Hai nhà hàng Việt Nam lọt top 100 châu Á

Anan Saigon ở TP HCM và Tung Dining ở Hà Nội bất ngờ lọt top 100 nhà hàng tốt nhất châu Á vừa được công bố.

Trang web Theworlds50best vừa công bố danh sách 100 nhà hàng tốt nhất châu Á, trong đó có 2 đại diện Việt Nam. Điều gây bất ngờ là cả hai đều không phải là những nhà hàng sang trọng trong các khách sạn 5 sao mà là những địa chỉ ăn uống mang phong cách sáng tạo của những đầu bếp Việt. Nhà hàng Tung Dining ở Hà Nội xếp vị trí 98 và nhà hàng Anan Saigon xếp vị trí 39.

Anan Saigon (Ăn ăn Sài Gòn) do đầu bếp Peter Cuong Franklin – một đầu bếp gốc Việt từng được đào tạo bài bản ở những trường nấu ăn danh giá thế giới – tạo dựng nên. Nhà hàng phục vụ thực đơn Việt nhưng được chế biến và trình bày với phong cách pha trộn ẩm thực thế giới như các món pizza Đà Lạt, bánh xèo tacos, các món cuốn, nem nướng, mỳ Quảng, phở, chả cá Hà Nội…

Ngoài ra, nhà hàng có phục vụ tasting menu với giá 680.000 đồng với 8 món ăn cho thực khách muốn trải nghiệm. Anan Saigon là một nơi lý tưởng để chill ngày cuối tuần với tầng thượng lộ thiên, không gian thoáng đãng. Thực khách có thể gọi một vài ly cocktail, vang hay bia để thưởng thức cùng các món ăn đầy sáng tạo.

Tung Dining tọa lạc ở trung tâm Hà Nội, nằm trên đường Quang Trung, do đầu bếp trẻ Hoàng Tùng mới 28 tuổi sáng lập. Nhà hàng theo tôn chỉ, tránh nấu ăn với chất béo và kem, sử dụng rau củ và các kỹ thuật nấu ăn lành mạnh, giữ nguyên hương vị ban đầu. Thuộc phân khúc giá tiền khá cao, thực đơn của Tung Dining phục vụ các món ăn sáng tạo, kết hợp nhiều nguyên liệu như hàu, sò điệp, gan ngỗng, lươn, saffron, cá cam… Nhà hàng từng được nhiều food blogger đánh giá cao bởi sự sáng tạo của đầu bếp. Các món ăn đều được trang trí, bày biện cầu kỳ, ghi điểm từ phần nhìn.

Trong bảng xếp hạng của Theworlds50best lần này, nhà hàng tốt nhất châu Á thuộc về The Chairman ở Hong Kong. Đây là một nhà hàng truyền thống nằm tại khu Trung Hoàn, nơi vẫn phục vụ các món ăn theo mùa. Các món ăn mang đậm hương vị ẩm thực xứ cảng thơm, phục vụ trong một căn nhà cổ 2 tầng, đem lại nhiều trải nghiệm hoài cổ cho thực khách.

Phân biệt 3 loại mục tiêu chính: Business Objective, Marketing Objective, Communication Objective

Nguồn: https://aimacademy.vn/

Các marketer tập sự thường bị quyến rũ bởi sự thú vị, sáng tạo của các sản phẩm marketing mà không biết rõ động lực đằng sau những sản phẩm đó là gì. Trong thực tế, liên quan đến doanh nghiệp, mỗi một dự án, hành động muốn triển khai đều phải được xác định rõ mục tiêu. Đối với mỗi chiến dịch, có 3 loại mục tiêu chính luôn được đặt lên hàng đầu: Business, Marketing và Communication. Hãy cùng nhau tìm hiểu về 3 loại mục tiêu quan trọng này nhé!

BUSINESS OBJECTIVE – MỤC TIÊU KINH DOANH

Mục tiêu kinh doanh luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ cuộc họp đầu năm hay cuối năm của công ty. Đây là mục tiêu cần thực hiện để giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải, bao gồm doanh số bán hàng, thị phần hay điểm bán. Các doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải theo dõi hiệu suất trong mọi bộ phận của doanh nghiệp để đảm bảo rằng công ty đang đi đúng hướng.

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò như la bàn cho công ty, chỉ định cách tổ chức nên phân bổ điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội. 

Các doanh nghiệp không xác định được mục tiêu dài hạn và KPI không phát triển nhanh như đối thủ cạnh tranh của họ.

Ví dụ về các mục tiêu kinh doanh phổ biến bao gồm:

  • Mục tiêu doanh thu: Duy trì lợi tăng trưởng là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, đo lường doanh thu là một cách tuyệt vời để theo dõi sự phát triển bền vững của một công ty.
  • Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động bao gồm các yếu tố hậu cần của doanh nghiệp. Ví dụ: đảm bảo nguồn cung cấp của bạn sẽ đến từ một nhà sản xuất vào cùng một thời điểm mỗi tháng. Những mục tiêu này giúp công ty hoạt động trơn tru.
  • Năng suất và hiệu quả hoạt động: Nhân viên là mạch máu của doanh nghiệp. Nhân viên làm việc hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh thu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Đo lường sự hài lòng của nhân viên và thiết lập mục tiêu cho mỗi nhóm chắc chắn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả và năng suất.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp thường xuyên khảo sát khách hàng của họ sẽ có thể chắc chắn hơn rằng họ đang tạo hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
  • Tăng trưởng: Các công ty đo lường sự tăng trưởng trong dài hạn và ngắn hạn. Tăng trưởng xuất hiện dưới dạng lưu lượng truy cập trang web, người theo dõi trên mạng xã hội, doanh thu và doanh số bán sản phẩm

MARKETING OBJECTIVE – MỤC TIÊU MARKETING

Khi đã xác định mục tiêu kinh doanh, mục tiêu Marketing sẽ được triển khai.

