Nhật Bản là một nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc và rất độc đáo của Phương Đông. Nói đến Nhật Bản ta không chỉ nhớ tới hoa anh đào, rượu sake, mà ở xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Nếu bạn là thực tập sinh, du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật tại sao không lưu ngay danh sách các lễ hội dưới đây để có thể trải nghiệm thú vị nhất
Tháng 1
Ngày 1 tháng 1: Tết Nhật Bản
Ngày tết này tại Nhật được ăn theo tết dương lịch, đây là sự kiện quan trọng trong năm đối với người Nhật cùng rất nhiều phong tục thú vị.
Từ ngày 1 đến ngày 3 hầu như tất cả các công ty, nhà xưởng và các cơ sở kinh doanh đều nghỉ. Các gia đình chào mừng năm mới bằng cách nấu nướng, rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn đặc biệt, mặc kimono hoặc những trang phục đẹp nhất. Cùng nhau đi viếng chùa chiền hoặc đền thờ để cầu nguyện một năm mới nhiều sức khỏe và hạnh phúc
Giữa tháng 1 (15 ngày): Thi đấu sumo lần 1
Vật Sumo là lễ hội Nhật, đây là niềm tự hào của thể thao Nhật Bản và là biểu tượng văn hóa tinh thần người Nhật. Vật sumo bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo Shinto cùng những lời cầu nguyện cho một mùa màng bội thu
Lễ thành nhân: ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng Giêng
Ngày lễ này tổ chức nhằm chúc mừng và động viên tất cả những người vừa đến tuổi trưởng thành (theo luật Nhật Bản là 20 tuổi) trong năm và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn. Lễ thành nhân không chỉ dành cho những người đạt tuổi 20 khi ngày lễ tổ chức mà thực chất những người sẽ bước sang tuổi 20 trong tháng 2, 3, 4 cũng có thể tham dự buổi lễ
Thứ bảy tuần thứ tư của tháng 1: Lễ đốt núi Wakakusayama
Vâng bạn đọc không sai, đốt nguyên 1 ngọn núi. Thay vì đốt pháo hoa thường được diễn ra trong những lễ hội hay tổ chức các buổi giao lưu lễ hội, tham gia nhiều hoạt động thì những người dân ở thành phố Nara lại có cách tổ chức đặc sắc hơn bằng việc “đốt nguyên một ngọn núi”
Tháng 2
7 ngày đầu tháng 2: Lễ hội Tuyết tại Sapporo, Hokkaido
Lễ hội tuyết được tổ chức ở 3 địa điểm: Odori, Susukino và Tsudome
Nhưng địa điểm chủ yếu chính là công viên Odori – Cách trung tâm Sapporo khoảng 1,5km. Tại đây, những tác phẩm băng tuyết cực lớn với chiều rộng hơn 25m, cao hơn 15m được điêu khắc rất công phu và hoành tráng. Bên cạnh đó còn có hơn hàng trăm tượng lớn nhỏ để du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng
Lễ hội ném đậu đuổi quỉ (setsubun): được tổ chức vào khoảng ngày 3 hoặc 4/2
Đây không phải là một ngày lê hội quốc tế, nhưng là sự kiện văn hóa lớn được tổ chức rộng rãi tại các đền chùa và trên khắp đất nước
