Ikebana – Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên, ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo.  Theo nghĩa văn học, Ikebana là “hoa sống”, là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, một nền nghệ thuật tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa. Ikebana cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc với một lịch sử lâu đời đã được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.
Lịch sử IKEBANAIkebana còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo (kuge) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học.Đến thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo vẫn thịnh hành nhưng nhiều trường phái rikka ( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) đã ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc. 

ikebana-nghe-thuat-cam-hoa-nhat-ban

Cuối thế kỷ 16, một hình thức cắm hoa mới gọi là nageire bắt đầu được sử dụng trong trà đạo với khuynh hướng thật mộc mạc thanh tao. Cuối thế kỷ 17 hình thức cắm hoa của giới quý tộc và thầy tu thay đổi hẳn, xuất hiện trường phái cắm hoa shoka hay seika ( hoa sống ). Shoka kết hợp chân giá trị hùng vĩ của rikka với tính mộc mạc, đơn sơ của nageire, cuối thế kỷ 18 trở thành phong cách phổ biến nhất.
Sau thời kỳ phục hưng Minh trị 1868 , nghệ thuật Nhật Bản truyền thống trong đó có Ikebana nhất thời bị sự nhiệt tâm ủng hộ văn hóa phương Tây lấn át. Tuy nhiên nó đã hồi sinh mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến nay, nhưng nhiều trường phái cắm hoa mới tiếp tục xuất hiện. Ngày nay, có khoảng 3000 trường phái ikebana ở Nhật Bản, với khoảng 15 đến 20 triệu người theo học, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 18 đến 26. Phong cách phổ biến nhất là Ikenobo, Ohara và Sogetsu, mỗi phong cách thu hút khoảng 3 triệu người theo học. Hiện nay vẫn còn phong cách cắm hoa rikka và shoka, cũng như nhiều phong cách cắm hoa khác hiện đại hơn. IKEBANA và tình yêu thiên nhiên của người Nhật. Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, và tình yêu thiên nhiên của ngươi Nhật lớn đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên. Du khách nước ngoài khi đến Tokyo thường hay bất ngờ khi thấy những bình hoa với một hoặc vài bông hoa được treo trên xe, ở các cạnh của kính chắn gió bởi những người lái taxi. Thật khó mà tìm thấy ở Nhật một ngôi nhà nào mà quanh năm không được tô điểm bởi sắc hoa. Về cơ bản thì Ikebana không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.  Ngay cả khi chỉ một loại hoa được sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu tượng hoàn hảo của thiên nhiên. 

ikebana-nghe-thuat-cam-hoa-nhat-ban

 Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ: Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới. Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày: Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ. 

ikebana-nghe-thuat-cam-hoa-nhat-ban

 Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết búp bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết con trai (mồng 5 tháng 5). Triết Lý tiềm ẩn trong Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản

 Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.
Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính. 

ikebana-nghe-thuat-cam-hoa-nhat-ban

 Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất. Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành… về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao. Phong cách cắm hoa cơ bảnPhong Cách Rikka

ikebana-nghe-thuat-cam-hoa-nhat-ban

 Rikka là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.Phong Cách Shoka Shoka là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người. Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên. Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.
Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển. Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng. Phong Cách Jiyuka Một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920. Lời kết Với tình yêu và sự nâng niu lớn lao dành cho thiên nhiên của người Nhật, nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Các trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, mang đến cho mọi người nét đẹp của tự nhiên.

Văn hóa “Cảm Ơn” trong doanh nghiệp Nhật

Trong quá trình làm việc tại các công ty Nhật lời cảm ơn và xin lỗi là điều không thể thiếu để thể hiện cảm xúc và tấm lòng đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác. Văn hoá xin lỗi đã được đề cập rất nhiều trong các bài viết trước đây nên lần này, xin giới thiệu về việc cảm ơn trong văn hoá công sở Nhật.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết trước đây, để tìm hiểu thêm về các văn hoá công sở khác trong công ty Nhật.

1. Sự quan trọng của lời cảm ơn trong văn hoá Nhật

Ở Nhật, trẻ em thường được dạy nói từ “cảm ơn” và “làm ơn” khi giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng và gây thiện cảm với đối phương. Khi trưởng thành, bắt đầu đi làm ở môi trường công sở thì lời cảm ơn càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong một xã hội khá khắt khe trong việc kính trên nhường dưới, biết trước biết sau như Nhật Bản.

Vậy tại sao lời cảm ơn lại quan trọng như thế trong văn hoá Nhật Bản, xin được giải thích rõ trong phần này.

  • Lời cảm ơn giúp xây dựng mối quan hệ trong công ty. Khi đi làm, nếu chúng ta thường xuyên biết ơn và nói cảm ơn với đồng nghiệp, cấp trên thì chắc hẳn sẽ tạo được thiện cảm và dễ dàng làm việc với nhau hơn về sau này. Ví dụ, tuy người Nhật nghĩ giao việc cho cấp dưới là điều hiển nhiên nhưng sau khi hoàn thành việc, hầu hết nhân viên cấp dưới sẽ nhận được lời cảm ơn từ cấp trên. Điều này làm cho mối quan hệ trên dưới khắt khe trong công ty Nhật được giảm đi phần nào.
  • Lời cảm ơn giúp con người có suy nghĩ tích cực hơn. Việc bạn luôn cảm thấy biết ơn sẽ giúp bạn duy trì suy nghĩ tích cực. Điều này làm bạn nhận ra những việc người khác làm cho mình, tạo sự tôn trọng lẫn nhau và giảm xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Nếu như một công ty có những nhân viên có suy nghĩ tích cực thì hẳn sẽ đưa ra được nhiều giải pháp và khắc phục nếu công ty có rơi vào tình trạng khó khăn.

2. Làm sao để truyền đạt sự chân thành khi cảm ơn

Sự chân thành trong lúc cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cách hành văn và qua cả ánh mắt, cử chỉ, hành động. Người Nhật thường không nhận ra rằng việc họ nói quá nhiều từ “cảm ơn” vô tình khiến nó thành câu cửa miệng và trở thành thói quen.

  • Sự chân thành khi cảm ơn được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cách hành văn. Ví dụ, khi khách hàng phản hồi không tốt về dịch vụ hoặc sản phẩm thay vì nói: “Vâng, chúng tôi xin lỗi. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách ” thì đa số người Nhật sẽ trả lời rằng: “Cảm ơn quý khách đã quan tâm! Chúng tôi sẽ xem xét lại. Rất hân hạnh được gặp lại quý khách”, kèm theo đó là cái cúi đầu và gương mặt biểu cảm thì chắc hẳn phía người nói và người nghe cũng sẽ vui vẻ đón nhận một cách nhẹ nhàng hơn.
  • Sự chân thành khi thể hiện lòng biết ơn còn thể hiện qua cách thức nói lời cảm ơn. Ví dụ thay vì nói lời cảm ơn một cách đơn thuần bằng lời nói, thì bạn cũng có thể gửi mail, viết một lá thư tay nhỏ xinh hoặc là một tấm bưu thiếp, kèm một món quà nho nhỏ thì đối phương sẽ cảm nhận được sự chân thành hơn. Điều đó chứng tỏ đôi khi sự chân thành trong cảm ơn còn thể hiện qua hiện vật.

3. Những lưu ý khi nói lời cảm ơn

Tuy lời cảm ơn ai cũng có thể nói lời cảm ơn, nhưng khi thể hiện lòng biết ơn, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau.

  • Ngay lập tức nói lời “cảm ơn”. Giống như việc xin lỗi, hay bất cứ ngôn từ thể hiện cảm xúc nào, cần phải nói ngay lập tức để truyền đạt cảm xúc. Điều này khiến đối phương dễ dàng cảm nhận được tình cảm của bạn hơn. Hơn nữa, cảm xúc qua rồi mà không nói ngay thì thật là thất lễ. Bạn nên nhìn vào mắt đối phương, nhoẻn miệng cười và nói nhẹ nhàng “cảm ơn”. Không nên chần chừ, mắt nhìn xuống đất và nói lí nhí cảm ơn họ.
  • Nhắc lại lời cảm ơn. Ví dụ bạn gửi mail, hoặc viết thư để cảm ơn, dù đầu thư bạn đã cảm ơn rồi, nhưng để kết thúc mail hoặc lá thư, nên cảm ơn một lần nữa. Cho dù đối phương có nói rằng “Ngại ghê” hoặc là “Tôi có làm được gì đâu” hay là “Bạn khách sáo quá!”, nhưng có lẽ bên trong họ lại cảm thấy vô cùng vui và cảm kích vì những lời cảm ơn này.
  • Cần nói cảm ơn một cách cụ thể. Khi nói lời cảm ơn, thay vì tập trung vào cảm xúc của mình, hay nói nhiều hơn về hành động của đối phương. Thay vì chỉ nói “cảm ơn” hãy nói thêm như “việc anh/chị làm khiến cho công việc của tôi suôn sẻ hơn” “tôi đã có thể làm tốt hơn nhanh hơn công việc được giao”. Khi nói cụ thể về những điều đối phương làm cho bạn là gì, có ý nghĩa ra sao, bạn cảm thấy vui như thế nào, kết quả của sự giúp đỡ này là gì, bạn sẽ giúp đối phương thấy rằng những điều họ làm vô cùng có ích và bạn trân trọng những gì họ đã làm.

    4. Các mẫu email cảm ơn

Nói lời cảm ơn sẽ dễ dàng hơn là viết mail cảm ơn, hơn thế nữa lại là trong môi trường công sở. Nhìn vào nội dung mail, đối phương có thể cảm nhận được thái độ và sự chân thành, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Tuỳ vào từng đối tượng mà sẽ có cách hành văn khác nhau. Nhất là trong tiếng Nhật còn có tôn kính ngữ khiêm nhường ngữ, câu từ và thể động từ sẽ càng được đặc biệt lưu ý. Sau đây là các mẫu mail cảm ơn cho từng đối tượng.

  • Mail cảm ơn đối với cấp trên
    Mail cảm ơn sếp vì đã cùng đồng hành khi gặp khách hàng

件名 営業同行の御礼

本文
■■部長
おはようございます。
▲▲です。
昨日は◯◯株式会社への営業にご同行いただき、誠にありがとうございました。
先方の質問に対する対応、提案の流れの作り方など、とても勉強になりました。
また、営業後にご指摘いただいた点につきまして、
改めて見直しつつ、今後の商談で活かしてまいります。
これからもまだまだご迷惑をお掛けしてしまうと思いますが、
ご指導ご鞭撻のほど、何卒よろしくお願いいたします。

Khi viết email cảm ơn cho sếp của bạn, hãy cho sếp biết ấn tượng để lại trong bạn và định hướng trong tương lai. Điều này sẽ khiến sếp cảm thấy bạn có động lực làm việc hơn và cảm thấy bạn đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, email này chỉ nên được sử dụng khi sếp của bạn vắng mặt hoặc ở một tầng khác khiến bạn không thể gặp sếp. Nếu bạn ở cùng một tầng, sẽ lịch sự hơn để cảm ơn nếu bạn gặp trực tiếp.

  • Cảm ơn đối với đồng nghiệp
    Cảm ơn đồng nghiệp vì giúp soạn giấy tờ

件名:資料作成協力のお礼
〇〇さん
お疲れ様です。△△です。
昨日は忙しい中、資料の作成を協力してくれてありがとう。
おかげさまで、期日に間に合わせることができ、
課の皆さんに迷惑を掛けずに済みました。
今後は〇〇さんを見習い、仕事に取り掛かる前に
担当業務の優先順位を決めて、逆算して行動します。
〇〇さんも困ったことがあったときは遠慮なく相談してください。
私にできることなら何でも手伝います。
今回は本当にありがとう。助かりました。
取り急ぎお礼まで。Không nên sử dụng từ ngữ trong các cuộc trò chuyện hàng ngày chỉ vì đây là một mối quan hệ thân thiết. Để được đánh giá cao sự chân thành, bạn nên sử dụng những từ lịch sự trong email cảm ơn để truyền đạt tấm lòng của bạn. 

  • Cảm ơn đối với đối tác
    Ví dụ mail cảm ơn vì đã đến buổi gặp mặt tại công ty của mình

件名:件名 昨日の打ち合わせの御礼/株式会社△△ ▲▲
本文
株式会社◯◯
●●様
いつもお世話になっております。
株式会社△△の▲▲です。
昨日はお忙しい中、貴重なお時間をいただき、誠にありがとうございました。
●●様からお伺いした課題やご要望に関しまして、
弊社で新たな対策を検討しつつ、次のご提案に活かしていきたいと思います。
もし、追加のご要望やご質問などがございましたら、
私までご連絡いただけましたらすぐに対応いたしますので、遠慮なくご連絡くださいませ。
それでは、今後ともよろしくお願い申し上げますDĩ nhiên, khi gửi email cảm ơn, dù đã đánh giá cao, nhưng cũng nên đề cập đến các vấn đề phát sinh trong ngày, cách bạn trả lời các yêu cầu của khách hàng và những gì bạn sẽ làm trong tương lai, và đồng thời dẫn dắt bằng một câu khiến đối tác sẽ dễ dàng đến công ty vào các lần sau. 

Tổng kết

Việc nói cảm ơn là một điều cần thiết trong môi trường công sở Nhật. Lời cảm ơn khác nhau và thay đổi linh hoạt tuỳ vào mối quan hệ trong và ngoài công ty, nhưng dù ở trường hợp nào, chúng ta cũng nên truyền đạt cảm xúc của mình một cách chân thành. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi đi làm tại công ty Nhật.

Những đặc điểm văn hóa khi làm việc trong công ty Nhật

Khi sống ở Nhật chắc hẳn có không ít lần các bạn gặp phải trường hợp cảm thấy khó hiểu trước một số phong tục, lối suy nghĩ của người Nhật phải không. Đến khi vào làm việc tại công ty Nhật, số lần bạn gặp trường hợp như thế sẽ càng nhiều hơn. Để giúp các bạn hình dung văn hoá trong các công ty Nhật như thế nào, Tomoni sẽ giới thiệu với các bạn một số quy luật bất thành văn điển hình trong các công ty Nhật nhé.

Cách sử dụng từ ngữ (言葉遣い)

Tiếng Nhật cũng như Tiếng Việt tuỳ theo từng đối tượng mà chúng ta sử dụng danh xưng khác nhau. Cũng có một số điểm khác biệt ví dụ như từ 「あなた」 dịch ra tiếng Việt là “bạn”, được dùng khi gọi một người khi ta không biết tên họ. Nhưng trong công việc thì từ 「あなた」 không được sử dụng nhiều, thay vào đó họ sẽ thêm từ 「さん」vào cuối tên. Đối với người có vị trí cao hơn thì từ chỉ chức vụvị trí sẽ đặt sau tên,  ví dụ như 「山田社長」「田中課長」. Sau khi các bạn vào làm việc tại công ty, nhất là đối với công ty lớn bạn sẽ khó có thể nhớ hết tên, và chức vụ của tất cả mọi người vì thế cố gắng nhìn mọi người xung quanh gọi như thế nào mình bắt chước gọi theo như vậy, như thế sẽ tránh được các trường hợp thất lễ do gọi sai cách.

Như các bạn học tiếng Nhật cũng đã biết thì tiếng Nhật, để thể hiện tự tôn trọng đối với đối phương họ thường sử dụng kính ngữ (trong kính ngữ có thể lịch sựkhiêm nhường ngữ và tôn kính ngữ). Tuỳ theo đối tượng khác nhau mà cách sử dụng khác nhau, tiếng nhật gọi là 言葉遣い(ことばづかい). Ví dụ như cùng 1 từ là 「言う」, khi nói với bạn bè hay cấp dưới sẽ là 「きみがそう言ったから」, khi nói với khách hàng hay cấp trên sẽ là 「〇〇さんがそうおっしゃたから」.

Ngoài cách sử dụng phức tạp, người Nhật họ thường hay nói giảmnói tránh khiến cho việc hiểu đúng bản chất vấn đề càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế ngoài học tiếng Nhật ra, khi vào làm tại công ty Nhật bạn cần phải học cách hiểu được ngữ cảnh, ý mà họ muốn nói là gì.Trả lương theo thâm niên làm việc(年功序列)

Từ xưa thì hầu như các công ty Nhật điều trả lương cho nhân viên theo thâm niên làm việc(年功序列 ねんこうじょれつ)của họ tại công ty. Người có thâm niên càng cao trong công ty thì lương sẽ càng cao. Vì ngày xưa người Nhật thường có suy nghĩ khi vào công ty nào rồi thì sẽ làm tại công ty đó tới già, do đó mới có chế độ trả lương theo thâm niên này.

Ngày nay, bắt đầu xuất hiện nhiều công ty Nhật không theo chế độ trả lương thâm niên mà trả lương theo thành tích, kết quả công việc. Tuy nhiên con số các công ty trả lương theo thâm niên còn lại cũng không phải là ít.

「年功序列 イラスト」の画像検索結果

Tại Nhật thì họ coi trọng “hoà khí”, vì thế trong công ty họ thường kính nể, nhường nhịn những người có tuổi cao, cũng như người có thâm niên. Các bạn du học sinh thường có ý chí phấn đấu cao, cố gắng làm việc, khi vào công ty Nhật mà muốn tăng lương nhanh, hay tăng chức nhanh thì khi gặp phải văn hoá tăng lương theo thâm này nhiều khi sẽ cảm thấy những cố gắng của mình không được đền đáp xứng đáp, dẫn tới chán nản, mất kiên nhẫn. Vì thế các bạn nên chú ý điều này.

Để có thể tìm được một công ty có chế độ trả lương theo thành tích(成果主義 せいかしゅぎ)tại Nhật thì khi tìm việc, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan trên trang chủ hay các phần review từ nhân viên cũ của công ty.  Bạn cũng có thể  xem những người có chức vụ cao trong công ty đó bao nhiêu tuổi, độ tuổi trung bình của nhân viên tại công ty đó. Nếu công ty đó có người khá trẻ nhưng nắm chức vụ lớn thì bạn có thể suy ra được công ty đó ít nhiều có thể đáp ứng được những nhu cầu của bạn.

Hoà theo số đông(横並び)

Khi sống lâu tại Nhật bạn sẽ nhận ra một điều là họ khá đồng Nhất, đồng nhất về cách suy nghĩ, hành động. Như đã nói ở trên, người Nhật rất coi trọng “hoà”, vì thế những người có cá tính mạnh, thể hiện cái tôi và khác biệt với số đông thường sẽ bị tách biệt, hay bị ghét. Tương tự thế, trong công ty người có năng lực bình thường nhưng biết cách sống hài hoà, tạo dựng mối quan hệ sẽ được coi trọng hơn một người có năng lực nhưng thích thể hiện ra ngay, và muốn mọi người công nhận điều đó. Vì thế đối với các bạn du học sinh có năng lực, và muốn phát triển một cách nhanh nhất có thể thì khi làm trong công ty Nhật, có thể bạn sẽ cảm thấy khó có thể hoà nhập vào được.

関連画像

Nhưng tại Nhật cũng có rất nhiều công ty cởi mở hơn đối với du học sinh, vì thế để tìm được một công ty ưng ý thì bạn nên tìm hiểu sớm hơn. Tuy vậy, các bạn vẫn nên hiểu cách suy nghĩ trên của người Nhật để dễ dung hoà khi làm cùng team nhé.  

Tuy nói rằng có nhiều công ty cởi mở hơn đối với du học sinh, nhưng cơ bản những công ty đó là của Nhật, dù không quá nghiêm khắc nhưng chúng ta cũng nên giữ và biết được một số manner cơ bản nhất của Nhật. Đồng thời tìm hiểu thêm nhiều vấn đề khác liên quan đến lối suy nghĩ của người Nhật để có thể tiến xa hơn nếu muốn sống tại Nhật lâu dài.

Những vấn đề khi truyền đạt thông tin online

Do ảnh hưởng của Corona mà trong vòng một năm trở lại đây hình thức làm việc đã hoàn toàn thay đổi. Rất nhiều công việc được thay thế chuyển sang làm online dẫn đến hình thức giao tiếp thay vì trao đổi trực tiếp thì giờ được chuyển sang sử dụng các phần mềm nhắn tin hoặc gửi email trên mạng xã hội. Tuy các phần mềm nhắn tin hay gửi email này đem lại khá nhiều lợi ích như có thể trao đổi công việc nhanh chóng, nhưng do viết và nói là hai hình thức giao tiếp hoàn toàn khác nhau nên việc chú trọng đến hình thức viết email để đạt hiệu quả trong công việc là rất quan trọng. Hiểu được vấn đề trên, hôm nay Tomoni muốn giới thiệu 2 mẹo để các bạn có thể truyền đạt thông tin online như tin nhắn hay email chuyên nghiệp hơn trong công việc.

Những vấn đề khi giao tiếp online

Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khi giao tiếp qua email. Đã bao giờ bạn có cảm giác khó hiểu khi gửi email mà mãi không nhận được hồi đáp hay cảm giác không thoải mái khi nhận được một email hồi đáp dùng từ ngữ không chỉn chu hay không rõ ý từ đối phương không nhỉ. Đây cũng chính là một trong những lý do mà sự mất kết nối trong giao tiếp online xảy ra. Hay nói cách khác, cùng một cách viết nhưng mỗi người đọc khác nhau sẽ có cách hiểu và cảm nhận sắc thái nội dung khác nhau. Do đó để tránh cho đối phương có những cảm xúc không thoải mái thì nhân viên chuyên nghiệp thường đặt mình vào vị thế của người nhận bằng cách chú ý sử dụng từ ngữ, câu văn phù hợp.

Mẹo thứ nhất: Chọn lọc từ ngữ dễ hiểu khi viết email, tránh dùng từ ngữ dễ gây ra hiểu lầm

Từ ngữ dễ hiểu có nghĩa những từ ngữ quen thuộc thường được dùng trong cuộc sống hàng ngày, ai đọc cũng có thể hiểu được.

Đây là một đoạn text văn bản dùng rất nhiều từ ngữ khó hiểu, không thông dụng. Khi nhận được một đoạn văn bản như trên đối phương sẽ phải tra cứu từ ngữ rất nhiều. Không chỉ tra cứu từ ngữ mà đối phương còn phải chọn lọc để hiểu lớp nghĩa người gửi muốn truyền tải sao cho đúng.Việc này không những mất thời gian mà còn gây cho đối phương cảm giác áp lực do lo lắng không biết đã đoán đúng ý người gửi hay chưa. Tùy từng người sẽ có vốn từ vựng khác nhau cũng như cách hiểu khác nhau nên khi viết email hãy viết những email có nội dung dễ hiểu, tránh những email viết nhưng không đặt mình vào vị trí của người nhận. Cần lưu ý ai cũng rất dễ trong lúc vô ý không nghĩ ngợi gì mà viết ra một đoạn văn có nội dung khó hiểu gây cho người đọc cảm giác không thoải mái. Một điểm quan trọng nữa là phải hiểu một sự thật là có những thứ mình biết nhưng không có nghĩa người khác cũng biết về việc đó. Điều này không chỉ dừng lại ở những tin nhắn hay những email thường ngày mà còn cả trong lúc viết báo cáo hay bản đề án.

Mẹo thứ hai: Kiểm tra kỹ lại đoạn văn bản truyền đạt thông tin trước khi gửi

Trong lúc viết mail chắc chắn ai cũng đã gặp nhiều lỗi như sai thông tin trong văn bản do chưa kịp kiểm tra lại hay do vội mà diễn đạt câu chữ khó hiểu thậm chí còn sai tên số lượng, tên người trong email hay tin nhắn. Để chắc chắn đối phương có thể hiểu được điều mình muốn nói, hãy kiểm tra checklist những điều cần lưu ý dưới đây trước khi gửi email nhé:

1. Văn bản có lỗi đánh máy (sai Kanji) hay thiếu sót các ký tự cần thiết khi đánh vội không?
2. Văn bản có thể thêm hoặc bớt các ký tự trong câu để trở nên dễ đọc hơn không?
3. Thông tin trong nội dung văn bản đã chính xác hay chưa?
4. Có thể thay thế cách truyền đạt để nội dung văn bản trở nên dễ hiểu hơn không?

Mỗi ngày có rất nhiều nội dung thông tin phải truyền đạt nên chắc chắn việc kiểm tra kỹ lưỡng từng nội dung thông tin định gửi là rất khó nhưng nếu được các bạn hãy cố gắng kiểm tra lại thông tin nhiều nhất có thể nhé.

Như vậy thông qua bài hôm nay đã giới thiệu cho các bạn một số cách thức để có thể giao tiếp tốt hơn khi viết tin nhắn hay email trong môi trường công sở. Điều quan trọng nhất khi viết business email trong môi trường công sở không phải là sự khéo léo về mặt ngôn từ mà lại là sự chính xác và dễ hiểu trong cách truyền đạt nội dung. Nếu thực hiện hết những bước đã nêu ở trên thì việc truyền đạt thông tin online chắc chắn sẽ giúp các bạn gây được ấn tượng và sự tin tưởng trong mắt đối tác.

Những chú ý khi viết email trong kinh doanh với đối tác người Nhật

Khi làm việc trong các công ty Nhật, việc viết business email để trao đổi công việc là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do khác biệt văn hóa nên những nhân viên người nước ngoài thường dễ mắc phải những lỗi cơ bản về cách dùng từ ngữ khi viết business email. Nhất là trong thời kỳ Covid hiện nay nhiều nhân viên phải chuyển sang làm việc online nên ngoài business email thì tần suất liên lạc với đồng nghiệp, đối tác qua các phần mềm nhắn tin như Line, Skype,.. cũng nhiều hơn. Khi trao đổi nội dung công việc qua những phần mềm công việc như vậy chúng ta cũng không cần quá nguyên tắc như viết email. Tuy nhiên cũng nên giữ một số quy tắc về xưng hô hay sử dụng các câu từ, ký tự, dấu chấm câu… Hôm nay chúng tôi sẽ viết một bài tổng hợp để các bạn chú ý tránh mắc những sai lầm gây ra những rắc rối không đáng có khi trao đổi thông tin trong môi trường công sở nhé.

I. Nhầm lẫn giữa tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ

Đối với bất kì nhân viên mới nào thì kính ngữ cũng là một thử thách lớn, đặc biệt là sử dụng kính ngữ khi viết business email. Việc nhầm lẫn sử dụng lẫn lộn tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ khi viết email là một trong những lỗi mà các nhân viên mới đi làm thường gặp. Dưới đây là 2 điểm cần lưu ý khi sử dụng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ khi liên lạc trong môi trường công sở mà mọi người nên chú ý.

1. Không dùng tôn kính ngữ cho bản thân khi viết email cho đối tác

Cần phân biệt rõ cách dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ. Tôn kính ngữ dùng khi muốn nâng vị thế của đối phương lên còn khiêm nhường ngữ dùng khi muốn nâng vị thế của đối phương bằng cách hạ mình xuống.

Ví dụ như khi viết email trao đổi với người phụ trách công ty đối tác, trong email có nhắc đến lời nói của trưởng phòng A công ty mình thì nhiều bạn thường phạm lỗi sử dụng tôn kính ngữ như sau:

「Aさんがこのようにおっしゃっています」(dùng tôn kính ngữ, thể hiện được sự tôn kính với sếp nhưng lại vô tình hạ thấp vị thế của đối tác)

Trong trường hợp này, dù trưởng phòng A đối với mình là người trên, nhưng khi nói chuyện với đối tác thì bản thân người viết và trưởng phòng A là người cùng công ty (thuộc cùng 1 nhóm), nên cần phải sử dụng khiêm nhường ngữ khi nói để tỏ sự khiêm nhường:
「Aがこのように申しております」(dùng khiêm nhường ngữ, có ý nghĩa nâng cao vị thế của đối phương)

2. Không dùng「お世話になっております」cho người lần đầu gửi email:

Trong business email, cụm「お世話になっております」là một cụm từ rất thông dụng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ngữ cảnh nên dùng cụm từ này. Do「お世話になっております」 mang nghĩa cảm ơn vì đã nhận được sự giúp đỡ trong quá khứ nên sẽ không phù hợp nếu dùng cụm này khi viết business email cho đối tác mới.

Khi liên hệ với đối tác mới lần đầu trao đổi,nên dùng 「はじめまして」「突然のメールで失礼いたします」để bắt đầu email/cuộc trò chuyện.II. Những cụm từ tuyệt đối không được sử dụng khi viết email

Do cách sử dụng kính ngữ và khiêm nhường ngữ cần phải được luyện tập nhiều nên nếu bị cấp trên nhắc nhở khi sử dụng kính ngữ kép hay từ ngữ quá trang trọng thì các bạn chỉ cần chú ý rút kinh nghiệm để lần tới không lặp lại sai lầm. Tuy nhiên, có những cụm từ mà các bạn tuyệt đối không được viết trong email khi gửi cho cấp trên. Đó là những cụm từ sau:Không dùng「ご苦労さまです」với cấp trên. Cả cụm「ご苦労さまです」và「お疲れさまです」đều mang ý nghĩa cảm tạ thành quả sức lao động của người khác, nhưng 「ご苦労さまです」 là cụm từ dùng trong ngữ cảnh cấp trên nói với cấp dưới. Thực tế ở nơi làm việc cũng sẽ có những đồng nghiệp cảm thấy phản cảm khi bạn nói cụm「ご苦労さまです」với nhân viên giao hàng hay sinh viên làm thêm. Dùng cụm từ này thường mang sắc thái nhấn mạnh vị thế của mình và hạ thấp vị thế của đối phương nên thường không được ưa chuộng sử dụng. Bạn hãy chú ý điểm khác nhau giữa hai cụm từ này nhé!

Ngoài 「ご苦労さまです」thì cách trả lời 「了解です」cũng mang sắc thái cấp trên nói với cấp dưới. Do đó, bạn chỉ nên dùng nó vào những trường hợp thích hợp, nên thay cụm này bằng những từ ngữ mang ý nghĩa xác nhận tương đương nhưng lịch sự hơn như 「承知いたしました」「かしこまりました」.

1. Dùng sai cách gọi khi viết tên người nhận

Thay vì viết 「○○殿」sau tên người nhận thì nên thay bằng「○○様」. Do「○○殿」mang ý nghĩa hạ thấp vị thế của đối phương. Tuy nhiên sẽ không có vấn đề gì nếu ○○ trong 「○○殿」là tên chức vụ của người đó trong công ty. Một ví dụ điển hình của việc dùng đúng cách viết 「○○殿」và「○○様」là như sau:

「△△株式会社 広報室 室長 ○○様」(tên công ty + phòng công tác + tên chức vụ + tên người được gửi + 様 )
「△△株式会社 広報室 ○○室長殿」(tên công ty + phòng công tác + tên nhân viên và tên chức vụ + 殿)

2. Không dùng đại từ nhân xưng để chỉ sếp

Trong tiếng Anh hay tiếng Việt thường dùng những đại từ nhân xưng như anh ấy cô ấy để chỉ một người nhưng trong môi trường xã hội Nhật Bản thì việc dùng những đại từ nhân xưng như 彼、彼女 để chỉ sếp lại là luật cấm kỵ “bất thành văn”. Do đó, bạn cũng cần chú ý không sử dụng đại từ nhân xưng để chỉ sếp kể cả câu nói đó có nội dung tốt hay xấu.

III. Những trường hợp khác: 

1. Không dùng 「各位様」

Nhiều nhân viên muốn viết business email lịch sự hơn nên thêm chữ 様 vào sau「各位」những cần nhớ chỉ riêng 「各位」 đã có ý nghĩa「皆様」rồi nên tránh dùng kính ngữ kép trong email.

2. Không dùng biểu tượng cảm xúc (emoji) khi viết email

Tuy biểu tượng cảm xúc có công dụng làm không khí đoạn văn bản trở nên mềm mỏng hơn nhưng việc dùng cảm xúc trong business email lại khiến cho người nhận dễ cảm thấy đây là một nhân viên không có kỷ luật, kiến thức thông thường. Tuy vậy, trong các đoạn chat, trao đổi thông thường, nếu đối phương cũng dùng emoji thì ngoài viết đoạn văn bản nghiêm túc ở bên trên, bạn cũng có thể sử dụng một vài biểu tượng cảm xúc an toàn vào phần tái bút ở phía bên dưới.

3. Không dùng dấu 「!」hay「?」trong business email

Không nên dùng dấu chấm than hay hỏi chấm khi viết business email. Dấu chấm than hay hỏi chấm có ý nghĩa cường điệu cảm xúc câu văn nên nếu đặt nó ở dưới câu văn trong business email sẽ khiến đối phương có cảm giác áp lực do lo sợ mình đã làm sai điều gì đó. Thông thường ở nơi công sở dấu chấm than hay hỏi chấm chỉ dùng khi sếp cảm thấy có điều gì đó rất bất thường trong sổ sách tính toán và thể hiện rõ chỉ thị yêu cầu nhân viên kiểm tra lại phần đó nên để tránh những rắc rối không đáng có thì không nên dùng dấu ! hay ? trong business email.

4. Không lạm dụng cụm「取り急ぎ」

Chắc hẳn khi viết email nhiều bạn hay viết những cụm như 「以上、取り急ぎ」hay「取り急ぎご返信まで」. Đây là một cụm từ đã bị lược giản hóa nên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được. Cụm 「取り急ぎ」chỉ dùng khi thực sự cần liên lạc gấp từ người khác. Khi liên lạc với sếp hay khách hàng cần ghi rõ cụm đầy đủ là 「取り急ぎご連絡申し上げます」.

5. Không nhồi nhét thông tin khi viết email

Khi có quá nhiều nội dung cần truyền đạt thông tin thì không nên viết một email dài chứa tất cả thông tin vào 1 email mà nên chia nội dung đó ra 2 hoặc 3 email với tiêu đề có sự phân biệt rõ ràng để đối phương nắm rõ nội dung hơn.

Khi viết email nhân viên cũng cần hiểu rõ tác dụng của To và Cc trong gmail. Kể cả cách trình bày thứ tự tên và chức vụ của những người được nhận.

Những kỹ năng trong giao tiếp giữa Việt – Nhật

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước mang đậm nét văn hoá Á Đông và cũng là hai nền văn hoá thuộc nhóm giàu ngữ cảnh trên thế giới. Tuy nhiên, khi so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản có thể thấy một cách tương đối văn hóa Nhật Bản vẫn giàu ngữ cảnh hơn và văn hoá Việt Nam nghèo ngữ cảnh hơn. Sự khác biệt này đôi khi có thể gây nên những mâu thuẫn nghiêm trọng khi người ta làm việc cùng nhau.

1. Khái niệm “nền văn hoá giàu ngữ cảnh” và “nền văn hoá nghèo ngữ cảnh”

Khái niệm “nền văn hoá giàu ngữ cảnh” và “nền văn hoá nghèo ngữ cảnh” được đưa ra bởi nhà nhân chủng học Edward T. Hall lần đầu tiên vào năm 1959 trong cuốn sách ​The Silent Language.

Sự khác nhau giữa hai nền văn hoá này là chủ yếu nằm ở chỗ bối cảnh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người. Theo đó, trong nền văn hoá giàu ngữ cảnh thì ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng, trong khi trong nền văn hoá nghèo ngữ cảnh thì vai trò của ngữ cảnh kém quan trọng hơn. Có thể tóm tắt một số đặc trưng của hai nền văn hoá này như sau:

Nền văn hoá giàu ngữ cảnh:
– Chủ yếu truyền đạt thông tin bằng các phương pháp phi ngôn ngữ như biểu hiện khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói
– Tình huống, con người và các yếu tố phi ngôn ngữ được xem xét quan trọng hơn cả từ ngữ được nói ra trong khi đối thoại
– Cách giải quyết vấn đề thường là ở trong nhóm
– Các thành viên coi trọng các mối quan hệ lẫn nhau
– Phải có niềm tin trước khi thực hiện các giao dịch thương mại

Nền văn hoá nghèo ngữ cảnh:
– Chủ yếu truyền đạt thông tin thông qua ngôn từ
– Thông điệp bằng lời nói quan trọng hơn những biểu hiện phi ngôn ngữ khác
– Công việc hoặc mục tiêu thường quan trọng hơn các mối quan hệ
– Quyết định và hành động tập trung vào mục tiêu và thường có sự phân chia trách nhiệm

Chính vì sự khác nhau như vậy giữa 2 nhóm nền văn hoá kể trên, mà trong quá trình giao tiếp thường nảy sinh mâu thuẫn hoặc hiểu lầm giữa những người đến từ nhóm nền văn hoá khác nhau.

2. “Đọc không khí” – kỹ năng cần thiết trong nền văn hoá giàu ngữ cảnh 

Trong quá trình giao tiếp tại Nhật Bản, mỗi cá nhân thường được yêu cầu phải “đọc không khí” (kuuki wo yomu) để được coi là một người có năng lực làm việc. Kỹ năng “đọc không khí” này ở cấp độ thấp là việc có những biểu hiện phù hợp với không khí xung quanh. Tức là, khi bạn vào một căn phòng mà mọi người đều đang căng thẳng, dù không hiểu chuyện gì xảy ra, bạn cũng nên “đọc không khí” và có biểu hiện phù hợp với không khí căng thẳng chung trong phòng.

Ở Nhật có cụm từ TPO (Time – Place – Occasion) cũng để chỉ việc phải có tác phong, trang phục phù hợp với thời gian, địa điểm, tính chất của sự kiện.

Mình đã gặp nhiều trường hợp trong đó các bạn Việt Nam đã không thể hiện tốt khả năng đọc không khí này và không tạo được thiện cảm đối với các đồng nghiệp người Nhật. Một tình huống điển hình mình có thể kể ra ở đây là khi khách hàng đang khiếu nại và có thái độ bực tức với một thành viên của nhóm. Những người nhân viên Việt Nam có mặt tại đó tuy đứng không quá xa người khách hàng bực tức nhưng dường như lại không mấy quan tâm đến “sự căng thẳng” giữa khách hàng và đồng nghiệp của mình. Họ thậm chí còn cười đùa với nhau khá vô tư. Với văn hoá Việt Nam, đây có thể là điều chấp nhận được. Nhưng đối với văn hoá doanh nghiệp Nhật, những người không đọc được bầu không khí chung và có biểu hiện phù hợp được coi là “không biết làm việc”.

Khi mình giải thích lại cho những người Việt Nam về cách suy nghĩ của người Nhật trong tình huống này, họ thậm chí còn cho rằng đó là việc của người đồng nghiệp kia có lỗi, không liên quan đến việc của mình. Khi bị trưởng nhóm phản ánh về thái độ, thông thường người Việt Nam chúng ta sẽ cho rằng đó là “giận cá chém thớt”, nhưng người Nhật lại nghĩ đó là thiếu năng lực “đọc không khí”. Sự khác biệt này thường khiến người Việt Nam cảm thấy ức chế và cho rằng mình bị đối xử thiếu công bằng.

Ngoài ra, “đọc không khí” ở mức độ cao hơn còn có nghĩa là bạn phải lắng nghe và hiểu được những gì không được nói ra. Tuy cả người Việt Nam và người Nhật đều coi trọng những phẩm chất này, nhưng ở Nhật Bản đây được coi như là một kỹ năng cơ bản của một shakaijin, một người khi ra xã hội. 

3. Một vài ví dụ về kỹ năng “đọc không khí”

Để các bạn hiểu rõ hơn về việc phải nghe những gì không được nói ra là thế nào, mình xin chia sẻ một chút về một trường hợp đã nhiều lần xảy ra ở văn phòng mình. Khi sếp mình ra ngoài và quay trở lại văn phòng, ông có hỏi một nhân viên người Việt ở văn phòng, “Nguyen-san, anh có nóng không?”. Bạn Nguyen đã trả lời “không, tôi không nóng”. Trong khi đó, những bạn Nhật khác đi bật điều hoà và có sự đồng tình với sếp “hôm nay nóng quá nhỉ?”.

Mình cũng đã gặp một trường hợp khác, một anh kỹ sư người Nhật và người Việt cùng chuẩn bị máy móc dụng cụ để ra hiện trường. Nhân viên người Nhật và cũng là sempai trong công ty cầm chiếc camera lên và nói rằng “máy sắp hết pin rồi”. Nhân viên người Việt Nam chỉ có sự đồng tình và không nói gì. Cho đến khi ra đến hiện trường và sempai người Nhật phát hiện ra nhân viên người Việt Nam không mang theo pin dự phòng và có nổi giận vì lý do đã dặn mang theo pin dự phòng. Còn nhân viên người Việt Nam thì vẫn khăng khăng là không được dặn như vậy khiến cho nhân viên người Nhật cảm thấy mệt mỏi, còn nhân viên người Việt thì cảm thấy áp lực trong công việc.