Mục tiêu Marketing là các mục tiêu được thiết kế để đưa ra các hành động rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu Marketing luôn phải cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp và dựa trên thời gian xác định. Mục tiêu Marketing được thể hiện thông qua:

  • Tăng mức độ tiêu thụ: việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Có hai cách chính để tăng lượng tiêu thụ bao gồm tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng và tăng tần suất sử dụng
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: đây là chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới đến với sản phẩm, thường được thực hiện thông qua các chương trình như trade marketing: tặng hàng dùng thử, giảm giá sâu…
  • Tăng giá trị sử dụng: Tăng giá trị sử dụng là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có thêm chức năng mới hay được định vị ở vị trí cao cấp hơn.
  • Tăng độ trung thành: Tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu bằng cách thuyết phục họ về những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cùng các chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ có mục tiêu kinh doanh mới có mục tiêu marketing và đạt được mục tiêu marketing sẽ giúp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Trong một bản digital brief hay creative brief lý tưởng sẽ có sự xuất hiện của cả business, marketing và communication objective. Tuy nhiên trong thực tế, không nhiều khách hàng đủ cởi mở để chia sẻ về business và marketing objective. Agency chỉ nắm được communication objective, nhưng đôi khi vấn đề đó không thể giải quyết chỉ bằng truyền thông, hoặc đặt ra mục tiêu truyền thông sai khiến chiến dịch không đạt hiệu quả như mong đợi.

COMMUNICATION OBJECTIVE – MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG

Mục tiêu truyền thông được thực hiện sau khi đã có mục tiêu marketing cụ thể. Đây cũng là mục tiêu “thú vị” nhất cho marketers khi bắt đầu bắt tay “thay đổi suy nghĩ” người dùng bằng những thông điệp truyền thông ấn tượng. Các mục tiêu truyền thông bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ: có 3 cấp độ trong nhận thức về thương hiệu bao gồm top of mind (thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí), thương hiệu xuất hiện thứ 2, thứ 3 và thương hiệu phải có sự gợi ý hoặc trợ giúp mới khiến khách hàng nhớ ra.
  • Retention Rate: Số lượng doanh thu mà công ty có thể tạo ra từ một khách hàng nhất định
  • Key Attributes: Những lợi ích và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ (cognitive và emotional learning) tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Channel quality: Khả năng tiếp cận, tương tác với người tiêu dùng thông qua truyền thông. 

NHỮNG LOẠI CỐC THÍCH HỢP DÙNG ĐỂ UỐNG SAKE NHẬT BẢN

Để có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon của rượu sake thì không thể không kể tới vai trò những những chiếc ly uống. Chọn được loại ly thích hợp không những góp phần tô điểm cho bàn ăn mà còn giúp ẩm khách trải nghiệm rõ ràng nhất những hương thơm và đặc trưng hấp dẫn nhất của việc uống rượu sake

ruou-sake-ippin

Chén sake Ochoko

Ochoko là loại ly được sử dụng thông dụng nhất cũng như tiêu chuẩn nhất khi thưởng thức sake. Điểm đặc biệt của loại ly này nằm ở hai bên thành ly thẳng đứng làm cho hương thơm đặc trưng của sake dâng cả lên phần trên cùng và thu giữ được tất cả những gì tinh túy nhất của thứ rượu này. Khi sử dụng Ochoko, ẩm khách cũng có thể dễ dàng quan sát và đánh giá màu sắc, độ trong của sake.

Chiếc ly này có kích thước vô cùng đa dạng nhưng nhìn chung thì tương đối nhỏ so với những loại ly dùng để uống sake khác, bởi người ta thường sử dụng Ochoko vào những dịp trang trọng – nơi thưởng thức rượu với từng nhấp môi thay vì uống cả ngụm. Tuy nhiên, Ochoko lại phù hợp để dùng với tất cả các loại rượu sake cũng như các cách uống sake (nóng hoặc lạnh).

Chén sake Guinomi

Guinomi được cho là bắt nguồn từ thời Edo (1600-1868) và được thiết kế cho những dịp ít trang trọng hơn. Chính vì vậy, loại chén uống rượu sake này không có hai bên thành cốc đứng thẳng mà lại xuất hiện đường cong cùng miệng ly rộng, chứa được nhiều sake bên trong hơn. Hơn nữa, chính cái tên Guinomi đã cho thấy khi thưởng rượu bằng loại chén này, người ta sẽ uống từng hớp lớn một. 

Có rất nhiều loại ly Guinomi. Đối với những loại rượu sake như Junmai, Kimoto và Yamahai, ẩm khách nên sử dụng ly Guinomi làm từ đất nung. Việc này sẽ khiến rượu trở nên sánh mịn, mềm mại hơn. Trong khi đó, ly gốm hoặc thủy tinh sẽ vô cùng phù hợp với sake Ginjo và Daiginjo, bởi chúng giúp cấu trúc rượu tinh tế hơn, dậy mùi thơm hơn. Đối với những ly Guinomi chế tạo từ kim loại (ví dụ như Tin), rất thích hợp để uống rượu sake lạnh vào mùa hè do loại ly kim loại này có thể giữ được sự tươi mát lâu hơn và tăng cường độ axit có sẵn trong rượu.

Chén sake Sakazuki

Có lẽ đây là chiếc chén dùng để uống sake lâu đời nhất và cũng là cách thức để thưởng thức sake tinh tế nhất của quý tộc Nhật Bản từ thời Heian (794-1185) ở Kyoto. Đến ngày nay, Sakazuki được biết đến với vai trò “chúc phúc” cho cô dâu chú rể trong ngày cưới của mình. Trong dịp đặc biệt này, cặp đôi mới cưới sẽ thay phiên nhau nhấp mỗi lần ba ngụm rượu sake bằng ly Sakazuki đến khi nào số lần nhấp là con số 9 – một con số may mắn với hy vọng cặp đôi sẽ mãi mãi gắn kết với nhau. 

Loại ly này được thiết kế rất nông và miệng thì được mở rộng ra khoảng từ 6-8 cm đường kính. Chính bởi vậy mà Sakazuki thích hợp để dùng với rượu sake Futsu, Honjozo và Junmai. 

Chén sake Masu

Trước đây, chén Masu được dùng như một loại cốc đo gạo để đánh thuế với dung tích 180ml, vì vậy cho đến sau này khi đã trở thành loại ly uống rượu sake thì Masu vẫn chứa được 180ml rượu. 

Ban đầu, loại chén này chỉ có duy nhất hình vuông nhưng sau đó đã được thiết kế thêm rất nhiều hình dạng đặc biệt khác nhau. Chén Masu thường được làm ra từ gỗ tuyết tùng nhằm tăng cường mùi thơm của rượu sake. Trong các quán rượu Nhật, ẩm khách sẽ được phục vụ rượu sake trong các ly thủy tinh đặt trong Masu. Nhân viên tại đây sẽ rót rượu vào ly thủy tinh cho đến khi nó tràn ra ngoài Masu, điều này khiến người thưởng rượu thưởng thức được những hai mùi vị tuyệt vời của rượu sake – khi còn ở trong ly thủy tinh và khi đã đượm thơm hương tuyết tùng. 

Ly rượu vang

Hình dạng của ly rượu vang sẽ giúp giữ cho mùi thơm của sake mãi vấn vương, “quấn quýt” bên trong ly rượu. Do vậy, khi uống rượu sake có mùi thơm nồng nàn như sake Daiginjo, ly rượu vang pha lê chính là chiếc ly đựng hoàn hảo nhất. Hơn nữa, mỗi lần lắc nhẹ thân ly, mùi thơm của những loại sake lâu năm sẽ càng đậm đà, say đắm hơn. Ngoài ra, ẩm khách cũng có thể dùng loại ly này để thưởng thức rượu sake “trẻ” vừa được xuất xưởng.

Mỗi loại chén sẽ mang lại cho ẩm khách một trải nghiệm đáng nhớ của riêng mình. Hãy lựa chọn tùy theo sở thích cá nhân để thưởng thức hết được “vẻ đẹp” của thứ quốc túy xứ sở Phù Tang nhé!

CÁC XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG SỰ KIỆN THỜI COVID-19

1. NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT

Bằng cách sử dụng hình ảnh được tải lên trong quá trình đăng ký, công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp ghi lại các đặc điểm khuôn mặt của từng người tham dự. Công nghệ này giúp cá nhân hóa thông tin người dùng, như in bảng tên khi tham dự chương trình, gửi email thư mời, vé tham dự hay vé dùng bữa trưa tại sự kiện.

Nhận dạng khuôn mặt có thể thực hiện hai việc: đăng ký hợp lý và cung cấp mục nhập không tiếp xúc cho sự kiện của bạn.

Nhận dạng khuôn mặt cho phép đăng ký không tiếp xúc, có nghĩa là công nghệ này sẽ chỉ phát triển phổ biến trong những tháng và năm tới.

2. VÂN TAY SỰ KIỆN

Sử dụng công nghệ RFID và Beacon, người tổ chức sự kiện có thể thu thập thông tin của người dùng và cá nhân hóa từng trải nghiệm trong sự kiện ứng với người tham dự.

Người tham gia có thể xem qua agenda sự kiện, và người tổ chức sẽ thông báo thời gian diễn ra của chương trình để khách tới và tham dự.

3. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Giống như các trang web sử dụng AI để cung cấp dữ liệu cho các công cụ của họ, các phần mềm lập kế hoạch sự kiện đã bắt đầu sử dụng AI để hỗ trợ tìm người tham dự, diễn giả, người có ảnh hưởng, chủ đề, đề xuất thời gian và địa điểm tối ưu.

Chatbots được hỗ trợ bởi AI có thể sử dụng cho truyền thông trước sự kiện và dịch vụ khách hàng để trả lời các câu hỏi phổ biến, tự động bán vé và theo dõi khách hàng tiềm năng.

4. SƠ ĐỒ SỰ KIỆN 3D

Một sự kiện diễn ra thuận lợi cần đảm bảo chi tiết về bố cục như chỗ ngồi, hệ thống ánh sáng, các khu và phòng trong khuôn khổ. Với phần mềm sơ đồ sự kiện 3D, người tổ chức sự kiện có thể dễ dàng tạo dựng một sơ đồ 3D chính xác, có thể tùy chỉnh theo thiết kế hoặc quy mô chương trình.

5. ỨNG DỤNG GAME HÓA TRONG SỰ KIỆN

Game hóa (Gamification) là một trong những cách thú vị nhất để kéo những người tham dự đến với sự kiện.

Hiểu được sở thích được nhận phần thưởng và tính cạnh tranh giữa những người tham dự với nhau, chúng ta có thể thu hút người tham dự bằng cách tận dụng việc áp dụng các trò chơi trong sự kiện.

6. VENUE SOURCING PLATFORM

Hiện nay, các nhà tổ chức sự kiện đang có xu hướng chuyển sang các nền tảng cung ứng địa điểm tổ chức sự kiện (venue sourcing platform). Các nền tảng này sẽ kết nối trực tiếp đến các trang web phù hợp cho từng chủ đề sự kiện, người tổ chức có thể gửi các đề nghị mời thầu (RFP) và theo dõi quá trình quản lý sự kiện.

Công nghệ này giúp người tổ chức sự kiện :

  • Có thể truy cập vào bất cứ lúc nào, có cái nhìn khái quát về mô hình sự kiện, sức chứa, các dịch vụ được cung cấp.
  • Khi đã chọn được địa điểm ưng ý, người tổ chức có thể gửi yêu cầu và ngay lập tức nhận được báo giá để bắt đầu sự kiện.

7. CÁC CÔNG NGHỆ THÔNG MINH MANG TRÊN NGƯỜI (WEARABLE TECH)

Những công nghệ mang theo bên mình đang trở nên phổ biến hơn và giúp cải thiện trải nghiệm của người tham dự. Cùng với nhiều ứng dụng tiện ích, việc áp dụng wearable tech vào event đang là xu hướng được nhiều nhà tổ chức hướng đến.

Chỉ cần một thao tác, bạn hoàn toàn có thể trao đổi thông tin trong những buổi networking để tập trung nhiều hơn vào cuộc trò chuyện và tạo thêm nhiều mối quan hệ với mọi người.

Cảm ơn Bạn đã đọc bài viết!

Giải pháp tổ chức sự kiện trực tuyến

Việc áp dụng sự kiện trực tuyến, livestream… đang là xu hướng mới của nhiều doanh nghiệp trong thời điểm dịch Covid-19. Hình thức sự kiện trực tuyến giúp mở rộng phạm vi và tìm kiếm phân khúc khách hàng mới với chi phí tiết kiệm, đồng thời gia tăng hình ảnh doanh nghiệp trên mạng xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 7 xu hướng mới trong ngành tổ chức sự kiện và các bước lên kế hoạch tổ chức thành công nhé. 

*****

Hàng loạt sự kiện đã phải thông báo tạm hoãn hoặc hủy bỏ bởi cơn đại dịch mang tên COVID-19. Một số sự kiện lớn có thể kể đến như Olympic Tokyo 2020, Liên hoan phim Cannes, Diễn đàn đối thoại Shangrila, Lễ hội âm nhạc Coachella, … Đây có lẽ là khủng hoảng lớn nhất từng có trong ngành tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, khi  một cánh cửa đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra – sự kiện trực tuyến.

SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN LÀ GÌ?

Sự kiện trực tuyến còn gọi là livestream, webinar, sự kiện ảo. Đây là loại hình sự kiện được phát trực tiếp trên môi trường trực tuyến, người tham dự được kết nối, tương tác với đơn vị tổ chức thông qua Internet. Sự kiện trực tuyến thường được tổ chức thông qua website, YouTube hoặc các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, …

Sự kiện trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng, bao gồm:

  • Tiếp cận và tương tác với nhiều người hơn so với sự kiện truyền thống, thu hút khách hàng mới
  • Tăng độ phủ hình ảnh của doanh nghiệp
  • Tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc đi lại, địa điểm, dịch vụ, logistics

XU HƯỚNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN

Không chỉ bởi COVID-19, trước đó, các sự kiện trực tuyến đã được ứng dụng, trở thành kênh tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp, tổ chức với khách hàng, cộng đồng trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, hội thảo trực tuyến chỉ ở quy mô nhỏ hoặc phát trực tiếp (livestream) trên các kênh truyền thông và mạng xã hội như một phần trong sự kiện tham dự trực tiếp.

Trước thực trạng các sự kiện lớn nhỏ đều bị hủy do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và đơn vị tổ chức sự kiện đã linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp nơi công cộng. Sự kiện trực tuyến chính là sự lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp. 

Với ưu điểm tương tác trực tiếp với số lượng lớn người xem trong thời gian ngắn, nhanh chóng và hạn chế tập trung đông người, các sự kiện trực tuyến đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SỰ KIỆN THÀNH CÔNG

1. Ý TƯỞNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

Có nhiều ý tưởng có thể khiến biến những hoạt động của bạn thành sự kiện trực tuyến hấp dẫn. Hãy phân loại đối tượng và chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp. Sau đây là một vài ý tưởng bạn có thể tham khảo cho các sự kiện trực tuyến của mình:

  • Tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng trực tuyến
  • Gameshow online
  • Họp đại hội cổ đông trực tuyến
  • Phỏng vấn chuyên gia, người nổi tiếng trong lĩnh vực
  • Tổ chức các buổi event, workshop, seminar
  • Tổ chức khóa học online cho khách hàng
  • Họp đại hội cổ đông trực tuyến

2. XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH SỰ KIỆN PHÙ HỢP

Bạn hoàn toàn có thể tổ chức hội thảo, hội nghị hay lớp học trực tuyến miễn là mang đến trải nghiệm chất lượng dành cho người tham dự.

Chương trình hòa nhạc hay biểu diễn nghệ thuật được phát trực tiếp sẽ mang đến trải nghiệm thú vị bởi không chỉ mở rộng số lượng người tham dự vượt giới hạn của một khán phòng mà còn khiến những người tham gia cảm thấy mình được trở thành một phần của buổi diễn.

Nhiều nhà hát opera và giao hưởng đã lần đầu tiên tổ chức buổi diễn trực tuyến mà không có khán giả trong khán phòng. Nhà hát Berliner Philharmonie cũng biểu diễn trên mạng, phục vụ khán giả qua màn ảnh. 

Tương tự, nhà hát Metropolitan ở New York (Mỹ) sẽ phát hàng loạt chương trình trực tiếp, mở màn là vở kịch Carmen. Các buổi diễn đã lên lịch từ trước như buổi diễn của ca sĩ – nhạc sĩ người Anh James Blunt cũng chuyển sang biểu diễn trực tuyến tại thành phố Hamburg (Đức).

3. LỰA CHỌN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP

Dựa vào tính chất, quy mô, đối tượng khách mời tham gia sự kiện để bạn quyết định nền tảng phát sóng trực tiếp. Nếu bạn muốn phát trực tiếp sự kiện tại địa điểm đã được setup từ trước với đối tượng mở, số lượng lớn thì hình thức phát trực tuyến như Facebook Live hay YouTube Live sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Đối với các sự kiện giới hạn người tham dự hoặc có thu phí, bạn có thể sử dụng hình thức tổ chức trực tiếp trên website như webinar. 

Hình thức này đòi hỏi phải được sử dụng công nghệ của bên thứ ba để kết nối với khách mời tham dự. Các công cụ này cho phép triển khai những chức năng dành riêng cho sự kiện trực tuyến như tính năng trò chuyện và đặt câu hỏi, ưu tiên phát biểu hay theo dõi mức độ tương tác của khán giả.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn tổ chức sự kiện có thu phí thì cần kết nối với các nền tảng bán vé trực tuyến để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Các nền tảng tích hợp bán vé trực tuyến cũng hỗ truyền thông cho sự kiện của bạn, bên cạnh các kênh quảng bá truyền thống.

Cảm ơn Bạn đã đọc bài viết!

7 Xu Hướng Influencers Marketing Lên Ngôi Năm 2021

Các chuyên gia marketing cho biết, năm 2021 xu hướng influencer marketing sẽ có những thay đổi. Sử dụng influencer trong chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp đem lại hiệu quả về mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Vậy xu hướng inflfuencer marketing nào sẽ lên ngôi trong năm 2021. Mời các bạn đón đọc trong bài viết dưới đây.

1. Video Content được ưa chuộng

Hiện nay, người dùng ưa chuộng nội dung video content hơn là những văn bản dài nhàm chán. Với sự ra đời và phát triển không ngừng của các nền tảng như Instagram Reels, TikTok…  Video content trở thành xu hướng chính được các marketer và người dùng ưa chuộng trong không gian Influencer marketing.

Với nội dung sáng tạo, sinh động, tính lan truyền cao… video dễ dàng thu hút người dùng theo dõi và tương tác. Đặc biệt độ chân thật của video giúp mọi người có trải nghiệm tốt hơn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn thành công không nên bỏ qua video content trong năm 2021. Việc kết hợp với influencer tạo ra các video chất lượng trở thành xu hướng influencers marketing được ưa chuộng trong thời gian tới. 

2. Xu hướng influencers marketing #nofilter

Xu hướng influencers marketing phổ biến năm 2021
Xu hướng influencers marketing phổ biến năm 2021

Trong năm 2021, các influencer marketing, blogger sẽ sử dụng những video, hình ảnh chân thực nhất nói không với filter. Họ thể hiện phong cách, cá tính bản thân một cách tự nhiên để thu hút người xem.

Mặc dù trong mắt người theo dõi, influencer luôn là những cá nhân nổi bật về ngoại hình, cá tính, phong cách cá nhân. Với xu hướng influencers marekting #nofilter này họ sẽ đi ngược lại với những gì bạn tưởng tượng dù instagram là nền tảng trực tuyến thiên về hình ảnh. Nhưng những bức ảnh đẹp thôi chưa đủ sức hút để tạo sự ảnh hưởng và thúc đẩy người dùng hành động.

Việc đăng tải hình ảnh không qua filter giúp người dùng nhận được sự chân thật từ influencer. Họ cảm thấy gần gũi và dễ dàng kết nối hơn, các thông điệp được truyền tải sẽ đem lại tác động, ảnh hưởng nhất định đến người dùng. Nhờ đó, thương hiệu dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn.

3. Sử dụng influencer marketing có chọn lọc

Năm 2021, việc hợp tác giữa influencer marketing với các thương hiệu ngày càng tăng nhằm tạo ra các chiến lược marketing toàn diện. Tuy nhiên, dựa trên mục tiêu, sản phẩm, định vị hình ảnh, thương hiệu cần có sự chọn lọc từ influencer để có thể đạt hiệu quả cao.

Influencer marketing thường được biết đến là người đại diện cho nhãn hàng. Với sức ảnh hưởng của họ sẽ giúp doanh nghiệp truyền cảm hứng, thay đổi cái nhìn của người tiêu dùng. Bởi vậy, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc thương hiệu bằng cách tận dụng các ưu điểm có chọn lọc của influencer. Nhằm đạt được mục tiêu và nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing.

4. Influencer trở thành đối tác lâu dài của thương hiệu

Với tư cách là đối tác quảng bá cho các thương hiệu, đây sẽ là xu hướng influencers marketing trong năm 2021. Bởi vì, doanh nghiệp không thể tạo ra sự thay đổi về nhận thức của người dùng chỉ với 1 post trên mạng xã hội.

Việc sử dụng influencer trong suất các giai đoạn chiến dịch marketing sẽ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn. Lúc này influencer sẽ trở thành đối tác lâu dài của thương hiệu, họ đại diện cho nhãn hàng. Họ thay mặt bạn để quảng bá các sản phẩm dịch vụ tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, việc kết hợp với influencer tạo ra những câu chuyện thú vị xuyên suốt về về sản phẩm, dịch vụ đăng tải trên mạng xã hội để thúc đẩy hiệu quả quảng bá thương hiệu.

5. Influencers sẽ tạo ra nhiều nội dung giá trị

Một trong những xu hướng influencer marketing đó là họ sẽ chú trọng tạo ra các nội dung có giá trị, giúp người the dõi hiểu rõ về cuộc sống của họ. Ngoài việc tương tác với fan trên các bài post, influencer có thể tạo các video, livestream hỏi đáp về bản thân, công việc, cuộc sống.

Tương tác trực tiếp với người dùng giúp influencer kết nối dễ dàng với người theo dõi, fan hâm. Bởi vậy, doanh nghiệp đừng chỉ nhìn vào lượt theo dõi, cần xem xét nghiêm túc các chỉ số tương tác, mối quan hệ của influencer để lựa chọn influencer hiệu quả.

6. Nano và Micro Influencer được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Influencer Marketing là một trong những chiến lược chính để quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm của bạn trên nền tảng mạng xã hội. Xu hướng sử dụng Nano Influencer và Micro influencer sẽ tăng lên và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Mặc dù hai loại influencer này không có lượt theo dõi quá cao hay quá nổi tiếng. Nhưng họ tạo dựng được mối quan hệ thân thiết, gần gũi với cộng đồng người hâm mộ. Họ có sự tương tác kết nối thường xuyên với người dùng nên sẽ đem lại hiệu quả quảng bá tốt hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được ngân sách quảng bá trên các kênh marketing.

Sử dụng Nano và Micro influencer trở thành xu hướng influencer marketing năm nay
Sử dụng Nano và Micro influencer trở thành xu hướng influencer marketing năm nay

7. TikTok trở thành xu hướng mới của giới trẻ và các công cụ dành cho creator

Sự xuất hiện của TikTkok nền tảng social mới làm thay đổi hành vi của người dùng. Với bản chất là nền tảng tạo video ngắn, TikTok đem lại xu hướng tiếp thị mới cho các doanh nghiệp. Các influencer nhanh chóng chuyển sang kênh TikTok để tạo ra các nội dung thu hút giới trẻ. Việc kết hợp với influencer marketing trên TikTok giup doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng mới.

Bên cạnh đó instagram cũng cho ra mắt tính năng branded content để các nhà sáng tạo dễ dàng tạo, chia sẻ và quảng bá Branded Content trong tương lai.

Xu hướng Digital Marketing mới từ năm 2021

Khi hành vi mua hàng hay tương tác với thương hiệu của chúng ta đã dần thay đổi, Digital Marketing không còn là thuật ngữ xa lạ hay 1 công cụ chỉ các thương hiệu “khủng” mới sử dụng được mà bất kì doanh nghiệp nhỏ nào cũng có thể triển khai. Đã là công cụ kỹ thuật, ắt hẳn sẽ cần cập nhập theo từng năm. Vậy năm 2021, Digital Marketing sẽ cập nhập những xu hướng nào để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng?

******

Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói (SEO Voice Search):

Nghiên cứu gần đây của Highervisibility.com đã cho thấy rằng người lái xe thường xuyên sẽ dùng Voice Search của Google trong lúc họ lái xe. Tại sao “Voice Search” lại phát triển nhanh? Đầu tiên là tốc độ tìm kiếm nhanh hơn so với nhập văn bản và thứ 2 là thuận tiện hơn khi “không cần phải nhập”.

Bạn sẽ thấy Google đang dần thay đổi từ 1 công cụ tìm kiếm thành một “công cụ trả lời”, nhờ tính năng SERP (Search Engine Results Pages-là kết quả hiển thị trên giao diện tìm kiếm để cung cấp cho người dùng thông tin hữu ích với nhu cầu tìm kiếm) nên bạn không cần phải vào website để có thể nhận được câu trả lời vì nó nằm ở ngay dưới kết quả tìm kiếm.

