉ: 294-0001 Chiba-ken, Takeyama Shinomachi Intersection, Minami Boso, Wada, Kamigana

Tuyến đường Isumi  – いすみ線 (Chiba)


Tuyến đường Isumi là một đường tàu kéo dài 27 km nối với tuyến Komimato. Tuyến Isumi là điểm ngắm hoa kết hợp cả hoa cải và hoa sakura dọc đường tàu.
Từ ga Kuzusa Nakano của tuyến Isumi nối với tàu Kominato nên bạn sẽ được ngắm nhiều điểm tuyệt đẹp từ ga Goi đến ga Oohara.
Lên tàu từ tàu tuyến Isumi từ ga Oohara cũng là một lựa chọn hay, đi tàu từ ga Oohara đến ga Goi sẽ đi ngang qua Bán đảo Boso bằng tàu.
+ Cách đi: ga Oohara (Chiba)

CÁNH ĐỒNG HOA CẢI KAMOGAWA, CHIBA 

Cánh đồng hoa cải với hơn 450 vạn gốc hoa đã vàng rực rỡ đón xuân vềtừ đầu tháng 2. Mùa hoa cải sẽ kéo dài đến đầu tháng 3.

KOL Người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng.

I. KOL là gì?

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader –  là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, được nhiều người biết đến và có sự ảnh hưởng đến nhiều người.

KOL có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger,… được nhiều người biết đến trên diện rộng. Họ được coi là có tầm quan trọng và mức độ phù hợp hơn so với phương tiện truyền thông đại chúng bởi vì họ có thể kết nối và tương tác với khán giả của họ một cách chân thực nhất.

KOL có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội, có thể tạo ra một cuộc trò chuyện, làm cho các chiến dịch quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều vì những người này thực sự đang chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng về một sản phẩm. Truyền miệng cực kỳ quan trọng về mặt quyết định của người tiêu dùng, khiến cho tất cả các quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi nó.

II. Các dạng KOL

KOL có 3 dạng chính:

1. Celebrity (thường gọi là Celeb): là những người nổi tiếng, các ca sĩ, diễn viên hạng A có lượng fan đông đảo và có sự ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Celeb thường sẽ thích hợp làm đại sứ cho các nhãn hiệu, đại diện cho các nhãn hàng.

2. Influencer (người gây ảnh hưởng): Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của các mạng xã hội thì bất kì ai cũng có thể trở thành người có sức ảnh hưởng đến nhiều người khác. Influencer có thể là các Youtuber nổi tiếng, doanh nhân… những người có lượng theo dõi lớn.

3. Mass Seeder: là những người được biết đến và có sức ảnh hưởng ở những nhóm đối tượng nhỏ lẻ hơn. Những nhân vật Mass Seeder này thường được sử dụng vào việc chia sẽ các nội dung từ Celebs/ Influencer với mục đích PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ.

Những người có ảnh hưởng này thường à người có chuyên môn trong lĩnh vực của họ, và được đánh giá là đáng tin cậy và dễ tiếp cận với họ được nhiều người biết đến. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong PR, Marketing vì những người theo dõi họ thường bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và ý kiến của họ.

Điều này cho phép các thương hiệu phân mạnh dạn chi ngân sách cho các KOL này khi đối tượng khách hàng phù hợp mà KOL đang có sức ảnh hưởng.

III. Cách tìm được KOL tốt nhất cho lĩnh vực bạn muốn hướng đến

Có một vài điều cần xem xét để có thể lựa chọn được một KOL tốt nhất để kết hợp với một thương hiệu. Đầu tiên là xem xét mức độ phù hợp của người ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu mà bạn đang cố gắng hướng tới.

Đánh giá đối tượng nào có thể thấy rõ nhất đối tượng mục tiêu của bạn sẽ đảm bảo đúng người, và hy vọng khách hàng trong tương lai sẽ thấy điều đó. Sau khi khám phá những người có ảnh hưởng có liên quan, hãy xác định phạm vi tiếp cận cho chiến dịch của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, những người có ảnh hưởng vi mô có xu hướng có lượng người theo dõi nhỏ hơn nhưng gắn kết hơn, khiến họ hấp dẫn hơn từ cả góc độ chuyển đổi và chi phí. Sự tương phản giữa các KOL nhỏ hơn và lớn hơn là điều mà các công ty cần xem xét, không chỉ về ngân sách, mà còn về hình ảnh thương hiệu của họ

5 bí kíp làm Content Marketing hiệu quả

Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.

****

Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer (Xin hãy lưu ý rằng content không chỉ đề cập đến bài PR, nội dung website, nội dung ấn phẩm quảng cáo, v.v mà rộng hơn còn là đề xuất marketing, kế hoạch triển khai một chiến dịch, vân vân và vân vân). Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.

5 bí kíp làm content marketing hiệu quả

Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để sản xuất content phục vụ hoạt động marketing, bạn nên để tâm nghiền ngẫm về cách viết content làm sao để tạo được dấu ấn trong khách hàng.

Dưới đây là 5 điều bạn cần cân nhắc khi sản xuất content:

1. XÂY DỰNG MỘT QUAN ĐIỂM RIÊNG

Quan điểm của bạn sẽ được truyền tải một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua content, bất kể là về lý do bạn yêu thích công việc của mình, thế giới quan của bạn hay cách bạn tìm kiếm thành công. Nếu bạn không có ý kiến riêng mà chỉ biết đi theo lối mòn với các khái niệm hay xu hướng được chấp nhận trong lĩnh vực của mình (những quan điểm có sẵn trong giới), bạn đang đơn thuần lặp lại lời người khác, vậy việc bạn đang làm còn tính là marketing nữa không? Vì thế, hãy dũng cảm bảo vệ lập trường của mình trong content để câu chữ của bạn có trọng lượng hơn với khách hàng.

2. VIẾT VỀ NHỮNG THỨ CÓ ÍCH

Bạn có thể coi lời khuyên này là thừa thãi, nhưng hãy luôn cố gắng viết về những thứ có ích cho khách hàng. Nếu content bạn sản xuất ra không làm cho người ta suy nghĩ và hành động khác đi hay học được điều gì, tốt nhất hãy link họ đến những content có sẵn tốt hơn.

Những content mang tính giáo dục, ứng dụng cao như: bài hướng dẫn (how-to), các công cụ miễn phí, video dạy các thủ thuật hay ho, bài giảng online, v.v luôn luôn hữu ích. Đây mới là những content bạn cần cung cấp cho khách hàng.

3. GIỮ PHONG ĐỘ

Dần dần, bạn sẽ đạt đến tốc độ sản xuất ổn định. Ngoài ra, khi các bản tin hằng tuần, bài viết trên blog, content từ các tên tuổi lớn, video phỏng vấn tích lũy theo thời gian, chúng sẽ trở thành một thư viện content khổng lồ và có giá.

Mỗi năm, hãy lên lịch trình cho những chủ đề bạn muốn đề cập đến, bao gồm những keyword chủ chốt, từ đó xây dựng một lịch biên tập (editorial calendar), nơi bạn có thể lập kế hoạch cho bài viết của bạn, cho khách mời và, podcasts, hội thảo online và offline, qua đó giúp cho chủ đề và nội dung nhất quán với thông điệp bạn muốn tiếp thị.

4. CÓ BẢN SẮC

“Bản sắc” là một khái niệm quá phổ biến trong marketing ngày nay, nhưng bạn vẫn nên tự hỏi content bạn sản xuất ra có chỉ bao gồm những thông tin khô cứng về công ty không, hay bạn đang kể một câu chuyện về người thật, việc thật, bất kể câu chuyện của bạn hay dở tới đâu.

Content có bản sắc giống như lời nói của bạn vậy – nó chia sẻ với khách hàng thông điệp về sứ mệnh và làm cho hình ảnh công ty gần gũi như con người chứ không chỉ là một cỗ máy sản xuất.

5. ĐỪNG CHỈ NÓI VỀ CÔNG TY

Hạn chế nói quá nhiều về chuyện công ty bạn tuyệt vời đến đâu hay bạn có những giải pháp hiệu quả ra sao. Cái người đọc cần thu được là giá trị của câu chuyện bạn đang chia sẻ. Nếu họ không thấy được vị trí bản thân trong content, bạn đã hoàn toàn thất bại.

Để thấy được thói quen này phổ biến tới đâu, hãy mở một bài viết bất kỳ và tìm xem từ “chúng ta” hay “chúng tôi” được nhiều đến đâu.

Hãy đọc lại tất cả các content bạn vừa mới cho ra lò, bao gồm các bài đăng trên Facebook, bài viết trên blog, bản tin và quảng cáo email, brochure và bài thuyết trình, và sửa sang để chúng không phạm phải sai lầm trên. Nếu bạn không may mắc lỗi này, hãy viết lai toàn bộ content và thay đổi cách suy nghĩ và chiến lược sản xuất content của bạn.

Cảm ơn Bạn đã đón đọc!