The Paradox of Choice – Nghịch lý của việc lựa chọn và tương quan trong marketing

Là một trong những hiệu ứng tâm lý giúp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, hiệu ứng Paradox of Choice đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều nhãn hàng. Hiệu ứng này còn được gọi là “nghịch lý sự lựa chọn”.

Giới thiệu về nghịch lý sự lựa chọn.

Nhà tâm lý học Barry Schartz từng mô tả về hiệu ứng này trong một quyển sách có tên là “Nghịch lý sự lựa chọn”. Theo đó, một lượng lớn sự lựa chọn được cho là sẽ dẫn đến sự tê liệt bên trong. Một ví dụ điển hình cho điều này các quầy hàng tại các siêu thị. Tại đây, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn cho một món hàng. Tuy nhiên, họ muốn biết mình thực sự cần cái nào, họ phải thử nghiệm từng món hàng. Điều này giúp siêu thị bán được rất nhiều sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau.

Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy tâm lý mua hàng ảnh hưởng bởi số lượng những sự lựa chọn. Quá nhiều hàng hóa có thể lựa chọn sẽ khiến người tiêu dùng bị phân tán và không quyết định được cái nào là phù hợp nhất cho mình.

Nội dung quan trọng nhất của hiệu ứng Paradox of Choice.

Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra quyết định lựa chọn sẽ bị phân tán vì số lượng sản phẩm, hiệu ứng Paradox of Choice còn cho thấy càng nhiều lựa chọn, càng dễ có những quyết định sai lầm.

Khi đặt quá nhiều sản phẩm trên một bàn cân, bạn sẽ không thể xác định được cái nào mới là cái giá trị nhất. Điều này chắc chắn đúng. Bởi vậy, nếu muốn đưa ra một quyết định chính xác, bạn cần một số lượng vừa phải các lựa chọn. Nếu không, bạn sẽ có một quyết định sai lầm.

Một cảm xúc tiêu cực khác có thể nảy sinh từ hiệu ứng Paradox of Choice. Bạn có nguy cơ rơi vào trạng thái bất mãn vì chính sự lựa chọn của mình. Khi sản phẩm đã được lựa chọn không đem lại cho bạn sự hài lòng. Điều này khiến bạn trở lại so sánh nó với các sản phẩm bạn đã không chọn.

Đây chính là tất cả những phản ứng tâm lý có thể khi bạn đứng trước quá nhiều sự lựa chọn.

Hiệu ứng Paradox of Choice

Ứng dụng hiệu ứng Paradox of Choice trong cuộc sống.

Nếu biết cách lợi dụng các phản ứng tâm lý của người mua hàng thông qua hiệu ứng nghịch lý sự lựa chọn, bạn sẽ trở thành một người bán hàng tài ba. Việc đặt ra lượng lớn các mặt hàng được sắp đặt với một ý đồ nhất định sẽ giúp bạn giải quyết số hàng nhanh chóng. Không chỉ vậy, bạn sẽ nhận được nhiều hơn các đối tượng khách hàng do hiệu ứng nghịch cảnh sự lựa chọn mang đến.

Với người tiêu dùng, nắm bắt được nguyên lý hiệu ứng này cũng sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn. Nên biết phân chi vùng lựa chọn sản phẩm và đặt ra các tiêu chí. Điều này giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất và hạn chế nguy cơ hối hận khi lựa chọn.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản

Những cư dân trên hòn đảo này được coi là những người dũng cảm nhất vì họ đang sinh sống trên miệng của một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động.

Aogashima là một hòn đảo nhỏ bé nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương, cách Tokyo hơn 350km về phía nam. Đây là hòn đảo cô lập nhất trong quần đảo Izu. Aogashima là một hòn đảo núi lửa nổi lên từ biển. Người ta cho rằng hòn đảo này được hình thành từ những tàn tích núi lửa chất chồng lên nhau. Chính điều này đã tạo cho hòn đảo một địa hình rất đặc biệt với những vách đá gồ ghề dựng đứng của trầm tích núi lửa.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 1

Đảo Aogashima nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương.

Cơ quan Khí tượng Nhật đã xếp Aogashima vào loại núi lửa hạng C do trung tâm của hòn đảo chính là một miệng núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động. Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa Aogashima diễn ra vào năm 1780 đã khiến cho phân nửa dân số trên đảo thiệt mạng. Những người còn sống sót buộc lòng phải chuyển đi nơi khác. Phải tới 50 năm sau mới có người quay trở lại hòn đảo này sinh sống. Cho tới ngày nay, dân số trên đảo vẫn chỉ duy trì ở khoảng 200 người.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 2

Địa hình đặc biệt của hòn đảo khiến nơi đây trở nên vô cùng nổi tiếng.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 3

Toàn bộ hòn đảo là một ngọn núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động.

Điều làm nên sự đặc biệt của hòn đảo này là vì nó là một hòn đảo “núi lửa đôi”. Có một miệng núi lửa nhỏ nằm lọt thỏm ở trung tâm hòn đảo – vốn là một miệng núi lửa lớn. Chính vì hình dáng độc đáo này đã khiến cho nơi đây giống như quang cảnh trong bộ phim Công viên kỷ Jura. Không chỉ vậy, đảo Aogashima còn được lấy cảm hứng để tạo nên thị trấn Itomori trong bộ phim Kimi no Nawa nổi tiếng.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 4
Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 5

Có địa hình đặc biệt với những vách đá dựng đứng bao quanh, hòn đảo Aogashima gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới. Nếu muốn đến nơi đây tham quan, du khách phải di chuyển bằng trực thăng, khởi hành từ hòn đảo láng giềng là Hachijojima cách đó tới 60km.

Mỗi ngày chỉ có một chuyến trực thăng như vậy và chỉ chở tối đa là 9 hành khách ra thăm đảo. Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng trực thăng tới đảo Aogashima còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày biển động hay có sương mù dày đặc, những chuyến trực thăng này sẽ buộc phải hủy bỏ.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 6

Du khách chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng để tới hòn đảo Aogashima.

Aogashima cũng là tên của ngôi làng nhỏ nhất Nhật Bản tồn tại trên hòn đảo này. Dù nhỏ nhưng trên đảo vẫn có đầy đủ bưu điện, nhà hàng quán xá và trường học phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, nơi đây chỉ có duy nhất một trường phổ thông với khoảng 25 học sinh. Khi tới 15 tuổi, các em học sinh buộc phải rời đảo, chuyển tới trường trung học ở thành phố khác để tiếp tục việc học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dân số tại đảo Aogashima ngày một giảm.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 7

Một cửa hàng trên đảo.

Cuộc sống của người dân trên đảo phụ thuộc nhiều vào nguồn địa nhiệt từ núi lửa đang hoạt động. Họ tận dụng nguồn nhiệt này để nấu ăn và sưởi ấm. Tại khu vực trung tâm của hòn đảo có một nhà tắm hơi để phục vụ cư dân và du khách. Họ có thể thư giãn với nguồn nước nóng đầy khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe. Du khách đến tham quan đảo cũng có cơ hội trải nghiệm việc nấu nướng bằng hệ thống năng lượng nhiệt từ núi lửa được thiết kế tại các khu cắm trại.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 8

Nồi nấu sử dụng địa nhiệt.

Trên đảo Aogashima không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí, nhưng phần lớn khách du lịch đến đây là vì muốn cảm nhận sự thanh bình và biệt lập với thế giới xung quanh của hòn đảo đặc biệt này.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 9

Khung cảnh trên đảo vô cùng bình yên và thơ mộng.

Thưởng thức rượu Aochu truyền thống của người dân địa phương trên đảo là điều mà du khách không thể bỏ qua. Nhiều người cho rằng thứ rượu được chưng cất từ khoai lang và lúa mì trên đảo mang đến một hương vị rất đặc biệt, khác hẳn với rượu từ những nơi khác.

Hòn đảo đặc biệt có “núi lửa nằm trong miệng núi lửa” ở Nhật Bản 10

Bầu trời không bị ô nhiễm ánh sáng của đảo Aogashima.

Có lẽ vì là một hòn đảo nhỏ biệt lập, vẫn thường xuyên có người lựa chọn rời đảo, chuyển tới một nơi khác sinh sống nên những bài hát dân gian trên đảo Aogashima chủ yếu nói về những cuộc chia ly và những câu chuyện rời khỏi đảo. Nhưng đối với du khách, họ tới Aogashima là để tìm kiếm sự bình yên, thanh thản, tách biệt với cuộc sống bên ngoài của nơi đây.

10 Địa Điểm Ngắm Bãi Biển Đẹp Nhất Nhật Bản Không Thể Bỏ Lỡ

Trong cuộc đời bạn cho đến bây giờ bờ biển nào là biển mà bạn nghĩ là đẹp nhất ?
Nếu ở nước ngoài thì có thể là biển Hawaii và Caribê, nếu trong nước thì là biển okinawa nhỉ.
Tuy nhiên, có những bờ biển tuyệt đẹp đến nổi bạn phải nín thở trên khắp đất nước Nhật Bản.
Và vẻ đẹp đó thì vô cùng đa dạng.
Biển thay đổi diện mạo theo địa điểm và thời gian khiến chúng tôi vô cùng ấn tượng. Lần này chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn các bãi biển và bờ biển ở Nhật Bản, nơi mà bạn có thể tận hưởng những khung cảnh biển rất tuyệt vời.

1. Bãi biển Joudogahama(Iwate)

Joudogahama1

Là bờ biển được hát như là một ” thiên đường

Biển Sanriku tuyệt đẹp với sự tương phản của đá trắng, thông xanh và biển xanh.Người ta nói rằng cái tên này bắt nguồn từ một hòa thượng khi nhìn thấy cảnh này đã nói rằng “Nó giống như một thiên đường thuần khiết”Bạn có thể vào bên trong hang động nổi tiếng có tên là “hang động Xanh” bằng cách leo lên chiếc thuyền nhỏ có tên là “Sappa sen”

2. Bờ biển Tsubara(Chiba)

鵜原海岸1

Là một ốc đảo ở trung tâm thủ đô được bao quanh bởi phong cảnh tuyệt đẹp

Nó đã được chỉ định là một trong “100 lựa chọn hàng đầu của Nhật Bản” và là một bờ biển rất đặc trưng bởi nó là một vùng nước nông rất trong suốt.Các cổng Torii* nép mình về phía biển là của đền YASAKA và chúng tạo ra cảm giác khá bí ẩn.Bạn có thể tận hưởng những điều không tưởng trên địa hình phức tạp được tạo ra bởi bờ biển Rias ở ngay liền kề với mũi đất Sugawara Coast Utopia
※ Torii là là một loại cổng truyền thống của Nhật Bản, thường được thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần đạo.

3. Quần đảo Ogasawara(Tokyo)

Ogasawara1

Thiên đường Thái Bình Dương của sinh vật biển

Quần đảo Ogasawara gồm 30 đảo lớn nhỏ, và trung tâm là đảo Chichijima.Bạn có thể thấy được cá voi, cá heo và vẻ đẹp của biển với những dải san hô trải rộng. Hòn đảo không có người ở nằm phía tây nam đảo Chichijima và đảo Minamijima thì có phong cảnh rất tuyệt vời. Nó có địa hình bất thường vì một phần của hòn đảo chìm dưới biển do chuyển động của vỏ trái đất, khiến bạn có cảm giác như đang nhìn vào một thế giới khác.

4. Bờ biển Miho(Shizuoka)

Miho1

Từ ngày xưa nó đã làm say đắm trái tim của bao người Nhật Bản – Matsubara

Là rừng thông dọc theo bờ biển, là bờ biển đầy những gợn sóng và là nơi mà bạn có thể thấy núi Phú Sĩ ngay đằng sau. Phong cảnh với phối cảnh này chạm vào những điều sâu lắng trong tâm hồn người Nhật và trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ukiyoe của Utagawa Hiroshige. Vì đường dành cho xe đạp vẫn còn được duy trì nên bạn có thể vừa đạp xe vừa ngắm núi Phú Sĩ trên biển xanh trêm đoạn đường khoảng 15km.

5. Vịnh Tsukumo(Ishikawa)

Tsukumo1

Một khung cảnh tuyệt đẹp được tạo ra bởi Uchiura yên bình và các vịnh nhỏ khác nhau

“Tsukumo” có nghĩa là chín mươi chín trong tiếng Nhật. Trong một vịnh nhỏ 1km từ đông sang tây và 1,5km từ bắc xuống nam có rất nhiều vịnh nhỏ khác lan rộng như một phong cảnh bình yên và êm dịu. Ở trung tâm vịnh là Horajima, nó được đặt tên theo ngọn núi nơi ẩn sĩ sinh sống, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu như thể đang nhìn vào tiên cảnh.

6. Bờ biển Uradome(Tottori)

Uradome1

Đường bờ biển năng động được tạo ra bởi những vùng biển gồ ghề của biển Nhật Bản

Đây là một bờ biển rias đối mặt với biển động của Nhật Bản và kéo dài khoảng 15 km. Bạn có thể thưởng thức những hang động, tảng đá có hình dạng độc đáo, v.v., và nó cũng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nước biển rất trong suốt nên bạn có thể nhìn thấy những tảng đá dưới cùng từ trên vách đá.

7. Bãi biển phụ mẫu(Kagawa))

父母ヶ浜1

Là chiếc gương nước tuyệt đẹp và được gọi là hồ muối Uyuni của Nhật Bản

Nó đã được chọn là một trong “100 cảnh hoàng hôn đẹp nhất ở Nhật Bản” và vẻ đẹp của hoàng hôn khiến bạn cảm thấy như đang ở trên bầu trời. Hoàng hôn tuyệt đẹp và bầu trời phản chiếu trên mặt nước rất bí ẩn, và gần đây những hình ảnh chụp cảnh hồ muối Uyuni đang trở nên rất nổi tiếng. Mặt nước này không phải là biển mà là hồ thủy triều trên mặt cát và chỉ có thể nhìn thấy được khi thủy triều xuống và không có gió.

8. Bãi biển Okoshiki(Kumamoto)

Okoshiki1

Mô hình thủy triều nghệ thuật được vẽ bởi thủy triều.

Một bãi cát khác thường, khi mà hình dáng bãi cát thay đổi tùy thuộc vào cách lên xuống của thủy triều. Thời gian thủy triều thấp và hoàng hôn trùng nhau chỉ xảy ra vài ngày trong năm, lúc đó nó đặc biệt đẹp như là một cảnh tượng bí ẩn được lan rộng ra. Nơi có phạm vi thủy triều lớn là quan cảnh độc đáo của biển Ariake, và nó đã được chọn là một trong “100 lựa chọn hàng đầu ở Nhật Bản” :hoàng hôn đẹp nhất Nhật Bản”

【Okoshiki】Thông tin chi tiết tại đây

9. Bãi biển Yuriga(Kagoshima)

Yuriga1

Một bãi biển cát trắng chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống

Đó là một bãi biển đầy cát chỉ xuất hiện khi thủy triều lớn rút đi, nó nằm ở ngoài khơi cách biển Okanekumi 1,5 km, nơi có bờ biển xanh ngọc trải dài. Có những vùng nước nông quanh bãi biển, vì vậy bạn có thể chạy trên đó.

 

【Yuriga】Thông tin chi tiết tại đây

10. Bãi biển Hatenohama(Okinawa)

Hatenohama1

沖合に浮かぶ、砂浜

Đây là một hòn đảo chỉ có cát nằm ở phía đông của Kumejima, một trong những hòn đảo xa xôi của Okinawa. Chỉ có khoảng 7km bờ cát liên tục và không bị chìm ngay cả khi thủy triều lên. Bạn có thể tận hưởng cảm giác khi đến địa điểm cuối cùng của Nhật Bản được bao quanh 360 độ bởi biển xanh ngọc.

 

5 trang web tìm kiếm và tổ chức sự kiện tại Nhật Bản

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống ở Nhật của bản thân cần một chút khuấy động để trở nên thú vị hơn, hay đơn giản là bạn muốn hòa mình vào đời sống năng động của người bản địa trong thời gian du lịch đến đất nước này, 5 website dưới đây sẽ giúp bạn tìm thấy những sự kiện tuyệt vời nhất sắp diễn ra tại Nhật Bản.

Eventful
Japan Attractions
Meetup
Eventbrite
Japan Meetings and Events

Eventful

Eventful là một trong những website có nhiều thông tin nhất trong danh sách. Điểm cộng của Eventful là sự đa dạng trong chủ đề của các sự kiện. Bạn có thể tìm thấy thông tin về show diễn của các nghệ sỹ Âu Mỹ, các cuộc triển lãm nghệ thuật, hội thảo giáo dục hay thậm chí là chính trị trên trang web này.

Tính năng đặc biệt của Eventful chính là “Demand it” hay có thể dịch là “Yêu cầu sự kiện”. Tính năng có 1-0-2 này cho phép bạn “mời” nhân vật yêu thích của bạn xuất hiện tại các sự kiện trong khu vực bạn sinh sống. Website sẽ gửi thông báo đến cho bạn nếu sự kiện bạn mong muốn được lên lịch. Ngoài ra, Eventful còn cho phép người dùng tự đăng tải thông tin event miễn phí lên website của họ một cách dễ dàng.

Website: https://eventful.com/

Japan Attractions

Japan Attractions là trang web của một công ty Nhật Bản có hỗ trợ giao diện tiếng Anh cho người nước ngoài. Vì là website chuyên dành cho các sự kiện ở Nhật, Japan Attractions có nhiều thông tin về các sự kiện, lễ hội do các địa phương của Nhật tổ chức hơn. Mục “Special Edition” được thiết kế dành riêng cho các sự kiện lớn và nổi bật theo mùa. Tuy cho phép người dùng đăng tải sự kiện lên trang web nhưng Japan Attractions có phương thức phức tạp và cũng cẩn thận hơn. Người tổ chức sự kiện phải tải về và điền vào một mẫu đơn có sẵn, sau đó gửi e-mail đến địa chỉ của Japan Attractions để được chờ được phê duyệt.

Website: https://japan-attractions.jp

Meetup

Giống như Eventful, Meetup là trang web thuộc sở hữu của một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, cả 2 đã và đang được cộng đồng tại Nhật rất ưa chuộng. Meetup phổ biến với các sự kiện quy mô nhỏ, không khí gần gũi và không yêu cầu có sự đầu tư công phu. Ngoài tham gia các sự kiện, người sử dụng trang web còn có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng, gửi tin nhắn cho các thành viên trong nhóm và được thông báo mỗi khi nhóm có sự kiện mới. Có thể hình dung Meetup là một trang mạng xã hội chuyên dành cho các sự kiện, hội họp. Hơn nữa, người dùng cũng dễ dàng tạo nhóm và sự kiện cho riêng mình thông qua website này.

Website: https://www.meetup.com

Eventbrite

Đối với những bạn yêu thích các hoạt động giao lưu, khám phá Nhật bản, chắc hẳn sẽ không cảm thấy xa lạ gì với Eventbrite. Giống với một số website trước, các sự kiện trên Eventbrite cũng rất đa dạng về thể loại. Điểm cộng lớn nhất của Eventbrite có lẽ chính là giao diện thoáng, hiện đại và dễ nhìn. Ngoài ra, website có chức năng hỗ trợ các đơn vị tổ chức sự kiện vô cùng chu đáo, từ thống kê số liệu, thiết kế trình bày cho đến marketing. Tuy nhiên, Eventbrite sẽ tính phí nếu bạn muốn sự kiện của bạn xuất hiện trên website của họ.

Website: https://www.eventbrite.com/

Japan Meetings and Events

Cuối cùng là Japan Meetings and Events, một trang web thuộc JNTO- một tổ chức hành chính độc lập của chính phủ Nhật Bản. Khác với 4 website trên, Japan Meetings and Events tập trung nhắm đến các học giả quốc tế nhiều hơn là khách du lịch. Vì vậy, website chú trọng các thông tin về các hội nghị, diễn đàn, triển lãm công nghệ nhiều hơn là vui chơi, giải trí.

Điểm mạnh lớn nhất của Japan Meetings and Events có lẽ là nguồn lực đến từ chính phủ. JNTO sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho các đơn vị tổ chức sự kiện, bao gồm giới thiệu địa điểm, các nhà cung cấp địa phương, tư liệu video, hình ảnh dùng cho việc quảng cáo,  v. v..

Website: https://www.japanmeetings.org/

Có thể nói, Nhật Bản là một đất nước vô cùng năng động và yêu thích họp mặt, lễ hội. Các bạn sẽ luôn tìm được cơ hội để vui chơi, khám phá văn hóa, con người nơi đây một khi đã đặt chân đến đất nước của các Samurai này. Trên đây chính là 5 website sẽ giúp cuộc sống của bạn tại Nhật trở nên sôi động và thú vị hơn.

Top 5 Con Đường Đẹp Nhất Nhật Bản Năm 2021

Nhờ vào mạng lưới xe lửa và hệ thống tàu điện shinkansen, giờ đây bạn có thể dễ dàng du lịch khắp Nhật Bản. Tuy nhiên, sẽ thật thú vị nếu bạn tự thực hiện một chuyến du lịch xuyên Nhật Bản bằng ô tô. Điều kiện đường xá ở Nhật Bản rất tốt và người lái xe rất lịch sự nên việc lái xe ở đây thực sự thú vị. Quan trọng hơn, với một đất nước có nhiều cảnh đẹp đến nghẹt thở, bạn có thể dừng lại ngay khi muốn để khám phá những điểm tham quan thú vị trên đường đi.

Cuối cùng, điều làm cho chuyến du lịch Nhật Bản của bạn trở nên thú vị hơn là đất nước này là nơi có địa hình đa dạng. Bạn có thể đứng trên đỉnh núi cao chót vót hoặc đi du thuyền dọc theo vùng nông thôn tươi tốt, những bãi biển đầy nắng và cao nguyên trập trùng. Vì vậy, hãy thử bỏ qua các chuyến tàu và sẵn sàng cho hành trình khám phá Nhật Bản bằng ô tô nhé!

1. Tuyến đường Izu Skyline, Shizuoka

Izu Skyline trải dài từ thành phố Ito đến Atami, uốn lượn qua những ngọn núi trập trùng và có tầm nhìn ra ngọn núi Phú Sĩ. Vì chỉ mất khoảng 1 tiếng để hoàn thành hết đoạn đường nên bạn có thể ghé đến trung tâm suối nước nóng Hakone trước khi đến Cánh đồng cỏ Sengokuhara Pampas nổi tiếng. 

Để tận dụng tối đa chuyến đi, hãy dành một đêm thư giãn tại một trong những khu suối nước nóng ở Hakone. Ngoài ra, nếu yêu văn hóa nghệ thuật Nhật Bản, bạn có thể ghé đến Bảo tàng nghệ thuật trong khu vực:

– Bảo tàng ngoài trời Hakone ấn tượng với vô số tác phẩm điêu khắc ngoài trời.

– Bảo tàng Nghệ thuật Pola với bộ sưu tập các tác phẩm theo trường phái Ấn tượng nước Pháp như Claude Monet và Pierre-Auguste Renoir.

Điểm dừng: Ngoài Núi Phú Sĩ, bạn sẽ muốn dừng lại dọc theo bờ Hồ Ashi để chụp một bức ảnh về Đền Kuzuryu Hongu – cổng torii màu đỏ son nhô lên khỏi mặt nước ở bờ đông của hồ.

2. Tuyến đường Venus Line, Nagano

  • Lộ trình: Chino đến Matsumoto
  • Tổng quãng đường: 76km

Lái xe qua Dãy núi Alps của Nhật Bản trên con đường tuyệt đẹp với tên gọi Venus Line sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn. Con đường nối các vùng cao nguyên trung tâm của Nagano. Venus Line nằm ở độ cao từ 1,400m đến 2,000m so với mực nước biển mang lại cảm giác như thể bạn đang đi xuyên qua những đám mây. Đường lái xe bắt đầu từ thành phố Chino và đi qua một số địa điểm du lịch trước khi đến thành phố Ueda.

Chuyến hành trình đi qua Venus Line có thể kéo dài 2 ngày với nhiều tham quan và điểm dừng nổi tiếng. Nằm ở vị trí thuận tiện gần tuyến đường Venus Line, Tateshina Onsen là một địa điểm lý tưởng để qua đêm vì khu vực này là nơi có một số suối nước nóng. Thay vì đi hết tuyến đường đến tận Ueda, bạn cũng có thể kết thúc chuyến đi tại Matsumoto, quê hương của nghệ sĩ Yayoi Kusama. Ngoài ra, lâu đài Matsumoto cũng là một trong những địa danh lịch sử hàng đầu của Nhật Bản để bạn đến tham quan. Lưu ý rằng vào mùa đông, các phần của đường Venus Line bị đóng cửa do tuyết rơi.

Điểm dừng: Cao nguyên Kirigamine Kogen là điểm cao nhất trên Venus Line. Nơi đây tự hào với những loài hoa dại tuyệt đẹp và thảm thực vật tươi tốt suốt bốn mùa trong năm. Đối với du khách mùa đông, khu trượt tuyết 2 trong 1 Shirakaba là một địa điểm tuyệt vời cho những người trượt tuyết và trượt ván ở mọi cấp độ. Gần Matsumoto còn có Bảo tàng ngoài trời Utsukushigahara – nơi trưng bày hơn 300 tác phẩm sắp đặt (installation art) và điêu khắc nằm rải rác trên sườn đồi.

3. Yamaguchi

  • Lộ trình: Yuda Onsen đến Đảo Tsunoshima
  • Tổng quãng đường: 76km

Lái xe qua Cầu Tsunoshima tuyệt đẹp là một trải nghiệm không thể bỏ qua nếu bạn đang ở tỉnh Yamaguchi. Là một kỳ quan kỹ thuật của thời hiện đại, cây cầu dài 1.780m nổi bật trên làn nước trong vắt của Biển Nhật Bản, tạo nên tầm nhìn tuyệt đẹp từ cả hai phía. Khi đã đến Đảo Tsunoshima, bạn sẽ muốn dành thời gian ở những bãi biển tuyệt đẹp và ghé đến trạm dừng chân Shiokaze-no-Sato để mua quà lưu niệm và hải sản tươi sống.

Nếu yêu thích rượu Sake, hãy đưa Ohmine Shuzou New Brewery vào danh sách những món đồ lưu niệm phải mua. Tại đây, bạn có thể mua rượu sake hảo hạng làm từ gạo địa phương và nạp năng lượng tại quán cà phê ngay trong khuôn viên trước khi tiếp tục lái xe.

Điểm dừng: Chuyến đi qua tỉnh Yamaguchi sẽ không hoàn hảo nếu không có điểm dừng tại cao nguyên Akiyoshidai  hang động Akiyoshido. Khu vực này được biết đến với những ngọn đồi nhấp nhô với các cột đá được tạo ra bởi núi lửa và sự dịch chuyển của đại dương cách đây hàng triệu năm. Đặc biệt, Akiyoshido rất đáng để ghé thăm vì bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về địa hình độc đáo của khu vực và nhiều khối đá tự nhiên.

4. Wakayama

  • Lộ trình: Thành phố Wakayama đến Đền Seigantoji
  • Tổng quãng đường: 175km

Tuy nằm ngay phía nam Osaka nhưng tỉnh Wakayama xinh đẹp thường bị bỏ qua. Lái xe ven biển từ thành phố Wakayama đến Đền Seigantoji – nơi nổi tiếng với thác nước là một phần của “Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii” được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nếu bạn muốn dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hãy bắt đầu chuyến du ngoạn kéo dài 2 ngày 1 đêm tại một trong những khu nghỉ mát ngay bãi biển của Wakayama. Bạn có thể đến Shirahama – bãi biển nổi tiếng với bãi cát dài trắng mịn. Và đừng quên chuẩn bị cho mình một bộ áo tắm nhé!

Điểm dừng: Phía nam thành phố Wakayama, bạn sẽ đến thị trấn cảng lịch sử Yuasa – cái nôi của nước tương Nhật Bản. Những con phố vẫn còn những tòa nhà di sản có niên đại từ thời Edo (1603-1868). Ngoài bãi biển, thị trấn Shirahama còn nổi tiếng với suối nước nóng, đặc biệt là suối nước nóng ngoài trời Saki-no-Yu.

5. Hokkaido

  • Lộ trình: Sapporo đến đường Roller Coaster và đường Patchwork 
  • Tổng quãng đường: 148km

Hòn đảo cực bắc của Nhật Bản, Hokkaido là nơi có phong cảnh đẹp như tranh vẽ, những cánh đồng hoa tuyệt đẹp và một số khu trượt tuyết nổi tiếng vào mùa đông. Tuyến đường cũng có thể đưa bạn đến vùng nông thôn xinh đẹp mà phương tiện giao thông công cộng không thể đến được.

Hai trong số những con đường đẹp nhất của Nhật Bản đều nằm ở Hokkaido. Hai tuyến đường được kết nối với nhau, giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện cả hai chuyến đi trong ngày. Con đường Roller Coaster tuyệt đẹp sẽ đưa bạn qua những ngọn đồi nhấp nhô với những vùng đất nông nghiệp nguyên sơ. Đi về phía bắc và khoảng 12 km sau, bạn sẽ đến Con đường Patchwork tuyệt đẹp, được biết đến với những mảng đất nông nghiệp trông giống như một dải lụa đầy màu sắc.

Một con đường vòng đáng giá khác trước khi đến Roller Coaster là Hồ Xanh Shirogane. Đúng như tên gọi của nó, ao nhân tạo có nước màu xanh cô-ban quyến rũ. Đối với những người đam mê hoa, có một số trang trại đáng ghé thăm trên đường đi, bao gồm Shikisai-no-Oka và Đồi Zerubu.

Điểm dừng: Trên đường đến Roller Coaster từ Sapporo, bạn sẽ đi ngang qua Trang trại Tomita, nổi tiếng với những cánh đồng hoa rực rỡ và những dải hoa oải hương thơm ngát vào mùa hè. Và đừng bỏ lỡ món kem hương vị hoa oải hương nổi tiếng tại đây nhé!

Những điều cần biết về Hybrid Event – tương lai của ngành sự kiện

Ngành công nghiệp sự kiện dường như đều cho rằng hybrid event  –  sự kết hợp giữa trải nghiệm trực tiếp và trực tuyến sẽ là xu hướng của tương lai. Dưới đây là một số thông tin hữu ích và thú vị về loại hình tổ chức sự kiện mới mẻ những cũng đầy thách thức này. 

Những điều cần biết về Hybrid Event – tương lai của ngành sự kiện

Làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 lại ập đến và sự kiện trực tuyến  tiếp tục trở thành vị cứu tinh cho ngành tổ chức sự kiện. Và các dấu hiệu về sự phân cực đang ngày càng rõ ràng hơn. Một cực là những nhà tổ chức sự kiện muốn quay lại sự kiện trực tuyến bằng mọi giá. Mặt khác, những công ty sự kiện linh hoạt lại đang chay đua trong việc phát triển các dịch vụ tổ chức sự kiện trực tuyến. Sự ra đời của Hybrid Event chính là giải pháp cho ngành sự kiện trong tương lai.

Hybrid Event là gì?

Hybrid Event (sự kiện hỗn hợp) là sự kết hợp giữa sự kiện trực tiếp (in-person event) và sự kiện trực tuyến (virtual event). Sự kiện trực tuyến đang đặt ra thách thức cho các nhà lập kế hoạch và nhà cung cấp. Đồng thời,  nó cũng tạo ra một khối lượng công việc đáng kinh ngạc cho những người  có chuyên môn về công nghệ. Để cân bằng cả hai điều này, Hybrid Event  rõ ràng là giải pháp phù hợp nhất .

Tại sao Hybrid Event sẽ trở thành xu hướng tổ chức sự kiện trong tương lai?

Khi đại dịch dịu đi và vắc-xin đang được thử nghiệm rộng rãi, có thể hy vọng về sự trở lại dần dần của các sự kiện trực tiếp với lương người tham dự đông đảo.

Đó là những gì đã xảy ra ở châu Âu trước khi các biện pháp tái phong tỏa được thực hiện vào tuần trước. Nhiều quốc gia đã cũng bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế và có vẻ như trực tiếp đã sẵn sàng để quay trở lại. Nhưng với sức chứa hạn chế và lệnh cấm du lịch vẫn con hiệu lực, hybrid dường như là giải pháp duy nhất.

Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao không chạy sự kiện trên các nền tảng trực tuyến? Bởi vì ngành tổ chức sự kiện không được xây dựng trên nền tảng trực tuyến. Và để chuyển đổi hoàn toàn từ trực tiếp sang trực tuyến là một thách thức lớn cho các công ty tổ chức sự kiện.

Nhiều nguồn doanh thu từ các sự kiện trực tiếp không mang lại hiệu quả khi chuyển sang trực tuyến. Bên cạnh đó, tương tác, kết nối và xây dựng mối quan hệ vốn là nền tảng của các sự kiện thì lại trở nên hạn chế tổ chức trên môi trường onlin. Và rõ ràng, một mô hình mới kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình sự kiện được lựa chọn là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Vậy nên bắt đầu từ đâu khi tổ chức sự kiện hỗn hợp ?

Cho đến khi đại dịch xảy ra, rất hiếm khi các sự kiện được tổ chức kết hợp. Hầu hết các sự kiện đều đặt camera trong phòng để phát trực tiếp (live stream) nội dung trên các kênh truyền thông.

Nhưng đó không phải là hybrid event. Kỳ vọng của những người tham dự sự kiện cao hơn nhiều. Khán giả yêu cầu nhiều hơn một camera tĩnh. Việc lập kế hoạch cho cả trải nghiệm trực tiếp và trực tuyến là một thách thức chưa từng có đối với những nhà tổ chức sự kiện.

Hãy bắt đầu từ việc khảo sát và nghiên cứu nhu cầu của thị trường để xác định những vấn đề cần cải thiện. Sau đó, điều chỉnh kế hoạch sự kiện sao cho phù hợp với từng trường hợp. Đừng quên rút ra những bài học kinh nghiệm để liên tục cải tiến và phát triển.

Điều gì là quan trọng nhất trong một Hybrid Event?

Theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý khi tổ chức một sự kiện chính là sự kết và tương tác. Chính điều này làm nên mạch cảm xúc cho toàn bộ chương trình. Và Hybrid Event cũng không là ngoại lệ.

Hybrid Event có lợi thế về mặt quy mô khi có thể tổ chức cùng lúc với hàng ngàn người tham dự trực tuyến. Đồng thời vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của một số người muốn tham gia trực tiếp trong sự kiện.

Tuy nhiên, việc kết nối giữa những người tham dự trực tiếp, người tham dự trực tuyến và các diễn giả, khách mời là điều không hề dễ dàng. Bởi vì mỗi hình thức tổ chức sự kiện có cách thực hiện hoàn toàn khác nhau.

Trải nghiệm khách hàng cũng là một vấn đề cần lưu tâm khi tổ chức sự kiện hỗn hợp. Lúc này mỗi nhóm khách hàng khác nhau lại phải được thiết kế một hành trình trải nghiệm riêng biệt trên các nền tảng khác nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo sự đồng nhất về thời gian và concept chung.

TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT VỀ SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN VIRTUAL EVENT

Sự kiện trực tuyến (virtual event) là gì? Có những loại sự kiện trực tuyến nào? Tất cả những điều cơ bản cần biết về sự kiện trực tuyến virtual event đều có trong bài viết sau đây của Kỷ Nguyên:

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, gần như tất cả các sự kiện trên thế giới đều phải tạm hoãn lại hoặc tìm một hướng tổ chức mới. Virtual event là giải pháp đã “cứu cánh” vô vàn sự kiện quốc tế trước thách thức này. Để có thể tổ chức một sự kiện trực tuyến hoàn hảo, doanh nghiệp cần hiểu rõ về hình thức tổ chức sự kiện này, bao gồm các loại virtual event, format một sự kiện, những lưu ý khi tổ chức, … Hôm nay, Kỷ Nguyên sẽ cùng bạn từng bước tìm hiểu về các khía cạnh của sự kiện trực tuyến virtual event.

Sự kiện trực tuyến (virtual event) là gì?

Sự kiện trực tuyến (virtual event) là tất cả các sự kiện tập trung nhiều người diễn ra qua Internet và cho phép những người tham gia học hỏi, tương tác với nhau từ những địa điểm khác nhau.

Sự kiện trực tuyến có thể được tổ chức cho hàng trăm người vòng quanh thế giới hoặc chỉ là một cuộc họp mặt của nhóm ít người. Dù quy mô thế nào thì những sự kiện này cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp và bộ phận marketing một phương thức mới mẻ để tiếp cận với tệp khách hàng và khán giả mục tiêu của mình.

Có những sự kiện trực tuyến (virtual event) nào? 

Rất nhiều dạng sự kiện trực tiếp có thể được tổ chức thành sự kiện trực tuyến. Mỗi sự kiện sẽ phục vụ các mục tiêu, mục đích riêng của doanh nghiệp và mang tính chất như sự kiện được tổ chức trực tiếp. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số  loại virtual event phổ biến sau:

1. Hội thảo trực tuyến (webinar)

Hội thảo trực tuyến webinar là buổi hội thảo có chủ đề được tổ chức trực tuyến, người tham dự có thể theo dõi qua laptop, mobile ở bất cứ đâu thông qua đường truyền internet. Một doanh nghiệp có thể tổ chức webinar để đào tạo nhân viên, hội thảo chuyên đề, ra mắt sản phẩm hay bán hàng.

Các hội thảo trực tuyến có thể diễn ra trong thời gian ngắn, hoặc kéo dài nhiều ngày như các sự kiện hội thảo trực tiếp có quy mô lớn. Với các hội thảo lớn như vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, phân chia nội dung tương tác sao cho phù hợp nhất với người tham dự của mình.

2. Trade show trực tuyến (virtual trade show)

Trade show trực tuyến được thiết kế để doanh nghiệp có thể trưng bày, ra mắt sản phẩm trực tuyến. Thường thì sự kiện trade show trực tuyến sẽ có chi phí tổ chức ít hơn trade show bình thường khá nhiều, trong khi vẫn đảm bảo người xem có thể tìm thấy những sản phẩm mới và thích hợp cho mình.

3. Workshop trực tuyến (virtual workshop)

Các workshop trực tuyến thường được tổ chức để mang lại kiến thức cho người tham gia về một chủ đề cụ thể. Cũng như workshop bình thường, các workshop trực tuyến cũng tạo điều kiện cho người tham gia có cơ hội tương tác và giao tiếp với những chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức. Workshop trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu và sự trung thành của khách hàng.

4. Sự kiện thúc đẩy doanh số trực tuyến (virtual sale kickoffs)

Một sự kiện thúc đẩy doanh số trực tuyến (SKO) là sự kiện trên mạng diễn ra thường niên. Cả bộ phận bán hàng, cùng với một vài nhà điều hành cấp cao hơn sẽ họp lại với nhau để nói về cách hoạt động, chia sẻ một số thông tin mới về sản phẩm, và đặt mục tiêu mới. Sự kiện này thường được doanh nghiệp sử dụng để nâng cao tinh thần làm việc và xác định hướng đi cho năm mới. Trong tình hình dịch bệnh gây khó khăn nghiêm trọng, đây là sự kiện được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng để giữ vững tinh thần cho nhân viên và đảm bảo tiến độ công việc.

5. Các sự kiện biểu diễn, sự kiện âm nhạc trực tuyến (online concert)

Tưởng như trải nghiệm cảm giác hò reo cổ vũ cho một ban nhạc, hay một ca sĩ qua màn hình Internet là một ý tưởng vô lý, nhưng ngày càng có nhiều ban nhạc, nghệ sĩ quốc tế quyết định tổ chức online concert. Một ví dụ nổi bật có thể kể đến là concert của nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink diễn ra tháng 1 vừa rồi. Sự kiện được tổ chức trên nền tảng xã hội Youtube và đem lại doanh thu khổng lồ cho công ty giải trí cũng như thành công cho nhóm nhạc. Không gì có thể đánh bại cảm giác cùng đứng trong một đám đông để xem các tiết mục biểu diễn nhưng bù lại, các nghệ sĩ có thể xây dựng các sân khấu, các tiết mục hoành tráng, “mãn nhãn” một cách dễ dàng hơn với online concert.

Những lưu ý khi tổ chức sự kiện trực tuyến virtual event

1. Lựa chọn các thiết bị hỗ trợ âm thanh, hình ảnh phù hợp

Tầm quan trọng của các thiết bị âm thanh, ánh sáng trong việc tổ chức sự kiện là vô cùng lớn. Đặc biệt đối với các sự kiện trực tuyến, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh để người xem có thể tập trung và cảm thấy thoải mái khi tham gia. Doanh nghiệp cần tính toán trước những hỗ trợ kỹ thuật cần có cho sự kiện của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2. Luôn thực hiện theo ngân sách

Việc theo sát ngân sách là một lưu ý quan trọng trong tổ chức sự kiện dù là online hay offline. Nếu doanh nghiệp làm việc với các đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần tính toán trước những dịch vụ vụ cần thiết cho sự kiện và ngân sách dự trù (bao gồm cả chi phí cho rủi ro có thể phát sinh).

3. Xây dựng nội dung mang tính tương tác

Nhiều người có thể cảm thấy dễ bị mất tập trung khi làm việc trực tuyến, vì vậy các các sự kiện trực tuyến của doanh nghiệp nên có tính tương tác cao nhất có thể. Việc tương tác với người tham gia sẽ nâng cao hiệu quả của sự kiện trực tuyến và để lại ấn tượng sâu sắc hơn về thương hiệu.

Phương pháp Design Thinking – Tư Duy Thiết Kế từng bước thoát khỏi lối mòn trong ý tưởng

Thị trường không ngừng biến đổi mỗi ngày và cạnh tranh khốc liệt với nhau, điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức và rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm mới: tư duy lối mòn trong quá trình sáng tạo ra ý tưởng mới, đánh giá nhu cầu khách hàng một cách cảm tính. Hệ lụy là sản phẩm mới tạo ra không hiệu quả, không được khách hàng ưa thích dẫn đến doanh số rớt không phanh, doanh nghiệp bị trì hoãn.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tương lai không thể đoán được, doanh nghiệp càng kỳ vọng kiểm soát quy trình phát triển sản phẩm mới đáp ứng kỳ vọng khách hàng một cách chặt chẽ. Có một phương pháp được nhiều doanh nghiệp toàn cầu, như Pepsi, Nike, Apple, Google, Uber và Facebook áp dụng để phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự. Chính là phương pháp Design Thinking – tư duy thiết kế

Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.

design thinking

Một quy trình Design Thinking bao gồm 5 bước: Empathize – Define problem – Ideate – Prototype – Test. Với 5 bước này, nhà lãnh đạo có thể thiết kế ra các phương pháp cụ thể và khả thi để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình.

1. Đồng cảm (Empathize)

Design Thinking tìm kiếm giải pháp từ chính tư duy của người trực tiếp dùng sản phẩm. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm hiểu nhiều hơn về ngành của mình, thông qua các số liệu nghiên cứu thị trường, việc quan sát, trải nghiệm thực tế trong tình huống của khách hàng, để có cảm nhận sâu sắc và tư duy hợp lý hơn. Từ đó biết được khó khăn và động lực tiềm ẩn của khách hàng trước vấn đề đó là gì. Đồng cảm là điều cốt yếu trong Design Thinking, nó cho phép nhà lãnh đạo đặt sang một bên những nhận định chủ quan của mình, để đạt đến sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng và nhu cầu của họ.

design thinking

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ và điện tử, trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng tiềm năng, bạn phát hiện ra họ có nhu cầu về những chiếc điện thoại công nghệ cao nhằm tiện lợi hơn cho việc sử dụng, và quan trọng hơn là nhu cầu chứng tỏ bản thân và thể hiện niềm đam mê với công nghệ qua việc sở hữu một chiếc điện thoại công nghệ cao. Từ nhu cầu đó bạn có thể bắt đầu đi sâu hơn vào các phương pháp triển khai sản phẩm mới.

2. Xác định vấn đề (Define problem)

Trong bước Xác Định Vấn Đề, các dữ liệu và thông tin thu thập được ở bước Đồng cảm sẽ được tổng hợp, liên kết lại với nhau để phân tích và xác định trọng tâm của vấn đề. Ở bước này, chủ doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề với việc lấy con người làm trung tâm. Lối tư duy này nhấn mạnh vào việc xác định và phân tích vấn đề cốt lõi, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.

Lấy ví dụ, thay vì xác định vấn đề theo mong muốn cá nhân của chủ doanh nghiệp hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp, như là “Chúng ta cần tăng 5% thị phần sản phẩm thực phẩm ở phân khúc các teen nữ,” thì có cách tốt hơn nhiều là định nghĩa vấn đề thành, “Các teen nữ cần ăn thức ăn bổ dưỡng để phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.”

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn có thể phác thảo ra sơ đồ liên kết giữa những dự báo, các thử thách, tình trạng hiện tại của vấn đề và cả mục tiêu muốn đạt đến. Từ sơ đồ này, bạn có thể điều chỉnh để đội ngũ của mình đi theo đúng hướng.

3. Tìm ý tưởng (Ideate)

design thinking

Ở bước thứ ba của quy trình Design Thinking, tư duy của bạn đã sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Với nền tảng thông tin và sự đồng cảm có được từ 2 bước Đồng cảm và Xác định vấn đề, chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu “think outside the box” để khám phá ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho vấn đề. Có rất nhiều phương pháp tư duy bổ trợ cho bước này như: Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea, SCAMPER. Điều quan trọng ở bước này là tạo ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp càng tốt. Chủ doanh nghiệp nên chọn một số phương pháp để nghiên cứu và kiểm tra tính khả thi của ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất.

4. Thiết kế mẫu để hữu hình hóa ý tưởng (Prototype)

design thinking

Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước. Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm thức uống (nếu bạn đang làm trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (nếu làm lĩnh vực về training & coaching),… Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.

5. Kiểm tra (Test)

design thinking

Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước, nhưng trong một quá trình Design Thinking thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.

Design thinking là 1 vòng lặp được thực hiện liên tục, chỉ cần chủ doanh nghiệp hườm hườm 1 ý tưởng sản phẩm có khả năng chiến thắng 60% là có thể thiết kế mẫu & test với khách hàng, và cải tiến liên tục sẽ dựa trên nền tảng phản hồi thực tế. Design thinking không những giúp sáng tạo ra giải pháp đột phá mà còn giúp đẩy nhanh quy trình tung sản phẩm nói riêng.

Làm mới mình trong cuộc đưa phát triển sản phẩm

Làm Marketing trong một thị trường sôi động thế này đòi hỏi rất nhiều ở các Marketer. Chúng ta không thể chỉ lo tối ưu cho những sản phẩm sẵn có mà luôn phải nghĩ đến chuyện Phát triển sản phẩm mới.

Thế nhưng, khi được hỏi “Vì sao lại làm Innovation?”, đa phần các Marketer đều trả lời rất mông lung, chúng ta biết chắc chắn là mình phải “làm mới” nhưng không rõ tại sao phải làm.

Về cơ bản, có 6 mục đích chính khi làm Innovation, tùy theo mỗi loại mục đích mà chúng ta có hướng để Phát triển sản phẩm mới tối ưu nhất. Biết rõ mục đích và động cơ để Innovation, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ trơn tru và thuận lợi hơn rất nhiều!

1. KHI NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VẪN CHƯA ĐƯỢC ĐÁP ỨNG TRIỆT ĐỂ

Làm Marketing là “đón lấy” một nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm và thương hiệu rồi tìm mọi cách để mang thương hiệu và sản phẩm ấy về lại tay người tiêu dùng.

Thế nhưng, nhu cầu của người tiêu dùng lại không hề dễ đoán, luôn thay đổi và ngày một nâng cao. Một người làm Marketing giỏi phải luôn cập nhật được nhu cầu của người tiêu dùng để đầu tư chuẩn bị cho mình lộ trình cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới, phải luôn “đón đầu” và đáp ứng triệt để hoặc thậm chí là nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Lấy Dutch Lady làm ví dụ, nếu cách đây 20 năm, nhãn hiệu “Cô gái Hà Lan” chỉ đơn thuần là hộp sữa giấy màu xanh lục thì tiến dần theo thời gian, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của Cô gái Hà Lan Active, Cô gái Hà Lan Protein+, Cô gái Hà Lan Cao Khỏe hay Cô gái Hà Lan 100% Sữa Tươi…

Tất cả những “chuyển biến” từ bao bì đến thành phần sản phẩm là do nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao và phân hóa sâu sắc hơn. Nếu chỉ dựa vào sản phẩm ban đầu, chúng ta sẽ dễ dàng bị “bỏ xó” khi người tiêu dùng ngày một “khó chiều” hơn.


2. KHI PHÁT HIỆN MỘT PHÂN KHÚC/THỊ TRƯỜNG MỚI ĐẦY TIỀM NĂNG

Xã hội đi lên thì con người ngày một “khó chiều”, nhu cầu cũng ngày một phân định rõ ràng hơn. Marketer luôn phải đoán định được những phân khúc/thị trường mới tiềm năng để tạo ra sản phẩm mới “lấp đầy” được phân khúc/ thị trường ấy. Một phân khúc mới được tìm ra, một thị trường mới được khai phá sẽ chứa vô vàn cơ hội đẩy mạnh doanh thu mang về cho nhãn hàng và công ty.

Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để trở thành người đầu tiên “khai phá” phân khúc ấy, trở thành Top-Of-Mind khi nhắc đến thị trường ngành hàng ấy?