Cũng phải thừa nhận cuộc chơi dần khó hơn rồi, đừng vội cắt ngang lời tôi để nói cách cũ vẫn còn hiệu quả mà. Đúng, nhưng bạn có thể thấy từ khóa ngắn “quần áo trẻ em” giá CPC (giá của 1 click) hiện bây giờ là bao nhiêu? Bao nhiêu click để có 1 đơn? Việc bạn tối ưu SEO nội dung và VS (Voice Search) đều là quá trình cải thiện thứ hạng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Để bạn tối ưu hóa được chiến dịch digital thì sẽ cần làm song song 2 quá trình trên để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xu hướng quảng cáo chuyển đổi Messenger

Từ quảng cáo trên newfeed, khi khách hàng nhấn vào hình ảnh, đường dẫn trong bài post, thì ngay lập tức, họ sẽ được chuyển tới tin nhắn đã cài sẵn của fanpage bán hàng.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy khách hàng ít khi chủ động nhắn tin cho cửa hàng nếu không có nhu cầu mua hàng. Vì vậy, loại quảng cáo này sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc, nhắn tin cho khách hàng. Cận kề dịp Tết sẽ là thời điểm bạn cân nhắc lựa chọn quảng cáo chuyển hướng về Messenger khi muốn dành cho khách hàng những khuyến mãi dịp Tết hoặc tri ân khách hàng đã mua sản phẩm của cửa hàng mình.

Xu hướng tiếp thị bằng video

Thấu hiểu suy nghĩ khách hàng và nắm bắt xu hướng nhạy bén, Tiktok trở thành giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp gây ấn tượng khác biệt để khẳng định tên tuổi thương hiệu với người dùng. Để xây dựng sự tin yêu từ khách hàng, các thương hiệu đang lan tỏa câu chuyện ý nghĩa, nhân văn như #vudieuruatay… được lan truyền và ủng hộ.

Tiếp thị qua Tiktok dễ thêm thắt yếu tố hài hước, vui nhộn khiến những quảng cáo không chỉ còn để bán hàng nữa mà làm cho người dùng có thể xem đi lại.

Xu hướng tiếp thị bằng VR (Virtual Reality)

Các thông điệp quảng cáo từ thương hiệu không chỉ dừng lại ở lời nói hay hình ảnh. Những chiến dịch marketing mới đầy sáng tạo với công nghệ thực tế ảo đã cho người dùng cơ hội trải nghiệm sản phẩm trước khi mua.

Bên cạnh đó, nhãn hàng có thể dùng công cụ VR để ghi nhận các tương tác, phản hồi từ người dùng, đưa ra điều chỉnh hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời. Chẳng hạn, Adidas cho người dùng đi thử giày trước khi mua, Audi cho người mua được quan sát nội thất trong xe giúp khách hàng có thêm thông tin và trải nghiệm dùng xe.

Cảm ơn Bạn đã đọc bài viết!

Tổng quan về event và công việc tổ chức event

I. Event là gì?

Event có nghĩa là Sự Kiện. Những hoạt động quy tụ số lượng lớn công chúng, những người tham gia tại một thời gian, địa điểm xác định đều được gọi là Event (sự kiện) và người tổ chức ra những hoạt động này được gọi là những người làm event hay còn gọi là tổ chức sự kiện.

II. Tổ chức event là gì ?

Tổ chức Event là sự kiện được lên kế hoạch xây dựng và triển khai giúp thu hút nhiều người tham gia và biết đến theo mục đích của người muốn tổ chức sự kiện.

Các hình thức Event được chia thành các nhóm bao gồm:

– Event trong doanh nghiệp: Hội nghị, hội thảo, cuộc họp cổ đông, lễ khai trương…

– Event của khách hàng: họp báo, lễ tri ân, các chương trình ca nhạc, giới thiệu sản phẩm

– Event phi lợi nhuận : hoạt động từ thiện, quyên góp tiền, lễ hội…

III. Mục đích của việc tổ chức Event là gì?

Tổ chức các Event giúp quảng bá hình ảnh của công ty, giúp khách hàng biết đến các dịch vụ sản phẩm công ty đang cung cấp. Mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng cũng như tăng lượng khách hàng hiện có giúp tăng doanh thu cho công ty.

Mỗi sự kiện đều có mục đích và chủ đề riêng. Do đó, việc trùng lặp ý tưởng giữa các sự kiện khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng uy tín của buổi sự kiện. Tùy theo quy mô sự kiện mà bạn lựa chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp, không gian đủ rộng để chứa hết khách mời tham gia sự kiện, phù hợp với cách trang trí, bố trí thiết bị sân khấu.

IV. Các công việc người làm Event phải làm ?

Đa phần chúng ta thường hình dung người làm Event phải có óc sáng tạo, sự đam mê, năng động và luôn có những trải nghiệm thú vị. Nhưng, để làm được một sự kiện hoàn hảo, có được ánh hào quang rực rỡ thì dân làm event phải trải qua những cuộc cân não căng thẳng.

– Nghiên cứu thương hiệu.

– Xác định đối tượng mà sự kiện hướng tới, đề ra mục tiêu của sự kiện, phát triển những ý tưởng chủ đạo.

– Quản lý chi phí, ngân sách và lập kế hoạch triển khai, chuẩn bị nhân sự và các yếu tố kỹ thuật để “chạy” được chương trình. Và quan trọng, kết quả cuối cùng của một chuỗi các công việc trên là hướng đến việc thỏa mãn sự kỳ vọng của người tham dự và kéo dài hiệu ứng của sự kiện đó.

V. Vậy tại sao lại gọi nghề làm event là một nghề cân não?

Làm được một sự kiện để lại ấu dấu sâu sắc và thỏa mãn người tham dự không phải là dễ. Ngoài những yếu tố mang tính lý thuyết như cần sức khỏe, kỹ năng , kiến thức … Bạn còn rất cần có một “tinh thần thép” hay còn được gọi là “cân não”. Vậy cần phải “cân não” ở những bước nào?

1. Việc lên ý tưởng cho một chương trình

Điều đó không phải là dễ, đòi hỏi người làm event phải có kỹ năng suy nghĩ và khát quát ý tưởng nhanh, phải phân tích mọi ý tưởng hiện lên trong đầu một cách nhanh chóng. Từ đó chọn ra ý tưởng phủ hợp nhất cho chương trình.

2. Trong quá trình đàm phán với khách hàng

Những người tổ chức sự kiện không khác gì là “làm dâu trăm họ”. Họ luôn phải suy nghĩ theo hướng làm cách nào để “quản lý” được khách hàng và sự kỳ vọng của họ. Nhiều khách hàng đưa ra rất nhiền ý tưởng, kỳ vọng của họ.

Một số ý tưởng thực hiện hiệu quả giúp ít nhiều cho người làm event nhưng cũng không ít những ý tưởng trong đó khiến họ đau đầu để giải thích làm sao cho họ hiểu về sự bất hợp lý cũng như cân nhắc làm sao để làm vừa lòng vừa ý khách hàng.

3. Đàm phán với nhà cung cấp

Việc đàm phán với nhà cung cấp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Một sự kiện được gọi là thành công mỹ mãn cần phải cần làm việc với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mỗi nhà cung cấp là một mắt xích trong chuỗi vận hành sự kiện, nếu như một mắt xích bị đứt thì dây chuyền lập tức bị ảnh hưởng và có thể không tiếp tục được nữa.

Thế làm cách nào để quản lý được nhiều nhà cung cấp như thế cùng một lúc mà vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng chi chương trình thì điều đó cũng làm không ít dân event đau đầu.

4. Và cuối cùng

Sự thành hay bại của một sự kiện không phải là bạn cố gắng ra sao mà là liệu các vị khách có biết đến sự kiện của bạn và đi tham gia không? Một sự kiện được tổ chức ra mà số người đi tham dự không quá 10 người thì có được gọi là thành công? Hoặc như các sự cố “khách không mời mà đến” trong quá trình thực hiện sự kiện như những “cơn đau tim” đối với người làm event.

Việc tổ chức sự kiện có nghĩa là có sự tham gia của nhiều người và bất kỳ sự cố nào xảy ra cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều người. Và đương nhiên, nếu bạn làm không tốt thì bạn hiểu hiệu ứng đám đông có sức mạnh như thế nào rồi đấy!

Chính vì những điều đó mà dân làm event phải cân não suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết sao cho thỏa đáng nhất, tốt nhất. Để được như thế thì bạn cần phải trải nghiệm nhiều để rút ra bài học cho bản thân. Và như đã đề cập trong các bài trước, không có công việc nào là khó khăn và cũng chả có công việc nào là dễ dàng cả. Mỗi công việc đều có đặc thù riêng và nếu như bạn đã yêu nghề, có đam mê và quyết tâm với nó thì bạn sẽ thành công!

Top 7 lưu ý khi chọn địa điểm tổ chức sự kiện

Đối với bất cứ sự kiện nào thì chọn địa điểm tổ chức sự kiện là một trong những khâu quan trọng cần lưu ý của người làm công tác tổ chức. Địa điểm nơi trực tiếp diễn ra toàn bộ, do đó cần được khảo sát kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định và ký hợp đồng.

Nên tổ chức sự kiện cho công ty ở đâu ?

Tùy vào tính chất của mỗi loại sự kiện như khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm, tiệc tất niên công ty, lễ ra mắt sản phẩm, thương hiệu mới … mà nhà tổ chức sự kiện sẽ đề xuất các địa điểm phù hợp. Bên cạnh đó, quy mô và thành phần khách mời cũng là một yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm tổ chức sự kiện. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sự kiện, chúng tôi gợi ý cho bạn những lưu ý cần biết khi khảo sát và lựa chọn địa điểm.

Cần lưu ý gì khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện

1. Vị trí tổ chức phù hợp với đối tượng tham dự sự kiện

Trước khi lưạ chọn, bạn hãy đi khảo sát trước trung tâm tổ chức sự kiện để biết địa điểm này có thuận lợi trong việc đi lại hay không? Chọn một nơi ở ngay trung tâm thành phố là lý tưởng nhất còn nếu không, hãy đảm bảo địa điểm đó có giao thông đi lại thuận tiện.

Với những hội nghị diễn ra dài ngày, ngoài khu vực diễn ra sự kiện, bạn cũng cần lưu ý bố trí chỗ lưu trú cho khách ở xa ngay tại khách sạn hoặc resort cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện.

2. Có các dịch vụ hỗ trợ xung quanh địa điểm tổ chức sự kiện

Nếu bạn muốn tổ chức tiệc ăn uống mà không muốn dùng tiệc ngay tại sự kiện thì việc chọn địa điểm gần với các nhà hàng sang trọng có chất lượng phục vụ tốt là điều cần thiết. Bạn có thể khảo sát cả hai nơi này cùng lúc để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, việc khảo sát các dịch vụ hỗ trợ xung quanh địa điểm tổ chức cũng sẽ giúp nhà tổ chức có cái nhìn tổng quan về khu vực diễn ra sự kiện. Đồng thời chủ động hơn khi xử lý các tình huống có thể phát sinh trong sự kiện.

3.Không gian tổ chức đáp ứng tốt yêu cầu sự kiện

Khảo sát không gian sự kiện bao gồm khảo sát sảnh tiệc, sảnh đón khách, hành lang và các khu vực có liên quan. Nếu sự kiện của bạn có quy mô khách mời lớn, hãy tìm một nơi đủ rộng để khách mời cảm thấy thoái mái và thuận tiện cho công tác tổ chức. Không nên vì bất kì lí do gì mà chọn một nơi quá nhỏ so với lượng khách được mời dù bạn có nghĩ rằng họ sẽ không đến đông đủ đi chăng nữa.

Ngược lại, những sự kiện có số lượng khách mời tham dự ít thì không nên chọn sảnh sự kiện quá lớn vì sẽ loãng chương trình. Riêng với những sự kiện mở cửa tự do, hãy tìm một địa điểm có nhiều phòng để có thể thay đổi phương án khi thấy cần thiết.

4. Khảo sát các dịch vụ đi kèm

Ngoài việc địa điểm tổ chức sự kiện phải trang bị đầy đủ các dịch vụ đi kèm như: âm thanh, ánh sáng, sân khấu, thiết bị trình chiếu… thì các dịch vụ tích hợp kèm theo cũng là điều đáng lưu tâm. Đó là tiệc teabreak trong thời gian giải lao, đồ uống hay các vấn đề về phục vụ…

Một địa điểm được cung cấp đầy đủ dịch vụ sẽ tốt hơn nhiều so với những nơi chỉ phục vụ tổ chức hội nghị đơn thuần.

5. Chi phí tổ chức hợp lý

Bạn nên tham khảo giá cả của nhiều nơi khác nhau trước khi đi đến quyết định chính thức. Chất lượng dịch vụ và giá cả là những yếu tố bạn nên đưa ra để so sánh giữa các địa điểm với nhau. Nên dành thời gian và công sức để tìm kiếm và phân tích để tìm ra địa đểm phù hợp nhất.

Nếu như sự kiện có quy mô lớn và có nhiều hạng mục quan trọng liên quan đến địa điểm tổ chức sự kiện thì nên tìm đến các đơn vị tổ chức có kinh nghiệm để được tư vấn địa điểm và mức giá phù hợp nhất.

