ĐỨC TÍNH VÀ TINH THẦN NHẬT BẢN

1. Cần mẫn như 1 “đàn ong”
 Cảnh tượng thường thấy trên các tàu điện ngầm là người Nhật ko bao giờ nói chuyện rôm rả với nhau mà họ, ai biết việc người ấy, đều tranh thủ mang sách ra đọc, mang laptop hoặc điện thoại ra đọc báo hoặc làm việc. Họ chăm chỉ nỗ lực tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để làm việc, họ nỗ lực làm việc học tập trong “từng giây”, chậm chậm ,từ từ nhưng chắc chắn và chăm chỉ đều đặn cả đời.
 Người Nhật nói chung ko thông minh lắm,nhưng họ biết cách phối hợp làm việc với nhau. Họ giỏi ko ở những cá nhân “xuất thần”. mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn kết với nhau cùng làm việc. Họ quan niệm rằng: “Thành công của họ là do nỗ lực của cả tập thể chứ ko phải là sự ” xuất thần” của 1 cá nhân”.

2. Làm việc tập thể (chứ không phải làm việc cá nhân)
  Trẻ con từ bé ở Nhật bản đã được dạy cách phối hợp với nhau để làm việc (không phải làm việc 1 mình mà là phải biết hoà đồng phối hợp với các bạn khác cùng làm việc tập thể), chúng được dạy là: ” phải biết nỗ lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung của cả tập thể chứ ko vì lợi ích riêng mình”, “Lỗi của 1 người là lỗi của cả tập thể (tập thể đồng lòng như 1)”; ” phải biết hy sinh, gạt bỏ quan điểm cá nhân để hết mình theo đuổi mục tiêu chung của tập thể” 

 Công ty là 1 gia đình lớn: do vậy mới có các công ty gia đình trị như Toyota, Honda, công ty là 1 đại gia đình, dường như ko có quan hệ bóc lột ” ông chủ tư bản- công nhân”. Mỗi người công nhân hay giám đốc đều là 1 thành viên của đại gia đình đều cố gắng miệt mài làm việc. Họ ko phải làm việc vì bị thúc ép quản lý mà tự nguyện cống hiến sức lực để đóng góp thành công cho mục tiêu tập thể công ty như đóng góp công sức xây dựng “đại gia đình” vậy.
 Những công nhân, giám đốc ấy đến công ty làm việc như đến gia đình chung để làm việc, họ trở thành những người làm công suốt đời, cống hiến hết mình (cả trái tim và bàn tay) cho công ty. Khi bất cứ người công nhân nào bị ốm đau đều được đích thân giám đốc đến hỏi thăm, mọi người bình đẳng hết mình làm tròn nhiệm vụ của mình đóng góp vào mục tiêu tập thể chung.

3. Nỗ lực suốt đời
  “Đẳng cấp của 1 người được đánh giá bằng sự nỗ lực bền bỉ cả đời chứ ko phải là sự xuất thần bất ngờ”. 
  Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng tý 1 lâu dài chậm chậm nhưng cả đời hơn là sự thăng tiến nhảy vọt. Người Nhật nói chung họ coi trọng địa vị xã hội , người Nhật coi trọng nể phục 1 người nào đó vì người đó có đóng góp nhiều cho xã hội chứ ko đơn thuần đánh giá coi trọng qua quần áo, xe xịn hay nhiều tiền.
  Ví dụ: 1 người kế toán cần mẫn làm việc cả đời đóng góp cho công ty sẽ có địa vị xã hội cao hơn là 1 anh nhà giàu ăn chơi có xe xịn áo đẹp nhưng chả làm ăn gì đóng góp cho xã hội)

4. Yêu công việc
  Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình “họ sống để làm việc chứ ko phải làm việc để sống”, họ chăm chỉ làm việc suốt đời. Họ hạnh phúc khi được làm việc, với họ thì thì thật là tệ hại khi ko được làm việc,ko được đóng góp công sức cho xã hội 

 Trẻ con Nhật Bản từ bé đã được giáo dục “Đã ko làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm việc hết mình”, yêu và say mê công việc, cố hết sức phấn đấu làm việc  Ngoài ra người Nhật còn “chơi ra chơi mà làm ra làm”  khi chơi thì có thể rất vui vẻ thoải mái nhưng khi làm việc thì cực kì kỷ luật và nghiêm túc, họ hết mình tập trung vào công việc ko để xao nhãng phân tâm chơi bời. Khi một người Nhật làm việc thì mặt anh ta cực kì tập trung và nghiêm nghị, anh tập trung 100% vào việc đang làm.

