10 Nét Văn Hóa Truyền Thống Độc Đáo Của Nhật Bản( Phần 1)

Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt, Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Song theo đó không thể không nhắc tới nền văn hóa độc đáo và lâu đời mang nhiều bảng sắc của Nhật Bản. Cùng chúng tôi khám phá nét văn hóa truyền thống của Nhật nhé!

Văn hóa Samurai – võ sĩ đạo

Samurai Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng của xứ Phù Tang. Võ sĩ đạo được người đời lưu truyền với rất nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng tất cả đều nói lên những người võ sĩ đạo là những người mạnh mẽ, chính trực và thanh tao. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ có mong muốn trở thành một samurai chân chính cần phải tập luyện võ thuật, kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, thực hành trà đạo, am hiểu về thi ca, hội họa … Khi các võ sĩ này lĩnh hội được 3 yếu tố là trung thành – can đảm – danh dự khi đó họ mới được chính thức coi là một samurai chân chính 

Truyền thống trang phục Kimono lâu đời

Kimono không chỉ là phục trang mang giá trị truyền thống mà còn là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, Kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới. Ngày nay, Kimono được dử dụng trong các dịp lễ tết, trà đạo hay là lễ hội. Nhìn vào thiết kế và màu sắc của Kimono sẽ dễ dàng nhận thấy dễ đâu là của nam và nữ.

                                        

Kimono đi kèm theo nhiều phụ kiện và đặc biệt là phải mang guốc Geta và mang tất Tabi.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo, tiếng Nhật: sadō, được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Ngày nay, nó đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm tuổi. Trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí cẩn thận.

Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của người Nhật còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

Văn hóa uống rượu sake

Rượu Sake trở thành thức uống quốc hồn Nhật Bản bởi Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Đây là một loại rượu truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với các quy tắc để đạt được chất lượng rượu tốt nhất.

Tùy theo mùa và loại mà người ta sẽ chọn nhiệt độ nóng hay lạnh thích hợp khi thưởng thức Sake. Sake còn được phân riêng thành loại cho nữ hoặc cho nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.

Văn hóa giao tiếp

Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối với mọi người, theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… .

Tùy theo địa vị xã hội và mối quan hệ với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sẽ sử dụng những quy tắc và lễ nghi khác nhau. Thông thường có 3 kiểu cúi chào: 

  • Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
  • Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
  • Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Kết luận

Trên đây là 5 văn hóa truyền thống của người Nhật( phần 1) chúng tôi giới thiệu với các bạn. Hãy đón chờ xem phần 2 nhé, cảm ơn đã đón đọc!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *