Với tổng GDP gần 4.800 tỷ USD (năm 2005); GDP bình quân đầu người 31.500 USD, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là nền kinh tế lớn thứ hai trong số 21 nước thành viên APEC, chỉ sau Mỹ.
Ngoài khuôn khổ APEC, Nhật Bản là nước có quan hệ “hướng tới đối tác chiến lược” với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Gia nhập APEC từ năm 1989, từng là nước chủ nhà của hội nghị này, với tiềm lực kinh tế mạnh và là nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực cũng như trên thế giới, Nhật Bản đã trở thành một thành viên quan trọng của khối APEC.
Riêng với Việt Nam, quan hệ hai nước đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Nhân Tuần lễ cấp cao APEC 2006, Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản Shizo Abe sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ “hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á”, giữa hai nước.
Những thành tựu kinh tế đáng nể
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, trong khi dân số lại quá đông (hơn 127 triệu người); phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu; kinh tế bị tàn phá nặng sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Nhưng, với những chính sách kinh tế hợp lý của Chính phủ, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi nhanh trong giai đoạn 1945-1954 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1955-1973, trở thành hiện tượng kinh tế “thần kỳ” của thế giới với những kết quả đáng khâm phục.
Từ năm 1974 đến nay, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại, song Nhật Bản vẫn luôn khẳng định vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với nhiều tập đoàn công nghiệp, tài chính mạnh. Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản luôn đứng hàng đầu thế giới (hiện khoảng 900 tỷ USD), chỉ sau Trung Quốc, nên lượng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng rất lớn.
Trong những năm 1997 – 1998, kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, do các vụ bê bối trong hệ thống ngân hàng và thị trường nhà đất. Mấy năm gần đây, Chính phủ Nhật đã thực hiện 6 chương trình cải cách lớn như: cải cách cơ cấu kinh tế; giảm thâm hụt ngân sách, cải cách tài chính; sắp xếp lại cơ cấu chính phủ.
Những chương trình cải cách này đang đi vào quỹ đạo và mang lại kết quả khả quan, chấm dứt một thời gian suy thoái kinh tế kéo dài. Năm 2003, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 2,7%; năm 2004 tăng 1,45%; năm 2005 tăng 2,5% và dự kiến năm 2006 sẽ tăng trưởng ở mức 2%.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản vừa cho biết: kinh tế Nhật Bản vẫn đang tiếp tục hồi phục nhanh nhờ sự tăng trưởng khả quan trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và thu nhập. Ông Toshihiko Fukui, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết: lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đang tiếp tục tăng với mức lợi nhuận cao cho phép nhiều công ty gia tăng vốn đầu tư.
Thu nhập của người dân cũng đang tăng lên nhờ ảnh hưởng tích cực từ việc cải tiến chế độ tiền lương và các điều kiện lao động của Chính phủ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện giá cả và tăng trưởng kinh tế để đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định.
Cùng với việc tạo dựng sức mạnh kinh tế, Nhật Bản đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, vươn lên thành cường quốc chính trị.
Trang mới trong quan hệ Việt –Nhật
Những năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu sang Nhật chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, cáp điện, đồ gỗ…
Việt Nam nhập từ Nhật sắt thép, hàng cơ khí, điện máy, nguyên liệu dệt… Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại Việt-Nhật đã đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD và nhập khẩu gần 2,6 tỷ USD.
Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10 vừa qua, hai bên khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai nước cũng đã thoả thuận tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định thương mại kinh tế song phương vào tháng 1/2007.
Về du lịch, du khách Nhật Bản chiếm khoảng 10% tổng số du khách nước ngoài đến Việt Nam. Năm 2005, hơn 320 nghìn lượt khách Nhật đã đến thăm Việt Nam.Về đầu tư, Nhật Bản là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 8/2006, nước này đã có 677 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn thực hiện khoảng 4,69 tỷ USD. Trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (85%).
Riêng năm 2005, Nhật Bản đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam. Hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam.
Nhật Bản cũng là nước dành viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, với tổng vốn ODA giai đoạn 1992-2005 là gần 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam; trong đó, số viện trợ không hoàn lại Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 1,4 tỷ USD. Mặc dù từ năm 2001, Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm 10 % ngân sách ODA nhưng vẫn tăng kim ngạch ODA dành cho Việt Nam.
Năm lĩnh vực nguồn vốn ODA Nhật Bản ưu tiên đầu tư tại Việt Nam là: phát triển điện lực, xây dựng thể chế; xây dựng các công trình giao thông, công trình điện; phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục, y tế; cải tạo môi trường. Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản còn giúp Việt Nam đào tạo 18.000 tu nghiệp sinh.Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã không ngừng được tăng cường trong những năm qua. Hai bên đã xây dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp và ký kết 6 hiệp định hợp tác. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tới đây của tân Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe, hai bên sẽ tiếp tục bàn giải pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế và cụ thể hoá nội dung hợp tác trên tinh thần “Hướng tới đối tác chiến lược”, mở ra một chương mới trong quan hệ Việt-Nhật.
Trà đạo xưa nay vốn là một nét đặc sắc trong đời sống văn hóa người Nhật. Khi nhắc đến cung cách thưởng trà đó không thể không kể tên các loại trà truyền thống của Nhật. Cùng Hotelmart.vn tìm hiểu nhé!
– Trà búp Mecha
Loại trà chất lượng cao nhất trong danh sách các loại trà truyền thống của người Nhật chính là Mecha. Công đoạn chế biến trà khá công phu khi từng búp trà non được lựa chọn kĩ lưỡng. Trà búp Mecha có vị ngọt đậm tự nhiên – cuốn hút người thưởng thức.
– Trà Sencha
Sencha là loại trà xanh nổi tiếng ở xứ sở Mặt trời mọc. Lá trà được hấp ngay khi vừa hái xuống trong trạng thái vẫn còn tươi để trà không lên men ngay. Bằng cách làm này, trà Sencha giữ được hương vị thơm ngon hơn các loại trà khác. Tùy thuộc vào thời gian hấp mà độ tươi và màu trà sẽ khác nhau: Asa-mushi (hấp sơ) => Chu-mushi (hấp vừa) => Fuka-mushi (hấp sâu) => Toku-mushi (hấp lâu) => Goku-mushi (hấp 2 lần).
– Trà Bancha
Sau khi thu hoạch làm Sencha, chồi non và lá trà tiếp tục phát triển. Phần thân trên ngọn trà và những lá già là thành phẩm thu hoạch để làm Bancha. Lá trà được hái vào tháng 6 gọi là nibancha, tháng 8 – sanbancha, tháng 10 – yonbancha. So với Sencha thì vị trà Bancha chát hơn và mùi trà nhẹ hơn nên thường dùng làm thức uống nhẹ sau bữa ăn. Trà này còn có tác dụng trị hôi miệng và chống sâu răng.
– Trà xanh Ryokucha
Giống như đặc điểm nhận dạng, trà Ryokucha có màu xanh nên được gọi là trà xanh. Trà được chia thành nhiều loại dựa vào mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời và thời điểm hái lá. Trà xanh Ryokucha có vị nhẹ, không gắt. Nhiều người Nhật có thói quen kết hợp trà này cùng chanh và nhân sâm để đẩy vị trà xanh đậm hơn.
– Cặn trà Konacha
Tất cả những gì sót lại của trà xanh gồm vụn trà, búp trà, lá trà nhỏ được sử dụng để chế biến cặn trà Konacha. Vị cặn trà khá mạnh. Loại trà này thường dùng phục vụ miễn phí tại các quán ăn, đặc biệt thích hợp khi ăn kèm với sushi.
– Trà gạo rang Genmaicha
Trà Sencha trộn với gạo lứt nguyên cám rang theo tỷ lệ 1:1 tạo ra trà gạo rang Genmaicha. Chính gạo rang tạo ra hương thơm đặc trưng cho trà này. Vị trà nhạt và ít hàm lượng caffeine hơn trà Sencha nguyên chất nên thích hợp dành riêng cho người già và trẻ nhỏ thưởng thức vào buổi tối.
– Trà sao Hojicha
Trong quy trình chế biến, Hojicha được sao ở chuẩn nhiệt 200 độ C để trà có màu nâu đặc trưng và hương thơm ngào ngạt. Khi trà đạt đến độ chín tới sẽ phải làm lạnh ngay để vị trà không bị nồng quá mức. Trà sao Hojicha có mùi thơm nồng rất lâu và ai cũng có thể uống được.
– Trà cành Kukicha
Theo tiếng Nhật, Kuki có nghĩa là thân/ cành nên Kukicha là loại trà chế biến từ phần cành chồi non. Khi pha, trà phả hương thơm thoang thoảng – từ từ lan tỏa khắp nơi và có vị ngọt thanh.
– Trà cuốn Tama-ryokucha
Quy trình chế biến trà cuốn hơi đặc biệt đôi chút khi bỏ qua giai đoạn chuốt thẳng. Vì cho luôn vào lò sấy quay bằng gió nhiệt nên lá trà cuộn tròn lại – do đó mà có tên gọi trà cuốn Tama-ryokucha. Vị trà chát dịu nên khi thưởng thức – người Nhật thường nhấm nháp từng chút một.
– Trà mới Shincha
Trải qua mùa đông lạnh giá bởi băng tuyết, khi thời tiết ấm lên – những cây chè bắt đầu phát triển lại. Lúc này, phần chồi búp và hương vị trà bung tỏa mạnh mẽ hơn – nên người dân xứ sở hoa anh đào thu hoạch để làm trà mới Shincha. Người Nhật quan niệm nếu ai thưởng thức trà mới vào ngày 4 tháng 2 hàng năm (ngày thứ 88 sau ngày xuân phân) sẽ có được sức khỏe dồi dào trong năm.
– Trà bột Matcha
Khi cây chè ra khoảng 2 – 3 lá non, người trồng sẽ dùng mành hoặc vải mỏng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chồi non sau khi thu hoạch sẽ mang đi hấp rồi sấy khô. Trong quá trình sấy sẽ loại bỏ phần thân mảnh và gân lá – rồi nghiền thành trà bột Matcha. Trà bột có màu xanh bóng, độ ngọt và chát tùy thuộc vào độ sáng của bột. Matcha màu càng sáng thì càng ngọt.
Matcha hòa tan trong nước nên người dùng khi thưởng trà nhận được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong trà bột. Trà có công dụng giải tỏa mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Bột Matcha còn dùng phổ biến để làm các món ăn truyền thống của Nhật Bản.
Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên mỹ lệ và bề dày văn hóa đặc sắc từ lâu đời, xứ sở hoa anh đào còn là địa danh với các công trình kiến trúc độc đáo, là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật và trí tuệ của người Nhật. Trong chủ đề khám phá kỳ này, hãy cùng Toplist.vn tìm hiểu những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Nhất Bản chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy hứng thú với đất nước diệu kỳ này.
Tháp Tokyo Skytree
Tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thủ đô Tokyo hoa lệ và giàu có, chắc chắn rằng tháp Tokyo Skytree chính là địa danh đầu tiên mà mỗi du khách muốn thưởng thức nhất khi đến thăm thành phố tuyệt vời này. Với chiều cao lên đến 634 m, đây là ngọn tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay, một tuyệt tác kiến trúc tuyệt đẹp từ chính trí tuệ bậc thầy và tinh hoa nghệ thuật truyền thống của người Nhật. Được xây dựng từ năm 2008 – 2012, công trình kiến trúc độc đáo này có tổng kinh phí lên đến 75 tỷ Yên, với mục đích là cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình cho Tokyo đồng thời cũng là một địa danh du lịch thu hút bậc nhất hiện nay. Lấy nguồn cảm hứng từ các ngôi chùa cổ xưa theo phong cách Nhật Bản, tháp Tokyo Skytree có hình dáng giống như một chiếc bút máy, càng nhọn dần về phía đỉnh tháp, thể hiện lối thiết kế hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống.
Cấu tạo chung của ngọn tháp là khối trụ bê tông làm trung tâm, xung quanh được bao bọc bởi 2 lớp lưới thép cường lực siêu bền có dạng hình xương và đan lưới. Nếu tầng tháp thứ nhất được sử dụng với mục đích phục vụ truyền hình thì tầng tháp thứ hai có độ cao 450 m chính là điểm du lịch lý tưởng nhất khi đến tham quan Tokyo Skytree. Khi đứng trên khu vực nền được làm hoàn toàn bằng kính chịu lực trong suốt, chắc chắn mỗi du khách sẽ có cảm giác như đang bay lượn trên bầu trời trong cảm giác vừa phấn khích vừa hồi hộp. Bên cạnh đó, trong mọi tầng của tháp, du khách còn được thưởng thức vẻ đẹp hiện đại và thơ mộng của toàn cảnh Tokyo khi hoàng hôn buông xuống với tầm nhìn mở rộng đến 70 km.
Ngoài ra, tòa tháp còn là một trung tâm mua sắm và bảo tàng văn hóa nghệ thuật đa dạng được thiết kế theo phong cách thời thượng và sành điệu, đảm bảo đủ khả năng làm mê mẩn tâm hồn bất kỳ ai trong lần đầu ghé thăm tuyệt tác siêu đỉnh này. Đặc biệt, với hệ thống đèn LED của hãng Panasonic chế tạo, Tokyo Skytree còn quyến rũ tâm hồn mỗi du khách khi ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ và sống động của công trình với màu sắc thay đổi theo bốn mùa vào từng ngày khác nhau. Vâng, không thể có ngôn từ nào có thể diễn tả sự thu hút diệu kỳ đến từ tòa tháp “cổ tích” mang phong cách hiện đại này khi ngắm nhìn và tìm hiểu câu chuyện độc đáo về nó. Và không có gì ngạc nhiên khi mỗi năm Tokyo Skytree – biểu tượng công nghệ và kiến trúc đẳng cấp nhất của Nhật Bản thời hiện đại đón tiếp 20 – 30 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm.
23
Tòa thị chính Tokyo
Là tòa nhà tượng trưng cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản, tòa thị chính Tokyo tọa lạc ngay trung tâm của thủ đô cũng là một công trình kiến trúc hùng vĩ, có sức thu hút đối với các du khách khi đến nơi đây. Nhìn từ bên ngoài của tòa nhà, bạn sẽ rất ấn tượng bởi những đường nét độc đáo, hiện đại được tạo thành từ các khối kiến trúc mạnh mẽ và đầy uy lực theo phong cách đặc trưng của trường phái Gothic Châu Âu kết hợp với hình dáng của một con chip điện tử. Được xây dựng vào năm 1991 với kinh phí 157 tỷ Yên, tòa thị chính Tokyo không chỉ là nơi tập trung quyền lực của chính phủ thủ đô Nhật Bản mà còn là biểu tượng kiến trúc hùng vĩ bậc nhất, niềm tự hào của mỗi người dân ở xứ sở hoa anh đào xinh đẹp.
Trong hành trình khám phá Tokyo, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn quang cảnh của toàn thành phố với các công trình nổi tiếng khác như: Tokyo Skytree, Tokyo Tower, Shinjuku Park Tower,… tại tầng thứ 45 của tòa nhà qua các đài quan sát hiện đại và tiên tiến nhất được trang bị sẵn tại đây. Tuy là nơi làm việc của chính phủ nhưng du khách vẫn có thể tham quan một phần các văn phòng thuộc tòa nhà hầu hết các ngày trong năm với quy định vào cửa miễn phí. Với vẻ đẹp hùng vĩ của một tuyệt tác siêu hiện đại, tòa thị chính Tokyo hứa hẹn mang đến cảm nhận đầy lý thú và cái nhìn đa chiều về cuộc sống thường ngày của đất nước Phù Tang khi đến tham quan nơi này.
31
Chi nhánh thứ 4 ngân hàng Sugamo Shinkin
Với tiêu chí “Niềm vinh dự của chúng tôi đến từ sự phục vụ những khách hàng hạnh phúc”, ngân hàng Sugamo Shinkin Nhật Bản ghi dấu ấn trong lòng khách hàng bởi chính phong cách thân thiện và nồng nhiệt của họ. Chính điều này cũng đã được thể hiện qua hình ảnh kiến trúc độc đáo và thú vị khi chúng ta chứng kiến chi nhánh thứ 4 của ngân hàng Sugamo Shinkin tại Nakaaoki, Nhật Bản. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp tên Emmanuelle, chắc hẳn rằng bất kỳ ai khi nhìn thấy chi nhánh này cũng khó mà liên tưởng đến nơi đây là một địa điểm cung cấp dịch vụ tài chính. Nằm ngay vị trí ngã tư thuận lợi, để thu hút ánh nhìn của mọi người, kiến trúc sư đã đột phá ý tưởng thiết kế chung của các ngân hàng hiện nay khi tạo ra một cấu trúc độc đáo từ các khối hộp vuông sống động từ gam màu sắc rực rỡ của cầu vồng.
Tổng thể bề ngoài của công trình thú vị này chính là việc bố trí các khối vuông có độ dày khác nhau với màu sắc được lặp lại theo nhịp điệu riêng, khiến tòa nhà trông như một chiếc đàn piano mang màu của bảy sắc cầu vồng.Bên cạnh đó, khu vườn trên cao được trồng ở 12 khối hộp vuông với những loài hoa cảnh sinh sôi theo bốn mùa như: cúc vạn thọ, ô liu, oải hương,… còn tạo ra sự kết nối giữa thiên nhiên an hòa với phong cách kiến trúc sống động và tinh tế. Đặc biệt, khi ánh mặt trời chiếu vào, màu sắc rực rỡ của các khối vuông như hòa quyện vào vẻ đẹp thiên nhiên từ các loài cây cảnh, tạo ra một giai điệu thư thái cho trong tâm hồn của mỗi khách hàng và những người dân sống xung quanh.
Khách sạn nhộng Nakagin
Trông giống như một chiếc du thuyền xa lạ từ một nơi xa xôi của vũ trụ đang hạ cánh xuống Trái Đất, khách sạn nhộng Nakagin là một công trình kiến trúc kỳ thú, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và nghỉ ngơi. Với tên tiếng nhật là “Kapuseru Hoteru”, mô hình khách sạn lấy ý tưởng từ cảm hứng “tòa nhà con nhộng” đã được Nhật Bản mạnh dạn đầu từ và cho ra đời công trình đầu tiên trên thế giới vào năm 1970 tại Shibasin thuộc thủ đô Tokyo.
Với kiến trúc độc đáo của hệ thống buồng ngủ giống như một chiếc hộp được sắp xếp chồng chất, liên tiếp nhau, khi nhìn từ xa cả khách sạn giống như một “con nhộng thiên nhiên khổng lồ” đang “say ngủ trong lòng thành phố. Tòa nhà Nakagin có tất cả 13 tầng chứa 140 phòng ở với diện tích hơn 10 m2, và mỗi phòng chính là một khoang độc lập, có thể tháo rời khỏi tổng thể cấu trúc chung. Tuy có kích thước khá nhỏ nhưng mỗi phòng đều được trang bị tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ, tạo cảm giác ấm cúng và thoải mái cho du khách. Với giá tiền 2500 Yên (khoảng 3.500.000 đồng/đêm), bạn hoàn toàn sẽ được trải nghiệm cảm giác thú vị “ngủ trên tàu vũ trụ” khi qua đêm tại công trình con nhộng độc đáo đầu tiên trong lịch sử này.
Công viên Namba ở Osaka
Được thiết kế bởi văn phòng kiến trúc sư Jerde Partnership, công viên Namba ở Osaka được ví như “một khu rừng nhiệt đới” nằm sừng sững giữa không gian hiện đại xô bồ của thành phố, góp phần làm nên một điểm nhấn thiên nhiên nhất độc nhất vô nhị làm say lòng mỗi du khách khi đến thăm nơi này. Là một siêu tòa nhà phức hợp đa năng vừa đóng vai trò như một trung tâm thương mại và văn phòng đẳng cấp vừa là một công viên sinh thái đẹp mắt với khu vườn xanh mát thơ mộng trải dài 8 bậc xanh trên mái nhà, công viên Namba chính là một ốc đảo xanh khổng lồ giữa lòng đô thị đông đúc và náo nhiệt ở Osaka.
Tổng thể công trình có 30 tầng được sử dụng với mục đích làm văn phòng cho các công ty và các trung tâm mua sắm thời thượng được đặt liền kề nhau. Nhưng điều đã làm nên sức hút tuyệt vời của Namba Park trong lòng mỗi người chính là công viên trên mái nhà có độ cao 8 tầng lầu, tạo cảm giác như đứng trên một ngọn núi thật sự giữa lòng thành phố. Với độ dốc tự nhiên, công viên còn được thiết kế theo dạng không gian mở, được tạo thành từ các đường dốc lượn sóng giống như “hẻm núi”, tăng sự hài hòa và kết nối với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh nhưng vẫn giữ được đường đi rộng rãi và đẹp mắt. Với tổng số 300 loài thực vật và 70.000 cây xanh được trồng tại đây, công viên Namba là một tuyệt tác kiến trúc dành riêng cho người dân Osaka nhằm mục đích gắn kết cuộc sống đô thị với thiên nhiên tại đây.
Nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima
Là nơi dành riêng cho các cặp tình nhân tổ chức hôn lễ tại Bella Vista Sakaigahama resort do công ty kiến trúc NAP thiết kế, nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima ngày nay đã trở nên nổi tiếng với mọi du khách khi đến thăm nơi này bởi chính thiết kế ấn tượng và vô cùng độc đáo. Từng là công trình tuyệt đẹp nhận được Giải thưởng Leaf Awards 2015, nhà nguyện Ribbon Chapel thu hút ánh nhìn từ hai cầu thang hình xoắn ốc mềm mại uốn lượn từ chân đến đỉnh, bao quanh 360 độ tòa nhà.
Nằm trên một đồi núi có thể chiêm ngưỡng toàn diện quang cảnh bãi biển Inland của Nhật Bản, kiến trúc độc nhất vô nhị có độ cao 15,4 m này có hình dạng giống như một dải ruy băng đang khiêu vũ uyển chuyển trong không gian thơ mộng của đất trời xung quanh. Với ý nghĩa hai cuộc đời gặp nhau rồi gắn kết và hòa quyện làm một như hình ảnh hai cầu thang xoắn ốc, đây là tuyệt tác diệu kỳ mang đến lời nguyện cầu hạnh phúc đến các cặp tân nhân tổ chức hôn lễ tại đây. Có tổng cộng 80 chỗ ngồi ở trung tâm công trình dành cho người thân và khách mời của hai bên gia đình, tổ chức đám cưới tại nhà nguyện Ribbon xinh đẹp này chính là nguyện vọng của rất nhiều cặp tình nhân tại Nhật Bản hiện nay.
Ngôi nhà hình kim tử tháp ở Saijo
Với mong muốn có được một không gian sống tươi sáng từ trung tâm ngôi nhà mà vẫn đảm bảo sự riêng tư trong sinh hoạt hằng ngày, một cặp vợ chồng đã nhờ Suppose Design Office thiết kế riêng cho gia đình mình ngôi nhà hình kim tự tháp ở Saijo, Nhật Bản. Với diện tích lô đất 246 m2, ngôi nhà độc đáo này được xây dựng với không gian sống khoảng 51 m2 với tổng thể bao gồm 3 tầng chính. Trong đó, tầng đầu tiên và tầng trệt được thiết kế theo không gian mở, sử dụng các yếu tố thiên nhiên để làm điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì lô đất trước đây có sàn chịu lực âm 1 m so với mặt đất cho nên tầng trệt được xây dựng một nửa dưới lòng đất, được bao quanh bởi các ngọn đồi ở phía trước làm nhiệm vụ bảo vệ sự riêng tư của gia đình khỏi ánh nhìn của hàng xóm.
Cách mặt đất bằng một khoảng tường kính chính là tầng trên, được chế tạo theo hình dạng mái nhà hình kim tử tháp. Mỗi tầng được gắn kết với nhau bằng các khoảng thông ở trung tâm sàn nhà và tận dụng ánh sáng thiên nhiên để thắp sáng ngôi nhà từ các cửa sổ mái. Nhờ vào ý tưởng kỳ diệu của các kiến trúc sư, ngôi nhà kim tử tháp này không chỉ đáp ứng nhu cầu của gia đình mà còn trở nên nổi tiếng trong ngành du lịch và kiến trúc bởi vẻ ngoài độc nhất vô nhị này.
Tòa nhà Acros
Nằm ngay vị trí trung tâm tại thành phố Fukuoka Nhật Bản, tòa nhà Acros mang đậm phong cách của kiến trúc xanh, hòa quyện với thiên nhiên, chính là địa điểm nổi bật đầy cuốn hút trong chuyến hành trình tham quan thành phố yên bình này. Với mục tiêu tạo ra một công trình hòa hợp với các công viên xung quanh và góp phần duy trì không gian xanh cho thành phố, kiến trúc sư Emilio Ambasz và đồng nghiệp của mình đã sáng tạo nên một tuyệt tác độc đáo từ cảm hứng của các kim tự tháp kết hợp với việc phủ xanh bề ngoài của tòa nhà.
Tổng thể kiến trúc của công trình bao gồm hai phần riêng biệt là: một phần dành cho sinh hoạt văn phòng với các bức tường làm toàn bộ bằng kính, và phần còn lại (chiếm 3/4 diện tích) là một mái nghiêng rộng phủ 50.000 giống cây xanh đa dạng về chủng loại, có hình dáng như “ruộng bậc thang” cao 60 m. Đặc biệt, với tầm nhìn từ trên cao xuống, cả tòa nhà như biến mất hoàn toàn mà thay vào đó là hình ảnh “một ngọn đồi” với thảm thực vật xanh tốt giữa khu đô thị sầm uất.
Hiện nay, tòa nhà Acros kỳ thú này vẫn còn đang được sử dụng như một công trình văn phòng bình thường đồng thời cũng là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều du khách yêu thích khi đến thăm Fukuoka.
Khu tưởng niệm Hiroshima
Lâu đài Himeji, Hyogo
Lâu đài Himeji nằm ở trung tâm thành phố Himeji, cách thủ đô Tokyo 650 km về phía tây. Đây là ví dụ tiêu biểu của kiến trúc lâu đài Nhật Bản truyền thống. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1993 và là di tích lịch sử đặc biệt của Nhật. Tường của lâu đài được làm bằng gỗ và phủ một lớp thạch cao trắng để chống cháy. Do đó, Himeji còn có tên gọi là “Lâu đài Hạc Trắng”
Quần thể lâu đài bao gồm một mạng lưới gồm 83 tòa nhà như nhà kho, cổng, hành lang và tháp pháo (yagura).Trong số 83 tòa nhà này, 74 tòa nhà được chỉ định là Tài sản văn hóa quan trọng: 11 hành lang, 16 tháp pháo, 15 cổng và 32 bức tường đất.Những bức tường cao nhất trong quần thể lâu đài có chiều cao 26 m.Tham gia vào khu phức hợp lâu đài là Vườn Koko-en, một khu vườn Nhật Bản được tạo ra vào năm 1992 để kỷ niệm 100 năm của thành phố Himeji.
Lâu đài Himeji bắt đầu được xây dựng từ năm 1333 theo lệnh của lãnh chúa Norimura Akamatsu vùng Harima. Ban đầu nó chỉ là một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346, con trai Norimura là Sadanori, cho làm thêm các khu nhà ở và công trình phụ khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính đã được xây vào giữa thế kỷ XVI, khi Shigetaka Kuroda và con trai – Mototaka Kuroda nắm quyền trong vùng. Khi Kanbei Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã tới lâu đài này để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda – con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã tới lâu đài này để điều hành.
Lâu đài Hạc trắng tuyệt vời mà mọi người ngắm nhìn ngày nay đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618. Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, gia tộc Sakakibara. Cuối cùng Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc phủ) đã chấm dứt.
Trường mẫu giáo Fuji
Trường mẫu giáo Fuji do Takaharu Tezuka – một kiến trúc sư ở Tokyo thiết kế, ông nổi tiếng nhờ ý tưởng sáng tạo, những triết lý cùng cách tiếp cận tổng thể. Ông đã giành giải thưởng của Viện Kiến trúc sư Nhật Bản. Ngôi trường mẫu giáo Fuji ở Tachikawa đã được thiết kế để bao quanh cây cổ thụ đã tồn tại 50 năm tuổi mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của nó, và tận dụng rất khéo bóng mát, không khí trong lành của cây để làm nơi vui chơi, học tập cho những đứa trẻ.
Mái nhà của ngôi trường Fuji đã được các nhà thiết kế đã biến thành sân chơi khổng lồ cho trẻ. Việc học tập ngoài trời giúp học sinh hiểu rõ về thiên nhiên và mở rộng khả năng tư duy sáng tạo hơn so với chỉ ngồi trong nhà. Bao trùm lên ngôi trường là màu xanh mướt mát của cây cối. Thậm chí, trên mái nhà cũng có cây mọc
Lâu đài Matsumoto, Nagano
Matsumoto là một trong những lâu đài lịch sử quan trọng của Nhật Bản và được coi là kho báu quốc gia. Matsumoto nằm trên vùng đất bằng bên cạnh đập nước, thay vì trên đồi và có sông bao quanh như các lâu đài khác. Công trình này được xây dựng trong thời kỳ Sengoku, cuối thế kỷ 16, giai đoạn xã hội Nhật Bản biến động mạnh mẽ. Vào cuối những năm 1800, Matsumoto được bán đấu giá nhằm mục đích tái phát triển và bảo tồn.
Tổng thể lâu đài được làm bằng sức người. Những chiếc cột chống đỡ được kết luận là làm từ một dụng cụ đẽo gọt như rìu. Tại tầng 1 tầng 2 có khoảng 10 cột tròn, các tầng trên có 12 trụ cột đỡ. Nội thất gỗ cung cấp tạo nên nét khác biệt. Cầu thang được sử dụng bên trong lâu đài bằng gỗ và có độ dốc, có các kẽ hở để thả đá mỗi khi có kẻ lạ xâm lược. Khu vực dành riêng cho những xạ thủ bắn cung, ngày nay nó trở thành tâm điểm thu hút ngắm nhìn quang cảnh lâu đài. Tầng thứ 2 của lâu đài chính có bảo tàng súng, Teppo Gura, với một bộ sưu tập súng, áo giáp và vũ khí khác. Bộ sưu tập đó của một cá nhân có tên là Akahane Michishige cùng với vợ ông là Kayoko, sưu tầm trong khoảng 30 năm. Các bộ sưu tập đã được tặng cho thành phố vào năm 1991.
Đặc điểm nổi bật nhất của Matsumoto là sự kết hợp giữa hai màu đen trắng rất rõ rệt. Các lâu đài khác thường được bao phủ bởi màu trắng tuy nhiên Matsumoto lại có sự tương phản giữa hai tone màu này. Bao quanh lâu đài là đập nước. Để vào được lâu đài, bạn phải đi qua một chiếc cầu tương đối dài, sơn màu đỏ, bắc qua con đập. Từ đây có thể nhìn xuống đập và tổng quan về lâu đài Matsumoto. Xung quanh khu vực lâu đài có những con đường ngắm cảnh con đập luôn tràn ngập nước xung quanh. Mùa xuân những hàng cây hoa anh đào nở rộ báo hiệu một năm mới bắt đầu. Những hàng cây xanh mướt bốn mùa, tô điểm thêm cho lâu đài những màu sắc tươi mới. Các lối đi luôn rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và cung cấp cho khách du lịch tầm ngắm tốt nhất.
Lâu đài Osaka, Osaka
Giống như nhiều lâu đài truyền thống của Nhật Bản, Osaka có móng bằng đá, cao 8 tầng và có hào bao quanh. Lâu đài được xây dựng trên nền của một ngôi đền và cung điện hoàng gia cũ. Năm 1660, sét đánh vào kho thuốc súng gây ra một vụ nổ lớn, làm hư hỏng công trình này. Đến cuối thế kỷ 19, lâu đài được trùng tu, sửa chữa. Lâu đài Osaka (Osaka Castle) không chỉ là biểu tượng của thành phố Osaka mà còn là niềm tự hào về tinh hoa kiến trúc và văn hóa của người Nhật. Lâu đài Osaka được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 16 để làm nơi cư ngụ của Toyotomi Hideyoshi – vị lãnh chúa đã thống nhất Nhật Bản thời bấy giờ.
Từ lúc khởi công đến khi hoàn thành mất hơn 16 năm, mái ngói của 8 tầng lầu được thiết kế theo phong cách truyền thống Nhật Bản và tất cả đều được mạ vàng ròng. Lâu đài Osaka được bao bọc bởi công viên cùng tên Osaka với diện tích khoảng 60.000 mét vuông, ngập tràn trong sắc anh đào mỗi độ xuân về.
Lâu đài Osaka được bao bọc bởi công viên cùng tên Osaka với diện tích khoảng 60,000 mét vuông, ngập tràn trong sắc anh đào mỗi độ xuân về. Đây là một trong những địa điểm đẹp nhất để ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản. Vào mùa hè, dòng sông Okawa ở phía Tây Bắc của lâu đài trở thành sân khấu chính cho lễ hội Tenjin-matsuri, một trong ba lễ hội lớn nhất của Nhật Bản. Lễ hội này được tổ chức hoành tráng với hơn 100 đội thuyền đi dọc dòng sông cùng với những màn pháo hoa rực rỡ.
Khu tưởng niệm Hiroshima
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với cái tên Vòm bom nguyên tử là Di sản thế giới ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Được thừa nhận năm 1996, khu tưởng niệm này là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Để tồn tại đến ngày hôm nay và tiếp tục phục vụ khách tham quan, công trình này đã trải qua 3 lần bảo tồn năm 1967, 1989-1990 và 2002-2003. Quá trình bảo tồn, các kỹ sư sử dụng thép và nhựa tổng hợp để gia cố để cấu trúc mái vòm của tòa nhà.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.
Đền Itsukushima
Đền thờ Itsukushima-jinja là một quần thể gồm nhiều ngôi đền hợp lại được xây dựng vào thế kỷ 12 bởi Taira no Kiyomori – một người rất có quyền thế thời bấy giờ. Nơi đây được biết đến với kiến trúc rất đẹp và phần khung cơ bản được tạo theo phong cách Shinden-zukuri (kiến trúc thường được sử dụng khi xây dựng nơi cư ngụ cho giới quý tộc) của thời Heian (794–1185), có cách bố trí vô cùng sáng tạo và mạo hiểm khi dựng trên mặt biển. Vào thời điểm thủy triều lên cao có thể thấy ngôi đền màu đỏ với dãy hành lang nối dài như nổi trên mặt biển.
Ngôi đến này được xây dựng dựa theo ý tưởng của Taira no Kiyomori, tự hào sở hữu cảnh sắc đẹp hiếm có, phối hợp hài hòa với các dãy núi phía sau cùng mặt biển Setouchi. Quần thể đền thờ Itsukushima-jinja thờ các vị thần tự nhiên như thần núi, nó cũng tuân theo kiến trúc thông thường của các ngôi đền là đặt nơi bái thần “Yohaijo” ở chân núi. Quang cảnh của quần thể kiến trúc đền Itsukushima-jinja hòa quyện, hợp nhất cùng thiên nhiên và môi trường xung quanh, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ có một không hai của Nhật Bản nên nó là tài sản quan trọng về văn hóa tinh thần của người Nhật.
Từ Miyajimaguchi đi phà đến bến phà Miyajima, bạn sẽ đặt chân đến chân núi nổi tiếng, được xem là biểu tượng của đảo Miyajima. Có con đường đi bộ dẫn đến đền Itsukushima-jinja. Hai bên đường tập trung nhiều quán bán đồ thổ sản nên du khách có thể tha hồ khám phá. Ở đây nổi tiếng với bánh bao Momiji-manju và muôi múc Shamoji.
Bạn cảm nhận như thế nào khi khám phá vẻ đẹp thú vị của những công trình kiến trúc này? Với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng của người Nhật, tôi tin chắc rằng chúng ta rồi sẽ được chứng kiến càng nhiều tuyệt tác độc đáo nữa. Hãy cho ý kiến của bạn bên dưới bài viết nhé.
Nếu như bạn đã bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào Nhật Bản vào mùa xuân thì đừng vội tiếc nuối. Hãy lên ngay cho mình kế hoạch du lịch Nhật Bản mùa hè kế tiếp. Bởi đây cũng được xem là thời điểm vàng để bạn có thể tận hưởng những điều tuyệt vời và thú vị không kém gì các mùa khác trong năm. Không chỉ là cảnh sắc khoe màu, thiên nhiên tỏa sáng mà mùa hạ cũng là lúc có nhiều sự kiện nổi bật và vô số hoạt động du lịch khác. Nào! Hãy cùng đặt vé máy bay đi Nhật Bản mùa hè và trải nghiệm hết những điều tuyệt vời dưới đây để thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn nhất nhé!
Những trải nghiệm mùa hè cực chất ở Nhật Bản mà bạn không nên bỏ qua
1. Chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ
Mùa hè được xem là thời điểm vàng cho hoạt động chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ. Đây chính là ngọn núi cực đẹp và cũng là biểu tượng cho đất nước Nhật Bản. Hằng năm, núi Phú Sĩ sẽ mở cửa trong vòng 2 tháng, đó là tháng 7 và tháng 8. Với 4 cổng chính để bạn có thể chính phục đỉnh núi này bằng ô tô, tàu hỏa, đi bộ,… Mùa hạ, thời tiết sẽ dễ chịu hơn, không có mưa, vì thế bạn nên chọn hình thức đi bộ để tận hưởng những điều tuyệt vời nhất.
Chinh phục núi Phú Sĩ chính là trải nghiệm tuyệt vời tại Nhật Bản vào mùa hè
Từ chân núi đến đỉnh núi được chia thành 10 tầng, tương ứng với 10 trạm dừng chân. Với những du khách ưa thích leo núi bộ chắc chắn sẽ thích thú với cảm giác đừng từ trên cao nhìn ngắm quang cảnh xung quanh từ các tầng khác nhau. Càng lên cao, nhiệt độ sẽ càng thấp, vì thế bạn cần mặc quần áo đủ ấm, dù là mùa hạ. Đỉnh núi này chính là nơi lý tưởng để bạn có thể quan sát được thiên nhiên vạn vật bao gồm cả hồ nước, núi rừng và khu dân cư sinh sống.
2. Tận hưởng một kỳ nghỉ mùa hè tuyệt vời tại các bãi biển
Với thời tiết nắng nóng của mùa hè thì hoạt động tắm biển được xem là “hot” nhất. Tại Nhật Bản có khá nhiều bãi biển nổi tiếng để bạn có thể trải nghiệm được những điều tuyệt vời nhất như: bãi biển Jodogahama, bãi biển Isshiki, bãi biển Shirosaki,… tại những bãi biển này dịch vụ du lịch cực kỳ phát triển. Bạn không chỉ được tham gia các hoạt động vui chơi, thư giãn trên bãi biển mà còn có thể chọn nghỉ dưỡng và thưởng thức món ăn hải sản hảo hạng nhất.
Tận hưởng một kỳ nghỉ hè tại những bãi biển trong mát ở Nhật Bản
Mùa hè là thời gian cao điểm cho hoạt động du lịch biển. Bạn sẽ được trải nghiệm vô số hình thức thể thao thư giãn như lướt ván, ngâm mình trong cát, tắm biển, đạp xe,… Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghỉ dưỡng tại những khách sạn ven biển vào mùa này thì nên chọn đặt phòng từ trước nhé!
3. Hòa mình vào sự kiện bắn pháo hoa đình đám ở Nhật Bản
Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 hằng năm, Nhật Bản sẽ tổ chức sự kiện bắn pháo hoa, thu hút khá nhiều du khách thập phương đến để trải nghiệm. Năm nay, sự kiện này sẽ được tổ chức tại thủ đô Tokyo, tất cả những nơi có cầu, sông, hồ,… không gian thoáng đãng sẽ được bắn pháo hoa. Sự kiện này mang ý nghĩa cho sự hòa bình và hạnh phúc của người Nhật Bản.
Chiêm ngưỡng những màn bắn pháo hoa độc đáo ở Nhật Bản
Để có thể thưởng lãm trọn vẹn những màn biểu diễn pháo hoa tuyệt đẹp thì bạn có thể chọn cắm trại qua đêm ở nơi có không gian thoáng đãng. Ngoài ngắm pháo hoa, chụp hình thì bạn còn có cơ hội để thưởng thức những món ăn truyền thống mùa hè ngay tại không gian ngoài trời, mua đồ lưu niệm, đặc sản để làm quà ngay tại khu vực bắn pháo hoa.
4. Chiêm ngưỡng sắc hoa mùa hè tuyệt đẹp
Nếu như mùa xuân Nhật Bản nổi bật với sắc hoa anh đào thì mùa hạ lại rực rỡ với hàng chục loài hoa khác. Lấp lánh dưới ánh nắng vàng đó chính là hương sắc rực rỡ của hoa oải hương, hoa hướng dương, hoa tulip, hoa hồng,… Muôn ngàn sắc thắm nở rộ như một bức thảm ngày hè tuyệt đẹp.
Chiêm ngưỡng ngàn sắc hoa tuyệt đẹp ở Nhật Bản mùa hè
Bạn có thể ghé đến những cánh đồng hoa ở các công viên lớn như Hitachi Kaihin, công viên Ashikaga, quanh chân núi Phú Sĩ, ven con sông và cả con đường nông thôn. Đây chắc chắn sẽ là một “phim trường” ấn tượng cho bạn tha hồ mà chụp ảnh so deep.
5. Giải nhiệt mùa hè tại các vườn bia nổi tiếng ở Nhật Bản
Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn khi trong mùa hè oi ả bạn được dừng chân tại các vườn bia Nhật Bản để thưởng thức những cốc bia mát lạnh. Nơi đây nổi tiếng với vài chục vườn bia được bố trí ở các không gian mở thoáng đãng và ấn tượng. Bạn có thể thưởng thức bia cùng gia đình, bạn bè của mình với số lượng đông.
Thưởng thức hương vị bia mát lạnh từ những vườn bia nổi tiếng ở Nhật Bản
Một vài nơi mà bạn có thể ghé đến để tận hưởng như: vườn bia Shibuya, vườn bia Harajuku, vườn bia Roppongi, vườn bia Highball Garden & Rooftop Jingisukan,… Đây chính là những vườn bia cực kỳ nổi tiếng và thu hút nhiều du khách vào những ngày hè oi ả.
6. Hòa mình vào không khí của lễ hội âm nhạc mùa hè lớn nhất thế giới
Mùa hè ở Nhật Bản thường có những sự kiện âm nhạc đình đám mang tầm quốc tế. Trong đó phải kể đến 2 sự kiện chính đó là Rock Fuji và Summer Sonic. Những sự kiện này thu hút hàng triệu tín đồ yêu âm nhạc trên thế giới đến thưởng thức vào mỗi năm. Đây chính là những sự kiện miễn phí, bạn sẽ được xem những màn biểu diễn âm nhạc đình đám nhất thế giới, tại không gian ngoài trời cực kỳ náo nhiệt và hấp dẫn.
Hòa mình vào không khí của lễ hội âm nhạc mùa hè lớn nhất thế giới tại Nhật Bản
Ngoài ra, bạn sẽ còn có cơ hội để tham gia vào những lễ hội múa như Awa Odori Matsuri, lễ hội Bon Odori, lễ hội âm nhạc Kangensai, lễ hội múa Hanagasa Matsur,…. Không chỉ thu hút du khách bởi không khí sôi động và còn là dịp để bạn có thể tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Nhật Bản.
7. Xem một trận đấu Sumo cực hấp dẫn
Mùa hè cũng là lúc Nhật Bản có lịch thi đấu Sumo nhiều nhất trong năm. Đây là một trong những bộ môn thể thao truyền thống mang tính biểu tượng của Nhật Bản. Bạn sẽ được xem những võ sĩ Sumo đấu với nhau trên một sân đấu cực gây cấn, hòa mình vào không khí sôi động của người cổ vũ. Tại Nhật bản còn có hẳn một bảo tàng Sumo tọa lạc tại sân vận động Ryogoku Kokugikan. Đồng thời đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các trận đấu lớn của Nhật Bản.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của một trận đấu Sumo ở Nhật Bản
8. Ghé thăm các ngôi làng cổ và chụp hình trong trang phục truyền thống
Một trong những trải nghiệm mang đậm dấu ấn của Nhật Bản đó chính là bạn nên chọn dừng chân tại các ngôi làng cổ. Tại đó bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu về các nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nhật Bản, thưởng thức các món ăn dân dã và đặc biệt nhất đó chính là được check-in sống ảo trong trang phục truyền thống của người Nhật Bản.
Ghé thăm các ngôi làng cổ nổi tiếng ở Nhật Bản
Một số ngôi làng cổ mà bạn có thể chọn dừng chân trải nghiệm như: làng cổ Shirakawa, làng cổ Ogimachi, làng cổ Suganuma,… Đây chính là những nơi mang đậm dấu ấn truyền thống, lịch sử của người Nhật Bản. Cho đến nay, những ngôi làng này vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính, lối kiến trúc độc đáo và không ít nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
9. Mua sắm cực thích tại các khu thương mại nổi tiếng ở Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua cơ hội để mua sắm và giải trí tại các trung tâm thương mại nổi tiếng. Nhật Bản cũng được mệnh danh là thiên đường mua sắm với nhiều địa điểm cực hút khách. Một số điểm mua sắm mà bạn có thể ghé đến như: Asakusa Tokyo, Shibuya, Ikebukuro, Shinjuku,… Đây chính là những nơi mua sắm đồng thời tích hợp cả giải trí vô cùng hấp dẫn. Chính vì thế mà bạn có thể chọn đây là nơi vui chơi và mua sắm cùng gia đình, bạn bè của mình tại Nhật Bản vào mùa hè.
Mua sắm cực thích tại các khu thương mại nổi tiếng ở Nhật Bản
10. Đón xem một buổi trình diễn nghệ thuật Kabuki vào mùa hè
Kabuki chính là một trong 3 loại hình nghệ thuật sân khấu cực kỳ nổi tiếng ở Nhật Bản. Ra đời vào đầu thế kỷ 17 dưới hình thức biểu diễn tạp kỹ, sau đó trở thành một trong những hình thức kịch truyền thống của người Nhật Bản. Hiện nay có khá nhiều sân khấu lớn ở Nhật Bản tổ chức những buổi biểu diễn Kabuki vào mùa hè. Đây cũng được xem là một trong những trải nghiệm thú vị tại Nhật Bản mà bạn không nên bỏ qua.
Đón xem một buổi trình diễn nghệ thuật Kabuki vào mùa hè cực hấp dẫn
11. Thưởng thức những món ăn ngon ngày hè ở Nhật Bản
Ẩm thực ngày hè chính là một trong những điều tuyệt vời được du khách lựa chọn khá nhiều trong chuyến du lịch Nhật Bản của mình. Mỗi mùa ở Nhật Bản sẽ có những hương vị ẩm thực riêng biệt. Mùa hè thì hầu hết những thức ăn mát lạnh sẽ là ứng cử viên sáng giá giúp giải nhiệt cực thích. Bên cạnh các món kem, nước ép trái cây thì bạn cũng có thể chọn thưởng thức các món mỳ lạnh cực kỳ hấp dẫn như: mỳ somen, mỳ Makguksu, mỳ lạnh Naengmyeo,…
Thưởng thức những món ăn ngày hè cực hấp dẫn ở Nhật Bản
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thưởng thức những món ăn hảo hạng khác như: gà nướng yaki-tori, mì xào yaki-soba, bạch tuộc nướng tako-yaki, bánh xèo okonomi-yaki, và mực nướng ika-yaki,… Đây sẽ là những món ăn cho bạn một ngày hè cực kỳ ấn tượng tại Nhật Bản đấy.
Nhật Bản là quốc gia sở hữu nhiều công viên giải trí đẳng cấp thế giới. Mỗi công viên mang đến nhiều chủ đề độc đáo để bạn lựa chọn. Cho dù bạn là người thích cảm giác mạnh hay trải nghiệm lịch sử thì vẫn có đủ loại công viên phù hợp với nhu cầu của bạn. Vì thế, khi du lịch Nhật Bản đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và chơi đùa thỏa thích tại công viên giải trí ở Nhật Bản.
Công viên giải trí vui nhộn ở Nhật (Nguồn: Shutterstock)
1. Tokyo Disneyland
Tokyo Disneyland đứng thứ 3 trong số các công viên giải trí được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Công viên giải trí ở Nhật Bản này đã đón hơn 170 triệu người kể từ khi mở cửa vào năm 1983. Tokyo Disneyland cũng là khu nghỉ dưỡng Disney đầu tiên được xây dựng bên ngoài nước Mỹ. Với 7 khu vực chủ đề khác nhau, mỗi khu vực có các điểm tham quan, quán cà phê, cửa hàng và chương trình biểu diễn riêng cho bạn cơ hội vui chơi và chiêm ngưỡng cả ngày.
Công viên nổi tiếng đón chào nhiều du khách nước ngoài ghé thăm (Nguồn: Flickr)
Một số điểm tham quan tương tự như các công viên Disney của Mỹ như Splash Mountain, Big Thunder Mountain và Haunted Mansion. Nhưng vẫn mang những điểm độc đáo chỉ có ở Nhật Bản như Pooh’s Hunny Hunt, các buổi diễu hành theo mùa và đồ ăn theo chủ đề đặc biệt. Hãy chọn thời gian hợp lý hoặc đi sớm vì công viên đông đúc quanh năm.
2. Tokyo DisneySea
Tokyo DisneySea – công viên giải trí ở Nhật Bản độc đáo chỉ có tại xứ sở Phù Tang. Mở cửa lần đầu tiên vào năm 2001 và đặt cạnh Disneyland huyền thoại. Công viên này cũng có 7 khu vực công viên nước lấy cảm hứng từ những câu chuyện về đại dương.
DisneySea vào buổi tối lãng mạn (Nguồn: Flickr)
Ý tưởng của công viên giải trí này thu hút nhiều cặp đôi và người lớn yêu thích hơn là Disneyland chuyên dành cho thanh thiếu niên. Nơi này phục vụ các món ăn theo chủ đề dưới ánh sáng lãng mạn vào buổi tối. Tokyo DisneySea là nơi hoàn hảo trong chuyến du lịch Nhật Bản dành cho cặp đôi, gia đình.
3. Universal Studios Japan
Đối thủ của Disney là Universal Studios Japan – một trong bốn công viên giải trí Universal Studios nổi tiếng trên thế giới! Tọa lạc tại thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản là Osaka, Universal Studios đã mở cửa vào năm 2001, giới thiệu các điểm tham quan khác nhau theo chủ đề từ những bộ phim cực kỳ nổi tiếng.
Biểu tượng quen thuộc tại Universal (Nguồn: Shutterstock)
Harry Potter là một trong những bộ phim kinh điển được Universal Studios Japan lấy ý tưởng để triển khai! Đũa phép, bánh quy, bia bơ, cưỡi chổi và phô trương chiếc áo choàng từ 4 nhà của trường Hogwart và đi dạo trên các con phố của Dragon Alley.
Công viên giải trí ở Nhật Bản này cực kỳ nổi tiếng với nhân vật Minions, One Piece và Dragon Ball… Đừng lo lắng nếu bạn hâm mộ những bộ phim điện ảnh tuyệt vời như công viên kỷ Jura, Godzilla thì vẫn có vô số trò chơi dành cho bạn đấy!
4. Fuji Q Highland
Nằm trong danh sách địa điểm du lịch Tokyo nhất định phải đến, Fuji Q Highland mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ. Tàu lượn siêu tốc phá kỷ lục thế giới với độ dài và độ dốc đáng ngưỡng mộ.
Đặc biệt hơn nữa, Fuji Q có vị trí khá đẹp, nằm dưới chân ngọn núi Phú Sĩ. Ngồi từ công viên giải trí ở Nhật Bản này bạn có thể ngắm cảnh Fuji vào ngày trời thoáng đãng. Ngoài ra, bạn có thể dành một ít thời gian đến thăm ngũ hồ Phú Sĩ.
Tàu lượn siêu tốc cực đỉnh tại Fuji Q (Nguồn: Shutterstock)
Mặc dù không có nhiều trò chơi như Disneyland hay Universal Studios nhưng tàu lượn siêu tốc của Fuji Q, các trò chơi kinh dị khác và ngôi nhà ma ám lại mang màu sắc thú vị riêng! Bạn có thể la hét thoải mái khi bước vào Dondonpa, Eejanaika, Fujiyama và Takabisha và The Scary Labyrinth of Fear – ngôi nhà ma ám dài nhất và đáng sợ nhất thế giới; hay thưởng thức khung cảnh yên bình khi xoay người trên ghế của tàu lượn!
5. Legoland Japan
Được khai trương vào năm 2017 và tọa lạc tại thành phố Nagoya, Legoland Japan là công viên giải trí theo chủ đề Lego đầu tiên của Nhật Bản. Bao gồm 7 khu vực khác nhau theo chủ đề trong thế giới Lego khác nhau, bạn sẽ ngạc nhiên trước công viên giải trí ở Nhật Bản với sự đồng bộ như lạc vào mê cung của Lego!
Du khách đang tham quan công viên Lego (Nguồn: Flickr)
Ngoài ra tại đây còn có Miniland – một thị trấn thu nhỏ được làm bằng 10 triệu khối Lego để trưng bày một số địa danh mang tính biểu tượng nhất ở Nhật Bản bao gồm ga Tokyo, đền Kiyomizu và lâu đài Osaka. Ngoài ra, du lịch Nhật Bản đến đây bạn cũng có thể tham quan nhà máy tái hiện quá trình sản xuất các khối Lego này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ tại Legoland Japan!
6. Nagashima Spa Land
Nằm bên ngoài thành phố Nagoya và Kuwana, Nagashima Spa Land là công viên giải trí ở Nhật Bản mà bạn nên đến một lần. Kết hợp giữa công viên giải trí và nghỉ dưỡng, thoải mái tận hưởng những liệu trình spa ngay tại Nagashima Resort. Toàn bộ khu vực này là một điểm đến tuyệt vời và hầu như vẫn chưa được biết đến bởi đa số khách du lịch nước ngoài.
Buổi đêm tại Nagashima Spa Land (Nguồn: Flickr)
Với 4 khu vực chính nằm trên khu đất spa và công viên giải trí, công viên nước, trung tâm thương mại, bảo tàng, một công viên giải trí khác dành riêng cho bộ phim hoạt hình thời thơ ấu Anpanman và một công viên hoa. Nagashima Spa Land có đầy đủ tất cả mọi thứ cho một chuyến đi trong ngày.
Hơn thế nữa, toàn bộ nơi này sẽ biến thành Đảo Zombie Nagashima vào tháng 10, nơi bạn có thể khiêu vũ với các thây ma trong bữa tiệc khiêu vũ cả ngày lẫn đêm!
7. Hakkeijima Sea Paradise
Hakkeijima Sea Paradise được tìm thấy tại Yokohama – thành phố cảng hướng ra biển và cũng là một trong những thành phố nổi tiếng được nhiều du khách nước ngoài ghé thăm khi đến Nhật. Được trang bị đầy đủ tiện nghi tương tự như tất cả công viên giải trí ở Nhật Bản. Ngoài ra, còn có khu vực thủy cung kết hợp với du khách chơi đùa với các loài động vật biển, còn gì thích hơn ở công viên được thiết kế độc đáo này?
Gia đình dành thời gian bên nhau tại công viên (Nguồn: Shutterstock)
Từ bảo tàng, chương trình biểu diễn dưới nước, tàu lượn cảm giác mạnh và các trò chơi dưới nước mạo hiểm, công viên giải trí ở Nhật Bản này có tất cả mọi thứ bạn cần! Đối với những người nghiện cảm giác mạnh, đừng bỏ qua Blue Fall nhé! Đây là chuyến đi kinh dị rơi tự do từ độ cao 107 mét – mức rơi cao nhất ở Nhật Bản!
Tham quan các cảnh đẹp ở Nhật không thể thiếu trải nghiệm vui chơi tại các công viên nổi tiếng ở Nhật. Bạn sẽ cảm nhận được sức hút mãnh liệt từ những trò chơi thú vị, những món ăn ngon và nhiều màn trình diễn bất ngờ.
Không chỉ tiếp xúc với người Nhật, đọc văn hoá của họ mỗi ngày trên báo chí. Đất nước này sẽ khiến bạn học hỏi được nhiều điều.
Bên cạnh kiến thức khoa học hay truyền thống văn hoá bất di bất dịch. Thì ngoài ra, chúng ta còn học hỏi được ở nước Nhật qua những bài học cuộc sống giản đơn mỗi ngày.
Cùng Japo “chiêm nghiệm” lại những điều đó trong một vài ý kiến dưới đây.
Chắc chắn nó sẽ dạy bạn suy nghĩ tích cực hơn.
Lối sống lành mạnh
Chắc bạn sẽ không ngạc nhiên khi những người già ở Nhật vẫn làm việc hăng say vào tuổi “xế chiều”.
Họ vẫn di chuyển một cách linh hoạt, tham gia những câu lạc bộ và thể dục đều đặn mỗi ngày. Thậm chí, việc nhường ghế trên xe buýt đôi khi sẽ làm họ phật ý nữa đấy.
Nếu một số quốc gia trên thế giới, nhiều người chết khi 70, 60, 50 hoặc thậm chí 40 tuổi đã có vấn đề về sức khoẻ.
Nhưng với Nhật Bản, 60 tuổi vẫn được coi là trẻ, chưa bị xếp vào “thế hệ bỏ đi”. Mọi thứ không phải hiển nhiên mà có.
Vì vậy, bạn nhớ học cách giữ gìn lối sống lành mạnh từ họ. Bắt đầu bằng chế độ ăn uống, suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống và đặc biệt là yêu bản thân mỗi ngày.
Làm việc chăm chỉ
Bạn từng biết rằng, người Nhật làm việc vô cùng chăm chỉ, nếu không muốn dùng đến hai chữ “điên cuồng”.
Khi bạn tiếp xúc với họ nhiều trong công việc, chắc chắn bạn sẽ bị thói quen này chi phối.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và chịu khó. Chắc chắn rằng, mọi khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết được.
Nhiều người cho rằng, người Nhật luôn giải quyết công việc một cách dễ dàng. Tất nhiên rồi, bởi đó là hệ quả của một quá trình tạo dựng bởi kiên trì, chăm chỉ và chính xác.
Học hỏi người Nhật ở điểm này để thấy cuộc sống không có gì là trở ngại nhé.
Bạn biết đấy, câu “cửa miệng” của người Nhật là “xin lỗi”, “cảm ơn”. Họ xin lỗi, cảm ơn ở mọi trường hợp và bất cứ lúc nào. Kể cả khi giúp đỡ người khác.
Đó là nét văn hoá trong cách cư xử. Người Nhật khiêm tốn, kể cả khi họ dư giả nhất.
Những nhà có điều kiện vẫn sống một cuộc sống bình thường, không khoe khoang, không cạnh tranh và không tỏ ra tự cao khi làm được một điều gì đó.
Một ví dụ điển hình là hầu như thanh niên trẻ ở một số nước thích di chuyển bằng ô tô khi có điều kiện. Nhưng với Nhật, hầu như mọi người thích đi xe đạp và xe điện hơn.
Khiếm tốn tất nhiên là thiên cốt của con người, nhưng khiêm tốn cũng có sự “lây lan” đấy. Nếu tiếp xúc với người Nhật nhiều, lẽ nào bạn không học được ít nhất một chút kiệm lời từ họ.
Thật dễ dàng để nhận ra những điều giản dị ấy ở bất cứ đâu trên xứ sở này. Từ những người bán hàng trên phố đến những hành khách di chuyển trên các phương tiện công cộng.
Với những ai nhạy cảm và lịch sự, thật lòng, muốn phá vỡ “quy tắc” trên cũng thấy ngại ngùng.
TTO – Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 15-6 thông báo Nhật sẽ tặng Việt Nam 1 triệu liều vắc xin COVID-19 vào ngày 16-6.
“Chúng tôi đưa ra quyết định trên sau khi cân nhắc toàn diện tình hình lây nhiễm tại đó (Việt Nam), tình trạng thiếu hụt vắc xin và mối quan hệ với Nhật Bản”, ông Motegi nói.
Theo Nikkei Asia, Tokyo sẽ tặng vắc xin của hãng dược AstraZeneca (Anh) được cấp phép sản xuất tại Nhật Bản theo lời đề nghị từ phía Việt Nam.
Trước đó, Nhật Bản đã tặng Đài Loan 1,24 triệu liều vắc xin hồi đầu tháng này.
Nhật Bản đã tích trữ đủ vắc xin AstraZeneca cho 60 triệu dân của họ và đã phê duyệt sử dụng loại vắc xin này hồi tháng 5.
Theo tờ Nikkei Asia, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi thông báo Nhật cũng sẽ tặng vắc xin COVID-19 cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong tháng 7 năm nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (phải) tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio ngày 15-6 – Ảnh: VGP
Trong khi đó, theo báo điện tử Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio tại trụ sở Chính phủ vào ngày 15-6.
×
Tại cuộc gặp, đại sứ Nhật Bản đã chuyển thông điệp của Thủ tướng Suga Yoshihide tới Thủ tướng Phạm Minh Chính về quyết định hỗ trợ Việt Nam 1 triệu liều vắc xin COVID-19 trên.
“Chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp 1 triệu liều vắc xin cho Việt Nam là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Nhật Bản mong muốn liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Việt Nam để cùng vượt qua đại dịch COVID-19”, báo điện tử Chính Phủ cho biết.
Ngoài ra, Đại sứ Yamada cũng cho biết các hiệp hội và 36 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã quyên góp 39,2 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 của Việt Nam và sẽ tiếp tục đóng góp thêm.
Đáp lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Suga, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về quyết định dành tặng Việt Nam 1 triệu liều vắc xin để phòng chống đại dịch COVID-19, cũng như nỗ lực khẩn trương tổ chức để đưa về Việt Nam trong ngày 16-6.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố đây là món quà quý, kịp thời, là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau khi khó khăn, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của các hiệp hội và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam phòng chống đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan của Nhật Bản tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch COVID-19, cũng như hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin cho Việt Nam.
Ở đây, chúng ta sẽ nói về hai trong số những câu hỏi thường gặp về rượu Sake là: Rượu Sake tồn tại bao lâu? và Cách bảo quản rượu sake?
1. Rượu Sake không có hạn sử dụng:
Rượu Sake bảo quản bao lâu tùy thuộc vào loại Sake và liệu chai có được mở hay không. Trước hết, không có ngày hết hạn cho rượu Sake. Về mặt lý thuyết, rượu không bị hỏng. Đây là lý do tại sao không có ngày hết hạn được hiển thị trên nhãn chai rượu Sake.
2. Thưởng thức rượu càng sớm càng tốt:
Mặc dù không có hạn sử dụng, bạn hãy nên uống rượu càng sớm càng tốt. Rượu Sake thường được vận chuyển từ các nhà máy khi ở trạng thái tốt nhất. Đặc biệt là rượu Sake chưa tiệt trùng như Nama zake và Nigori zake nên được uống sớm càng tốt. Loại rượu Sake này giống như sữa tươi nên giữ nó trong tủ lạnh và thưởng thức hương vị tươi mát của nó.
Rượu Sake tiệt trùng có thể tồn tại bao lâu tùy thuộc vào loại Sake. Loại Ginjo và Junmai có thời hạn sử dụng ngắn hơn (8-10 tháng) so với Honjozo (12 tháng) khi chưa mở.
Thời hạn sử dụng của rượu Sake tiệt trùng sau khi mở cũng phụ thuộc vào loại và gây tranh cãi. Một số người nói vài tuần trong khi những người khác nói vài tháng. Theo các chuyên gia thì nên trong vòng 1 tháng.
Thời hạn trên không phải trừ khi bạn mua rượu Sake vừa mới được sản xuất.
Rượu sake rất tinh tế, dễ bị tổn thương bởi ánh sáng, nhiệt độ, độ rung và oxy hóa (nếu mở).
4. Cách tốt nhất để lưu trữ Sake = Bọc bằng giấy báo + Tủ lạnh
Rượu Sake tiệt trùng chưa mở (hầu hết các loại Sake như Ginjo và Junmai) có thể được lưu trữ trong một nơi tối, mát mẻ. Có thể là tầng hầm hoặc một hầm rượu.
Ngoài báo bạn có thể dùng bằng bất cứ thứ gì bọc một chai rượu Sake với mục đích chặn ánh sáng.
Nếu tủ lạnh của bạn đang kêu ầm ầm, bạn không nên sử dụng để bảo quản. Ngoài ra, vị trí cửa tủ lạnh không được khuyến khích vì nhiệt độ không ổn định.
Nếu chai Sake được mở và vi trùng và nước ở trên miệng chai, có thể gây mốc ở miệng chai. Hãy chắc chắn rằng bạn làm sạch miệng chai và nắp nếu bạn có ý định lưu trữ rượu Sake mở trong một thời gian dài.
Tóm lại, hầu hết rượu Sake là tốt nhất nên được uống càng sớm càng tốt. Hãy lưu trữ đúng cách và thưởng thức hương vị trọn vẹn của rượu Sake!
Rượu sake Nhật không chỉ là đồ uống quốc dân quý giá mà còn là biểu tượng của xứ sở của mặt trời mọc. Đã tồn tại hơn 2000 năm, rượu sake đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong văn hóa và di sản của Nhật Bản. Ngày nay, rượu Sake có thể dễ dàng được tìm thấy trong hầu hết các nhà hàng Nhật Bản. Tuy nhiên, không nhiều người biết nghi thức uống rượu Sake đúng cách để tạo ấn tượng đẹp mắt cho người Nhật. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, bài viết này là dành cho bạn. Tất cả bạn cần là một số kiến thức cơ bản để tận hưởng trải nghiệm này tốt nhất.
Nghi thức uống rượu của người Nhật khá phức tạp và đôi khi có thể gây rắc rối cho người nước ngoài. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về nghi thức uống rượu Sake Nhật Bản. Cách rót rượu sake
– Thứ nhất: Nếu bạn đang uống rượu với người khác, đừng bao giờ tự rót cho mình!
– Thứ hai: Rượu Sake là đồ uống quốc dân của Nhật Bản, vì vậy bạn nên đảm bảo rằng nó sẽ được tôn trọng mọi lúc. Nếu ai đó rót rượu cho bạn, hãy nhớ luôn luôn cầm cốc của bạn bằng cả hai tay một cách lịch sự. Tương tự, khi bạn rót rượu sake Nhật cho người khác, vui lòng cầm chai sake bằng cả hai tay. Bạn cũng có thể đổ rượu sake bằng một tay, nhưng tay kia phải chạm vào bàn tay rót. Tuy nhiên, nếu bạn có vị trí cao hơn người bạn đang phục vụ (ví dụ: nếu bạn là sếp), không cần thiết phải đổ bằng cả hai tay.
Cách uống rượu sake
Trước khi uống, hãy nói “Kanpai” nghĩa là “nâng ly nào”. Một quy tắc khác là nếu bạn chạm ly với người có địa vị cao hơn bạn, hãy chạm vào mép ly của bạn dưới mép ly của họ để thể hiện sự tôn trọng.
Nhiều người không biết uống rượu Sake Nhật Bản đúng cách để thưởng thức trọn vẹn hương vị tinh tế của nó. Mặc dù cách sản xuất rượu sake khá giống với bia, nhưng rượu Sake không uống nuốt chửng như bia. Bạn nên nhấp một ngụm nhỏ và giữ chất lỏng trên lưỡi trong giây lát trước khi nuốt để cảm nhận hương vị của nó.
Ở xứ sở hoa anh đào, thực hiện các mô hình thức ăn giả được xem là một loại hình nghệ thuật thủ công đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và có truyền thống từ lâu đời. Đặc biệt, đây còn là ngành công nghiệp sinh lời, thu về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Môn nghệ thuật độc đáo này có tên gọi là Sampuru và trở thành nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời ở Nhật Bản. Hầu hết các nhà hàng, quầy thức ăn, siêu thị đều trưng bày sản phẩm giả để minh họa thức ăn trong thực đơn cho thực khách.
Làm mô hình thức ăn giả được xem là một loại hình nghệ thuật thủ công đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và có truyền thống từ lâu đời.
Ngoài việc nó khiến món ăn trông bắt mắt, hấp dẫn và kích thích vị giác, việc trưng bày thức ăn giả còn giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về món ăn họ sẽ chọn lựa. Một chiến lược kinh doanh rất tuyệt vời: những gì bạn thấy là những gì bạn sẽ nhận được sau khi gọi món.
Ý tưởng nảy đến bất ngờ
Thế nhưng, ít ai biết rằng ý tưởng làm thức ăn giả xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1926, do Iwasaki Takizo – một công dân sống tại Osaka nghĩ ra. Ý tưởng này nảy sinh trong hoàn cảnh gia đình ông đang gặp khó khăn, khi vợ ông bị bệnh nặng.
Vào một đêm nọ, Takizo ngồi cạnh vợ để săn sóc cho bà dưới ánh nến le lói trong căn phòng. Tâm trạng ông rối bời vì không biết làm cách nào có tiền để trang trải cuộc sống. Bỗng Takizo thấy sáp nến đang chảy, ông dùng ngón tay hứng lấy và thấy dấu vân tay của mình in lên miếng sáp khi miếng sáp khô lại. Thấy kỳ lạ, ông tiếp tục đổ sáp nến khi còn nóng chảy xuống chiếu và phát hiện miếng sáp khi khô cũng in rõ ràng đường lằn chiếu.
Việc trưng bày thức ăn giả còn giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về món ăn họ sẽ chọn lựa.
Và rồi ông nảy ra ý tưởng làm món ăn từ sáp nến. Sau một thời gian mày mò, học hỏi từ những người thợ làm đồ vật bằng sáp nến, Takizo tự tay làm những mô hình món ăn. Sản phẩm đầu tiên ông tặng vợ là mô hình món trứng cuộn omelet phủ sốt cà, và vợ ông hoàn toàn sửng sốt vì không thể phân biệt thực giả.
Sau đó, Takizo nhìn thấy tiềm năng kinh doanh trong những sản phẩm bản sao của mình và quyết định tiên phong trong việc tạo ra loại hình nghệ thuật mới, trở thành tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Đây được coi là chuyển biến lớn trong cuộc đời Iwasaki Takizo cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản.
Sản phẩm đầu tiên ông tặng vợ là mô hình món trứng cuộn omelet phủ sốt cà, và vợ ông hoàn toàn sửng sốt vì không thể phân biệt thực giả.
Iwasaki quả thực là một người có tầm nhìn xa khi đây là thời gian “chín muồi” cho cuộc cách mạng làm mô hình thức ăn giả. Sự kết hợp của đô thị hóa, nền văn hóa ẩm thực phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướng thưởng thức những món ăn kỳ lạ của các nước đã tạo ra cái nôi nuôi dưỡng nghệ thuật Sampuru vào những năm 1920.
Một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ
“Nó đã là truyền thống của Nhật Bản rồi. Người Nhật cẩn thận lắm, họ muốn biết trước món họ ăn sẽ trông như thế nào”, Fujita, 38 tuổi, nghệ nhân chế tác đồ ăn giả, cho biết. Nhà báo Yasunobu Nose, người đã từng viết sách về sản phẩm bản sao, cho rằng bộ môn nghệ thuật này bắt nguồn từ quan điểm của người Nhật: ngoài đòi hỏi món ăn phải ngon miệng, nó còn phải thỏa mãn được thị giác của người ăn.
Mỗi chiếc sampuru là một tác phẩm nghệ thuật và gần như được làm thủ công bằng chính đôi tay của những nghệ nhân cao tay nghề. Mọi sản phẩm thức ăn giả không được sản xuất hàng loạt, mà mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ có những yêu cầu riêng, không nhà hàng nào giống nhà hàng nào. Tuy nhiều công ty khác cũng vận dụng mô hình sản xuất hàng loạt có giá cả phải chăng hơn, người ta vẫn chuộng những tác phẩm được làm một cách thủ công, vốn rất đắt đỏ. Mỗi một vật mẫu sampuru thường có giá gấp 10 đến 20 lần so với giá của món ăn thật đó.
Mỗi chiếc sampuru là một tác phẩm nghệ thuật và gần như được làm thủ công bằng chính đôi tay của những nghệ nhân cao tay nghề.
Theo Fujita, mọi thực phẩm đều có thể làm mẫu vật giả. Đầu tiên, nhựa trộn màu sẽ được đun nóng từ 10-30 phút, sau đó đổ vào khuôn (được tạo ra bằng cách nhấn thực phẩm cần tạo vào silicon nóng chảy) và để nguội cho đến khi cứng lại. Tiếp theo, nghệ nhân sẽ đánh bóng khối sản phẩm rồi thực hiện công đoạn sơn vẽ, và cuối cùng phủ một lớp sơn bóng để bảo quản màu bề mặt.
Fujita cho biết công đoạn khó nhất là làm sao để màu trên sản phẩm giả giống thật nhất có thể. Chưa hết, mọi chi tiết nhỏ nhặt cũng phải bắt chước làm sao cho thật giống, do đó họ đều tốn công sức tạo ra từng bộ phận nhỏ của sản phẩm với số lượng nhân đôi, nhân ba. Chẳng hạn như, nếu muốn làm mô hình đĩa cơm, họ phải làm riêng lẻ từng hạt cơm một bằng cách dùng keo đính lên nhiều hạt cườm màu trắng.
Với những món sử dụng đũa như mì ramen, mọi thành phần của món ăn sẽ được chế tác riêng lẻ rồi sau đó lắp ráp vào trong chiếc bát một cách cẩn thận. Những nghệ nhân còn tạo hình sản phẩm kết hợp với đũa, muỗng và trang trí thêm những vật dụng khác trong nhà hàng. Sợi mì được làm từ những chuỗi nhựa dẻo kéo dài và uốn cong y như thật. Lát thịt lợn, tỏi xắt nhỏ và nửa quả trứng luộc sẽ được đúc khuôn tỉ mỉ trước khi cho vào nước lèo bằng nhựa cứng.
Những nghệ nhân còn tạo hình sản phẩm kết hợp với đũa, muỗng và trang trí thêm những vật dụng khác trong nhà hàng.
Nghệ thuật Sampuru trong đời sống thường nhật
Ngày nay, ứng dụng của thức ăn giả tại Nhật rất rộng. Ví dụ như dùng cho những buổi chụp ảnh quảng cáo, đặc biệt là các sản phẩm dễ tan chảy như kem hoặc dùng cho việc giáo dục. Ngoài ra nó giúp việc chọn món trong nhà hàng trở nên nhanh hơn vì khách hàng biết rõ họ muốn gì.
Không những thế, đây là thứ giúp Nhật Bản trở nên đặc biệt và vô tình được khách du lịch nước ngoài yêu mến. Vì tiếng Anh không phổ biến tại đây, họ chỉ cần chỉ vào món muốn dùng là nhân viên có thể hiểu ý dễ dàng ngay lập tức.
Giống như những tác phẩm nghệ thuật, các thức ăn giả có giá không hề rẻ, một miếng bít tết khoảng 500.000 VND, miếng sushi giá 600.000 VND, ly bia giá 1.300.000 VND và một bữa ăn đầy đủ có giá đắt hơn thế. Các nhà kinh tế học cho biết đây là nền công nghiệp có giá trị khoảng 60 đến 90 triệu USD hàng năm.
Tuy lớn như vậy, nhưng ngành công nghiệp này đang sụt giảm dần, lí do chính vì các thực phẩm giả hầu như không có hạn sử dụng và không ai cần thay thế nó. Rất may mắn nó vẫn là thứ thu hút các khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới.
Móc khoá hình chén thức ăn rất phổ biến ở Nhật Bản.
Nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách được mở ra tại Nhật, chủ yếu là móc khóa hình chén thức ăn. Du khách còn có thể tự làm một chiếc sampuru trị giá cỡ 230.000 VND từ sáp nóng chảy, vì phương pháp cổ điển an toàn hơn cho du khách so với phương pháp sử dụng nhựa nóng chảy. Các du khách được hướng dẫn đổ sáp nóng chảy vào nước lạnh cho sáp cứng lại, sau đó bỏ vào khuôn để tạo hình.
Nhật Bản có lẽ là nơi duy nhất mà chủ nhà hàng dành số tiền đầu tư khổng lồ để thiết kế thực đơn trực quan cho khách hàng, chính là những mô hình thức ăn bằng nhựa. Dường như ở đất nước này, mọi thứ đơn giản nhỏ nhặt cũng đều có thể được nâng lên một đẳng cấp khác và trở thành một loại hình nghệ thuật. Tất nhiên, những sản phẩm nghệ thuật thức ăn giả này còn đắt hơn cả đồ thật.