Vào ngày này người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki. Vì theo quan niệm của người Nhật, đậu nành mang ý nghĩa xua đuổi các linh hồn xấu, những sự xui xẻo. Bên cạnh đó, người ta sẽ ăn đậu nành tương ứng với số tuổi cộng thêm một hạt mang đến may mắn trong năm mới
Ngày 3 hoặc ngày 4 tháng 2: Lễ hội lồng đèn của đền Kasuga, Nara
Đây là một sự kiện lâu đời cách đây 800 năm. Vào ngày diễn ra lễ hội, toàn bộ thành phố chỉ còn ánh sáng của những chiếc đèn lồng, không có điện chỉ có ánh sáng kỳ ảo, du khách sẽ rất ngỡ ngàng và không khỏi tò mò trong không gian thần bí, ánh sáng của những chiếc đèn lồng được phản chiếu lên bề mặt sông kết hợp với những tòa nhà màu đỏ son của ngôi đền, một vẻ đẹp hài hòa đã đi vào thơ ca
Ngày 11 tháng 2:
Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật dăng quang
Ngày 15 – 16 tháng 2: Lễ hội Kamakura ở Yokote, Akita
Lễ hội có nhiều ngôi nhà bằng tuyết, được gọi là kamakura, được xây dựng ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Trong mỗi kamakura có một bàn thờ tuyết dành cho thần Nước, người mà mọi người cầu nguyện cho nước dư dật
Thứ bảy tuần thứ ba của tháng 2: Lễ hội Eyo hoặc lễ hội Hadaka (lễ hội khỏa thân) tại chùa Saidaiji, Okayama
Để tham gia Saidaiji Eyo, chỉ có duy nhất một cách là bạn phải cởi bỏ xiêm y trong cái lạnh dưới 10 độ của nước Nhật mùa đông, “khoác” lên nửa dưới bộ khố trắng “fundoshi” được bày bán ngay trước khi Hadaka Matsuri bắt đầu. Ngoài ra người tham gia còn đi thêm đôi tất trắng đặc biệt giống như giầy (tabi)
Tháng 3:
Lễ hội búp bê Hinamatsuri:
Vào ngày lễ hội, các bé gái sẽ được bố mẹ tổ chức cho buổi tiệc của riêng mình, mời bạn bè đến thưởng thức những món ăn đặc trưng của ngày lễ như: bánh gạo hishimochi, xôi đỗ sekihan, rượu shirosake, các loại kẹo màu, thạch nhiều màu sắc……
>>> Lễ hội búp bê Hina matsuri -Ngày vui của trẻ em Nhật Bản
Lễ thanh minh (Higan): Ngày lễ kéo dài cả tuần vào cuối tháng 3, trong 3 ngày trước và sau Xuân phân
Trong thời gian một tuần này, người Nhật Bản sẽ thăm viếng phần mộ ông bà, tổ tiên. Theo phong tục, họ sẽ sửa sang lại mộ, dâng hoa, dâng hương, dâng bánh và rượu Sake. Loại bánh đặc trưng trong ngày này là bánh botamochi, loại bánh nếp, dẻo, mềm, hơi ngọt được vắt tròn sau đó được phủ quanh bằng một lớp đậu đỏ đánh nhuyễn và ngọt
>> Checkin địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp ngất ngây tại Nhật Bản
Tháng 4
Ngày Chiêu Hòa: 29/4
Đây là ngày sinh nhật của hoàng đế Chiêu Hòa. Sau hi ông mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên, cây cỏ (hiện nay người ta kỷ niệm ngày này vào ngày mùng 4/5). Ngày Chiêu Hòa là một phần của Tuần Lễ Vàng
Tuần lễ Vàng:
Người Nhật quá bận bịu với công việc do đó thời gian nghỉ ngơi đối với họ là vô cùng quan trọng. Có lẽ 1 trong 1 năm thì vào dịp tháng 5 là dịp họ có thể có kỳ nghỉ dài nhất vì thế được gọi là “Tuần lễ vàng” – là tuần lễ cầu cho quốc thái dân an.
