Kintsugi-nghệ thuật vá gốm bằng vàng tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn

Thay vì loại bỏ những món đồ gốm sứt mẻ hư vỡ, người Nhật lại có cách “hồi phục” cho những vật phẩm này bằng những đường ghép nối phủ vàng hay còn gọi là Kintsugi. Đồ gốm sau khi được sửa chữa mang trên mình những lằn chỉ vàng như một dấu ấn đầy vinh quang sau rạn vỡ- một cách tôn vinh vẻ đẹp của sự bất toàn.

Kintsugi dịch ra là Mộc Vàng, là một kỹ thuật phục chế tinh vi vốn biểu trưng cho phong cách sống khiêm nhường luôn vượt lên nghịch cảnh của người Nhật Bản. Người nghệ sỹ Kintsugi sử dụng mối nối vàng để hàn gắn lại những món đồ hư cũ. Những mảnh vỡ được thu nhặt lại rồi ghép dính với nhau bằng một hỗn hợp keo bí truyền trộn cùng vàng, bạc hoặc platinum. Không chỉ trả về hiện trạng nguyên vẹn cho chén đĩa, quá trình kintsugi còn tôn vinh lên những đường nứt, biến chúng trở thành dấu ấn của sự vĩnh cửu, của hồi sinh sau những rạn vỡ, và trở thành nét đẹp trân quý của sự độc bản, bất toàn. Mỗi một chiếc bát mang trên mình những đường nứt vỡ khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào, sau kintsuki những đường ấy trở thành vết chạm lịch sử. Vỡ nát tưởng chừng rơi vào kết thúc nay biến mình thành vàng son khắc nét khởi đầu cho một câu chuyện. 

Về cơ bản, Kintsugi  có 3 kỹ thuật phục chế chính:

– Phương pháp trám đường nứt rãnh (Crack): là quy trình cơ bản nhất thuộc Kintsugi. Nghệ nhân sẽ tìm cách ghép lại các mảnh vỡ, trám mịn các đường nứt rãnh thậm chí lấp các vùng sứt mẻ nhỏ bằng hỗn hợp vàng. Thành quả tạo được là đường vân nổi ánh kim tinh tế hoặc những mấu vàng chấm phá rất đẹp.

Ảnh: artceramic.degotrade.com

– Phương pháp thay cả mảnh (Piece method): trong trường hợp mảnh vỡ bị thiếu quá lớn, nghệ nhân sẽ dùng loại keo vàng hoặc hợp chất vàng sơn mài để ốp lên thành mảng thay thế. Kỹ thuật này phô diễn trọn vẹn sự tỉ mỉ cùng tay nghề điêu luyện của nghệ nhân.

– Phương pháp ghép lai (Joint call): là phương pháp để nghệ nhân trình diễn tài năng kết hợp cũng như con mắt thẩm mỹ tuyệt vời khi ghép một mảnh vỡ khác loại vào sản phẩm. Mảnh ghép lai này tuy khác biệt mà lại hoà hợp với tổng thể với những tương đồng trong màu sắc hoặc bố cục hoạ tiết đem lại một thành phẩm có giá trị sáng tạo độc đáo.

Ảnh: kurp.jp

Ảnh: rittau.exblog.jp

Ảnh: rittau.exblog.jp

Nếu đã biết đến Kintsugi và những kỹ thuật tinh tế sau quá trình đó, bạn vẫn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết một vật phẩm Kintsugi trong thực tế trở nên giá trị hơn rất nhiều so với phiên bản lành lặn nguyên thuỷ của mình. Nếu mỗi mảnh vỡ còn sót lại đại diện cho sự quyết tâm, từ chối buông xuôi của người chủ thì keo và vàng là trọn vẹn tâm huyết, kỹ năng và tinh hoa của người nghệ nhân.

 Không chỉ là một hình thức nghệ thuật đầy tinh vi sáng tạo, kintsugi còn là phần mở rộng của triết lý wabi sabi thiêng liêng và độc tôn trong quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Nhật Bản. Theo wabi sabi, không có gì trên đời là vĩnh hằng, bất biến, cũng không gì tồn tại mà trọn vẹn, hoàn hảo tuyệt đối. Mọi sự tất thảy đều vô thường và đôi lúc thậm chí dở dang. Thay vì tìm cách ẩn dấu, khuất lấp tài tình những khiếm khuyết trên đồ gốm như người phương Tây, người Nhật lại chọn cách chấp nhận và phô diễn những sai sót, tôn vinh chúng như một phần không thể thiếu của bản chất sự vật- đầy lỗi lầm nhưng cũng vô cùng chân thật.  

Kintsugi từ một kỹ thuật sửa chữa gốm sứ nay đã được nâng lên thành một quan điểm sống, đó là yêu lấy những gì không vẹn toàn, chấp nhận nứt vỡ như một phần tất yếu của cuộc sống. Kintsugi giúp ta thấu hiểu được giá trị của sự bền bỉ  và càng thêm khâm phục lối sống khiêm nhường, đối đãi rất trọng của người Nhật với mọi thứ xung quanh mình. Họ không bao giờ lãng phí và vô ơn với những gì mình được trao tặng, càng không vứt bỏ dễ dàng khi vướng phải nghịch cảnh, khó khăn. 

Mời bạn hãy cùng ELLE Decoration chiêm ngưỡng những tác phẩm Kintsuki đẹp đẽ và bao hàm trong mình triết lý đáng chiêm nghiệm vè vẻ đẹp của sự bất toàn này nhé!

Ảnh: shop.oribe-minoyaki.com

Ảnh: tsugi.de

Ảnh: Pinterest.com

Ảnh: Pinterest.com

Ảnh: tổng hợp

3 Phầm Mềm Họp Trực Tuyến Tốt Nhất

Với tình hình đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc làm việc tại nhà ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các dịch vụ hội nghị trực tuyến đang chứng tỏ mình là nguồn tài nguyên vô giá cho từng cá nhân cũng các doanh nghiệp và là giải pháp hữu hiệu để kết nối mọi người và đảm bảo tiến độ của công việc. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những phần mềm họp trực tuyến miễn phí và hiệu quả mà các doanh nghiệp, công ty có thể sử dụng.

Phần mềm họp trực tuyến qua Zoom Meeting

Một trong những phần mềm trực tuyến được sử dụng, ưa chuộng nhất hiện nay là Zoom. Zoom Meetings tạo ra những cuộc họp Online với Video hoặc Voice nhanh chóng, đơn giản, ở bất cứ đâu miễn là có kết nối Internet. Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings này có thể cho phép tối đa 500 người tham gia và dịch vụ nhắn tin theo nhóm riêng.

Ưu điểm khi sử dụng Zoom Meeting

  • Người dùng có một loạt các công cụ khác nhau để chọn trong cuộc họp.
  • Có thể hoạt động thông qua WiFi, 4G / LTE, và mạng 3G.
  • Chức năng hội thảo trên web của Zoom giúp cải thiện quyền truy cập từ xa vào hội thảo trên web và chia sẻ nội dung và do đó tạo điều kiện phát sóng các cuộc thảo luận về giáo dục, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Chất lượng cuộc họp tương đối tốt, ổn định.
  • Hỗ trợ các cuộc họp video trực tuyến, đồng thời hỗ trợ cả tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình.
  • Hoạt động với tất cả các hệ điều hành bao gồm cả Linux.
  • Chất lượng cuộc họp tương đối tốt, ổn định.

Khuyết điểm khi sử dụng Zoom Meeting

  • Khi họp trên Zoom Meeting quá 40 phút phải trả phí.
  • Có thể gặp vấn đề về bộ đàm nếu nó được sử dụng trong hệ điều hành cũ hơn.
  • Có thể gặp rắc rối về vấn đề bảo mật.
  • Phải vô hiệu hóa trình chặn cửa sổ bật lên để sử dụng.

Phần mềm họp trực tuyến qua Google Meeting

Google Meet là hệ thống họp trực tuyến được tích hợp vào bộ G-suite của Google. Đây là ứng dụng họp, hội thảo thông qua video chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp, có thể hỗ trợ tối đa 250 người tham gia cùng lúc.

Ứng dụng Meet by Google Hangouts hiện nay đã có phiên bản nền web và app trên điện thoại, nhờ vậy mà có thể hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tạo một buổi họp hay một buổi hội thảo để nhiều người ở nhiều vị trí khác nhau cùng tham gia, trao đổi công việc nhanh chóng hiệu quả.

Ưu điểm khi sử dụng phần mềm Google Meeting

  • Chia sẻ màn hình.
  • Gửi tệp qua trò chuyện.
  • Bao gồm các tài khoản G Suite.
  • Không có phí bổ sung cho người tham gia cuộc gọi.

Khuyết điểm khi sử dụng phần mềm Google Meeting

  • Bảng điều khiển lộn xộn.
  • Clunky và không đáng tin cậy cho người dùng Mac.
  • Có thể lưu trữ ít người tham gia hơn.

Phần mềm họp trực tuyến qua Skyper

Skype là phần mềm cho phép người dùng chat, Video call hoặc gọi điện trên nền tảng IP (Voice over IP). Chức năng cơ bản của Skype là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình… Bạn cũng có thể sử dụng Skype trên các smartphone bằng cách tải ứng dụng Skype từ kho ứng dụng. Skype cũng tích hợp rất nhiều những tính năng như lên lịch trước để người dùng thuận tiện sử dụng và không bỏ lỡ bất kỳ cuộc họp quan trọng nào. Cho phép tối đa 50 người tham gia một cuộc họp trên nhiều thiết bị từ máy tính, laptop, smartphone, máy tính bảng…

Ưu điểm khi sử dụng phần mềm Skyper

  • Đơn giản, dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng.
  • Hỗ trợ gọi nhóm, gửi video/hình ảnh.
  • Phần mềm miễn phí.
  • Sử dụng tối đa 10h/ngày và 4h/ngày.
  • Quản lý nhóm tốt, quản lý lịch sử Chat (đặc biệt là tính năng cho phép sửa/xoá nội dung đã gửi), gửi nhận File tốt, nhanh chóng.

Khuyết điểm khi sử dụng phần mềm Skyper

  • Không hỗ trợ gửi tin nhắn Offline.
  • Tài khoản business của Skype có chi phí cao.

Kết luận

Trên đây là so sánh chi tiết của các phần mềm Meeting của chúng tôi. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn thật bao quát về hai ứng dụng cũng như đưa ra được lựa chọn phù hợp cho bản thân cũng như doanh nghiệp của mình

Họp Trực Tuyến (Teleconference) Là Gì?

Với công nghệ 4.0 hiện nay, việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, họp trực tuyến, họp từ xa sẽ giảm thiểu nguy cơ lây lan, giúp phòng tránh dịch tại các địa điểm công sở, văn phòng tại các doanh nghiệp. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá Teleconference nhé!

Họp trực tuyến là gì?

Họp trực tuyến hay còn được gọi là Online meeting, online conference là hình thức họp thông qua các phần mềm công nghệ, web hội nghị hay có thể thông qua tổng đài hội thoại qua đường truyền internet/PSTN nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian của các tổ chức cho các doanh nghiệp.

Hiểu cách khác, họp trực tuyến chính là việc truyền tải âm thanh, hình ảnh từ hai hay nhiều điểm kết nối thông qua đường truyền mạng, tạo cảm giác như đang ngồi phòng họp.

Họp trực tuyến, người tham gia có thể ngồi bất kỳ ở đâu trên thế giới, miễn là có mạng Internet, vì thế đây là phương pháp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều so với phương pháp họp trực tiếp face-to-face.

Lợi ích của họp trực tuyến

  • Kết nối được nhiều người, ở mọi địa điểm cùng lúc, xóa bỏ khoảng cách địa lý.
  • Cuộc họp diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian và hạn chế những sự cố trong quá trình di chuyển.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa cho mỗi lần tổ chức cuộc họp.
  • Trao đổi thông tin kịp thời trong nội bộ, nâng cao sự hợp tác giữa các đối tác, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
  • Trao đổi chuyên môn, đào tạo từ xa.
  • Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh, y tế, giáo dục, quốc phòng…

Làm thế nào để tổ chức cuộc họp trực tuyến hiệu quả?

Nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả cuộc họp cho mỗi cá nhân khi tham gia họp trực tuyến, bạn cần có những phương pháp, nguyên tắc cần thiết trước khi tham gia một cuộc họp trực tuyến.

Quyết định thời gian và ngày tháng

Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là quyết định ngày và giờ cho hội thảo. Cho những người tham gia biết về nó, và cũng cho họ biết về những vai trò họ sẽ phải làm. Đừng quên gửi cho họ một lời nhắc nhở một ngày trước cuộc họp.

Chia sẻ thông tin, tài liệu

Các công cụ hỗ trợ họp trực tuyến hiện nay đều cung cấp nhiều các tính năng, tác vụ chuyên nghiệp giúp cho doanh nghiệp triển khai các cuộc họp chất lượng cao giống như họp trực tiếp tại văn phòng. Bạn có thể ngồi máy tính và chia sẻ màn hình của mình đến tất cả các thành viên trong cuộc họp để mọi người có thể tập trung vào slide nội dung, số liệu thống kê mà bạn muốn trình bày, báo cáo.

Đảm bảo kỹ thuật không gặp phải sự cố

Tham gia họp trực tuyến là bạn sẽ làm việc với máy tính, điện thoại thông minh hoặc thêm vào đó là sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ khác nữa. Do đó trước khi tiến hành họp trực tuyến, dù là lần đầu hay nhiều lần tham gia họp dưới hình thức này thì bạn cũng nên kiểm tra tất cả các thiết bị công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho cuộc họp được diễn ra đúng kế hoạch mà không vướng phải sự cố nào.

Lập kế hoạch chương trình

Bạn phải đề cập rõ ràng trong chương trình nghị sự vai trò của những người tham gia khác nhau. Điều này sẽ giúp mọi người chuẩn bị cho hội nghị đúng cách. Điều này cũng sẽ giúp cuộc họp trở nên rõ ràng và chính xác. Thay vì các cuộc họp dài, nhàm chán. Thời gian là tiền bạc, và đó chắc chắn là thứ mà bạn không muốn lãng phí khi không chuẩn bị.

Nắm rõ chương trình họp

Sau khi thông báo về thời gian diễn ra cuộc họp trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn phải gửi tới các thành viên trong đội nhóm một thông báo nữa về để mọi người có thể nắm được chủ đề, nội dung và tài liệu nếu có trước cuộc họp từ 1 – 2 ngày. Bằng cách này, bạn đã cung cấp cho các thành viên những thông tin cần thiết nhất để họ có thể xác định rõ mục tiêu cuộc họp và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc họp được triển khai hiệu quả và không bị phân tâm.

Khi nào bạn cần đến Teleconference ?

  • Teleconference nói chung được tổ chức khi người tham gia được phân cách thông qua khoảng cách hoặc hoàn cảnh.
  • Khi không thể đi lại vì điều kiện, địa lý, thời gian.
  • Khi muốn tập trung một số lượng người lớn.
  • Khi cần tổ chức họp thường xuyên.
  • Khi các máy tính cần được xem hoặc thao tác bởi một số người tham gia.
  • Khi có quyết định ngay lập tức.

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã chia sẽ đến bạn về giải pháp hội nghị trực tuyến và các lợi ích của nó. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Thế Vận hội Tokyo: 10 ngàn người ở Nhật sẽ được vào khán đài

Tokyo Olympic rings lit up at night
Chụp lại hình ảnh,Olympics Tokyo dự kiến khai mạc hôm 23/7 và kỳ Paralympics sẽ diễn ra sau đó một tháng, từ 24/8

Con số tối đa 10.000 cổ động viên Nhật Bản sẽ được phép vào các trung tâm tổ chức thi đấu Olympics Tokyo 2020, bất chấp cảnh báo từ giới lãnh đạo ngành y tế.

Khán giả quốc tế đã bị cấm nhưng các nhà tổ chức nói khán giả trong nước sẽ được vào xem với điều kiện tổng số người xem không vượt quá 50% sức chứa của địa điểm tổ chức.

Ca Covid-19 đầu tiên từ thành viên nước ngoài tới dự Olympics Tokyo

Covid gia tăng – Nhật Bản bắt đầu cho chích ngừa hàng loạt

Nhật Bản có biện pháp Covid mới khi Thế vận hội đến gần

Cổ động viên sẽ không được hò hét hay nói to, và phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian ngồi trong địa điểm thi đấu.

Olympics 2020 theo kế hoạch khai mạc vào ngày 23/7, và kỳ Paralympics sẽ diễn ra sau đó một tháng, bắt đầu từ 24/8.

Số khán giả vào xem Paralympic sẽ được xác nhận vào ngày 16/7, tuyên bố chung từ Ủy ban Olympic Quốc tế, Ủy ban Paralympics Quốc tế, Ủy ban Tổ chức Olympics Tokyo 2020, chính quyền thành phố Tokyo và chính phủ Nhật Bản nói.

Bất chấp khuyến cáo Covid

Quyết định cho phép khán giả tới xem được đưa ra bất chấp khuyến cáo từ một báo cáo công bố hồi tuần trước của các chuyên gia y tế Nhật Bản.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/sport-57553804/p09kkm39/viChụp lại video,

Olympics Tokyo: liệu tổ chức Thế vận hội có an toàn cho Nhật?

Báo cáo này nói việc tổ chức các sự kiện thể thao không có khán giả sẽ là lựa chọn “ít rủi ro nhất” và là phương án đáng cân nhắc nhất.

“Có rất nhiều trường hợp các sự kiện thể thao ở trong nước và quốc tế được tổ chức với sự tham dự của khán giả,” Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympics Tokyo 2020 Sieko Hashimoto nói.

“Với việc áp dụng những biện pháp thấu đáo và dựa trên những tiêu chí của chính phủ, chúng tôi tin rằng chúng ta có thể tổ chức kỳ thi đấu có khán giả.”

“Cả thế giới đang đối diện với cùng những vấn đề, và chúng ta cần hợp tác với nhau để vượt qua những trở ngại đó.”

Các đoàn tham dự thi đấu và các nhà tài trợ sẽ được xếp vào nhóm nhà tổ chức, và do đó không bị tính gộp trong hạn mức tối đa 10.000 khán giả.

Nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm Covid-19 tăng nhanh và gây tác động tới hệ thống y tế Nhật Bản, năm bên nêu trên sẽ cân nhắc áp dụng thêm các hạn chế nữa.

Việc này có thể gồm biện pháp giảm bớt lượng khán giả vào xem tại các địa điểm thi đấu.

Đã có những lo sợ rằng sự kiện thể thao tới đây sẽ làm tăng vọt tình trạng lây nhiễm virus corona tại Nhật Bản.

Do đó, Thủ tướng Yoshihide Suga hồi tuần trước đã khuyến khích công chúng Nhật hãy theo dõi Olympics qua tivi thay vì tới xem trực tiếp.

Hôm Chủ nhật, tình trạng khẩn cấp tại Tokyo được dỡ bỏ, năm tuần trước khi Thế vận hội khai mạc.

Các biện pháp hạn chế khẩn cấp để đối phó Covid-19 được ban bố tại thủ đô của Nhật và các tỉnh thành khác từ cuối tháng Tư, giữa lúc có tình trạng gia tăng các ca lây nhiễm.

Hôm thứ Bảy, một vận động viên của đoàn Uganda là người đầu tiên được phát hiện có kết quả dương tính với Covid-19 khi tới Nhật Bản dự Olympics.

Công Cụ Truyền Thông Digital Marketing Phổ Biến Hiện Nay

Việc tìm hiểu và áp dụng các công cụ Marketing là một trong những điều cực kì quan trọng cho những Marketers mới hay là Marketers truyền thống.

Để không làm mất thời gian của các bạn, nếu các bạn muốn biết về các công cụ được xem là hiệu quả thể thực hiện chiến lược Digital Marketing hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các công cụ Digital Marketing cho Marketer trong bài viết dưới đây.

Công cụ Social Media Marketing

Bất kỳ chiến lược Marketing tích hợp nào cũng cần sự góp mặt của nền tảng Social Media. Và tất nhiên nhất là đối với một chiến dịch Digital Marketing thì Social Media là những công cụ không thể thiếu mà các trang mạng xã hội thường được dùng như Facebook, Instagram và Snapchat.

Đây là những công cụ tuyệt vời để các tương tác với khách hàng. Ngoài các tính năng tiêu chuẩn mà các nền tảng này cung cấp, cũng có một số tính năng được thiết kế đặc biệt cho Marketing.

SEO (Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm (SEO) là qui trình làm tăng được thứ hạng cho website trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm, từ đó gia tăng được lưu lượng truy cập tự nhiên vào website. Mục tiêu của SEO là tăng được thứ hạng cho website mà không cần dùng tới phương thức quảng cáo.

Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo gồm mọi hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện cụ thể nào đó theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo với chi phí nhất định. Mục đích của quảng cáo là đem đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn gởi gắm tới khách hàng. Thông thường được hiểu đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Sự lặp đi lặp lại với tần suất cao trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, TV,…) sẽ giúp sản phẩm và thương đi vào tâm trí khách hàng rồi từ đó thúc đẩy họ thực hiện hành vi mua.

Quảng cáo Google (Google Adwords)

Quảng cáo Google cũng là một trong các công cụ Digital Marketing hiệu quả. Đây là hình thức trả phí để được hiển thị quảng cáo ở những vị trí ưu tiên trên công cụ tìm kiếm. Khi người dùng click vào trang web quảng cáo, người quảng cáo sẽ phải trả chi phí tương ứng với click đó.

Công cụ Digital Marketing này có nhiều ưu điểm như hiển thị thông điệp quảng cáo theo những từ khóa được lựa chọn, có độ phủ sóng rộng theo khu vực hoặc thậm tí toàn cầu,… vì vậy đây sẽ là một trong các công cụ Digital Marketing hỗ trợ đắc lực và mang lại nhiều hiệu quả cho các Marketer.

Quan hệ công chúng (Public Relations)

PR nhắm tới các hoạt động liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tượng công chúng khác nhau của doanh nghiệp, bằng đa dạng hoạt động vì lợi ích của cộng đồng hoặc sự kiện tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để thể hiện đó một hình ảnh thân thiện, luôn có thiện chí, đồng thời xử lý các vấn đề, câu chuyện, lời đồn bất lợi.

Hình ảnh, video và blog

Theo thống kê bởi Zabisco, một công ty chuyên thiết kế đồ họa, thì 40% người dùng trực tuyến phản hồi tích cực với thông tin dạng hình ảnh hơn nội dung thuần chữ. Có khá nhiều lí do giải thích vì sao hình ảnh nên là một phần trong chiến lược marketing của doanh nghiệp như não bộ chúng ta xử lí hình ảnh nhanh hơn chữ, bài viết có video có lượng người xem cao gấp 3 lần bài viết không có video, blog làm tăng được liên kết inbound cho website…

Content Marketing

Content là một phần vô cùng cần thiết và quan trọng cho marketing. Khi làm Digital Marketing nói riêng cũng như Marketing nói chung có thể sử dụng các công cụ như CoSchedule và Hubspot giúp ích khi tạo nội dung và quản lý nội dung. Các công cụ này giúp Marketer xác định các cơ hội về nội dung, các blog bài đăng và blog truyền thông xã hội hấp dẫn dễ lan tỏa và đang là xu hướng với khách hàng của doanh nghiệp.

Email Marketing

Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn. Những khách hàng đã được tìm hiểu kỹ (khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp) để phân biệt với hình thức Spam email (Gửi email hàng loạt tới bất cứ khách hàng nào), và khách hàng có thể từ chối nhận email.

Search Engine Marketing (SEM)

Trong khi một chiến lược khác cũng được dùng trong Digital Marketing đó là seach engine marketing (SEM) thì sử dụng quảng cáo trong kết quả truy vấn của bộ máy tìm kiếm. Ví dụ như Google giới thiệu công cụ Adwords hoạt động theo mô hình trả tiền theo click (PPC) cho quảng cáo.

Kết luận

Trên đây là những công cụ Digital Marketing mà chúng tôi giới thiệu cho các bạn giúp nâng hoạt động tiếp thị số của doanh nghiệp bạn lên một tầm cao mới và vượt mặt mọi đối thủ. Và các bạn Marketers mới sẽ phát triển thành công. Cảm ơn đã đón đọc!

Tổng Quan Về Digital Marketing: Khái Niệm Và Lợi Ích Khi Sử Dụng

Cùng với sự phát triển của Internet, thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của nền tảng Digital Marketing. Vậy Digital Marketing là gì? Và hiệu quả của Digital Marketing mang lại là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau đây.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một mảng của Marketing, yêu cầu những kiến thức chuyên sâu về và khả năng sáng tạo cao. Với sự phát triển của công nghệ và Internet, Digital Marketing cũng trở thành lĩnh vực quan trọng, cần thiết ở các doanh nghiệp. Digital Marketing hiện đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay.

Tại sao nên tận dụng để quáng báo thương hiệu và hiệu quả?

Digital Marketing là một phần quan trọng trong tổng thể chiến lược Marketing. Digital Marketing đã và đang là thế mạnh cho hầu hết các doanh nghiệp và chiếm một lượng ngân sách không hề nhỏ trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Và chứng tỏ những ưu thế vượt trội so với Marketing truyền thống trong nhiều mặt như:

Sự thuận tiện

Với Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động xuyên suốt không ngừng nghỉ, khách hàng có thể nhắn tin mua hàng của bạn vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Và có thể làm cả những ngày cuối tuần, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bạn không nhất thiết phải mở cửa hàng ngay tại khu vực mà bạn muốn bán hàng.

Khả năng tiếp cận dễ dàng

Với Digital Marketing bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng qua các trang mạng website, Internet, Email, Facebook,… Cho phép tin nhắn và chia sẻ vô cùng nhanh chóng mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở nhiều nơi.

Tiết kiệm chi phí thấp

Chi phí làm Digital Marketing thấp cùng số lượng tiếp cận bằng hoặc hơn và thời gian triển khai cũng ngắn hơn rất nhiều so với Marketing truyền thống.

Xây dựng mối quan hệ

Internet cung cấp một nền tảng quan trọng cho việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và gia tăng mức độ giữ chân khách hàng. Khi một khách hàng đã mua một sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của bạn, bạn có thể bắt đầu mối quan hệ lâu dài bằng cách gửi Email đi để xác nhận giao dịch và cảm ơn khách hàng. Gửi Email cho khách hàng với những gợi ý mua hàng hấp dẫn, thông tin sản phẩm mới sẽ giúp duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa bạn và khách hàng.

Cộng đồng

Digital Marketing cho phép bạn tận dụng lợi thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Mạng xã hội (Social Media). Bạn có thể tận dụng lợi thế ảnh hưởng của loại hình này bằng cách kết hợp các công cụ mạng xã hội khác trong các chiến dịch Digital Marketing của bạn.

Tiếp cận đúng mục tiêu khách hàng

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu giúp cho chiến dịch marketing tăng hiệu quả gấp bội, cụ thể các doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí tối đa, chọn đúng được khách hàng tiềm năng, xác định được độ lớn của thị trường một cách đơn giản và chi tiết. 

Tổng kết

Dưới đây là những tổng quan về Digital Marketing mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn. Hy vọng rằng với những kiến thức về lĩnh vực này có thể giúp các bạn Marketer mới phát huy tối đa trên lĩnh vực đã lựa chọn và thành công. Cảm ơn đã đón đọc!

10 Nét Văn Hóa Truyền Thống Độc Đáo Của Nhật Bản( Phần 2)

Trong phần 1 các bạn đã cùng chúng tôi đi qua 5 nét văn hóa truyền thống của Nhật. Phần 2 này chúng ta cùng nhau đi tiếp 5 nét truyền thống mới, chắc hẵng sẽ mang đến cho bạn nhiều điều mới và hấp dẫn không kém. Cùng nhau khám phá nhé!

Về ẩm thực, không thể không nhắc tới bánh Mochi. Mochi là món bánh gạo truyền thống của Nhật Bản, không thể thiếu trong các ngày lễ lớn ở Xứ sở hoa anh đào.

Mochi được làm bằng cách trộn các loại bột gạo (gạo Nhật có tên là Mochi Gome) lại với nhau thành cục bột, được giã trong khuôn và nặn thành hình. Mochi vẫn là món bánh truyền thống ăn trong dịp lễ Tết Nhật Bản. Mochi là một thành phần trong các món ăn, món tráng miệng của Nhật Bản hoặc là nguồn nguyên liệu để chế ra các món ăn khác.

Văn hóa ném đậu

Lễ hội ném đậu là một lễ hội truyền thống vô cùng thú vị của người dân xứ sở Anh đào, đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân (lập xuân). Đây không phải là một ngày lễ hội quốc tế, nhưng là sự kiện văn hóa lớn được tổ chức rộng rãi tại các đền chùa và trên khắp đất nước Nhật mỗi dịp xuân về.

Là một lễ hội được tổ chức vào ngày 03 hoặc 04 tháng 2, một ngày trước khi bắt đầu mùa xuân theo âm lịch Nhật Bản. Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bản đã thực hiện các nghi lễ với mục đích xua đuổi linh hồn ma quỷ khi mùa xuân bắt đầu. Vào ngày này, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki. Vì theo quan niệm của người Nhật, đậu nành mang ý nghĩa xua đuổi các linh hôn xấu , những sự xui xẻo. Bên cạnh đó, người ta sẽ ăn đậu nành tương ứng với số tuổi cộng thêm một hạt để mang may mắn đến trong năm mới.

Thả lồng đèn

Lễ hội đèn lồng là một trong những lễ hội tiêu biểu của người Nhật Bản. Lễ hội đèn lồng thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu hàng năm. Các loại đèn lồng xuất hiện ở lễ hội cũng rất đa dạng: đèn lồng treo, đèn lồng thả nổi, đèn lồng cầm tay, đèn trời và kể cả đèn lồng đá.

Người Nhật tin rằng chính những chiếc đèn lồng này sẽ dẫn đường cho linh hồn những người thân yêu của mình tới nơi an nghỉ an lành, hạnh phúc. Họ thường viết tên những người đã khuất, thậm chí cả những điều ước của mình lên đèn lồng sau đó thắp nến lên và thả chúng lên trời hoặc trôi trên sông để các linh hồn quay trở về với thế giới bên kia. 

Văn hóa đốt cháy ngọn núi

Lễ hội đốt núi Yamazaki là một trong những lễ hội truyền thống, được cho là bắt đầu từ một cuộc tranh chấp quyền sở hữu ngọn núi giữa hai ngôi đền là Todai-ji và đền Kōfuku-ji vào năm 1760. Và ngày nay lễ hội được tổ chức vào ngày thứ 7 của tuần cuối cùng trong tháng 1 hàng năm tại ngọn núi Wakakusa ở thành phố Nara.

Thông thường, lễ hội Wakakusa Yamayaki bắt đầu khi trời sáng với cuộc thi ném bánh gạo khổng lồ. Đến khoảng 5 giờ chiều, một đoàn rước khởi hành từ khu vực Tobino của Kasuga Taisha hướng đến Núi Wakakusa, dừng lại ở Đền Mizuya để thắp sáng ngọn đuốc. Khoảng 5 giờ rưỡi, đoàn rước đến chân đồi. Sau màn bắn pháo hoa thắp sáng bầu trời kéo dài khoảng 15 phút, người ta dùng những ngọn đuốc châm lửa đốt cháy đám cỏ.

Vawb hóa Onsen – Tắm chung suối nước nóng

Nhật bản là một đảo quốc nằm ở Đông Bắc Á với tỷ lệ đồi núi chiếm 73% diện tích cả nước, trong đó đa phần là núi lửa. Hệ thống các mạch nước ngầm được các Magma núi lửa làm nóng và các khoáng chất kết hợp nguồn nước tinh khiết dưới lòng đất đã góp phần tạo nên các suối nước nóng tự nhiên (được gọi là Onsen).

Onsen là hình thức tắm dưới nguồn nước từ suối nước nóng. Đây được xem là hình thức thư giãn, giải trí của người dân Nhật trong thời gian nhàn rỗi. Thông thường trong các bộ truyện tranh Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp các hình thức tắm này. Tuy nhiên, Onsen không hoạt động như những mô hình nhà tắm công cộng hay các công viên nước.

 Ngày nay, người Nhật và cả du khách nước ngoài đều chọn đến tắm Onsen vào các kỳ nghỉ lễ như là một cách để thư giãn, xua tan mệt nhọc và chăm sóc cơ thể nhờ vào khoáng chất dồi dào có trong Onsen.

Tổng kết

Còn rất nhiều những đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản mà bạn nên tìm hiểu, nhưng trên đây là những nét văn hóa đặc trưng nhất của đất nước mặt trời mọc mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Hãy lưu lại những nét văn hóa truyền thống vào sổ tay du lịch của bạn khi có cơ hội ghé thăm xứ sở Hoa Anh Đào để có những chuyến trải nghiệm đầy hấp dẫn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

10 Nét Văn Hóa Truyền Thống Độc Đáo Của Nhật Bản( Phần 1)

Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt, Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Song theo đó không thể không nhắc tới nền văn hóa độc đáo và lâu đời mang nhiều bảng sắc của Nhật Bản. Cùng chúng tôi khám phá nét văn hóa truyền thống của Nhật nhé!

Văn hóa Samurai – võ sĩ đạo

Samurai Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng của xứ Phù Tang. Võ sĩ đạo được người đời lưu truyền với rất nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng tất cả đều nói lên những người võ sĩ đạo là những người mạnh mẽ, chính trực và thanh tao. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ có mong muốn trở thành một samurai chân chính cần phải tập luyện võ thuật, kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, thực hành trà đạo, am hiểu về thi ca, hội họa … Khi các võ sĩ này lĩnh hội được 3 yếu tố là trung thành – can đảm – danh dự khi đó họ mới được chính thức coi là một samurai chân chính 

Truyền thống trang phục Kimono lâu đời

Kimono không chỉ là phục trang mang giá trị truyền thống mà còn là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, Kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới. Ngày nay, Kimono được dử dụng trong các dịp lễ tết, trà đạo hay là lễ hội. Nhìn vào thiết kế và màu sắc của Kimono sẽ dễ dàng nhận thấy dễ đâu là của nam và nữ.

                                        

Kimono đi kèm theo nhiều phụ kiện và đặc biệt là phải mang guốc Geta và mang tất Tabi.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo, tiếng Nhật: sadō, được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Ngày nay, nó đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm tuổi. Trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí cẩn thận.

Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của người Nhật còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

Văn hóa uống rượu sake

Rượu Sake trở thành thức uống quốc hồn Nhật Bản bởi Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Đây là một loại rượu truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với các quy tắc để đạt được chất lượng rượu tốt nhất.

Tùy theo mùa và loại mà người ta sẽ chọn nhiệt độ nóng hay lạnh thích hợp khi thưởng thức Sake. Sake còn được phân riêng thành loại cho nữ hoặc cho nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.

Văn hóa giao tiếp

Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối với mọi người, theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… .

Tùy theo địa vị xã hội và mối quan hệ với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sẽ sử dụng những quy tắc và lễ nghi khác nhau. Thông thường có 3 kiểu cúi chào: 

  • Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
  • Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
  • Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Kết luận

Trên đây là 5 văn hóa truyền thống của người Nhật( phần 1) chúng tôi giới thiệu với các bạn. Hãy đón chờ xem phần 2 nhé, cảm ơn đã đón đọc!

Khám Phá Yukata-Sự Khác Nhau Về Trang Phục Yukata Và Kimono

Một trong những điều tạo nên nét đẹp văn hóa trang phục của người Nhật Bản đó là trang phục truyền thống của người Nhật. Cùng với vẻ đẹp văn hóa lễ hội và cuộc sống đời thường người Nhật luôn luôn diện trên mình những nét đẹp của trang phục truyền thống này. Hãy cùng mình đi khám phá vẻ đẹp trang phục truyền thống Nhật Bản nhé!

Tiểu sử về trang phục Yukata

Yukata là phục trang xuất phát từ nghệ thuật tắm suối nước nóng hay còn gọi là Onsen. Trong tiếng Nhật, Yukata có nghĩa là áo choàng tắm. Người ta tin rằng bộ phục trang Yukata này dành cho tầng lớp quý tộc vào thời Heian (794-1185). Họ sử dụng Yukata như một quần áo tắm sợi bông sang trọng, đắt giá. Giới quý tộc khi sử dụng trang phục này và tắm trong bồn nước nóng nhằm hạn chế đổ mồ hôi, che làn da và tránh bị bỏng.

Trang phục Yukata này được người dân Nhật Bản diện vào những khoảng thời gian mùa hè và mùa xuân để thích hợp nhất với điều kiện thời tiết và thuận lợi cho việc đi lại cũng như di chuyển. Yukata thường rẻ hơn những bộ trang phục Kimono truyền thống bởi vì trang phục này được các nhà thời trang thiết kế và được mặc cho thời tiết mát mẻ, trọng lượng cũng tương đối là nhẹ.

Yukata còn có cho cả nam và nữ, nhờ vào cách thiết kế và màu sắc chúng ta có thể phân biệt được đâu là trang phục của nam và nữ.

Sự khác nhau giữa Kimono và Yukata

Chất liệu

Kimono thường được làm từ các loại vải lụa khác nhau, trong khi yukata thường được làm từ vải cotton hoặc vải tổng hợp. Điều này phần nào thể hiện được Kimono thường có vẻ sang trọng  và được sử dụng trong những dịp đặc biệt. Yukata thường có giá rẻ hơn, được mặc trong những dịp thông thường, với chất liệu vải thoáng mát nên Yukata cũng thường được mặc vào mùa hè.

Lớp áo

Kimono thường có một lớp lót mặc bên trong lớp vải lụa hoa văn, trong khi Yukata thì không. 

Tay áo

Các kiểu tay áo của kimono khá đa dạng dựa theo nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác của người mặc hay được mặc trong dịp nào. Ví dụ, kimono furisode thường có tay áo dài đến mức chạm đất! Ngược lại, tay áo yukata thường ngắn hơn và không bao giờ dài quá 50 cm.

Thời điểm mặc trong năm

Yukata được mặc chủ yếu vào mùa hè, mặc khi tắm lúc chiều tối hoặc có thể mặc lúc ngủ. Vì vậy, Yukata có thể được gọi là quần áo ngủ. Trong khi đó, kimono có nhiều lớp hơn và thường đi kèm với nhiều loại phụ kiện tương ứng với các mùa trong năm.

Được mặc trong những dịp nào

Yukata thường được sử dụng tại các nhà nghỉ truyền thống (ryoukan), nhà tắm công cộng onsen, hay khi tham dự lễ hội như lễ hội pháo hoa, các hoạt động mùa hè, hoặc đơn giản là để đi dạo xung quanh. Còn Kimono thường được mặc trong những dịp trang trọng hơn, chẳng hạn như khi tham dự các nghi lễ tại đền chùa, đám cưới hoặc lễ tốt nghiệp hay là trà đạo. Mặc dù ngày nay Kimono ít phổ biến hơn nhưng một số người vẫn duy trì thói quen mặc các loại Kimono thông thường khi đi ra ngoài hay khi làm những việc vặt hàng ngày. 

Phụ kiện đi kèm trang phục

Yukata thường dễ mặc hơn vì không cần nhiều phụ kiện đi kèm như Kimono. Bạn không cần phải mặc một lớp vải lót mà chỉ cần buộc một hoặc hai dây nối là có thể mặc xong một bộ Yukata. Trong khi đó, Kimono thường có tới ba hoặc bốn dây thắt. Yukata được kết hợp với một tấm vải quấn lưng obi thông thường và khá dễ thắt. Trong khi đó, kimono thường được kết hợp với một tấm obi trang trọng hơn, đôi khi cũng có thể kết hợp với một tấm obi đơn giản, tùy thuộc vào từng dịp. Yukata được mang cùng với Geta và không cần phải mang tất, trong khi Kimono được kết hợp với Zori và tất Tabi.

Tổng kết

Như chúng tôi đã giới thiệu qua, chắc hẳn bạn đã khám phá được nhiều điều thú vị về những nét văn hóa đặc sắc và lịch sử truyền thống đằng sau những bộ Kimono và Yukata của Nhật Bản rồi đúng không nào? Bạn có ao ước được mặc thử một lần không? Nếu có cơ hội ghé thăm xứ sở Phù Tang này bạn hãy thuê ngay cho mình một bộ trang phục để cảm nhận nhé. Cảm ơn đã đọc!

Trang Phục Mùa Hè Truyền Thống Của Người Nhật

Như mọi người đã biết, du lịch Nhật với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Vào mỗi mùa trong năm, các lễ hội được tổ chức một cách long trọng. Và khi mùa hè đến thì đất nước Mặt Trời Mọc này sẽ mặc những loại trang phục nào truyền thống nào.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những trang phục mùa hè đặc sắc của Nhật! Cùng đón xem nào.

Yukata

Nếu như Kimono được biết đến như một trang phục cầu kỳ và công phu trong thiết kế và các phụ kiện đính kèm thì Yukata lại đối ngược. Yukata dành cho cả nam lẫn nữ. Về phần màu sắc và thiết kế là yếu tố để phân biệt đâu là phục trang cho nam và nữ. 

Yukata rất phổ biến đối với thiếu nữ khi họ tham gia các sự kiện vào mùa hè như lễ hội bắn pháo hoa, lễ hội Bon-Odori. Trong những năm gần đây, yukata đầy màu sắc với hoa văn hiện đại đã xuất hiện và nhiều phụ nữ thích mặc yukata với obi (dải lưng thêu) và geta (guốc gỗ)… Yukata thường được người Nhật mặc vào các tháng có thời tiết ấm trong năm, khoảng từ tháng 3-9.

Happi

Là loại áo truyền thống Nhật Bản được làm bằng vải bông nâu hoặc vải bông in chàm. Happi dài tới đầu gối và hay sử dụng làm áo khoác ngoài. Và đằng sau áo thường sẽ có chữ Kanji.

Happi có thể là trơn không hoa văn, hoặc nếu có hoa văn thì thường hoa văn đặc trưng ở giữa lưng, có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng các phiên bản cổ điển thường là màu xanh đậm với thiết kế trắng hoặc đỏ và trắng. Happi có thể mặc cho tất cả mọi người, bao gồm cả người lớn và trẻ em.

Khi tham dự các lễ hội Nhật Bản, bạn có thể nhìn ngắm những đội rước kiệu trong trang phục Happi.

Jimbei

Jinbei là một loại trang phục truyền thống của Nhật, thường được mặc trong các lễ hội vào mùa hè. Được làm bằng chất liệu cotton Nhật 100%. Phần ống tay áo và quần đùi dưới đầu gối được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, để dễ dàng vận động. Không chỉ vậy, Jinbei ngày nay còn có cả của trẻ em và phụ nữ cùng với nhiều màu sắc và họa tiết độc đáo khác nhau.

Kết luận

Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin thú vị về đồ truyền thống mùa hè của người Nhật, mong rằng chúng tôi đã truyền tải được đến các bạn một nét văn hoá thật độc đáo được lưu giữ mãi đến ngày nay của người dân Nhật Bản. Cảm ơn bạn đã đọc!