Xu hướng Nông nghiệp trong đô thị.

“Thế giới đang sản xuất lương thực nhiều hơn bao giờ hết” là nhận định của Fred Kaufman trong cuốn sách “Bet the Farm: How Food Stopped Being Food”. Nạn đói — vấn nạn tưởng chừng như đã kết thúc khi chiến tranh đi qua và hòa bình được thiết lập — giờ đây đang dần trở lại với thế giới. Trong khi đó, ngành sản xuất lương thực vẫn luôn gia tăng sản lượng nông phẩm của họ, tuy nhiên vẫn có hàng triệu người trên thế giới phải đối diện với đói khát mỗi ngày. Lí do cho vấn nạn này là do lương thực được sản xuất để phục vụ một lượng nhu cầu ảo quá cao trong khi nhu cầu trên thực tế vẫn luôn tăng khiến lạm phát hình thành làm giá lương thực tăng cao.

Nạn đói xảy ra ở khắp nơi từ nông thôn tới ngoại ô. Nhưng một trong những nơi chịu ảnh hưởng của nạn đói nặng nề nhất lại là đô thị. Theo một báo cáo của của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khi dân số của các đô thị ngày càng tăng một cách chóng mặt thì nhiều người dân đô thị đang phải đối mặt với việc cạn kiệt nguồn lương thực, hoặc họ đang phải sống ở những nơi khó có thể tiếp cận nguồn cung cấp lương thực như siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng thực phẩm với mức giá cả phải chăng.

Điều gì có thể gây hại tới Nông trại trong nhà?
Khi mà người dân từ nhiều miền trên khắp thế giới chuyển tới thành phố đế sinh sống và làm việc ngày một trở nên đông đúc, các nhà hỗ trợ của thành phố sẽ phải tìm cách giúp họ tìm một nơi để ở. Điều này dẫn đến việc nếu càng nhiều người tới thành phố thì chính phủ sẽ phải lấy lại những khu đất thuộc diện đất trồng trọt để xây thêm các khu nhà hỗ trợ nơi ở cho người dân. Ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, chính phủ đã phải mở rộng biên thành phố để hỗ trợ cho nhiều người hơn. Có thể nói tới lần xác nhập Hà Nội cũ và Hà Tây cũ với nhau để mở rộng địa bàn Hà Nội.

Mô hình Nông trại trong nhà có thể giới hạn lại sự mở rộng này. “Các mô hình trang trại trong nhà có thể được áp dụng tại những mảnh đất — mà trước đó được sử dụng cho mục đích nông nghiệp — để yêu cầu thuê lại mà không vi phạm tới pháp luật” — Theo chuyên gia Paul P.G. Gauthier.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *