Bảo tàng Edo Tokyo nơi kể lại những mẩu chuyện xưa
Nằm cách cửa Tây của ga Ryogoku theo tuyến JR Sobu khoảng 3 phút đi bộ, Bảo tàng Edo Tokyo gây ấn tượng với chúng tôi từ ánh nhìn đầu tiên bởi lối kiến trúc độc đáo mô phỏng một gian nhà sàn lớn. Khu triển lãm của bảo tàng nằm ở tầng 5 và 6 với tổng diện tích lên đến 9000 m2 bên trong trưng bày hơn 2000 tư liệu – hiện vật gắn liền với văn hóa, lịch sử và cuộc sống của người dân Edo từ khi Mạc phủ Tokugawa lên nắm quyền điều hành đất nước và chuyển hành dinh đến đây vào năm 1603.
“Khu vực Edo” – Cuộc lội dòng lịch sử ngoạn mục
Để mở đầu chuyến “xuyên thời không” về đất Edo xưa, cột mốc đầu tiên mà chúng tôi phải vượt qua là cầu Nihonbashi vốn được mô phỏng theo chiếc cầu gỗ bắc ngang sông Nihonbashi. Ngay sau đó, đập vào mắt chúng tôi là bầu không khí náo nhiệt ở khu vực cầu và những năm 1630 được tái hiện đầy ấn tượng bằng mô hình không gian ba chiều.
Tại đây còn có hai mô hình độc đáo không kém là mô hình khu vực lâu đài Edo và mô hình khu vực cầu Ryogoku đều được đánh gia cao như những tác phẩm nghệ thuật. Tôi thấy mình như thu bé lại và lạc bước giữa những dãy phố xá Edo xưa khi đó mỗi nhân vật lướt qua trước mắt chúng tôi đều mang vẻ mặt sắc phục cùng địa vị riêng phản ánh những câu chuyện chưa kể về cuộc đười họ.
Bảo tàng Edo Tokyo miêu tả một cách sống động thời Edo
Không những thế, nếp sinh hoạt của người dân Edo còn được bước ra ngoài đời thật thông qua những dãy hộ dân cư liền vách, lớp học dành cho trẻ em thị dân, cửa hàng tranh in gấm Nishiki-e hay cả cảnh đỡ đẻ …. được phục dựng theo kích thước thật. Lối bày trí đồ đạc cũng được tính toán rất thông mình, chẳng hạn gian bếp trong ngôi nhà của một người đàn ông đọc thân so với những ngôi nhà khác rất ngăn nắp vì hầu như … chẳng có gì cả!
Thị trấn Edo cũng là nơi ẩm thực đường phố phát triển mạnh mẽ. Người dân ưa kinh doanh theo hình thức “bếp lửa lưu động” thay vì những cửa hàng cao ráo tươm tất nên các gánh hàng rong được trưng bày khá đa dạng tại đây. Một rong những quầy hàng thú vị nhất có lẽ là quầy bán Edomaezushi, được cho là phiên bản đầu tiên của Sushi. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy phần cơm hơi có sắc đỏ vì cơm thời này được trộn với một loại giấm đỏ làm từ bã rượu sake thay vì giấm gạo như ngày nay.
Tại đây còn có những góc thú vị về du khách được trải nghiệm văn hóa Edo xưa. Cảm giác thật đặc biệt khi chúng tôi ngồi vào chiếc kiệu sang trọng của một công nương thuộc gia tộc lãnh chúa, thử nâng Matoi – vật dụng đặc thù của đội lính cứu hỏa Edo hay gánh thùng phân (một hình thức “tận dụng tài nguyên” rất phổ biến trong thời kỳ này) nặng đến 26kg.
Khu vực Edo – Bảo tàng Edo Tokyo
“Khu vực Tokyo” và công tác khai hóa văn minh
Tại “Khu vực Tokyo” có thể nhận thấy một điểm khác biệt lớn so với khu vực trước chính là sự xuất hiện của các tư liệu ảnh chụp. Thông qua cách trình bày các tư liệu – hiện vật về cơ sở hạ tầng, nhà cửa , vật dụng trong nhà, đồ chơi trẻ em … theo dòng thời gian thật dễ để nhận ra “chất Edo” dần dần nhạt nhòa tỉ lệ nghịch với “chất Tokyo hiện đại”. Những món đồ này từng thịnh hành đến nỗi nếu là người Nhật chắc chắn ai cũng đã từng nhìn thấy một lần trong đời. Khi rảo bước qua đây, không ít lần tchung tôi loáng thoáng nghe thấy những khách người Nhật độ tuổi trung niên cảm thán thốt lên “Hoài niệm quá!” hay “Hồi xưa nhà tôi cũng có món đồ này”.
Bất ngờ hơn nữa khi “văn hóa Kawaii” hay trào lưu thời trang trong giới nữ sinh Tokyo thập niên 90 cũng được ghi nhận. Nghe nói trước khi được tu sửa vào năm 2015, khu vực này chỉ kéo dài đến góc triển lãm Thế vận hội Tokyo 1964. Và có thể sau khi thế vận hội Tokyo 2020 kết thúc, những gì từng làm nên Tokyo hiện đại của đầu thể kỷ 21 mà chúng ta đang chứng kiến cũng sẽ được đưa vào bảo tàng như một phần lịch sử ở tương lai.
Bảo tàng Edo Tokyo nơi kể lại những mẩu chuyện xưa