Ví dụ tiêu biểu cho mục tiêu này nhất định không thể bỏ qua case Comfort. Năm 1999, khi tìm ra thị trường “những người muốn quần áo của mình mềm và thơm” đầy tiềm năng, Unilever lần đầu tiên giới thiệu khái niệm “nước xả vài” đến người tiêu dùng VIệt Nam. Comfort mở ra một chương hoàn toàn mới cho lịch sử giặt giũ của người Việt Nam và trở thành người tiên phong khai phá thị trường nước xả vải “màu mỡ”. Đến nay, sau 19 năm, nước xả vài dần trở thành vật dụng không-thể-thiếu của mỗi gia đình, nâng doanh thu của Unilever lên đáng kể và đương nhiên, Comfort trở thành Top-Of-Mind khi người ta nhắc đến nước xả vải


3. KHI NẮM TRONG TAY CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ

Đầu tư vào công nghệ cũng là hướng đi mà không ít doanh nghiệp hướng đến. Khi tự tin nắm một công nghệ đột phá trong tay, chúng ta có thể “xoay chuyển” được cả thế cờ thị trường. Thậm chí, nếu công nghệ của chúng ta đủ vượt trội, chúng ta có thể “triệt tiêu” được những sản phẩm cùng ngành hàng nhưng không ưu việt bằng.

Ví dụ tiêu biểu gần đây nhất, có thể kể đến viên giặt Tide Pods của P&G. Ông lớn P&G đầu tư nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm “nén” được chất giặt tẩy, chất làm mềm vải và mùi hương vào cùng một viên giặt. Dùng Tide Pods, người tiêu dùng sẽ không phải đắn đo các bước giặt xả như thông thường nữa. Rào cản lớn nhất của Tide Pods bây giờ vẫn là giá thành khá cao.

Tuy nhiên, háy thử tưởng tượng, nếu P&G tối ưu hóa được chi phí sản xuất hay chứng minh được dùng Tide Pods sẽ tiết kiệm hơn khi dùng cả bột giặt lẫn nước xả thì có phải Tide Pods sẽ xoay chuyển cả một ngành hàng và tạo ra định nghĩa mới về việc giặt giũ?


4. KHI SẢN PHẨM CHƯA ĐƯỢC ĐÓN NHẬN

Hiếm có sản phẩm khi được tung ra ngoài thị trường mà không gặp phải những ý kiến trái chiều cũng như những lời phàn nàn từ phía người tiêu dùng. Đây có thể là khó khăn, cũng có thể là cơ hội để chúng ta phát triển Innovation dựa trên những điểm chưa tốt mà người tiêu dùng chỉ ra. Một người làm Marketing chuyên nghiệp ngoài chuyện research được Insignt của Consumer còn phải sao sát lắng nghe và thấu hiểu họ, luôn có kế hoạch Innovation để hoàn thiện sản phẩm hoặc tung sản phẩm mởi để đáp ứng đúng yêu cầu của Consumer.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những Innovation nhằm vào mục tiêu này ở các hãng công nghệ, đặc biệt là với thị trường smartphone. Những chiếc smartphone đời sao sẽ luôn hoàn thiện những yếu điểm của đời trước. “Kinh diển” nhất phải kể đến chiếc Galaxy NOTE 8 ra đời chính là phiên bản cải tiến mạnh mẽ của chiếc NOTE 7 sau khi Samsung nhận hàng loạt phàn nàn từ phía người dùng.


5. KHI NHẬN THẤY MỐI NGUY TỪ ĐỐI THỦ

Bên cạnh những lý do từ phía chúng ta, đôi khi Innovation còn đến từ phía đối thủ. Hãy tưởng tượng, chúng ta là P&G, chúng ta sẽ cảm thấy gì khi bỗng nhiên Unilever tung ra nước xả vải Comfort tại Việt Nam, promote cho câu chuyện “Bột giặt OMO – Nước xả Comfort”?

Đương nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thị phần và doanh thu của chúng ta lâm nguy. Tiếp theo, chúng ta sẽ phải có hành động ngay lập tức, phải tạo ra Downy ngay để giữ thị phần và tạo thế cân bằng trước đối thủ.


6. KHI CHUYỆN TÀI CHÍNH THÀNH MỐI LO

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, chuyện tiền nong lúc nào cũng quan trọng hàng đầu. Innovation hay bất kỳ hoạt động nào khác của công ty cũng đều để mang lại ROI cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề về mặt tài chính thì Innovation có thể được xem là một nước cờ để “cứu cánh” tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nói về phần bên trong, Innovation có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí khi cắt giảm thành công cho phí sản xuất mà vẫn giữ được doanh số sản phẩm, hình ảnh thương hiệu trong mắt Consumer. Nói đến phần bên ngoài, Innovation có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách tăng Value sản phẩm hay tăng doanh số bán ra.

Dù cách nào hay cách khác, mục đích cuối cùng của Innovation trong trường hợp này vẫn là để tăng lợi nhuận, “giải vây” cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn về tài chính.

Những làng nghề truyền thống ở Nhật Bản

Thị trấn Arita nổi tiếng là làng nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản, đây được xem là nơi ra đời của những món đồ gốm sứ có niên đại từ hàng trăm năm trước.

Sài Gòn Vina, những làng nghề truyền thống ở Nhật Bản

Nghề sản xuất gốm ở Nhật bắt đầu từ thế kỷ 17. Trải qua nhiều lần tôi luyện, gốm sứ Arita ngày càng trở nên phát triển và nổi tiếng.

Hiện nay, gốm sứ Arita, cũng như các gốm sứ đương đại khác đều được lưu giữ ở các bảo tàng sưu tập và nơi trưng bày đồ gốm tại nhiều khu vực trên khắp Nhật Bản.

Washi được biết đến là làng nghề truyền thống ở Nhật Bản nổi tiếng với cách làm giấy hoàn toàn thủ công, cùng những kỹ thuật tỉ mỉ trong từng giai đoạn.

Nghệ thuật làm giấy du nhập vào Nhật Bản từ những năm 610. Đến năm 800, kỹ thuật làm giấy đã được người Nhật cải tiến và phát triển mạnh mẽ trở thành một sản phẩm thuần Nhật.

Giấy Washi, hay còn gọi là Wagami, được làm từ vỏ cây gampi, hoặc làm từ tre, cây gai dầu, gạo, và lúa mì. Ngay cả trong thời kì hiện đại, người Nhật vẫn làm giấy Washi bằng phương pháp thủ công với các kỹ thuật được truyền lại hơn 1 ngàn năm.

Bashou – fu là loại vải dệt thủ công được sản xuất tại Kijōka. Loại vải này được làm từ nguyên liệu chính là lá itobasho.

Việc làm ra những sợi vải tinh tế đều được thực hiện duy nhất tại địa phương, từ việc thu hoạch, kéo sợi, nhuộm cho đến dệt vải.

Thành phố Seki, tỉnh Gifu là làng nghề truyền thống ở Nhật Bản nổi tiếng với nghề rèn kiếm và dao.

Làng nghề truyền thống này có niên đại từ thời Kamakura, được bắt đầu bởi các kiếm sĩ samurai và lưu truyền theo thời gian cho đến tận bây giờ.

Seki còn là nơi lưu giữ, bảo quản những thanh kiếm cổ có lịch sử lâu đời tại khu bảo tàng nghề rèn truyền thống Seki.

Kumanofude là loại bút lông được làm ở thị trấn Kumano, Hiroshima. Đây được xem là một làng nghề truyền thống ở Nhật Bản với kỹ thuật làm bút lông lâu đời được truyền lại từ thời Edo.

Hiện nay, các hiện vật của làng nghề này đều được lưu giữ tại bảo tàng Fude – no – sato Kobo, đến đây bạn có chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống, phảng phất hình ảnh của Nhật Bản cổ xưa.