6. Mức độ đảm bảo an toàn cho khách tham dự sự kiện

Một điều nhà tổ chức sự kiện cần đặc biệt chú ý khi đi khảo sát địa điểm chính là mức độ an toàn cho người tham dự. Nên tìm hiểu thật kĩ về công tác phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà và các vật dụng liên quan trước khi bạn quyết định thuê địa điểm.

Lối thoát hiểm, cách sơ tán các khách mời khi xảy ra sự cố cũng nên được đề cập giữa hai bên. Bạn cũng nên quan tâm đến các cơ quan chức năng như đồn cảnh sát, bệnh viên xung quanh đó để có thể liên hệ khi gặp tình huống khẩn cấp.

7. Khu vực giữ xe thuận tiện

Dù là một yếu tố nhỏ nhưng bãi đậu xe cũng là một yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện. Thông thường tại các trung tâm hội nghị, nhà hàng, khách sạn đều có khu vực bãi giữ xe riêng. Tuy nhiên với một số địa điểm đặc thù như quán cà phê, sân vận động hay các sự kiện ngoài trời, trên đường phố thường không có bãi giữ xe hoặc bãi giữ xe nằm cách rất xa khu vực tổ chức. Điều này sẽ gây bất tiện cho khách tham dự nên cần xem xét yếu tố này để tránh những rắc rối không đáng có cho sự kiện.

Cân nhắc các yếu tố trước khi ra quyết định để chọn được địa điểm tổ chức event phù hợp

Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện ảnh hưởng đến toàn bộ các hạng mục trong sự kiện. Do đó, cần lập bảng check list khảo sát địa điểm và đánh giá lại các yếu tố để chọn ra địa điểm phù hợp nhất nhé!

Cảm ơn Bạn đã đón đọc!

Xu hướng Event 2021 sẽ phát triển tại Việt Nam

Bài viết đề cập đến xu hướng tổ chức sự kiện sẽ phát triển trong tương lai mà những công ty hoặc cá nhân làm trong lĩnh vực này nên quan tâm và có thể tiếp cận dần.

Dưới đây là một số xu hướng tổ chức sự kiện sẽ phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới.

1. Trải nghiệm những địa điểm tổ chức sự kiện mới lạ và độc đáo 

Một trong những xu hướng event mới trong thời gian tới là rời xa các địa điểm tổ chức sự kiện quen thuộc như sân vận động, khách sạn…thay vào đó là các địa điểm tổ chức độc đáo hơn.

Điều mà chúng ta cần làm là tìm cho mình địa điểm mới, độc đáo lại phù hợp với sản phẩm cần quảng bá hay phù hợp với mục tiêu tổng thể của sự kiện. Một số điểm khác lạ có thể mang lại nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của bạn như: nhà kho, các khu công nghiệp, trang trại, viện bảo tàng, khu sảnh chính của văn phòng,.…

2. Xu hướng “cá nhân hóa” cho khách mời 

Mỗi vị khách mời khi tham gia sự kiện sẽ có những sở thích khác nhau, nhu cầu tiếp cận các chủ đề cũng khác nhau. Vậy nên cá nhân hóa sẽ là biện pháp tối ưu cho những khách mời tham có lựa chọn đúng hướng hơn. Một số các cách có thể cá nhân hóa sự kiện như:

Đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng tham dự theo sở thích cá nhân: Cách này sẽ giúp cho khách mời tham dự có thể lựa chọn lĩnh vực, phiên hội thảo hay sự kiện phù hợp với họ. Khách mời có thể tự tạo ra lịch trình trải nghiệm sự kiện 1 cách riêng biệt.

Đưa ra các nội dung đã được cá nhân hóa: Cá nhân hóa nội dung có thể có nhiều hình thức khác nhau và một cách đơn giản nhất chính là gửi email cho khách mời để mang lại cho khách mời cảm giác được các nhà tổ chức sự kiện quan tâm.

3. Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt 

Giống với trường hợp tìm kiếm bằng giọng nói thì nhận diện khuôn mặt cũng đang có xu hướng tiếp cận vào ngành sự kiện. Một số cách để chúng ta có thể tăng trải nghiệm của khách hàng về event với nhận diện khuôn mặt:

Khi nhận diện bằng khuôn mặt thì công việc check-in sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nó vừa an toàn lại vừa tối ưu đối với những sự kiện có nhiều khách mời tham gia.

Cải thiện khả năng tiếp cận đối với các phương tiện truyền thông mạng xã hội của bạn bằng cách sử dụng nhận diện khuôn mặt trong việc gắn ảnh thẻ mọi người trong ảnh sự kiện đã tham gia.

4. Ứng dụng game hóa vào tổ chức sự kiện 

Đây là một trong những cách mới lạ nhất nhằm thúc đẩy sự tham gia của những vị khách mời. Nắm bắt được tâm lý thích được nhận phần thưởng và tính cạnh tranh giữa những người tham dự, chúng ta có thể thu hút thêm nhiều người tham gia sự kiện và các ứng dụng trò chơi.

5. Sử dụng AI trong việc tổ chức event và phân tích event 

Một trong những xu hướng mới nổi khi tổ chức sự kiện Hà Nội là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Các nhà tổ chức sự kiện có thể sử dụng AI trong việc lập kế hoạch cũng như sử dụng để phân tích cho sự kiện. Hiện nay các phần mềm lập kế hoạch tổ chức sự kiện đã ứng dụng công nghệ AI trong việc hỗ trợ các event planners trong việc tìm kiếm người tham dự, người có tầm ảnh hưởng, diễn giả, đề xuất địa điểm tổ chức sự kiện cũng như thời gian diễn ra,.…

Ngoài ra khi chatbots được hỗ trợ AI còn có thể sử dụng như 1 phương tiện quảng bá sự kiện và các dịch vụ dành cho khách hàng, có thể tự động bán vé và theo dõi tệp khách hàng tiềm năng.

6. Áp dụng công nghệ Wearable Tech vào event 

Cùng với nhiều ứng dụng tiện ích khác thì xu hướng sử dụng công nghệ Wearable Tech vào sự kiện cũng đang là xu hướng mới hiện nay.

Hiện nay trên thế giới các nhà tổ chức sự kiện đang sử dụng công nghệ RFID để cải thiện trải nghiệm của người tham dự. Nó sẽ thay thế hoàn toàn những chiếc vé giấy thông thường, nó cũng là phương thức thanh toán cho các dịch vụ trong sự kiện và nhiều tiện ích khác. Bên cạnh tính năng này, trong tương lai nó sẽ còn phát triển hơn nữa.