Điểm danh 11 loại trà truyền thống của Nhật Bản

Điểm danh 11 loại trà truyền thống của Nhật Bản

03:27, 17-03-2020 Ni Phạm 1270

Trà đạo xưa nay vốn là một nét đặc sắc trong đời sống văn hóa người Nhật. Khi nhắc đến cung cách thưởng trà đó không thể không kể tên các loại trà truyền thống của Nhật. Cùng Hotelmart.vn tìm hiểu nhé!

– Trà búp Mecha

các loại trà truyền thống của Nhật

Loại trà chất lượng cao nhất trong danh sách các loại trà truyền thống của người Nhật chính là Mecha. Công đoạn chế biến trà khá công phu khi từng búp trà non được lựa chọn kĩ lưỡng. Trà búp Mecha có vị ngọt đậm tự nhiên – cuốn hút người thưởng thức.

– Trà Sencha

các loại trà truyền thống của Nhật

Sencha là loại trà xanh nổi tiếng ở xứ sở Mặt trời mọc. Lá trà được hấp ngay khi vừa hái xuống trong trạng thái vẫn còn tươi để trà không lên men ngay. Bằng cách làm này, trà Sencha giữ được hương vị thơm ngon hơn các loại trà khác. Tùy thuộc vào thời gian hấp mà độ tươi và màu trà sẽ khác nhau: Asa-mushi (hấp sơ) => Chu-mushi (hấp vừa) => Fuka-mushi (hấp sâu) => Toku-mushi (hấp lâu) => Goku-mushi (hấp 2 lần).

– Trà Bancha

các loại trà truyền thống của Nhật

Sau khi thu hoạch làm Sencha, chồi non và lá trà tiếp tục phát triển. Phần thân trên ngọn trà và những lá già là thành phẩm thu hoạch để làm Bancha. Lá trà được hái vào tháng 6 gọi là nibancha, tháng 8 – sanbancha, tháng 10 – yonbancha. So với Sencha thì vị trà Bancha chát hơn và mùi trà nhẹ hơn nên thường dùng làm thức uống nhẹ sau bữa ăn. Trà này còn có tác dụng trị hôi miệng và chống sâu răng.

– Trà xanh Ryokucha

các loại trà truyền thống của Nhật

Giống như đặc điểm nhận dạng, trà Ryokucha có màu xanh nên được gọi là trà xanh. Trà được chia thành nhiều loại dựa vào mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời và thời điểm hái lá. Trà xanh Ryokucha có vị nhẹ, không gắt. Nhiều người Nhật có thói quen kết hợp trà này cùng chanh và nhân sâm để đẩy vị trà xanh đậm hơn.

– Cặn trà Konacha

các loại trà truyền thống của Nhật

Tất cả những gì sót lại của trà xanh gồm vụn trà, búp trà, lá trà nhỏ được sử dụng để chế biến cặn trà Konacha. Vị cặn trà khá mạnh. Loại trà này thường dùng phục vụ miễn phí tại các quán ăn, đặc biệt thích hợp khi ăn kèm với sushi.

– Trà gạo rang Genmaicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trà Sencha trộn với gạo lứt nguyên cám rang theo tỷ lệ 1:1 tạo ra trà gạo rang Genmaicha. Chính gạo rang tạo ra hương thơm đặc trưng cho trà này. Vị trà nhạt và ít hàm lượng caffeine hơn trà Sencha nguyên chất nên thích hợp dành riêng cho người già và trẻ nhỏ thưởng thức vào buổi tối.

– Trà sao Hojicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trong quy trình chế biến, Hojicha được sao ở chuẩn nhiệt 200 độ C để trà có màu nâu đặc trưng và hương thơm ngào ngạt. Khi trà đạt đến độ chín tới sẽ phải làm lạnh ngay để vị trà không bị nồng quá mức. Trà sao Hojicha có mùi thơm nồng rất lâu và ai cũng có thể uống được.

– Trà cành Kukicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Theo tiếng Nhật, Kuki có nghĩa là thân/ cành nên Kukicha là loại trà chế biến từ phần cành chồi non. Khi pha, trà phả hương thơm thoang thoảng – từ từ lan tỏa khắp nơi và có vị ngọt thanh.

– Trà cuốn Tama-ryokucha

các loại trà truyền thống của Nhật

Quy trình chế biến trà cuốn hơi đặc biệt đôi chút khi bỏ qua giai đoạn chuốt thẳng. Vì cho luôn vào lò sấy quay bằng gió nhiệt nên lá trà cuộn tròn lại – do đó mà có tên gọi trà cuốn Tama-ryokucha. Vị trà chát dịu nên khi thưởng thức – người Nhật thường nhấm nháp từng chút một.

– Trà mới Shincha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trải qua mùa đông lạnh giá bởi băng tuyết, khi thời tiết ấm lên – những cây chè bắt đầu phát triển lại. Lúc này, phần chồi búp và hương vị trà bung tỏa mạnh mẽ hơn – nên người dân xứ sở hoa anh đào thu hoạch để làm trà mới Shincha. Người Nhật quan niệm nếu ai thưởng thức trà mới vào ngày 4 tháng 2 hàng năm (ngày thứ 88 sau ngày xuân phân) sẽ có được sức khỏe dồi dào trong năm. 

– Trà bột Matcha

các loại trà truyền thống của Nhật

Khi cây chè ra khoảng 2 – 3 lá non, người trồng sẽ dùng mành hoặc vải mỏng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chồi non sau khi thu hoạch sẽ mang đi hấp rồi sấy khô. Trong quá trình sấy sẽ loại bỏ phần thân mảnh và gân lá – rồi nghiền thành trà bột Matcha. Trà bột có màu xanh bóng, độ ngọt và chát tùy thuộc vào độ sáng của bột. Matcha màu càng sáng thì càng ngọt. 

Matcha hòa tan trong nước nên người dùng khi thưởng trà nhận được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong trà bột. Trà có công dụng giải tỏa mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Bột Matcha còn dùng phổ biến để làm các món ăn truyền thống của Nhật Bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *