“Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào đầu năm mới. Dù bạn có tìm ở khắp nước Nhật cũng sẽ không thể tìm được món Osechi trong thực đơn của nhà hàng Nhật Bản. Nó chỉ được nấu và thưởng thức trong vài ngày đầu của Tháng Giêng và tại nhà của người Nhật.
Osechi-ryōri (御節料理 hay お節料理) là bữa ăn mừng Tết Nhật Bản. Truyền thống này khởi đầu từ thời kỳ Heian (794-1185).Osechi khác biệt vì nó được đựng trong những chiếc hộp đặc biệt gọi là jūbako (重箱); tương tự như các hộp bento, các hộp jūbako thường được xếp gọn lại trước và sau khi dùng.
Ý nghĩa gốc của osechi là món ăn này giúp cho những người nội trợ (và gia đình họ) gặp may mắn và “sống sót” qua những ngày đầu năm mới khi những cửa tiệm, nhà hàng trên khắp nước Nhật đã đóng cửa Các thực phẩm để làm món Osechi có thể được chuẩn bị sẵn và để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày mà không bị hư hỏng. Thông thường nhất, mọi thứ thường được đựng thành từng lớp trong các hộp sơn mài và có nhiều ngăn.
Theo nguyên gốc, từ osechi vốn được gọi là o-sechi nghĩa là một mùa hoặc một dịp đặc biệt. Tết Nhật Bản là một trong năm dịp lễ hội (節句 sekku) ở triều đình Kyoto. Phong tục đón các ngày lễ đặc biệt này được du nhập từ Trung Quốc. Theo truyền thống, trong suốt ba ngày đầu năm mới, phong tục là phải nấu và dùng những bữa ăn tốt cho sức khỏe, trừ việc nấu món súp zoni. Món này được nấu trước Tết vì trong Tết, phụ nữ sẽ không nấu nướng.
Vào những thời kỳ xa xưa hơn, osechi chỉ gồm có nimono, rau luộc trong nước tương, đường hoặc rượu mirin. Trải qua nhiều đời, số lượng món ăn trong bữa osechi tăng dần lên. Ngày nay, osechi gồm bất cứ món ăn nào dành riêng cho ngày Tết và nếu như các món ăn phương Tây được thêm vào thì gọi là “osechi Tây Phương” (西洋お節 seiyō-osechi); ngoài ra còn có loại “osechi Trung Hoa” (中華風お節 chūkafū osechi). Và, mặc dù theo truyền thống, osechi được làm tại nhà, nhưng nó cũng được bán sẵn ở nhiều nhà hàng, cửa hiệu, ví dụ như hệ thống siêu thị7-Eleven.
Trong các gia đình, mọi người ăn loại mì toshi-koshi soba (年越し蕎麦) tự làm vào đêm Giao Thừa. Tên của loại mì này có nghĩa là “niên việt kiều mạch” (“niên”: năm, “việt”: vượt, nghĩa là “sang năm mới”, soba là lúa kiều mạch). Dù có nhiều ý nghĩa liên quan đến loại mì này như chúc trường thọ, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống trong năm tới, truyền thống này có một ý nghĩa thực tế hơn: cho phép người vợ nấu một món ăn đơn giản để họ nghỉ ngơi sau một năm bận rộn nấu những món cầu kỳ cho mọi người. Người ta tin rằng nếu ăn còn chừa lại, dù chỉ là một sợi mì toshi-koshi soba thì sẽ gặp điều xấu vào năm mới.