5. Yêu nước Nhật
 Thật vậy người Nhật cực kì yêu nước, khi họ vào siêu thị mua hàng bao giờ họ cũng ưu tiên mua hàng trong nước trước (hàng ngoại nhập khẩu để sau) nó thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá nội địa nảy sinh ủng hộ các công ty trong nước trước sự cạnh tranh của công ty nước ngoài. Hơn nữa 1 công ty Nhật muốn lớn mạnh thì trước hết phải chinh phục thị trường trong nước trước mới nghĩ đến vươn ra nước ngoài. Người tiêu dùng Nhật Bản trong nước ủng hộ mua hàng tạo doanh thu cho công ty. Vì vậy công ty mới lớn mạnh được, khi công ty lớn mạnh mới tuyển dụng nhiều lao động được.

 Ví dụ: Nếu ở Nhật bạn vào siêu thị mua 1 cái điện thoại SONY hay SHARP sẽ được người dân nể và quý mến hơn là việc bạn mua 1 cái Nokia hay SAM SUNG. Các game nếu do nhà sản xuất Nhật sẽ được phát hành bao giờ các nhà sản xuất Nhật Bản bao giờ cũng ưu ái phát hành bản tiếng Nhật cho thị trường trong nước, sau đó 1-2 tháng mới có bản tiếng Anh bán ra nước ngoài.
 Ví dụ: Với thị trường máy chơi game, họ ko bao giờ mua XBOX của Microsoft (Mỹ) mà chỉ mua PS3 của Sony hoặc Wii của Nintendo mặc dù Xbox có giá rẻ hơn và chất lượng ngang nhau. Do vậy các mặt hàng điện tử của nước ngoài rất khó vào thị trường Nhật Bản.

6. Tiết kiệm: 
 Người Nhật nổi tiếng với đức tính tiết kiệm này, trẻ con từ bé đã được giáo dục ý thức tiết kiệm,họ tiết kiệm đến từng cái nhỏ nhất như (nếu đi ra ngoài đi vệ sinh tầm 30s thì phải tắt điện ở phòng khách).  
 Nếu chỉ 1 người tiết kiệm trong khi cả xã hội lãng phí thì chả có ý nghĩa gì nhưng nếu cả xã hội ,cả dân tộc đều tiết kiệm thì có ý nghĩa lớn vô cùng
 Ví dụ: Khi có tiệc ăn hoặc Khi đi ăn ở 1 quán ăn họ chỉ gọi đủ thức ăn để ăn vừa hết, ko bao giờ để thừa thức ăn, 1 đĩa thức ăn bao giờ ăn xong cũng hết, ko còn thừa tý nào (thậm chỉ ăn hết từng hạt cơm, vét hết từng miếng thịt vụn nhỏ), nếu thừa họ sẽ gói mang về chứ ko bao giờ để thừa đổ đi cả.

7. Tinh thần samurai
 Bạn thường thấy trong phim hồi xưa về tướng quân người Nhật, một khi đã đánh trận, nếu thua trận là lập tức mổ bụng tự tử (để không làm ô nhục danh dự nước Nhật). Đây là tinh thần Samurai (võ sĩ đạo) 

 Thực tế thì tinh thần này vẫn còn ở trong cuộc sống hiện đại của người Nhật, các giám đốc, nhà lãnh đạo các công ty phải chịu một áp lực chiến thắng cực kì lớn, nếu họ thua hay thất bại thì họ sẽ cảm thấy không còn có ích cho xã hội, cảm thấy mình vô dụng, ko được người khác nể trọng nên họ sẽ “đâm đầu vào tàu điện” tự tử. Nguyên nhân tại sao tỷ lệ tự tử ở Nhật cao như thế (nhưng 1 điều lạ là người dân Nhật bản họ chứng kiến cảnh tự tử đó mà họ cảm thấy hết sức bình thường. Tinh thần samurai đã đi sâu vào nhận thức của họ). Và đây là nguyên nhân của lượng người tự tử do khủng hoảng kinh tế vừa rồi rất lớn vì nguyên do “họ cảm thấy mình vô dụng, ko có ích cho xã hội”  nên chết theo tinh thần Samurai cho đỡ làm gánh nặng cho xã hội. 
8. Người dân tiêu dùng mua sắm nhiều
 Người Nhật tuy rất tiết kiệm nhưng lại rất ” lãng phí” trong việc chi tiêu mua sắm, Người tiêu dùng mua sắm rất nhiều nó tạo nên thị trường Nhật Bản là thị trường có sức mua cực lớn, qua đó cũng thúc đẩy phát triền nền kinh tế. 

Như các bạn đã biết nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới, mà muốn cả nền kinh tế phát triển cần có số lượng người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua lớn, nó tạo ra sức mua mạnh. Điều này làm các công ty bán được hàng và các công ty có lợi nhuận cao. Khi có doanh thu các công ty sẽ tái đầu tư sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn và sẽ tuyển dụng nhiều lao động hơn. Điều đó sẽ tạo cho người dân có thu nhập và lại tiêu dùng nhiều hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *