Aokigahara luôn là địa danh ám ảnh nhất ở Nhật Bản, dù chỉ là một khu rừng nhưng nó luôn khiến nhiều người rùng mình.
Do sức ảnh hưởng của bộ phim kinh dị The Blair Witch Project (Phù thủy rừng Blair) trên khắp thế giới năm 1999, và phần 2 của nó sản xuất vào năm 2016, hầu hết mọi người thường phải suy nghĩ vài lần khi quyết định đi vào một khu rừng mà mình chưa quen thuộc. Những con đường hẹp, quanh co, những cây cổ thụ rậm rạp… luôn khiến nhiều người e ngại.
Nhiều người cho biết, khu rừng này luôn tồn tại một bầu không khí đáng sợ, ám ảnh cho bất kỳ ai từng đặt chân đến. Ảnh: JPvisitor.
Tuy nhiên với người dân Nhật, không cần xem hai bộ phim trên, họ vẫn có cảm giác sợ hãi như vậy khi tới Aokigahara – nơi được mệnh danh là “rừng tự sát”, là nơi chỉ có đi, không có về. Hơn 1.000 năm qua, khu rừng rộng hơn 30 km2, nằm dưới chân núi Phú Sĩ này đã đón rất nhiều vị khách không mời mà đến. Đó là những người tới đây để kết thúc mạng sống. Nó từng được coi là “điểm lý tưởng” cho cái chết, theo JPvisitor.
Đây là nơi mà sóng di động rất khó liên lạc, la bàn không hoạt động. Nhiều người trước đây từng lạc trong rừng và vô vọng tìm lối ra. Do đó, những người vào rừng tham quan thường mang theo bản đồ giấy. Ngày nay, nhiều người đã buộc dây vào các thân cây trong rừng để đánh dấu đường ra.
Khi tới thăm khu rừng này, hình ảnh về các vật dụng của những người đã chết ở đây cũng khiến du khách ám ảnh. Phần lớn người tự tử thường bỏ lại mọi giấy tờ liên quan đến bản thân, hình ảnh của người thân phía sau để không ai tìm ra tung tích của mình.
Với đặc điểm trên, Aokigahara cũng là nơi yêu thích của những người săn ma. Nhiều người vẫn truyền tai nhau về các linh hồn xuất hiện lúc ẩn lúc hiện quanh những cái cây, nơi họ đã chọn kết thúc tính mạng.
Một số người tự tử ở đây bằng cách cố ý dùng ma túy quá liều và treo cổ. Ảnh: Straits Times.
Năm 2003, có 105 thi thể được tìm thấy trong rừng và 2002 được đánh giá là năm có nhiều người thiệt mạng nhất, với con số 132. Sau đó, số người đến đây tự tử giảm dần. Năm 2010, có tới hơn 20.000 lượt người đến khu rừng này, nhưng chỉ có 54 người thực hiện hành động dại dột.
Trong nhiều năm, chính phủ Nhật Bản công bố con số người tự tử ở rừng. Nhưng những năm gần đây, họ quyết định không công khai dữ liệu vì tin rằng sự nổi tiếng của khu rừng khiến số lượng người tìm đến cái chết ở đây tăng lên.
Ngoài ra, với mong muốn biến nơi ám ảnh này thành địa điểm du lịch, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mọi người. Dọc các con đường mòn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy thông điệp với nội dung tích cực được khắc lên.
Một số người từng tới đây cũng ghi số điện thoại đường dây nóng phòng khi ai đó muốn tự tử. Trong rừng còn có một tấm bảng được khắc với dòng chữ khuyên những người muốn tìm đến cái chết nghĩ lại một lần nữa, nhưng không phải nghĩ cho bản thân mà là cho gia đình, bố mẹ, con cái họ.
Theo nhiều người, các dòng chữ này được khắc để nhắc nhở du khách rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa, là quý giá. Ban đầu, những dòng chữ này không được nhiều người để ý. Nhưng sau đó, chúng được công nhận rằng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp không ít người thay đổi suy nghĩ vào phút cuối.
The enchanting appearance of the frozen trees makes Zao Onsen village a popular winter destination.
As the cable car passes a mountain in Yamagata prefecture, Japan, the snow-covered fir trees underneath begin to change. They take the form of “snow monsters” when the green shirt has disappeared under the white mantle.
Many visitors exclaimed in excitement when they saw the skaters gently glide against the white snow. Looking back from a distance, they looked like horse riding men rushing to a prime location to see the majestic mountain scenery around.
It is a common reaction of visitors when they first see the “snow monster” of Zao Onsen – or “Juhyo” in Japanese. Excitement increases as passengers leave the cabin to explore the mysterious characters around there. Some pedestrians, others clutching their boards, willingly glided past the “monsters” as they descended the mountain.
The frozen trees with this attractive appearance were dubbed snow monsters.
The “Juhyo” (frozen tree) phenomenon is caused by severe winter weather. As Siberian storms and winds hit the Zao Mountains, the trees were gradually covered with wet ice and snow. In the end, the frozen trees make this small village a popular winter destination.
Just like looking at the clouds, the funniest part about “snow monster” is the “what you see” game. Snow-covered trees have a lively shape. Visitors can think of a cheetah or a white witch pointing her long, bony fingers at the blue sky. Most of the trees here look like fictional characters in the film directed by Tim Burton.
A view from the observation center, in which people are clearing snow from the top of the cable car tower.
The cable car has a lot of ice and snow, so it must be cleaned regularly.
To get here, visitors need to take two interconnected cable car trips, the starting point is Zao Ski resort. For skiers and skateboarders, a cable car package is included with the resort. As for pedestrians, they will have access to a separate round-trip ticket.
When you reach the top of the mountain, you can exit the observation area to reach the slopes and wander among the “snow monsters”.
If you’ve never seen them before, they look dramatic and impressive.
Tourists walk to watch the snow forest.
Zao Onsen is well-deserved for a 3-night stay, where you can ski, take a hot spring bath and explore “snow monsters”. The best time to admire this scene is in late January to early March, before spring warms again.
Train and bus are the easiest way to get to Zao Onsen, with high-speed trains running directly from Tokyo to Yamagato Station all day, taking only 2.5 hours. Some resorts offer a direct pick-up from Yamahata Station, about 16 km away.
Buses will depart once every hour and take about 40 minutes. At Yamahata Station, follow the sign of the main exit and turn left to reach the bus stop, which is located within the same building.
Dáng vẻ mê hoặc của những thân cây đóng băng đã biến làng Zao Onsen thành điểm đến nổi tiếng vào mùa đông.
Khi cáp treo lướt qua ngọn núi ở quận Yamagata, Nhật Bản, những cây linh sam phủ đầy tuyết bên dưới bắt đầu biến đổi. Chúng mang hình dạng như những “quái vật tuyết” khi chiếc áo xanh lá đã biến mất dưới lớp phủ màu trắng xóa.
Nhiều du khách reo lên phấn khích khi thấy những người trượt ván khẽ lướt nhẹ trên nền tuyết trắng. Từ xa nhìn lại, họ trông giống như những anh chàng cưỡi ngựa đang lao tới vị trí đắc địa để ngắm trọn khung cảnh núi non hùng vĩ xung quanh.
Đó là phản ứng thường thấy của du khách khi lần đầu trông thấy “quái vật tuyết” của Zao Onsen – hay còn gọi là “Juhyo” trong tiếng Nhật Bản. Sự hào hứng càng tăng lên khi hành khách rời khỏi cabin để khám phá những nhân vật bí ẩn quanh đó. Một số người đi bộ, một số khác nắm chặt ván của mình, sẵn sàng lướt qua những tên “quái vật” khi họ đi xuống núi.
Cây đóng băng với dáng vẻ kỳ lạ được mệnh danh là quái vật tuyết.
Hiện tượng “Juhyo” (cây đóng băng) được tạo ra bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Khi những cơn bão và đợt gió Siberia ùa về dãy núi Zao, các hàng cây dần được phủ đầy bởi lớp băng và tuyết ẩm ướt. Cuối cùng, cây cối bị đóng băng giúp ngôi làng nhỏ này trở thành điểm đến nổi tiếng vào mùa đông.
Cũng giống như khi nhìn vào những đám mây, phần vui nhất khi khám phá “quái vật tuyết” đó là trò chơi “bạn thấy gì”. Các cây được phủ đầy tuyết sẽ mang hình thù sinh động. Du khách có thể liên tưởng đến một con báo hay phù thủy trắng đang chĩa những ngón tay dài, xương xẩu lên bầu trời xanh. Phần lớn cây ở đây đều trông giống với các nhân vật viễn tưởng trong phim của đạo diễn Tim Burton.
Cáp treo dính nhiều băng tuyết nên phải dọn dẹp thường xuyên.
Để đến đây, du khách cần đi hai chuyến cáp treo kết nối với nhau, điểm xuất phát là Zao Ski resort. Đối với những người trượt tuyết và trượt ván, khi sử dụng cáp treo sẽ được kèm một gói thang máy của khu nghỉ này. Còn với người đi bộ, họ sẽ được sử dụng vé khứ hồi riêng.
Khi lên tới đỉnh núi, du khách có thể ra khỏi khu vực quan sát để tới những con dốc và đi lang thang giữa những tên “quái vật tuyết”.
Du khách đi dạo ngắm khu rừng tuyết.
Zao Onsen rất xứng đáng để ở lại 3 đêm, nơi bạn có thể trượt tuyết, tắm suối nước nóng và khám phá “quái vật tuyết”. Thời điểm tốt nhất để chiêm ngưỡng khung cảnh này là vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 3, trước khi mùa xuân ấm áp trở lại.
Tàu và xe bus là cách dễ nhất để đến Zao Onsen, sẽ có những chuyến tàu cao tốc chạy trực tiếp từ Tokyo đến ga Yamagato trong cả ngày, thời gian chỉ mất 2,5 giờ. Một số khu nghỉ cung cấp xe đón khách trực tiếp từ ga Yamahata, cách đó khoảng 16 km.
Những chuyến xe bus sẽ khởi hành mỗi tiếng một lần và mất khoảng 40 phút di chuyển. Ở nhà ga Yamahata, bạn hãy đi theo dấu hiệu của lối ra chính và rẽ trái để đến bến xe bus, khu vực nằm ngay trong cùng tòa nhà.
Lettuce, sushi, and hamburgers are made by artisans at Gujo Hachiman that are so plastic that it is impossible to distinguish fake ones.
Gujo Hachiman City is the hub of a $ 90 million food model-making industry, about three hours west of Tokyo. The father of this industry is Takizo Iwasaki. He was inspired by drops of candle wax flowing down a sedge mat in the house where he lived with his wife, Suzu, in Osaka, according to the Guardian.
After months of perfecting the technique, Iwasaki made a realistic omelette for his wife. The egg was decorated with ketchup, and Suzu couldn’t tell what was fake.
Before him, several craftsmen created rudimentary food models in the 1920s, but Iwasaki was a pioneer in the production method of accurate mass calculation and opened a workshop in his hometown of Gujo Hachiman. His scrambled eggs appeared in a department store in Osaka in 1932 and that was the time when the food model-making industry was born in Japan.
Real banana (left) and fake banana (right). Photo: Guardian.
Katsuju Kaneyaman, president of Sanpuru Kobo, a food model maker in Gujo Hachiman with two-thirds of the domestic market share, said the company has 10 full-time craftsmen, making around 130,000 works per year from PVC.
“The trick is a balance between the real and the aesthetics. The model needs to look delicious, not necessarily the real thing,” he said.
At the Sanpuru Kobo store, tourists fill bags with models of magnets attached to refrigerators, hard drives, pencils and other souvenirs, as well as try making tempura or fake lettuce.
These handicrafts are not cheap. Some dishes cost a few hundred dollars, more expensive than real food. The craftsmen in Sanpuru Kobo all handcraft, paint and paint each item until they are perfect, indistinguishable from the real thing.
Kaneyaman has no concerns that the industry will be replaced by 3D printing.
“3D printers make products that are lifelike, but longer, more expensive. I can easily distinguish the model made from the printer and from the handcraft. The handmade item is so delicate, which I think the machine is. 3D printing can’t do “.
Craftsmen paint meat colors in the Sanpuru Koro workshop. Photo: Guardian.
In the workshop, the craftsmen are dabbing seeds on a piece of banana, or attaching a piece of tuna meat to a rice ball. In front of their desks is a model of a bowl of noodles with chopsticks that seem to be hanging in the air above the top of the bowl.
Kaneyama believes his craftsmen can make the most complex dishes, meeting the needs of tens of thousands of restaurants across the country. When asked what was the hardest dish to make, he laughed and said, “Sushi”.
Rau diếp, sushi, hamburger được các nghệ nhân tại Gujo Hachiman làm bằng nhựa dẻo khéo tới nỗi không thể phân biệt thật giả.
Thành phố Gujo Hachiman là trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo mô hình thực phẩm trị giá 90 triệu USD, cách Tokyo khoảng ba giờ lái xe về phía tây. Cha đẻ của ngành này là Takizo Iwasaki. Ông lấy cảm hứng từ những giọt sáp nến chảy xuống chiếu cói trong ngôi nhà sinh sống cùng vợ, bà Suzu, ở Osaka, theo Guardian.
Sau nhiều tháng hoàn thiện kỹ thuật, Iwasaki đã làm một quả trứng ốp lết như thật tặng vợ. Quả trứng được trang trí bằng nước sốt cà chua, và bà Suzu không thể phân biệt được thật giả.
Trước ông, vài thợ thủ công đã sáng tạo các mô hình thực phẩm thô sơ vào những năm 1920 nhưng Iwasaki là người tiên phong trong phương pháp sản xuất tính toán chính xác khối lượng và mở xưởng tại quê nhà Gujo Hachiman. Món trứng ốp của ông xuất hiện trong một cửa hàng ở trung tâm thương mại tại Osaka năm 1932 và đó là thời điểm khai sinh ngành công nghiệp chế biến mô hình thực phẩm ở Nhật Bản.
Chuối thật (trái) và chuối giả (phải). Ảnh: Guardian.
Katsuju Kaneyaman, chủ tịch công ty Sanpuru Kobo, một công ty sản xuất mô hình món ăn tại Gujo Hachiman chiếm hai phần ba thị phần trong nước, cho biết công ty có 10 thợ thủ công làm việc toàn thời gian, chế tạo khoảng 130.000 tác phẩm mỗi năm từ nhựa PVC.
“Bí quyết là cách cân bằng giữa cái thực và mỹ học. Mô hình cần có vẻ ngoài thật ngon miệng, chứ không cần thiết phải giống y như thật”, ông nói.
Tại cửa hàng Sanpuru Kobo, khách du lịch chất đầy túi các mô hình nam châm gắn tủ lạnh, ổ cứng, bút chì và các vật lưu niệm khác, cũng như thử làm tempura hay rau diếp giả.
Các món đồ thủ công này không hề rẻ. Vài món có giá vài trăm đôla, đắt hơn cả đồ ăn thực. Những người thợ ở Sanpuru Kobo đều sản xuất thủ công, sơn vẽ từng món đồ cho tới khi chúng hoàn hảo, không thể phân biệt với đồ thật.
Kaneyaman không hề lo ngại ngành này sẽ bị công nghệ in 3D thay thế.
“Máy in 3D tạo sản phẩm giống thật, nhưng lâu hơn, tốn kém hơn. Tôi có thể dễ dàng phân biệt mô hình làm từ máy in và từ thủ công. Món đồ làm thủ công rất tinh tế, mà tôi cho rằng máy in 3D không thể làm được”.
Thợ thủ công sơn màu thịt trong xưởng Sanpuru Koro. Ảnh: Guardian.
Trong xưởng, các thợ thủ công đang chấm hạt lên miếng chuối, hay gắn miếng thịt cá ngừ lên cơm nắm. Phía trước bàn làm việc của họ là mô hình một bát mỳ với đôi đũa dường như đang treo lơ lửng trong không trung trên miệng bát.
Kaneyama tin tưởng thợ của ông làm được những món ăn phức tạp nhất, đáp ứng được nhu cầu của hàng chục nghìn nhà hàng khắp nước Nhất. Khi được hỏi món khó làm nhất là gì, ông cười nói: “Sushi”.
Ine town is located 130 km north of the ancient city of Kyoto. The first houses here were built in the 1700s, following the floating house architecture, called Funaya, with a typical material of wood, close to the sea. Photo: Forevervanny.
Ine’s coast was once part of a long trade route from the Eurasian continent to Kyoto. However, over the centuries, this place seems to escape the process of urbanization and become one of the last traditional fishing villages of Japan. Currently, the village still has 230 floating houses preserved intact to this day, making this place considered as “Venice of Japan”. Photo: Laurawheatley.
The floating town is best viewed from the sea. The houses stretches for 5 km, located on the Tango peninsula. Photo: Kyotomoyou.
The first floor of the Funaya house is often used by people as a place for fishing, processing and drying fish … the second floor is a living place. The lifestyle in Ine is mainly related to the fishing and agricultural industries that have existed since time immemorial. Ine no Funaya was originally built with the purpose of building boats and hanging fishing nets. Photo: H.Kaneko.
Today, many houses are converted into restaurants, guesthouses or bars for tourists. Some works have been repaired and expanded compared to the original. There are 2 ways to visit Ine no Funaya, that is to take a fisherman’s fishing boat or canoe. Each canoe trip lasts 30 minutes, costs 1,000 yen (200,000 VND). Photo: U3K-Y.
The road inside Ine fishing village. Thanks to its unique features, this town is listed in the list of the 100 most beautiful landscapes in Japan during the Binh Thanh period (1989 up to now). Ine is located on the Tango peninsula, which is famous for its dense forests and white sand beaches. Photo: Forevervanny.
Just walking for half an hour, tourists can explore all the small streets running around the village. Currently the village has about 2,500 residents. The town was founded in 1954, after merging four old villages. Photo: Voyageway.
Shabu shabu in the photo with raw fish and fish sauce served at a local restaurant. Photo: Voyageway.
143/5000
Sushi at another restaurant in Ine no Funaya. The sea food here is usually fresh and delicious, caught by fishermen in the area. Photo: Forevervanny.
Thị trấn Ine hiện nằm cách thành phố cổ Kyoto 130 km về phía Bắc. Những ngôi nhà đầu tiên ở đây được xây dựng từ những năm 1700, theo kiến trúc nhà nổi, có tên gọi Funaya, với nguyên liệu đặc trưng là gỗ, sát mặt nước biển. Ảnh: Forevervanny.
Bờ biển của Ine từng là một phần của tuyến đường thương mại dài từ lục địa Á-Âu đến Kyoto. Tuy nhiên trải qua hàng thế kỷ, nơi đây dường như thoát khỏi quá trình đô thị hoá và trở thành một trong những làng chài truyền thống cuối cùng của Nhật Bản. Hiện làng còn 230 căn nhà nổi được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay, khiến nơi này được ví như “Venice của Nhật Bản”. Ảnh: Laurawheatley.
Thị trấn nổi hiện lên đẹp nhất khi nhìn vào từ phía biển. Các khu nhà trải dài 5 km, nằm trên bán đảo Tango. Ảnh: Kyotomoyou.
Tầng 1 của căn nhà Funaya thường được người dân dùng làm nơi để ngư cụ, chế biến, sấy khô cá… tầng 2 là nơi sinh hoạt. Lối sống tại Ine liên quan chủ yếu đến các ngành đánh cá và nông nghiệp đã tồn tại từ thời xa xưa. Ine no Funaya ban đầu được xây dựng với mục đích là cất thuyền và treo lưới đánh cá. Ảnh: H.Kaneko.
Ngày nay, nhiều ngôi nhà được chuyển đổi thành nhà hàng, nhà nghỉ hoặc quán bar phục vụ du khách. Một số công trình đã được sửa chữa, cơi nới thêm so với ban đầu. Có 2 hình thức để tham quan Ine no Funaya, đó là đi thuyền đánh cá của ngư dân hoặc cano. Mỗi chuyến đi cano kéo dài 30 phút, giá 1.000 yen (200.000 đồng). Ảnh: U3K-Y.
Con đường bên trong làng chài Ine. Nhờ những nét độc đáo của mình, thị trấn này được liệt vào danh sách 100 phong cảnh đẹp nhất nước Nhật thời kỳ Bình Thành (1989 đến nay). Ine nằm trên bán đảo Tango, nơi nổi tiếng với những khu rừng rậm rạp và bãi biển cát trắng. Ảnh: Forevervanny.
Chỉ cần đi bộ trong nửa giờ, khách du lịch đã có thể khám phá hết những con đường nhỏ chạy quanh làng. Hiện làng có khoảng 2.500 cư dân. Thị trấn được thành lập vào năm 1954, sau khi sáp nhập bốn ngôi làng cũ. Ảnh: Voyageway.
Trong ảnh là món shabu shabu với cá sống và nước xốt để nhúng cá, được phục vụ ở nhà hàng địa phương. Ảnh: Voyageway.
Món sushi tại một nhà hàng khác ở Ine no Funaya. Thực phẩm biển ở đây thường tươi ngon, do ngư dân trong vùng đánh bắt. Ảnh: Forevervanny.
Hoàng hôn trên Venice của Nhật Bản. Ảnh: Erica Ison.
Ben Groundwater, writer of the Traveler, points out things in Japan that surprise foreign visitors on their first visit.
Modern and traditional
Most visitors are impressed with the long history of Japan, and its unique culture that existed thousands of years ago. From Shinto shrines to serene gardens, Buddhist shrines or traditional Ryokan inns from the Edo period … many old things exist among the new Japanese society.
Despite preserving all its traditional values, today’s Japan has grown to the point of appearing as a fantasy world in the distant future. Everything in modern society integrates cutting-edge technology, from vending machines to toilets. Japan is a country with convenient and practical designs in all fields, a typical land for future fashion. Everything in Japan seems new and it only takes a few days for one person to get used to. Photo: Tokyo Tokyo.
Strange
Japan constantly attracts visitors thanks to its beauty and strange features: from the cosplay costumes of the “otaku” – the addicted to comics or anime, to the robot restaurant, the obsession with literature. Hawaii or a love for cute things. Photo: Flickr.
Low crime rate
Japan is one of the countries with the lowest crime rates in the world. It’s something you will appreciate when experiencing for yourself, even if you get lost in sensitive places like the red light district of Kabukicho or the nightlife district of Roppongi. You can feel most clearly when you put a bag anywhere, and come back in a few hours – it will stay in place, untouched – or get the item back at a police station.
Pictured is a storage room for lost items brought by a Japanese citizen to the Tokyo Police Station. On average, 3,000 umbrellas are sent here on a rainy day. In 2016, the city police received a total of 318,135 neglected umbrellas. Photo: Satoko Kawasaki.
The people are enthusiastic
Just seeing someone looking confused when standing in the middle of a subway station, a bus stop, or in front of a restaurant, the Japanese won’t hesitate to talk and offer to help. Japanese culture emphasizes politeness and a sense of helping those around them. Photo: istock.
Japanese people can sleep anytime, anywhere
You will quickly admire this Japanese ability. For example, when you go to a ski resort, you will see diners bowed on the coffee shop table, or tourists take a nap during their lunch break after a ski trip … If sitting on the train You will find people who look sleepy and immediately wake up when they reach the station. Photo: Ko Sasaki.
Foreign guests are not always welcome
No matter how hospitable Japanese people are, a foreigner can still run into unfortunate things when they go to a place they are not welcome. Most of such addresses are usually Japanese-only restaurants such as pubs in the Shinjuku neighborhood or some upscale restaurants in Tokyo’s Ginza district. This is not a common thing, but it does exist. Photo: Debito.
Easy traffic
Although the traffic can be confusing for foreigners coming here for the first time, Japan is an easy place for visitors to visit on their own. The rail system is quite expensive, but accurate and user-friendly, and traveling by bus and subway is similar. Most of the signs are in Japanese and English, and ticket machines can also assist foreign visitors in multiple languages. Photo: Chunichi Shimbun.
Not everyone speaks English
You don’t have to go too far from the center to get lost in a place where you can’t read a sign or chat with anyone. Even in tourist-friendly cities like Kyoto or Tokyo, many restaurants do not have English menus or waiters know a foreign language. This experience can be difficult for foreign visitors, but it is also an opportunity for you to use body language or a sense of humor to interact with locals. Photo: Reuters.
Buy everything from vending machines
You want to buy a can of warm soup, cigarettes, coffee, beer, a new T-shirt, a cup of instant noodles, ice cream, umbrella, gloves, hot dog bread? All are available at vending machines. The Japanese even have vending machines capable of talking to customers. Photo: SoraNews24.
Drinking culture
From dawn, Japanese people can rush into the office, but when the city lights turn on, you will see a completely different world. When white-collar employees loosen their ties, they pull each other into an izakaya pub, small pub or nightclub, drinking down until they get drunk. The Japanese prefer beer, sake, home-cooked wine or American-style cocktails.
In addition to New York (USA) or Berlin (Germany), Japan, especially Tokyo is home to interesting bars. You can visit a new bar every night without getting bored, that is the secret charm of the city. There are many options for visitors, from tiny pubs with just a few people sitting for a while, karaoke bars where you both lie in the bath while singing, underground bars with mysterious entrances … Flickr.
Most ATMs do not accept international cards
Today’s travel enthusiasts are accustomed to convenient transactions with international banks, just insert the card into any ATM machine to withdraw money on the way. But that’s not easy in Japan. You can withdraw money from international banks or ATMs at 7-Elevens convenience stores, post offices. Photo: Hitoshi Katanoda / Bloomberg.
Love hotel
When living with parents in tiny apartments with thin walls, it is difficult for Japanese to find opportunities to warm love. That is why a love hotel was born in this country.
The hotel is specially designed to keep guests anonymous, with automatic check-in procedures via vending machines. Guests can choose from a variety of “love” spaces from spaceships, dungeons to rooms filled with Hello Kitty pictures. Photo: Sinopix.
Smart toilet
Those who use the new generation toilet in Japan for the first time may be asked dozens of questions such as: What do all these buttons do? Why is there a small stream of water soaring? Although the instructions have English and illustrative symbols, you can only try and accept mistakes the first time you use the toilet in Japan. Be careful not to get yourself wet when stepping out from the toilet. Photo: Scroll.
You have to get used to this, because the Japanese always maximize tight spaces. Tiny cars, pretty little houses, hotel rooms can only accommodate beds, many bars or shops cannot accommodate more than 5-6 guests at once, and even the streets are small. However, all are designed with 100% enthusiasm, towards comfort and harmony despite modest size. Photo: Fiveprime.
Ben Groundwater, cây bút của tờ Traveller, chỉ ra những điều tại Nhật Bản khiến khách nước ngoài phải ngỡ ngàng trong lần đầu ghé thăm.
Hiện đại và truyền thống
Hầu hết du khách ấn tượng với bề dày lịch sử của Nhật Bản, cùng nền văn hóa đặc sắc tồn tại từ hàng nghìn năm về trước. Từ những điện thờ Shinto cho tới vườn cây thanh bình, điện thờ Phật giáo hay quán trọ truyền thống Ryokan từ thời Edo… nhiều điều xưa cũ đang tồn tại giữa xã hội mới của Nhật Bản.
Dù gìn giữ mọi giá trị truyền thống, Nhật Bản ngày nay phát triển tới mức hiện lên như một thế giới viễn tưởng trong tương lai xa. Mọi thứ trong xã hội hiện đại đều tích hợp công nghệ tiên tiến, từ máy bán hàng tự động cho tới những chiếc bồn cầu. Nhật Bản là một quốc gia có những thiết kế tiện lợi và thiết thực trong mọi lĩnh vực, một miền đất điển hình cho thời trang tương lai. Mọi thứ tại Nhật Bản dường như đều mới mẻ và chỉ mất vài ngày để một người làm quen. Ảnh: Tokyo Tokyo.
Lạ lùng
Nhật Bản không ngừng quyến rũ du khách nhờ vẻ đẹp và cả nét lạ lùng: từ những bộ trang phục cosplay hóa trang của các “otaku” – người nghiện truyện tranh hay phim hoạt hình, cho tới nhà hàng robot, nỗi ám ảnh văn hóa Hawaii hay tình yêu dành cho những thứ dễ thương. Ảnh: Flickr.
Tỷ lệ tội phạm thấp
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giớ. Đó là điều bạn sẽ đánh giá cao khi tự mình trải nghiệm, ngay cả khi lạc tới những nơi nhạy cảm như phố đèn đỏ Kabukicho hay quận ăn chơi về đêm Roppongi. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi đặt một chiếc túi ở bất kỳ đâu, và quay trở lại sau vài giờ – nó sẽ vẫn nguyên vị trí, không ai động tới – hoặc được nhận lại món đồ tại một đồn cảnh sát.
Trên ảnh là phòng lưu trữ đồ thất lạc do công dân Nhật Bản mang tới Sở cảnh sát Tokyo. Trung bình, 3.000 chiếc ô được gửi tới đây vào một ngày mưa. Năm 2016, cảnh sát thành phố nhận tất cả 318.135 chiếc ô bị bỏ quên. Ảnh: Satoko Kawasaki.
Người dân nhiệt tình
Chỉ cần thấy ai đó trông có vẻ bối rối khi đứng giữa ga tàu điện ngầm, trạm dừng xe buýt hay trước cửa nhà hàng, người Nhật sẽ không ngại ngần bắt chuyện và đề nghị giúp đỡ. Văn hóa Nhật Bản đề cao tính lịch thiệp và ý thức giúp đỡ những người xung quanh. Ảnh: istock.
Người Nhật có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu
Bạn sẽ nhanh chóng ngưỡng mộ khả năng này của người Nhật. Chẳng hạn, khi tới một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, bạn sẽ thấy những thực khách gục đầu trên mặt bàn quán cà phê, hay những du khách tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa sau chuyến trượt tuyết… Nếu ngồi trên tàu, bạn sẽ bắt gặp những người trông như đang lơ mơ ngủ, lại lập tức bật dậy khi đến ga cần xuống. Ảnh: Ko Sasaki.
Không phải lúc nào khách nước ngoài cũng được chào đón
Dù người Nhật hiếu khách tới đâu, người nước ngoài vẫn có thể gặp phải những chuyện không may khi tới một nơi mình không được chào đón. Hầu hết địa chỉ như vậy thường là các tiệm ăn dành riêng cho người Nhật như những quán rượu trong khu phố Shinjuku hay một số nhà hàng cao cấp ở quận Ginza của Tokyo. Đây không phải điều phổ biến, nhưng nó vẫn tồn tại. Ảnh: Debito.
Giao thông thuận tiện
Dù giao thông có thể gây bối rối cho người nước ngoài lần đầu tới đây, Nhật Bản lại là nơi du khách dễ dàng tự thăm thú khắp nơi. Hệ thống đường sắt khá đắt đỏ, nhưng lại chuẩn xác và thân thiện với người dùng, việc lưu thông bằng xe buýt và tàu điện ngầm cũng đem lại trải nghiệm tương tự. Phần lớn bảng chỉ dẫn đều có tiếng Nhật và tiếng Anh, máy bán vé cũng có thể trợ giúp khách nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ. Ảnh: Chunichi Shimbun.
Không phải ai cũng nói tiếng Anh
Bạn không cần đi quá xa khỏi trung tâm mới lạc vào một nơi bạn không thể đọc một bảng hiệu nào hay trò chuyện với ai. Ngay tại những thành phố thân thiện với du khách như Kyoto hay Tokyo, rất nhiều nhà hàng không dùng thực đơn có tiếng Anh hay bồi bàn biết ngoại ngữ. Trải nghiệm này có thể gây nhiều khó khăn cho khách nước ngoài, nhưng đây cũng là một cơ hội để bạn vận dụng ngôn ngữ hình thể hay khiếu hài hước để tiếp xúc với người địa phương. Ảnh: Reuters.
Mua mọi thứ từ máy bán hàng tự động
Bạn muốn mua một lon súp ấm, thuốc lá, cà phê, bia, một chiếc áo phông mới, một cốc mì ăn liền, kem, ô, găng tay, bánh mì xúc xích? Tất cả đều có tại máy bán hàng tự động. Thậm chí, người Nhật đã có máy bán hàng có khả năng nói chuyện với khách. Ảnh: SoraNews24.
Văn hóa nhậu
Từ mờ sáng tinh mơ, người Nhật có thể lao vào chốn công sở nhưng khi ánh đèn thành phố bật lên, bạn sẽ thấy một thế giới hoàn toàn khác. Khi những nhân viên cổ cồn trắng nới lỏng cà vạt, họ sẽ kéo nhau vào một quán nhậu izakaya, quán rượu nhỏ hay hộp đêm, uống cạn rượu cho tới khi say mềm. Người Nhật chuộng bia, rượu sake, rượu nhà nấu hay cocktail kiểu Mỹ.
Ngoài New York (Mỹ) hay Berlin (Đức), Nhật Bản, đặc biệt là Tokyo là nơi hội tụ những quán bar thú vị. Bạn có thể ghé thăm một quán bar mới vào mỗi tối mà không chán, đó chính là nét duyên thầm của thành phố. Có nhiều lựa chọn cho du khách, từ quán rượu tí hon chỉ vừa vài người ngồi một lúc, quán bar karaoke nơi bạn vừa nằm trong bồn tắm vừa hát, quán bar ngầm dưới lòng đất với lối vào bí ẩn… Ảnh: Flickr.
Hầu hết ATM không nhận thẻ quốc tế
Người mê du lịch ngày nay vốn quen giao dịch thuận tiện với những ngân hàng quốc tế, chỉ nhét thẻ vào bất cứ máy ATM nào là có thể rút tiền trên đường phượt. Nhưng điều đó không dễ dàng tại Nhật Bản. Bạn có thể rút tiền từ ngân hàng quốc tế hoặc ATM tại các cửa hàng tiện lợi 7-Elevens, bưu điện. Ảnh: Hitoshi Katanoda/Bloomberg.
Khách sạn tình yêu
Khi sống chung với bố mẹ trong những căn hộ tí hon với tường mỏng, người Nhật khó có thể tìm cơ hội để hâm nóng tình yêu. Đó là lý do khách sạn tình yêu ra đời tại đất nước này.
Khách sạn có thiết kế đặc biệt để giữ kín danh tính cho khách, với thủ tục check-in tự động qua máy bán hàng. Khách có thể lựa chọn không gian “yêu” đa dạng phong cách từ tàu không gian, ngục tối cho tới những căn phòng tràn ngập hình ảnh mèo Hello Kitty. Ảnh: Sinopix.
Bồn cầu thông minh
Những người lần đầu dùng bồn cầu thế hệ mới tại Nhật Bản có thể bật ra hàng tá câu hỏi như: Tất cả nút bấm này có tác dụng gì? Sao lại có một dòng nước nhỏ vọt lên? Dù chỉ dẫn có phần tiếng Anh và ký hiệu minh họa, bạn chỉ có cách thử và chấp nhận sai trong lần đầu tiên dùng toilet tại Nhật Bản. Cẩn thận, đừng để mình ướt nhẹp khi bước ra từ toilet. Ảnh: Scroll.
Mọi thứ tí honBạn phải quen với điều này, bởi người Nhật luôn tối đa hóa những không gian hẹp. Những chiếc xe tí hon, nhà cửa bé xinh, phòng khách sạn chỉ đủ đặt giường tủ, nhiều quán bar hay cửa hiệu không thể đón quá 5-6 khách cùng lúc, và thậm chí phố xá cũng nhỏ hẹp. Tuy nhiên, tất cả đều được thiết kế bằng 100% tâm huyết, hướng tới sự thoải mái và hài hòa dù kích thước khiêm tốn. Ảnh: Fiveprime.
“David Attenborough: A Life on Our Planet” là lời khai thống thiết về những gì con người gây ra cho Trái Đất trong một đời người, dưới con mắt của nhân chứng sống.
Một trong những cảnh phim xót xa nhất của David Attenborough: A Life on Our Planet là khi máy quay cho thấy cả một rừng cây tại Indonesia bị đốn trụi để trồng cọ dầu. Trên ngọn cây cuối cùng trơ trọi giữa bãi đất trống, con đười ươi bối rối leo lên rồi không biết đi đâu nữa. Trong phút chốc, tương lai của nó biến mất.
Trong hơn 60 năm hoạt động vì môi trường, David Attenborough đã chứng kiến không ít điều kỳ diệu cùng vô số thảm kịch tự nhiên. Rất nhiều trong số đó xảy đến bởi sự can thiệp của con người.
Thế giới phong phú và nguyên sơ đã nhường chỗ cho đô thị hóa, và sự thay đổi đến chóng mặt ấy được kể lại qua lời kể của nhân chứng sống là nhà vận động môi trường 94 tuổi trong bộ phim tài liệu của Netflix.
Lời tri ân cho giới tự nhiên
Chỉ bằng vài lời kể, ngài Attenborough đã tóm tắt lại cuộc đời mình như một phần gắn chặt với thiên nhiên ngay từ khi còn là một cậu bé. Con đường dẫn tới hầm mỏ bỏ hoang của ông hồi nhỏ chính là những khám phá đầu tiên mở ra niềm quan tâm sâu sắc đến thế giới xung quanh. Mãi sau này và cho đến tận bây giờ, tình yêu với tự nhiên đã giúp David Attenborough sống một cuộc đời kỳ diệu.
Tác phẩm tài liệu đem đến nhiều khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ.
A Life on Our Planet, cũng như nhiều thước phim tài liệu tự nhiên, đưa đến những hình dung lộng lẫy về một Trái Đất hoang dã, từ những vùng đồng cỏ rộng lớn ở châu Phi cho đến thế giới của băng tuyết vùng cực.
Vẻ đẹp đến kinh ngạc của khu rừng kỳ vĩ quanh năm tuyết phủ hay thế giới nhỏ bé của những loài lưỡng cư đầy màu sắc hiện diện với tất cả nét quyến rũ mà khán giả bình thường có lẽ cả đời khó có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt.
“Thế giới không phải là giỏ trái cây để ta có thể lấy đi bất cứ thứ gì mình muốn”
Song song với việc đem đến những cảnh phim đẹp đẽ, người kể chuyện nhắc nhở người xem rằng đó không phải là tài nguyên vô hạn để con người có thể sử dụng tùy ý. Những đồng cỏ mà người châu Phi gọi là vô hạn trải khắp chân trời, hóa ra cũng chỉ là một thế giới vừa đủ cho các loài động thực vật cùng nhau sinh tồn. Thế giới tự nhiên là kết quả của quá trình tiến hóa, chọn lọc, đấu tranh khó khăn mà mỗi chủng loài đóng vai trò mắt xích cân bằng. Sự phát triển mạnh mẽ của con người đã lấn át môi trường sống của các loài còn lại.
Để sinh sống và tiện nghi, chúng ta đã lấy đi của Trái Đất nhiều hơn những gì có thể trả lại. Đa dạng sinh học được thay thế bằng những loài vật thân thiện phục vụ cho nhu cầu của con người. Nói như ngài Attenborough, ta đang thay thế hoang dã bằng thuần hóa.
Thiên nhiên không phải vô hạn để con người ra sức tàn phá.
Nông nghiệp canh tác cùng chăn nuôi lấy đi đất và nguồn nước sạch mà mọi loài động vật đều cần đến. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ là thủ phạm của sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí, góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Lũ lụt, cháy rừng, các hiện tượng thiên nhiên cực đoan là kết quả của quá trình can thiệp thô bạo vào tự nhiên.
Nhìn lại sự nghiệp phi thường của mình, ngài David Attenborough gọi một cách trìu mến thế giới tự nhiên cân bằng và đa dạng mà ông đã trải qua thời kỳ đầu là “khu vườn địa đàng của chúng ta”. Còn được gọi là Holocene, thời kỳ ổn định này diễn ra sau kỷ băng hà lớn cuối cùng – vụ tuyệt chủng hàng loạt thứ năm trên hành tinh trong bốn tỷ năm.
Nhưng ông đưa ra cảnh báo rằng sự yên bình đáng tin cậy này sẽ sớm biến mất khi nhiệt độ tăng lên do sự nóng lên toàn cầu và đa dạng sinh học bị rút cạn.
Lời cảnh báo cho hậu thế
Bằng cách phá hủy môi trường tự nhiên, con người cũng đang tước đi cơ hội được thấy một thế giới xinh đẹp của những thế hệ sau này. Chỉ trong một đời người, ngài David Attenborough phải tận mắt chứng kiến sự bành trướng của dân số, dẫn đến thu hẹp rừng, biến đổi khí hậu, sự sụp đổ của cân bằng sinh học, những dấu hiệu của đợt tuyệt chủng thứ sáu và thảm họa sinh thái.
Trái với nhiều bộ phim tài liệu trước của David Attenborough, A Life on Our Planet là lời kêu gọi thống thiết từ nhân vật.
Thông thường, các bộ phim tài liệu môi trường do Attenborough dẫn dắt thường mang cảm giác lạc quan bao trùm, rằng chúng ta rồi sẽ thay đổi được thói quen, rằng những nhà chức trách sẽ quan tâm hơn. Với A Life on Our Planet, lời khai của nhân chứng đã trở nên thống thiết và cay đắng hơn bao giờ hết.
Trong một cảnh quay khuôn mặt của ngài thật lâu, người xem thấy toàn bộ sức nặng cảm xúc đè nặng lên ông lão 94 tuổi. Vai trò của một người dẫn truyện bỗng chốc không còn quan trọng nữa. Đối mặt với khán giả là một người tận tụy dành cả đời cống hiến cho môi trường tự nhiên trong khi phải chứng kiến nó bị tàn phá đến tận cùng. Ngài im lặng một lúc như để suy ngẫm cho cuộc phỏng vấn, trước khi ngậm ngùi phát biểu: “Chúng ta đã bành trướng ra cả thế giới”.
Đa dạng sinh học là câu trả lời
Ýnghĩa của đa dạng sinh học nằm trong việc duy trì các hệ sinh thái đa dạng cả trên đại dương và trên cạn, không chỉ để động vật và thực vật có thể sinh sôi, mà còn để loài người có thể tồn tại.
Những đại dương giàu có và rừng rậm nguyên sơ là đồng minh tự nhiên quan trọng nhất của con người trong việc loại bỏ CO2 dư thừa khỏi khí quyển. Người kể chuyện kêu gọi các quốc gia có biện pháp đánh bắt và khai thác tài nguyên bền vững, hiệu quả, trong khi các cá nhân nên cắt giảm lượng thịt tiêu thụ.
Khung cảnh Chernobyl sau 30 năm thảm họa hạt nhân xảy ra.
Bộ phim kết thúc bằng cảnh ngài David Attenborough bước đi giữa đống đổ nát tại Chernobyl, Ukraine. Đây là nơi xảy ra thảm kịch hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra, khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán và hàng triệu cuộc sống bị ảnh hưởng.
Với con người, nơi đây sẽ gần như mãi mãi không thể sinh sống. Nhưng hậu quả của vụ nổ hạt nhân đã được thiên nhiên chữa lành. Chỉ trong hơn 30 năm vắng bóng con người, thiên nhiên đã thiết lập lại hệ sinh thái cân bằng. Rừng đã mọc trong thành phố, động vật hoang dã tự nhiên trở lại.
Bởi sau cuối, nhà môi trường học lên tiếng: mối đe dọa thực sự không phải là sự tồn vong của hành tinh, mà là sự tồn vong của nhân loại. Hành tinh vẫn còn đó từ hơn 4 tỷ năm trước và hẳn còn rất lâu sau này. Còn con người muốn tồn tại, thì hãy học cách làm việc với thiên nhiên, chứ không phải chống lại nó.