Tuần lễ này bao gồm 4 ngày quốc lễ trong vòng 1 tuần: từ ngày 29/4 đến 5/5
Tham khảo ngay: Chính thức công bố lịch nghỉ lễ của Nhật Bản trong tuần lễ vàng 2019
Tháng 5
Ngày Hiến Pháp 3/5
Từ năm 1947 ngày này được lấy để ký niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Ngày Thiếu Nhi: 5/5 (khác với nước ta là ngày 1/6)
Đây là lễ cầu sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”, ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
>>> Đặc trưng ngày Tết thiếu nhi 05/05 ở Nhật khác Việt Nam thế nào?Tháng 6
Lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa): Diễn ra vào ngày CN đầu tiên của tháng 6
Tại Nhật Bản, tháng 6 là tháng để bắt đầu 1 vụ mùa mới. Có rất nhiều lễ hội trồng lúa đã được tổ chúc tại Nhật Bản. Tại khu phố Mibu, các cô gái Satome sẽ hát những bài dân ca Nhật Bản về vụ mùa lúa và hi vọng rằng sẽ có 1 vụ mùa bội thu vào cuối tháng.Tháng 7
Ngày của biển: Thứ hai của tuần thứ 3 tháng 7
Đây là ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền 1876
Xem thêm: >> Tìm hiểu về tháng cô hồn của Việt Nam và Nhật Bản
Tháng 8
Lễ hội Nebuta
Diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Tám tạiAomori. Nebuta matsuri là lễ hội mùa hè tại Nhật Bản. Lễ hội đựơc tổ chức để xua đi sự oi bức và buồn chán của mùa hè. Những vũ công sẽ hét lên “Rassena, Rassena , Rasse, Rasse…” và những chiếc đèn lồng khổng lồ sẽ diểu hành dọc trên đuờng phố.
Lễ hội Obon từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8
Tuần lễ Obon là một trong ba kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật bên cạnh kỳ nghỉ Tết và ký nghỉ “Tuần Lễ Vàng”. Lễ hội Obon giống như lễ xá tội vong nhân của Việt Nam vào dịp Rằm tháng Bảy âm lịch
Lễ hội Ava Odori múa dân gian ở Tokusima diễn ra vào giữa tháng 8 và lễ hội ở Nikko diễn ra vào giữa tháng 10
Lễ hội Kaze no bon
Diễn ra từ 20-8 đến 3-9. Bài hát Owara là bài dân ca nổi tiếng nhất của vùng Toyama. Nhịp điệu bài hát rất hay, tinh xảo và mọi nguời nhảy múa với những động tác khéo léo như đồng loạt vẫy tay tạo thành con sóng nhỏ. Nguời dân địa phương mặc những bộ áo kimono bằng cotton và nhảy múa khắp thị trấn.Tháng 9
Ngày kính lão: Ngày thứ 2 tuần thứ 3 của tháng 9
Ý nghĩa của ngày này là bày tỏ lòng biết ơn đến những người lớn tuổi vì đã có nhiều năm cống hiến cho xã hội và cầu mong cho những người lớn tuổi được sống lâu, sống thọ.Trong ngày này thì người trong gia đình thường hay cùng nhau đi ra ngoài ăn, đặc biệt là con cháu sẽ tặng những món quà cho ông bà của mình
Tháng 10:
Lễ hội Takayama của đền Hachimangu: ngày 7 – 9 tháng 10
Takayama matsuri là một trong những lễ hội hiếm hoi được tổ chức 2 lần trong một năm vào mùa thu và mùa xuân. Lễ hội sẽ rước kiệu đầy màu sắc rực rỡ diễu hành vòng quanh thị trấn
Ngày thể dục thể thao: Thứ Hai của tuần thứ hai tháng 10
Ngày lễ này được áp dụng từ năm 1966 nhằm kỷ niệm sự kiện thể thao lớn – Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao
Lễ hội Kenka Matsuri hay còn gọi là lễ hội Đánh nhau: 14 -15 tháng 10
Lễ hội của đền Matsubara ở Himeji. Sở dĩ lễ hội có tên là “Đánh nhau” vì trong ngày lễ, những người tham gia sẽ rước kiệu lên và tông vào nhau. Họ cho rằng những cú va chạm của kiệu càng mạnh bao nhiêu, những vị thần càng hài lòng bấy nhiêu.
Giữa tháng 10 – giữa tháng 11: Triển lãm hoa cúc tại đền Meiji và Chùa Asakusa Kannon ở Tokyo
Chùa cổ Asakusa Kannon và đền Meiji là những điểm đến không thể bỏ qua khi tới Tokyo. Mùa thu nơi đây còn tuyệt vời hơn nữa bởi không chỉ có ngắm lá vàng lá đỏ, những hàng cây ngân hạnh trải dài mà còn hàng ngàn bông hoa cúc đua nhau khoe sắc.
Ngày 17/10: Lễ hội mùa thu của đền Toshogu ở Nikko với cuộc diễu hành kiệu được tháp tùng bởi các thuộc hạ mặc áo giáp
Ngày 22 tháng 10: Lễ hội Lửa của đền Yuki, Kurama – Tokyo
Lễ hội được diễn ra với hàng dài ngọn đuốc được thắp sáng dọc theo lối vào ngôi đền.
Tháng 11
Ngày 2-4 tháng 11: Lễ hội Okunchi của đền Karatsu ở Saga
Hàng đoàn chiếc thuyền lớn với nhiều hình thù khác nhau như cá tráp, rồng, và một số các loại sinh vật khác được sơn tỉ mỉ, hơn thế những chiếc thuyền to, lớn này được những người đàn ông khỏe mạnh diễu hành suốt khắp các con đường trên phố cùng tiếng hò hét
Ngày 3 tháng 11: Lễ hội Daimyo Gyoreysu ở Hakone
Các trang phục có lịch sử chính xác với sự chú ý tuyệt vời đến chi tiết và bao gồm các chiến binh samurai, nhân viên tòa án,m geisha và công chúa xinh đẹp Nhật Bản. Cuộ diễu hành được đi kèm với dàn nhạc diễu hành và các vũ công truyền thống được gọi là Geigi, những người truyền thống khách mời trong các bữa tiệc với bài hát và khiêu vũ.
Giữa tháng 11: Lễ hội Tori-no-ichi hoặc lễ hội Rake Fair của Đền Otori tại vùng Kanto
Trước đây, lễ hội có các tên khác như là Tori no Machi (酉のまち), Otori Matsuri (お酉祭り) hay Otori-sama (お酉さま). Lễ hội được tổ chức như một nghi lễ nhà nông với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã ban cho một vụ mùa bội thu.
Tháng 12
Ngày 15-18 tháng 12: Lễ hội On – matsuri của đền Kasuga ở Nara
Tại buổi lễ, người Nhật sẽ mang một chiếc mặt nạ, tượng trưng cho vị thần ấy để thực hiện lễ nghi cúng bái, phát lộc cho dân chúng. Thành phố Hamada hiện giờ vẫn còn có một lễ hội lâu đời, có tên là On – matsuri. Trong lễ hội này, họ biểu diễn khá nhiều điệu múa diễn tả thế giới thần linh khá sinh động, mỗi điệu nhảy lại ẩn chứa câu chuyện trong đó
Ngày 23 tháng 12: Ngày sinh nhật của Nhật Hoàng ー天皇誕生日
Đây là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật Hoàng thời Bình Thành hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước
Ngày 31 tháng 12: Lễ hội Okera Mairi của đền Yasaka ở Tokyo – lễ hội đốt lửa thiêng
“Okera” là một loại cây cất lâu năm, rễ của nó được sử dụng như một loại thuốc tiêu hóa trong y học cổ truyền. Okera là một loại dược thảo, người ta tin rằng đốt Okera giúp loại bỏ những năng lượng tà ác của năm đã qua, và ban phước lành, tuổi thọ cho năm mới. Loài cây này cũng được sử dụng như một nét văn hóa mà người dân Nhật cho rằng có thể xua đuổi ma quỷ và xui xẻo bằng cách cho “Okera” vào ngọn lửa.
Lễ hội quỷ Namahage dọa trẻ con
Trẻ em tại đây đều được những con quỷ “Namahage” mặc áo rơm, đeo mặt nạ tới thăm hàng năm. Quỷ – thường là những người lớn tuổi hơn cùng khu vực sinh sống, đến từng nhà để tìm những đứa trẻ không ngoan ngoãn, ngủ dậy trễ, để đồ đạc lung tung, hay nhõng nhẽo cha mẹ…
Quỷ thường dọa kéo đi bất cứ đứa trẻ nào vi phạm vào trong những ngọn núi phủ đầy tuyết