Lợi ích khi nâng cao sự gắn kết trong công sở

Gắn kết nhân viên luôn là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển một doanh nghiệp. Nếu không có sự gắn kết này, những người làm việc trong cùng một tổ chức sẽ sớm rời đi khi họ đã đạt được mục tiêu riêng của mình và không có một mục tiêu chung nhất. Sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp cũng trở thành một yếu tố cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khốc liệt ngày nay. 

Hãy cùng tìm hiểu về sự quan trọng của gắn kết nhân viên trong bài viết này nhé!

Nói về khái niệm “Sự gắn kết – Employer Engagement”, hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm nào chính xác về thuật ngữ này. Vì cách tiếp cận thuật ngữ này ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Những bài toán về con người sẽ khó có thể đạt được lời giải chính xác. Đôi khi, sự gắn kết của nhân viên được thể hiện ở tinh thần làm việc, trách nhiệm và sự cống hiến cho công ty. Hoặc cũng có thể đó là sự gắn bó lâu dài, tích cực và thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp. 

Song, nhìn chung thì một người nhân viên có sự gắn kết với doanh nghiệp, tổ chức sẽ có tính trách nhiệm, tự nhận thức về vai trò của mình cao hơn. Cũng như họ luôn sẵn sàng để góp sức, hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự cống hiến tận tâm qua những ý tưởng, giải pháp mà họ chủ động mang đến trong công việc và luôn có niềm tự hào về công ty chính là một trong những đặc điểm mà một nhân viên gắn kết với doanh nghiệp thường có. 

Qua những đặc điểm trên, có thể nhận thấy, việc tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp có thể mang đến nhiều lợi ích trong hành trình phát triển doanh nghiệp như:

Gia tăng lợi nhuận:

Theo báo cáo của Hewitt – Nhà cung cấp vốn nhân lực và dịch vụ tư vấn quản lý tại Mỹ, các công ty đạt mức gắn kết từ 60% – 70%, tổng lợi nhuận trung bình của cổ đông đạt 24,2%, đối với doanh nghiệp có mức gắn kết từ 49% – 60%, chỉ số này giảm xuống 9,1%. Và các doanh nghiệp có tỉ lệ nhân viên gắn kết thấp hơn 25% có tổng lợi nhuận trung bình âm.

Nâng cao hiệu suất công việc

Theo nghiên cứu của Gallup, doanh nghiệp có sự gắn kết của nhân viên thì mức năng suất công việc hiệu quả hơn 22% so với các doanh nghiệp không có sự gắn kết của nhân viên vì họ luôn sẵn sàng để cống hiến, đưa ra những giải pháp để phát triển và cải thiện công việc của mình, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. 

Giảm thiểu rủi ro

Mức độ nhân viên gắn kết cao sẽ tác động đến quá trình làm việc. Cụ thể, theo nghiên cứu của Gallup, những doanh nghiệp có mức độ gắn kết cao, những sự cố trong quá trình hoạt động sẽ giảm đến 48% và những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cũng giảm đến 41%.

Vậy vì sao độ gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp càng cao thì lại mang đến những lợi ích trên?

Nhà quản lý, lãnh đạo mang đến sự gắn kết cho nhân viên sẽ giúp nhân viên đạt được ba yếu tố sau:

Sự tận hưởng:

Con người có xu hướng cảm thấy thỏa mãn và hài lòng khi họ được làm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Ngoài ra, môi trường làm việc cũng là một yếu tố để nhân viên có được sự tận hưởng. Sự thoải mái về mặt tinh thần sẽ đẩy cao năng suất làm việc của nhân viên, từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Niềm tin:

Nhân viên cần thấy được sự liên hệ giữa công việc hàng ngày của mình với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức cực kỳ quan trọng để tạo gắn kết. Vì nếu nhân viên cảm thấy rằng khi làm việc nghĩa là họ đang trực tiếp tạo ra đóng góp giá trị cho tổ chức và cả cộng đồng, họ sẽ có xu hướng gắn kết hơn. 

Giá trị:

Sự công nhận rất quan trọng đối với quá trình nỗ lực của con người. Vì vậy, ai cũng đều muốn được ghi nhận những đóng góp của mình. Có rất nhiều hình thức ghi nhận như gói phúc lợi cạnh tranh, tạo cơ hội để nhân viên đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, du lịch hàng năm,…  Nhưng quan trọng hơn hết là cảm giác được tin tưởng và có giá trị khi được quản lý của mình dành ra dù chỉ vài phút để nói lời khen ngợi về kết quả công việc và sự đóng góp của họ có giá trị và được coi trọng như thế nào. 

Sự động viên, tinh thần tích cực mà người quản lý thể hiện qua cách khiến nhân viên của mình được “tận hưởng” cả 3 yếu tố trên sẽ là một nguồn động lực to lớn cho họ. Không chỉ thúc đẩy năng suất làm việc, tạo ra cơ hội cho nhân viên học hỏi và phát triển, mà còn là sự ghi nhận đối với những đóng góp của nhân viên, chính vì vậy, gắn kết nhân viên chính là chìa khóa thành công hàng đầu trong việc giữ chân các nhân tài, tăng lợi nhuận và kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp với những ứng viên tiềm năng. Đó còn là một trong những cách hữu hiệu trong chiến lược xây dựng hình ảnh cho thương hiệu doanh nghiệp, tổ chức vì giá trị con người làm nên tất cả.

Và vì sao chúng ta cần Networking?

Networking thường được cho chỉ phù hợp với những công việc mang tính chất ngoại giao, hay những người làm ở cấp bậc quản lý, lãnh đạo cấp cao,… Thực tế, Networking cần cho tất cả ngành nghề. Vì lợi ích mà Networking mang lại không chỉ là những mối quan hệ. Mà nó còn là kỹ năng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều ở các khía cạnh khác nhau. 

***

Trước tiên, hãy cùng hiểu lại một chút về Networking nhé:

Networking được định nghĩa đơn giản là kỹ năng thiết lập, xây dựng các mối quan hệ mới và duy trì các mối quan hệ cũ.  

Đầu tiên, đó là sự đa dạng kiến thức, góc nhìn đa chiều 

Khi tham gia vào hoạt động Networking, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều người, cùng hoặc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự đa dạng của nhiều người sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và góc nhìn đa chiều không chỉ trong công việc mà ngay cả đời sống. Nâng cao kiến thức và làm mới góc nhìn của mình sẽ giúp bạn cải thiện khả năng đánh giá sự vật, sự việc, và giải quyết vấn đề, ra quyết định.

Không thể bỏ qua lợi ích mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Một cơ hội nghề nghiệp tốt có lẽ là lợi ích mà các bạn có thể thấy rõ đến từ kỹ năng Networking. Lấy ví dụ đơn giản, khi bạn là sinh viên năm cuối, biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với các anh/ chị cùng ngành đã ra trường và đi làm, rất có thể khi công ty họ đang mở tuyển một vài vị trí, họ sẽ tìm đến và giới thiệu bạn cho vị trí đó. Vì sao? Vì mối quan hệ giữa bạn và họ, và vì họ đã đủ tin tưởng bạn sau thời gian tiếp xúc với bạn. Cơ hội việc làm đó chính là do kỹ năng Networking của bạn mang lại.      

Bên cạnh đó, Networking với những người làm cùng ngành nghề, bạn sẽ có thêm cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức mà có thể sẽ không có ở bất kì một quyển sách nào. Ngoài ra, những mối quan hệ tốt có thể hỗ trợ bạn trong công việc lúc cần thiết, giúp đỡ bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Về thương hiệu cá nhân cũng được nâng tầm

Khi bạn kết nối với nhiều người, trong quá trình trò chuyện, chia sẻ hay hợp tác, họ sẽ nhớ đến bạn là một người có kiến thức và kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể. Và khi họ đã đủ tin tưởng bạn trong quá trình kết nối, bạn sẽ có khả năng nhận được nhiều lời mời hợp tác, giới thiệu từ nhiều người khác nhau. Uy tín về thương hiệu cá nhân của bạn cũng sẽ tăng cao khi được đạt được sự tin tưởng và biết đến của nhiều người trong ngành và nhiều lĩnh vực khác.   

Cuối cùng, chủ động và tự tin trong cuộc sống

Đây là lợi ích cơ bản mà bạn có thể đạt được khi Networking. Để Networking thành công, bạn cần sự chủ động để làm quen với nhiều người xa lạ và rất nhiều sự tự tin để giao tiếp hiệu quả, nên bạn sẽ học được hai tố chất này trong kỹ năng Networking. Người giao tiếp tốt sẽ luôn biết cách nắm bắt những cơ hội và đó là một trong những yếu tố quan trọng để giúp bạn trở thành một người thành công.

Dù là trong công việc hay đời sống, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà Networking mang lại. Không chỉ mang lại những mối quan hệ, Networking còn thật sự giúp chúng ta có thể tốt hơn khi đánh giá sự việc và làm thương hiệu cá nhân tốt hơn.

Giữ gìn chất liệu “sáng tạo” bên trong bản thân

Tư duy sáng tạo là điều kiện bắt buộc cho các công việc liên quan đến các ngành truyền thông, marketing, thiết kế, nghệ thuật,… nếu thiếu nó chắc chắn bạn sẽ đi rất chậm. Liệu bạn có thể nhìn ra được những đặc điểm có thể đánh chết tư duy sáng tạo khiến đa số mọi người khó khăn trong quá trình làm việc? Những điều này có vẻ như quen thuộc, như đôi khi sự quen thuộc đó lại khiến bạn sẽ đánh mất tư duy sáng tạo một cách vô thức.

Vậy nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, chúng ta cùng bắt đầu nào!

1. Khoan hãy chấp nhận bản thân mình, bạn nhé!

Có nhiều điều trong bài phân tích “Đừng chấp nhận bản thân, đặc biệt nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo” của Monster Box được đăng tải trên Facebook, thật sự khiến người đọc phải suy nghĩ. Bài viết được đề cập đến việc bạn sẽ không còn đủ ý chí để tiến lên, một khi đã hài lòng với chính bản thân mình. Việc đó không những khiến tư duy sáng tạo của bạn chết dần chết mòn mà còn khiến bạn không thể nào bức phá trong công việc, đặc biệt là những công việc cần sự năng động trong thời đại ngày nay. Chỉ đơn giản là con người chúng ta kỳ lạ lắm, không có điểm kết thúc, vậy nên sẽ không có cái thật sự rõ ràng là “giới hạn bản thân”.

Nếu bạn là một cô, cậu sinh viên vừa mới ra trường thì không nên cho phép mình tự thỏa mãn với bản thân quá sớm. Hãy cố gắng để trở thành một team player, trở thành một trong những “nơ-ron” quan trọng của team, đừng trở thành người “có cũng được, không có cũng không sao” nhé! Nỗ lực hoàn thiện mình, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Cuộc sống bạn chắc hẳn sẽ trở nên có ích và thú vị hơn nhiều đấy.

2. Đừng mãi theo sau người khác, tỏa sáng theo cách của riêng bạn.

Việc ỷ lại vào bộ não của người khác là một điều đáng báo động, bạn thử tưởng tượng nếu hằng ngày bạn đều bám vào ý tưởng của một người nào đó, rồi đến một ngày vì lý do vu vơ nào đó bạn không có cơ hiệu tiếp xúc hay không còn gặp người đó nữa thì phải giải quyết những vấn đề khó khăn ấy ra sao. Chắc rằng bạn sẽ cảm thấy bị “cạn ý tưởng” nhưng không nhận ra rằng ngay từ đầu thật sự bạn chẳng có bất kỳ ý tưởng nào cả!

“Đi theo bóng mặt trời” quá nhiều có khiến bạn áp lực hay tù túng không? Hãy thử một lần trở thành mặt trời xem, dần dần tỏa sáng. Và dĩ nhiên, bài viết này sẽ không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi “Làm cách nào để bạn có thể thoát ra khỏi cái bóng đó?” Vì mỗi người sẽ có một cách khác nhau để tìm ra bản thân mình. Muốn làm thế nào tự bạn sẽ chọn cách riêng cho bạn nhé! Nếu bạn thấy quá khó, thì điều đầu tiên, hãy tập cách tư duy và đánh giá vấn đề theo chính góc nhìn của bạn mà không áp đặt bất cứ cách suy nghĩ của ai lên mình. Và điều gì cũng vậy, luôn cần có sự kiên trì, kiên trì với những gì mình làm, rồi bạn sẽ gặt được thành quả. 

3. Ngại bức phá khỏi giới hạn bản thân

“Mọi người sẽ nghĩ sao đây?”, “Họ có thích idea (ý tưởng) này không?”, “Nó có kỳ quặc lắm không ta?” Đó là tâm lý gần như là phổ biến của một người khi họ có những sáng tạo mới, mà đã là sáng tạo thì đôi khi có sự khác biệt. Bạn sợ mọi người đáng giá sự khác biệt đó nên chỉ dám dừng lại ở mức suy nghĩ chứ không “phóng” nó ra ngoài, rồi lại lặp một vòng quỹ đạo cũ. Cứ thế bạn dần sẽ cảm thấy chán nản với công việc cũng như quá tải vì lượng idea không được giải phóng tích tụ quá nhiều ngày qua ngày trong đầu bạn. Đó là dấu hiệu cho việc tự ti với những ý tưởng của mình hay rộng hơn là với chính bản thân mình. 

Điều này có thể xuất phát khách quan từ thói quen giáo dục theo cách truyền thống ở nước ta, giáo viên ở trường trung học có vẻ cũng không thích “sự phá cách”, họ muốn học sinh ngoan ngoãn, vâng lời, chấp hành đúng nội quy, không quậy phá. Thật đáng tiếc khi họ không nhận ra chính cách làm đó đã một phần khiến cho một thế hệ không còn tin tưởng vào “điều khác lạ” là cần thiết nữa. 

Hãy thử vượt qua chính mình, bước ra khỏi nỗi sợ bị cười nhạo, đánh giá hay ánh mắt người khác dành cho bạn để bứt phá trên con đường mới nhé. Vậy nên nếu có ý tưởng nào mới lạ, đừng ngần ngại nói ra, biết đâu đó chính là điều cả team bạn đang tìm kiếm bây lâu nay đấy!

4. Tự mãn với kiến thức mình đã có

Điều nay hoàn toàn trái ngược với hai điều ở trên. Người ta hay nói “cái gì quá cũng không tốt” cũng có phần đúng đấy. Nhưng quá ở đây không phải quá ở ý tưởng mà là quá ở sự tự tin với bản thân. Nói cụ thể hơn thì trường hợp bạn cảm thấy mình quá giỏi, quá toàn diện để hiểu biết ở mọi lĩnh vực do đó không cần phải học thêm gì nữa mà chỉ cần truyền đạt cho mọi người, thế là đủ. Nhưng thực tế, có một quy luật cơ bản rằng: Không học hỏi thêm là cách nhanh nhất để triệt tiêu tư duy của một con người. 

Lenin đã từng nói rằng:”Học, học nữa, học mãi”, bởi lẽ kiến thức là vô tận, bạn dù biết nhiều thế nào thì cũng chỉ là hạt cát giữa sa mạc thôi, còn rất nhiều điều hay ho đang chờ bạn phía trước. Đừng vội chủ quan với kiến thức của mình nhé, có tinh thần học hỏi nhìn đâu bạn cũng sẽ thấy thêm những kiến thức mới bổ ích.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nhận ra một số điều tiêu cực để thay đổi kịp thời, đâu đó có thể những sản phẩm của bạn sẽ đôi lần thất bại, đừng nản chí, cố gắng cho lần sau, thành công không bỏ qua người chịu khó tìm tòi, học hỏi đâu!

Và đừng quên tận hưởng cuộc sống theo cách có ý nghĩa vì tạo ra được giá trị có ích cho xã hội nhé!

Cải thiện chỉ số Trí Tuệ Cảm Xúc – EQ thế nào?

Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ giúp một người có thể nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác. Nó cũng giúp một người có thể kết nối và thiết lập các mối quan hệ tốt từ đời sống xã hội đến nơi làm việc – theo The Independent.

Chỉ số EQ được chia ra làm 3 kỹ năng gồm khả năng nhận biết cảm xúc, khai thác cảm xúc và vận dụng chúng vào quá trình tư duy, giải quyết vấn đề, tạp chí Psychology Today cho biết.

Sau đây là một số dấu hiệu của người sở hữu chỉ số cảm xúc EQ cao:

Tích cực

  • Biết cách tạo ra động lực nội tại

Người sở hữu EQ cao có khả năng tự tạo ra động lực cho chính bản thân bằng cách chuyển hóa những cảm xúc tích cực thành nguồn năng lượng tích cực. Và những động lực của bạn không đến từ những điều mang lý tưởng vĩ đại, mà nó đến từ những điều đơn giản, niềm vui của bạn trong cuộc sống, công việc. Bạn luôn tập trung mọi năng lương và sự chú ý để theo đuổi mục tiêu của mình đã đặt ra.

  • Đón nhận thay đổi để tốt hơn

Người có chỉ số cảm xúc cao là người có khả năng thích nghi tốt với môi trường mới. Họ không ngại thay đổi, vì họ tin rằng, với mỗi sự thay đổi sẽ mang lại những cơ hội tốt, giúp họ phát triển và hoàn thiện bản thân. 

  • Nhìn về phía trước

Người có EQ cao yêu thích học hỏi và khám phá những điều mới, và không ngại khi phải nghe những lời chê, góp ý từ mọi người. Nhờ thế, bạn luôn tự thách thức bản thân, không ngừng tiếp thu thêm về những quan điểm khác. Bạn coi đó là động lực để cải thiện bản thân từng ngày. 

Với kim chỉ nam cho cuộc sống là “nghĩ tích cực, sống tích cực”, khi đối mặt với thất bại hoặc những biến cố, người sở hữu EQ cao không đắm chìm lâu trong quá khứ. Họ sẽ tìm ra câu trả lời cho sự thất bại của mình và khắc phục nó. Chính vì vậy, người sở hữu EQ cao có khả năng hoàn thiện bản thân tốt hơn hết.  

Thấu hiểu

  • Lý giải, gọi tên cảm xúc

Dĩ nhiên, nếu bạn là người có chỉ số EQ cao, bạn sẽ dễ nhận ra cảm xúc của chính mình và người khác. Bạn không chỉ nhận biết được cảm xúc, mà bạn còn có thể hiểu được lý do được vì sao bạn hoặc người đối diện có cảm xúc đó. Điều này có thể giúp người có EQ cao trở thành một đồng nghiệp tuyệt vời khi họ biết nói những gì cần thiết để cùng chia sẻ với họ. 

Sự tự nhận thức với cảm xúc của bản thân cũng thể hiện bằng cách bạn biết cách tôn trọng những cảm xúc của mình, kiểm soát và điều hướng để phù hợp với hoàn cảnh và không làm bản thân bị tổn thương quá lâu. 

  • Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Đây cũng là đặc điểm của một người có chỉ số EQ cao. Bạn hiểu rõ “Mình là ai?”, biết đâu là điểm mạnh của bản thân, và những điểm chưa tốt. Cũng nhờ vào đặc điểm này, bạn biết cách phát huy và cải thiện bản thân, trở thành người biết cách làm việc hiệu quả trong khuôn khổ này. 

  • Quan sát & lắng nghe

Giao tiếp tốt là một trong những khả năng của người có EQ cao. Vì họ có thói quen quan sát xung quanh, cảm xúc người đối diện và tập trung lắng nghe. Nhờ vào thói quen đó, nên họ rất tinh tế trong việc nhận diện vấn đề đang xảy ra trong lúc đó. Cũng vì vậy, họ có sự thấu cảm với mọi người cao hơn so với những người khác. 

Chấp nhận

  • Khoan dung, rộng lượng

Nếu bạn là người biết chấp nhận, và học được cách khoan dung, rộng lượng với những lỗi lầm của người khác. Chắc chắn bạn là người có chỉ số EQ cao. Vì những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao sẽ thông cảm, không để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến mình quá lâu. Vì vậy, việc so đo tính toán những lỗi lầm của người khác sẽ không phải là thói quen của họ.  Tuy nhiên, những người EQ cao là những người thông minh. Họ dễ dàng bỏ qua, nhưng sẽ không dễ dàng để người khác phạm lại lỗi lầm đó một lần nữa với bản thân họ. 

  • “Than vãn, phàn nàn” không có trong từ điển sống

Khi một người luôn than phiền và phàn nàn thì chỉ có hai lý do, một, họ là nạn nhân và hai là không có cách giải quyết nào cho những vấn đề đó. Dường như chẳng bao giờ bạn có thể thấy một người có EQ cao lại để bản thân chịu thiệt thòi và trở thành nạn nhân, và hiếm hơn nữa là bị bế tắc trong việc nghĩ ra phương pháp giải quyết vấn đề. Họ tích cực đi tìm kiếm cách giải quyết hoặc tự tạo ra sự cân bằng cho cảm xúc bản thân, thoát ra khỏi sự mệt mỏi.

Get Thing Done – Nguyên tắc nhỏ từng bước đến thành tựu

Bạn có thể thành công trong lĩnh vực nào đó dù có thể hiện tại không biết phải làm sao. Bạn cũng có thể thành công dù không có biệt tài nào trong lĩnh vực đó. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công được ở bất cứ lĩnh vực nào nếu không hành động. 

Nguồn gốc của động lực 

Hành động không chỉ là ảnh hưởng của động lực mà còn là nguồn gốc của chính nó. 

Hầu hết mọi người chỉ cam kết hành động nếu họ cảm thấy một mức độ nhất định động cơ thúc đẩy. Và họ chỉ cảm thấy có động lực khi họ cảm nhận một nguồn cảm hứng cảm xúc. Mọi người chỉ có động lực để học tập cho kỳ thi khi họ hình dung ra những hậu quả. Mọi người chỉ bắt đầu chọn và học một loại nhạc cụ nào đó khi họ cảm thấy được truyền cảm hứng vì có thể chơi cho những người họ thích.

Và tất cả chúng ta đã từng buông lơi mọi thứ vì thiếu động lực ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là trong thời điểm mà chúng ta không nên. Chúng ta cảm thấy thờ ơ và lãnh đạm khi hướng tới một mục tiêu nhất định đã đặt ra cho chính mình bởi vì chúng ta thiếu động lực và chúng ta thiếu động lực bởi vì chúng ta không cảm thấy bất kỳ khao khát về cảm xúc nào để thực hiện điều đó. 

Cảm hứng cảm xúc → Động lực → Hành động mong muốn

Nhưng có một vấn đề khi hoạt động theo khuôn khổ này: Thường những thay đổi và hành động chúng ta cần nhất trong cuộc sống được truyền cảm hứng bởi những cảm xúc tiêu cực và đồng thời chúng cũng cản trở chúng ta thực hiện hành động đó. 

Nếu một người đang cố hàn gắn mối quan hệ của họ với người khác, những cảm xúc nội tại (những tổn thương, oán giận, sự trốn tránh) hoàn toàn đi ngược lại những hành động cần thiết để hàn gắn (tiếp xúc, trung thực và giao tiếp). 

Nếu ai đó đang muốn giảm cân nhưng lại trải qua nhiều lần xấu hổ về cơ thể thì hành động đi đến phòng gym sẽ có khuynh hướng truyền cảm hứng họ tương tự như những cảm xúc đã giữ chân họ ở nhà và nằm dài trên chiếc ghế sofa.  

Những tổn thương trong quá khứ, kỳ vọng tiêu cực và cảm giác tội lỗi, xấu hổ và sợ hãi thường khiến chúng ta trốn tránh những hành động cần thiết để vượt qua những tổn thương, kỳ vọng và cảm xúc tiêu cực đó.

Chuỗi động lực không phải chỉ là một chuỗi chỉ gồm 3 phần mà đó là một vòng lặp vô tận: 

Cảm hứng → Động lực → Hành động → Cảm hứng → Động lực → Hành động → … 

Hành động của bạn sẽ tạo ra các phản ứng về cảm xúc và cảm hứng tiếp theo và lặp đi lặp lại thúc đẩy những hành động trong tương lai. Lợi dụng kiến ​​thức này, ta có thể thực sự tái định hướng suy nghĩ của chúng ta theo cách sau: 

Hành động → Cảm hứng → Động lực 

Kết luận là nếu bạn không có động lực để thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn, thì hãy làm một cái gì đó, bất cứ điều gì, và sau đó khai thác các phản ứng với hành động đó như một cách để bắt đầu thúc đẩy chính mình. 

Hãy làm điều gì đó

Giới tâm lý học gọi nó là Nguyên tắc “Get Thing Done” (Làm gì đó). Làm thế nào để có được động lực: thực hiện bước đầu tiên: làm điều gì đó

Những gì các nhà nghiên cứu thấy là thường một khi đã làm một cái gì đó, dù là hành động nhỏ nhất, nó sẽ sớm cung cấp cho chúng ta nguồn cảm hứng và động lực để làm một điều khác. Nó giúp chúng ta tự thúc đẩy bản thân: “OK, tôi đã làm điều đó, tôi nghĩ tôi có thể làm được nhiều hơn nữa.”

Trong vài năm đầu tự làm việc, cả tuần đã có thể bị lãng phí hoặc không có việc nào được hoàn thiện ngoài lý do tôi đã lo lắng và căng thẳng khi nghĩ về những việc phải làm. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc buộc bản thân làm điều gì đó, dù là việc nhỏ sẽ khiến những nhiệm vụ lớn có vẻ dễ dàng hơn nhiều. 

Nếu tôi phải thiết kế lại trang web, trước tiên tôi sẽ buộc mình ngồi trước máy tính và tự nhủ “OK, bây giờ mình chỉ cần thiết kế lại Header thôi”. Nhưng sau khi phần Header đã hoàn thiện. Tôi lại tự thấy mình đang tiếp tục những phần khác. Và trước cả khi nhận ra, tôi đã được tiếp năng lượng và hứng thú cho công việc của mình.

Giáo viên toán học của tôi từng nói với chúng tôi “Nếu các em không biết làm thế nào để giải quyết một bài toán, hãy bắt đầu viết một cái gì đó, bộ não sẽ tự biết phải làm gì tiếp theo.” Và chắc chắn, cho đến ngày nay, điều này vẫn đúng. Hành động đơn thuần tự nó sẽ truyền cảm hứng cho những ý nghĩ mới, những ý tưởng mới, từ đó sẽ dẫn chúng ta tới cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Tuy vậy những cái nhìn sâu sắc không bao giờ đến nếu chúng ta chỉ đơn giản ngồi ngắm nhìn nó.

Bạn có thể nhận ra khái niệm này trong nhiều bài viết khác trong nhiều vỏ bọc khác nhau. Nó đã từng được đề cập trong cuốn “Failing Forward” và “Ready, Fire, Aim”. Nhưng không quan trọng khái niệm này đến với bạn bằng hình thức nào thì đó vẫn là một lối suy nghĩ vô cùng hữu ích và một thói quen tốt để áp dụng. 

Càng trải nghiệm nhiều tôi càng thấm thía rằng thành công trong bất cứ lĩnh vực nào chỉ phụ thuộc ít đến hiểu biết hay tài năng mà gắn kết chặt chẽ với hành động được bổ trợ bởi kiến thức và tài năng.

Bạn có thể thành công trong lĩnh vực nào đó dù có thể hiện tại không biết phải làm sao. Bạn cũng có thể thành công dù không có biệt tài nào trong lĩnh vực đó. Nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công ở lĩnh vực nào nếu không hành động. Không bao giờ.​ 

Hiểu về Gen Z

Sau thế hệ Millennials, thì Centennials – thế hệ Z (1997 – 20212) đang là nguồn nhân lực mới tham gia vào lực lượng lao động. Với sự phá cách, sáng tạo, và nhìn nhận sự việc đa chiều, thế hệ Z hoàn toàn là nhân tố đột phá cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, Gen Z vẫn là luồng gió mới có nhiều sự khác biệt mà các doanh nghiệp, những người quản lý nhân sự cần thời gian tìm hiểu, để cùng nhau hợp tác trong công việc. 

Để có thể đồng hành cùng Gen Z và phát triển doanh nghiệp, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng của Gen Z trong công việc nhé. 

Xu hướng phát triển

Nếu Gen Y nổi tiếng là thế hệ nhảy việc, thì ở Gen Z, xu hướng nhảy việc có phần giảm. Dù Gen Z là thế hệ ưa thích sự mới lạ, nhưng cũng là thế hệ chuộng tính ổn định trong cuộc sống và công việc, chính vì vậy, thế hệ này có thời gian gắn bó với doanh nghiệp dài hơn Millennials.

Tuy nhiên, mức độ tham vọng sự nghiệp của Gen Z lại cao hơn Gen Y rất nhiều. Điều này có thể thấy, nếu Gen Z nhận ra rằng bản thân đã chinh phục được mọi thử thách, khó khăn ở vị trí hiện tại, thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm nơi có nhiều thử thách để phát triển bản thân của mình. Đó cũng là lý do vì sao các Gen Z ngày nay lại cực kỳ bị thu hút bởi môi trường Startup đầy thử thách và mang tính cọ xát với thực tế cao. 

Cũng vì khao khát phát triển bản thân trong sự nghiệp, một trong những phúc lợi mà Gen Z quan tâm nhất khi tìm hiểu về công ty, chính là hành trình phát triển sự nghiệp khi đồng hành cùng công ty. Khi phải lựa chọn giữa một vị trí thực tập có thể mở ra nhiều cánh cửa và một công việc với mức lương cao hơn, thế hệ Z thường nhìn vào con đường lâu dài và 93% sẽ lựa chọn trở thành một thực tập sinh thay vì mức lương cao. Do đó, khi các nhà quản lý nhân sự muốn tiết kiệm chi phí tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực thế hệ Z, hãy chú trọng vào những giá trị thật sự (ngoài lợi nhuận) mà công ty có thể mang lại cho họ. Lộ trình thăng tiến rõ ràng và khả thi, cùng chương trình đào tạo chất lượng, những thử thách hấp dẫn sẽ khiến thế hệ này trung thành với doanh nghiệp nhiều hơn. 

Linh hoạt và độc lập

Không chỉ Millennials, mà các bạn trẻ thuộc Gen Z cũng đề cao sự linh hoạt trong chính sách làm việc. Vì Gen Z là thế hệ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khá cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần thật sự quan tâm đến nhu cầu cân bằng của Gen Z. Thực hiện chính sách giờ làm việc linh hoạt, cùng với sự thúc đẩy công việc từ xa, và tôn trọng thời gian cá nhân chính là những điều Gen Z cần khi làm trong một doanh nghiệp.

Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nhân lực Gen Z tin rằng giờ giấc làm việc linh hoạt, làm việc từ xa ở nhiều không gian làm việc khác nhau sẽ giúp họ có tâm lý thoải mái, hiệu suất công việc được nâng cao, kích thích tối đa tính sáng tạo và năng suất của Gen Z. 

Bên cạnh đó, vì Gen Z cần sự thoải mái trong môi trường làm việc, nên sự riêng tư và không gian cá nhân cũng được đề cao trong môi trường làm việc của Gen Z. Một môi trường làm việc có đáp ứng được nhu cầu của họ nên bao gồm cả 02 lựa chọn: nơi làm việc nhóm và cả khu vực làm việc riêng. Ngoài ra, thế hệ Z cũng yêu thích một môi trường văn phòng rộng rãi nhưng có vai trò rõ ràng. Ví dụ như: khi cần phải nói chuyện cá nhân với gia đình thì sẽ đến phòng nào hoặc phòng nào chỉ dành cho việc họp nhóm hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, một môi trường đa dạng, chấp nhận được những sự khác biệt của một cá nhân cũng sẽ được lòng “những đứa trẻ” thích phá vỡ nguyên tắc này. 

Kết nối

Gen Z luôn muốn hướng tới sự bình đẳng trong công việc. Họ ưa thích việc xây dựng các mối quan hệ là đồng nghiệp hơn là sự phân tầng trong xã hội. Gen Z muốn phá bỏ ranh giới xa cách giữa “cấp trên – cấp dưới”. Vì họ tin rằng, sự kết nối của con người thật sự không có giới hạn. Dù là thế hệ công nghệ, Gen Z vẫn muốn được kết nối trực tiếp với các đồng nghiệp của mình, không phải kết nối thông qua trên mạng xã hội. Vì Gen Z đánh giá cao tính hiệu quả khi giao tiếp, các vấn đề sẽ được giải quyết khi trò chuyện trực tiếp. 

Trong công việc, sự kết nối và phản hồi cũng rất quan trọng với Gen Z. Họ luôn muốn nhận được phản hồi liên tục về công việc họ đang thực hiện. Những đóng góp mang tính xây dựng sẽ giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn và giúp họ biết chắc rằng mình đang thực hiện đúng công việc của mình. 

Ngoài ra, kết nối đa dạng trong môi trường làm việc cũng là điều mà các Gen Z mong muốn. 63% thế hệ Z cảm thấy rằng việc làm việc với những người có nền tảng giáo dục, trình độ kỹ năng và văn hóa khác nhau là điều cần thiết. Sự hòa nhập với mọi người trong doanh nghiệp, không chỉ nằm trong phạm vi đội nhóm, sẽ thỏa mãn được sự ham muốn học hỏi của mình. Sự đa dạng không chỉ khiến công ty của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với Gen Z mà còn là một phần quan trọng trong kế hoạch giữ chân nhân viên của bạn.

Sự công nhận

Sự công nhận đối với Gen Z không chỉ là công nhận về kết quả và những nỗ lực mà họ đã tạo ra, mà còn là sự lắng nghe của doanh nghiệp. Dù đây là nguồn nhân trẻ, nhưng Gen Z hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình thúc đẩy phát triển công ty bởi lối tư duy hiện đại, toàn cầu hóa. 

Một trong những cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và giữ chân Gen Z là tạo cho họ cảm giác được tôn trọng về ý kiến, ý tưởng đóng góp ở vai trò của họ, khuyến khích Gen Z đưa ra những giải pháp cho công việc và đánh giá cao những hiểu biết của của những “đứa trẻ” Gen Z.

Nghệ thuật PR và câu chuyện làm nên thương hiệu

Thực tế, làm PR và làm thương hiệu là hai hoạt động có sự tương tác, bổ sung cho nhau. PR khai thác những thế mạnh, đặc trưng nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mục tiêu để họ có lòng tin, cảm thấy hài lòng, quan tâm cũng như tin tưởng, ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ. Thương hiệu tốt tác động mạnh đến dịch vụ PR giúp quảng cáo đáng tin cậy trong tư duy khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là hoạt động tối quan trọng với bất kì cá nhân hay doanh nghiệp. Trong thời đại bão hòa thông tin, khách hàng mục tiêu luôn có nhiều lựa chọn, nên họ yêu cầu một lý do thuyết phục cho những câu hỏi như: “Tại sao tôi lại nghe nhạc Trịnh thay vì nhạc của A/B”“Tại sao tôi nên đi xem phim tại rạp CGV?”,… Làm thương hiệu là dựa trên mối liên hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng (brand-consumers relationship). Đây là câu chuyện tựu trung hướng đến nhận diện và tạo giá trị cho thương hiệu nhằm thuyết phục khách hàng tin tưởng và trung thành với thương hiệu (brand loyalty).


Điều gì làm cho PR có sức mạnh đến vậy?

Câu trả lời là ở: Sự tín nhiệm.

Nhiều người thường nhìn nhận mọi việc qua quảng cáo. Nhưng so với quảng cáo đơn thuân, một sản phẩm được đề cập trong các bản tin hay trong các bài báo chính thống lại khiến công chúng mục tiêu tán thành và tín nhiệm hơn nhiều.

Bản tin hàng ngày có tác dụng kích thích hành động của người mua hơn là quảng cáo truyền thống. Một chiến lược social media tốt là cách khiến giới truyền thông để ý đến bạn.

Đi tìm điểm nhấn PR cho câu chuyện xây dựng thương hiệu trường kỳ

Theo Philip Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại, “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”. Bởi vậy, PR được coi là nghệ thuật yêu cầu chạm tới trái tim khách hàng. Một chiến dịch PR được coi là thành công khi những người “thợ lành nghề” hướng đến sự đồng cảm, thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau thay vì quảng cáo giả tạo, phóng đại hay nói giảm, nói tránh, bóp méo sai sự thật về đối tượng.

“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”

– Philip Kotler

Đã đến lúc nghệ thuật PR xây dựng thương hiệu cần phải thu hút và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giữa bối cảnh truyền thông đã quá bão hòa. Làm thế nào để khách hàng có niềm tin thay vì chối bỏ thương hiệu? Đó là câu chuyện cần tầm nhìn chiếc lược và đồng thời cũng là thử thách cho những “anh tài” PR lành nghề.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, các hoạt động PR-truyền thông giúp lan tỏa thương hiệu và ghi dấu ấn cho khách hàng những về thị giác, thính giác (xúc giác, khứu giác hay vị giác phụ thuộc từng đối tượng) từ đó khơi gợi sự đồng cảm, niềm vui thậm chí niềm tự hào,… để khách hàng lựa chọn thương hiệu.

Trong vòng tròn “PR, thương hiệu, khách hàng”, đã đến lúc ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa PR và thương hiệu để hướng đến những giá trị phục vụ con người. PR xây dựng những giá trị hữu hình và vô hình cùng hệ thống nhận diện thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm hay dịch vụ để khách hàng tự chọn những đối tượng phù hợp, xứng đáng trong thời đại social media.

Làm thế nào để PR có hiệu quả cho bạn ?

Dưới đây là 10 qui tắc để có một kế hoạch PR hiệu quả mang lại ưu thế cạnh tranh trong thị trường của bạn:

1. Nắm vững thị trường của bạn: Việc nhận rõ được nhóm khách hàng nào mục tiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng chọn ra phương tiện truyền thông phù hợp. Nhưng phải thật khéo léo trong việc lựa chọn, bởi không có sản phẩm nào có thể chiếm lĩnh được 100% thị trường . Và bạn cũng không cần phải thu hút tất cả khách hàng để thành công.

2. Nhận ra những sản phẩm hữu ích trong thị trường của bạn: Bạn cần xác định những giá trị cốt lõi mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lạicho khách hàng thân thuộc. Hãy nhớ rằng, khi bạn cố gắng bán sản phẩm hay dịch vụ trên các phương tiện truyền thông thì những câu chuyện về chúng sẽ sớm được đăng tải cho mọi người biết đến. Chỉ cho họ thấy những lợi ích và những con số về thời gian và tiền của mà khách hàng tiết kiệm được bằng việc sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Chứng tỏ sản phẩm của bạn là độc đáo: Một điều khá quan trọng là bạn có thể chứng minh sản phẩm của mình nhanh hơn, tốt hơn, sạch hơn, hoặc nhiều ích lợi hơn các đối thủ khác hoặc với tiêu chuẩn sản xuất. Chính những ưu thế đó sẽ giúp phương tiện truyền thông làm nổi bật sản phẩm của bạn lên.

4. Có nguồn gốc và giấy chứng nhận: Khi tất cả các sản phẩm đều như nhau, giấy chứng nhận là một lợi thế để nâng cao uy tín cho sản phẩm của bạn trong bất kì mẩu quảng cáo nào.

5. Chọn phương tiện truyền thông cho thị trường mục tiêu: Bạn cần tìm ra phương tiện mà những khách hàng mục tiêu thường đọc, xem và nghe. Đôi khi, bạn sẽ nhận ra những tập san đặc biệt hoặc các chương trình cho lĩnh vực bạn đang nhắm đến. Nếu điều đó mơ hồ, bạn cần làm nghiên cứu để tìm ra phương tiên được nhóm khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất. Những loại ấn phẩm như báo, tạp chí, thư tín, radio và truyền hình còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nhóm khách hàng.

6. Viết thông cáo báo chí: Hãy mở đầu các bài viết với một tiêu đề tốt và theo phong cách AP để nhà báo có thể chọn làm tư liệu cho bài viết của họ. Phần mở đầu chỉ nên giới hạn trong 25 từ và có thể diễn đạt được tiêu đề và nội dung tóm tắt. Các phóng viên có khả năng đọc trung bình là 7 giây với hàng trăm nguồn tin nhận được mỗi ngày. Vì vậy, 25 từ đầu tiên là những từ then chốt. Và hãy nhớ nên kết thúc bài viết trong một trang giấy hoặc ít hơn.

7. Gửi đi các thông cáo báo chí: Hãy gọi cho những người có tên tuổi trong giới truyền thông. Và cho họ biết bạn có thông tin có thể rất thú vị với họ cũng như độc giả của họ. Gửi cho họ tiêu đề và phần mở đầu. Ngay sau đó họ sẽ đưa ra quyết định, có thể là thích hoặc không.Tiếp đó, hãy trình bày rõ ràng ý tưởng của bạn. Hãy lựa chọn thời gian thích hợp, có thể là vào hôm sau hoặc một dịp nào đó để gọi lại cho họ.

8. Chăm sóc: Hãy gọi cho người bạn đã gửi tin khi bạn đã nói sẽ chấp nhận dù được hay không những thông tin mà họ đã nhận và sẽ cung cấp thêm thông tin nếu cần.

9. Giữ liên lạc: Đừng nên quá tự cao. Nếu các mẩu quảng cáo của bạn có giá trị , nó sẽ được chấp nhận. Nhưng bạn nên cung cấp thêm những thông tin có ích khác nữa cho đối tác. Đây cũng là một cách tốt để các thông cáo báo chí của bạn được chú ý đến ở các lần tiếp theo.

10. Sử dụng hình ảnh: Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói. Những bức ảnh trên chương trình truyền hình hằng ngày làm cho người xem nhân thức rõ ràng hơn bao giờ hết, và quan trọng nhất, chúng có hiệu quả hơn hẳn so với những tập san đặc biệt hàng tháng. Trong những ấn phẩm đó, thường đọc giả chỉ chú ý đến những bức ảnh có tính giáo dục hoặc mang thông tin đến cho họ.

Kết luận

Với các chia sẻ về PR nêu trên, MarketingAI hy vọng bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Bước đầu, bạn nên tạo dựng quan hệ tốt với giới truyền thông, bởi đây là điều khá cần thiết sau này. Và nhờ vậy, bạn cũng có được ưu thế cạnh tranh hơn cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. 

Thủ thuật PR: bỏ túi những kinh nghiệm tạo một bài viết PR chuẩn SEO

Trong thời đại thị trường hóa thương mại điện tử, PR đang dần khẳng định vị trí của mình bởi tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp… Vậy kinh nghiệm tạo ra một bài viết PR chuẩn SEO là gì?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Thủ thuật PR: bỏ túi những kinh nghiệm tạo một bài viết PR chuẩn SEO.

Những yếu tố tạo nên một bài viết PR hay:

Tiêu đề là bước đầu tạo nên sự thành công của bài viết:

Giới hạn trong 30 – 60 ký tự.

Tiêu đề cần chứa keyword ( từ khóa ) chính và tốt nhất nằm ở 30 ký tự đầu tiên.

Tiêu đề có thể được viết dưới dạng câu hỏi tu từ hoặc câu cảm thán để tạo sự tò mò, mang lại cảm xúc hay sự kỳ vọng và có âm điệu đến độc giả.

Đoạn mô tả khi giới thiệu sản phẩm:

Mọi người thường có xu hướng đọc rất nhanh, lướt qua bài viết nên phần mở đầu cũng  rất quan trọng để tiếp cận độc giả.

Những yếu tố tạo nên một bài viết PR hay

Điều đầu tiên trong nội dung bài viết PR về sản phẩm là cần mô tả một cách tổng quan nhất về sản phẩm, để người đọc có thể hiểu và hình dung những gì bạn sắp viết. Ngoài ra, phần mô tả cần viết ngắn gọn, súc tích.

Ngoài ra, trong phần mô tả bạn cần có sự nổi bật, thu hút và dẫn dắt người đọc đến những phần tiếp theo. Hãy tạo nên một sự hứng thú, tò mò thôi thúc khách hàng ở lại với bạn.

Phần thân bài viết PR phải thật sự chất lượng:

Cần tập trung nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, vì bản chất người tiêu dùng đều muốn những lợi ích đến cho họ.

Bài viết không nên PR quá lộ liễu gây mất thiện cảm với khách hàng.

Không nội dung hay kịch bản nào có thể thay thế hình ảnh một cách hoàn hảo.

Kết bài mạnh mẽ:

Tạo một bài PR hay, chuẩn SEO với kết bài mạnh mẽ.

Sau khi dẫn dắt khách hàng một cách khéo léo thì kết bài là nơi bạn tóm lại những ý chính nổi bật. Cần phải mời gọi và thu hút một cách mạnh mẽ để khách hàng tìm đến bạn.

Cuối cùng, đừng quên để lại thông tin doanh nghiệp hay số hotline, website,… để họ có thể tìm hiểu thậm chí là đặt hàng ngay.

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả:

Nguyên tắc 1: Làm nổi bật nội dung chính:

Một bài viết PR quá tham lam và sở hữu quá nhiều nội dung sẽ chỉ khiến người đọc cảm thấy dài dòng và nhàm chán. Muốn tiếp cận người tiêu dùng, hãy cho họ biết được bạn đang muốn nói đến điều gì. Do đó, nguyên tắc xây dựng nội dung cho một bài viết PR là chỉ cần một chủ đề chính, kèm theo 3 tiêu đề phụ bổ trợ và làm rõ ý hơn cho tiêu đề chính đó. Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết những bài viết PR, về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Nhưng phải hết sức lưu ý, cả 3 tiêu đề phụ cần trùng khớp với nhau và phải hỗ trợ làm rõ ý được cho chủ đề chính.

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Có sức lôi cuốn ngay từ lời mở đầu:

Dù nội dung trọng tâm của bài viết PR hay và đầy đủ đến đâu mà đoạn mở đầu không có sức lôi cuốn thì người đọc cũng sẽ ngừng tìm hiểu thông tin bên dưới. Do đó, sức “câu dẫn” ở đoạn đầu những bài viết PR là không thể thiếu. Đồng thời, nội dung bài viết phải thống nhất một chủ đề chính, tập trung sâu vào một chủ đề duy nhất. Điều này sẽ giúp bài viết có giá trị sâu hơn và cung cấp những thông tin hữu ích cho đọc giả.

Nội dung một bài viết PR phải thống nhất một chủ đề và chỉ tập trung vào chủ đề đó. Đồng thời chất lượng bài viết phải được đầu tư để có thể đem lại thông tin giá trị hữu ích cho độc giả. Nhưng chỉ có nội dung chất lượng thì vẫn là chưa đủ. Bạn không thể khiến độc giả đọc hết được bài viết của bạn nếu như ngay từ đầu bạn đã chẳng thể thu hút được họ. Nguyên tắc thứ 2 được nói đến chính là tạo được sự ấn tượng và sức lôi cuốn ngay từ nội dung đầu bài. Hãy làm cách nào để độc giả luôn tò mò về những điều tiếp theo và bị lôi cuốn vào câu chuyện của bạn.

Nguyên tắc 3: Nắm rõ tiêu chuẩn độ dài và ngắt nghỉ trong câu:

Một câu nói quá dài có thể khiến người nghe có cảm giác muốn hết hơi theo người nói. Ngay cả trong văn viết, một câu văn quá dài cũng khiến người đọc không thể tiếp nhận nổi. Theo nghiên cứu từ báo chí, một câu tối đa nên có 25 từ thì sẽ giúp người đọc tiếp thu thông tin hiệu quả nhất. Do đó, việc sử dụng những dấu ngắn nghỉ trong đoạn văn cũng hết sức quan trọng. Nắm rõ quy tắc này sẽ giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận bài viết PR của bạn hơn.

Nguyên tắc 4: Lồng ghép hình ảnh minh họa hợp lý:

Những nguyên tắc xây dựng một bài viết PR chuẩn SEO đem lại hiệu quả.

Theo nghiên cứu, con người luôn tiếp nhận thông tin trực quan hình ảnh dễ dàng hơn từ chữ viết. Do đó, việc lồng ghép những hình ảnh minh họa một cách thông minh. Vừa tạo được hiệu ứng thu hút; vừa giúp người đọc có thể tiếp thu hiệu quả hơn. Đôi khi, chỉ cần một tấm hình cũng có thể nói lên được chủ đề của bài viết.  Và truyền tải nó đến độc giả một cách nhanh nhất. Nguyên tắc cuối cùng này nhắc nhở bạn; đừng quá tập trung vào những đoạn văn dài dòng và nhàm chán. Hãy tận dụng hình ảnh để tạo một bài viết PR đầy sáng tạo và thu hút.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những kinh nghiệm viết một bài PR sản phẩm đạt chuẩn SEO và chất lượng. Nếu thực hiện nhiều thì theo thời gian; bạn có thể nâng cao chất lượng của những bài viết. Cũng như bạn có thể nâng cao cả số lượng bài viết của mình. Để từ đó PR một cách hiệu quả nhất cho cửa hàng, doanh nghiệp của mình.

Dân tộc thiểu số Ainu ở Nhật Bản

Ainu là một trong số ít dân tộc thiểu số ở Nhật Bản, ước tính dân số hiện nay còn khoảng 25.000 người. Nguồn gốc của người Ainu còn có nhiều giả thuyết, nhưng các học giả cho rằng, tổ tiên họ là dân tộc từng có mặt ở phía Bắc châu Á cách đây vài nghìn năm.

Người Ainu trong trang phục truyền thống.  Nguồn: CNN

Hiện nay, người Ainu phần lớn sống ở dọc theo bờ biển có khí hậu ấm áp phía Nam Hokkaido, họ dựng nhà dọc bờ sông hoặc bờ biển, nơi gần nguồn nước và giữ an toàn khỏi nguy hiểm ngoài tự nhiên. Trước đây, nguồn thức ăn chính của người Ainu là từ việc săn bắt, câu cá do đàn ông phụ trách hoặc hái lượm rau dại, nấm, các loại quả mọng trong rừng mà chủ yếu là do phụ nữ kiếm được. Họ không bao giờ bứng cả cây hoặc hái hết mà luôn chừa lại để cây tiếp tục phát triển và sinh sôi, làm nguồn thức ăn sau này. Việc chế biến, nấu chín thức ăn cũng đơn giản với dầu động vật, tảo và muối. Quần áo người Ainu mặc làm từ da động vật, da cá hoặc dệt từ vỏ cây.

Phụ nữ Ainu từng có tục lệ xăm hình trên môi từ khi còn nhỏ nhưng điều này chỉ còn được thấy ở những phụ nữ lớn tuổi do tục lệ này không còn thực hiện ngày nay. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Ainu là độc nhất, nhưng không còn tồn tại dạng chữ viết mà chủ yếu do người cao tuổi sử dụng nghe và nói. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu truyền văn hóa, truyền thống của dân tộc này.

Sau nhiều thay đổi theo thời gian, người Ainu hiện nay lại sống nhờ vào nghề nông, sản xuất các đồ thủ công, như: làm mộc, dệt vải. Ainu được Chính phủ công nhận chính thức là một dân tộc bản địa của Nhật Bản vào tháng 4-2019. Trung tâm Văn hóa Ainu cũng được thành lập từ năm 2003, nằm cách trung tâm thành phố Sapporo, đảo Hokkaido khoảng 40 phút lái xe. Đây là nơi khách tham quan có thể chiêm ngưỡng điệu múa truyền thống, đồ thủ công, những hình ảnh về truyền thống của người Ainu… nhằm tăng cường giới thiệu rộng rãi văn hóa của người Ainu đến nhiều người trong và ngoài nước.

Cách thu hút Gen Z đến với sự kiện của bạn

Hãy xem xét các chiến lược này để thu hút Gen Z đến các sự kiện của bạn.

Truyền thông xã hội Social Media

Những gì chúng tôi thấy khi làm việc với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi là họ thích các nền tảng khác nhau. Trong khi thế hệ thiên niên kỷ đại diện cho nhân khẩu học mạnh mẽ trên Facebook, thế hệ Z ủng hộ Instagram và Snapchat, nơi họ có thể kiểm soát tốt hơn quyền riêng tư và Vì Snapchat và Instagram Stories chỉ được chia sẻ với một nhóm người được chọn và tồn tại tạm thời, điều đó khiến các nhà tiếp thị khó nhìn thấy hành vi trực tuyến của người dùng và nhắm mục tiêu họ hơn. Chúng tôi đang thử nghiệm các cách kể chuyện mới bằng cách sử dụng Instagram Stories. Trên Tài khoản Instagram của Hội đồng Sinh viên Quốc gia (@NatStuCo), chúng tôi đã đưa tin về các sự kiện bằng cách sử dụng các tính năng thăm dò tương tác của Instagram để tăng mức độ tương tác. Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch mô phỏng các tài khoản Instagram như Bloomberg Business (@bloombergbusiness), sử dụng hình ảnh tuần tự với lớp phủ văn bản ke chuyen.

Video trực tuyến

70% Gen Zer xem hơn hai giờ trên YouTube mỗi ngày, theo Trifecta Research. Ngoài ra, một ứng dụng video dạng ngắn có tên TikTok – nơi người dùng có thể theo dõi những người có ảnh hưởng, sử dụng các bộ lọc thú vị và xem các xu hướng dựa trên hashtag.

Sử dụng các nền tảng này để tiếp thị video cũng có thể mang lại hiệu quả cao về chi phí: Gần đây, chúng tôi đã tiến hành chiến dịch video Snapchat với chi phí mỗi lần nhấp là 0,16 đô la, thấp hơn đáng kể so với chi phí trung bình của ngành là 1,06 đô la trên Facebook. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác video để ghi lại cảnh quay và lời chứng thực từ những người tham dự các sự kiện của sinh viên mà chúng tôi có thể sử dụng để quảng bá các sự kiện khác của sinh viên trong suốt năm.

Tính xác thực

Thế hệ Z cảm thấy có mối quan hệ mạnh mẽ với các thương hiệu thể hiện giá trị đích thực. Họ lớn lên với Google, mạng xã hội và Yelp, vì vậy họ có xu hướng tin tưởng các đồng nghiệp và đánh giá của khách hàng để đưa ra quyết định hơn là bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Hãy cân nhắc làm việc với những người có ảnh hưởng. Hợp tác với một ngôi sao YouTube hoặc một người tạo xu hướng trên Instagram có thể rất tốn kém, nhưng không phải mọi người có ảnh hưởng đều phải là Kardashian. Thế hệ Z tin tưởng những người có ảnh hưởng nano – những người hàng ngày có từ 2.000 đến 10.000 người theo dõi nhiều nhất.

Giao tiếp theo yêu cầu

Phần lớn thế hệ Z dành hơn ba giờ mỗi ngày trên các ứng dụng nhắn tin, theo báo cáo của Think With Google. Hầu hết tất cả họ đều sở hữu điện thoại thông minh và hơn một nửa trực tuyến trong 10 giờ mỗi ngày, vì vậy trang web của bạn Chúng tôi cũng sử dụng tin nhắn tức thời và phương tiện truyền thông xã hội để trả lời các câu hỏi thường gặp trực tiếp để những người tham dự Gen Z luôn có thông tin họ cần khi ở trên trang web.

Tạo trải nghiệm mang tính thực hành

Chúng tôi thường nghe phản hồi nào nhất từ ​​những sinh viên tham dự hội nghị? Họ muốn có nhiều hoạt động tương tác hơn. Thay vì được giảng dạy, Gen Z muốn học bằng cách làm. Ngoài việc tạo ra trải nghiệm hấp dẫn tại chỗ và hội thảo thực hành, hãy xem xét mở rộng Theo nghiên cứu của Trung tâm Động học Thế hệ, 85% thế hệ Z đã xem một video trực tuyến trong vòng tuần qua để học một kỹ năng mới.