Đây là 2 trong số rất nhiều tình huống điển hình thường xảy ra ở các bối cảnh công sở tại Nhật Bản. Do thiếu kỹ năng “nghe những thông tin không được nói” nên đa số người Việt Nam và người Nhật khi làm việc thường có nhiều vấn đề tương tự xảy ra khiến cho không khí làm việc căng thẳng hơn.

   Hay trong một số trường hợp không được rõ ràng như ví dụ đã nói ở trên, người Nhật thường dùng những cách nói khác nhau để ngụ ý một việc. Ví dụ, họ có thể nói ~した方がいいですよ (nên làm gì đó ~) hoặc 〜 したら良いね (nếu mà làm ~ thì tốt nhỉ) nhưng trong đó lại có hàm ý là “bạn phải làm việc đó đi”. Đó không còn là lời khuyên trong một số văn cảnh, mà lại được ngầm hiểu là mệnh lệnh hoặc chỉ thị từ cấp trên.

4. Kết

  Trong những tình huống như thế này, khi phải đứng ra để giúp 2 bên giải đáp khúc mắc, mình vẫn thường phải nói với những nhân viên người Nhật là nên chọn lựa các cách nói bằng câu dạng mệnh lệnh thức để giúp người Việt Nam nhận thông tin được chính xác hơn.
Và về phía người Việt Nam, phải thường xuyên xác nhận lại thông tin ngay khi có những điều cảm thấy aimai (mập mờ, không rõ ràng). Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng cần xác nhận lại bằng câu hỏi, mà đôi khi chỉ cần là “Vâng, vậy để tôi lấy thêm pin dự phòng đi” là cũng đủ để đối phương yên tâm hơn nhiều rồi đúng không nào?

Những món ăn độc và lạ chỉ có ở Nhật Bản

Nổi tiếng là đất nước có quy chuẩn chế biến món ăn kỹ càng, tinh tế và độc đáo, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng với vô vàn món ăn độc lạ nhưng không kém phần hấp dẫn, khiến cho thực khách khắp nơi không khỏi ngỡ ngàng. Sau cuộc khảo sát ý kiến của nhiều bạn bè quốc tế, Tsunagu Japan đã chọn ra top 10 món ăn được xem là kỳ lạ nhất của Nhật Bản đối người nước ngoài, mà đa phần trong số đó sẽ khiến bạn “ăn một lần nhớ cả đời”. Vậy đó là những món ăn nào? Trong bài viết lần này, hãy tạm gác những món ăn truyền thống và nổi tiếng như okonomiyaki, tempura, mì udon, takoyaki hay sushi,… sang một bên, chúng ta cùng nhau điểm tên những món ăn độc lạ này nhé!

1. Natto (Đậu nành lên men)

natto
K321/shutterstock.com

Được biết đến là một mỹ thực truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật, natto có một mùi vị vô cùng đặc trưng, nồng và có mùi hơi khó chịu đối với những người không quen ăn món này. Bởi vậy, natto còn được nhiều bạn bè quốc tế gắn cho một cái tên khác là “đậu phụ thối phiên bản Nhật”. Món ăn có màu nâu, vị bùi, ngậy và nhớp dính này thường được ăn kèm với cơm, hoặc có thể nấu thành súp, làm nhân sushi cuộn hay nấu cùng với nước dùng mì soba. Thậm chí, ở nhiều cửa hàng tiện lợi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gói snack thơm ngon, bên trong là những hạt natto giòn tan đã được sấy khô cẩn thận.

Là một món ăn “rẻ tiền dễ tiêu”, nhưng ít ai biết được đây lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch, được coi là một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật. Những hạt đậu nành được luộc chín rồi lên men tự nhiên nên rất giàu enzym, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Theo kinh nghiệm được truyền lại, natto càng nhớt và sợi nhớt càng dài thì vị càng ngọt và chất lượng càng tốt. Mặc dù có không ít người nước ngoài phải bỏ chạy khi ngửi thấy mùi vị đặc trưng của natto nhưng với những ai chịu được thì lại nghiện món này một cách lạ lùng như đứa trẻ nghiện chocolate vậy.

2. Shirako (Tinh hoàn cá)

Tinh hoàn cá
jreika/shutterstock.com

Sẽ thật thiếu sót nếu không liệt shirako vào danh sách những món ăn kỳ quái ở Nhật. Shirako nghĩa là tinh hoàn cá, được các đầu bếp khéo léo lấy ra từ những con cá đực khi còn tươi, thường là cá tuyết (tara), cá nóc (fugu), cá hồi (sake) hay cá vảy chân (ankou). Nghe tên thì có vẻ kinh dị nhưng đây lại là một đặc sản cực kỳ nổi tiếng, được rất nhiều người ưa chuộng và mua về để tẩm bổ nhưng giá thành của món ăn này lại không hề rẻ chút nào.

Bạn có thể thưởng thức món ăn này theo hai cách. Một là ăn sống với hành lá: Tinh hoàn cá được làm sạch rồi cắt thành từng miếng, khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm, vị bùi, tan chảy ngay trên đầu lưỡi tựa như bơ. Bạn có thể thưởng thức shirako ở rất nhiều quán ăn Nhật Bản, trong đó phải kể đến các quán sushi. Cách thứ hai là nấu chín, bạn có thể nướng, chiên hoặc hấp món ăn này. Một trong những cách chế biến quen thuộc nhất chính là đem tinh hoàn cá chưng với nấm cùng với củ cải và cà rốt.

Bật mí: Do mùa đông là mùa sinh sản của cá nên nếu bạn muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị shirako, hãy nếm thử món ăn đặc biệt này vào mùa đông nhé!

3. Shirouo no Odorigui (Cá nhảy múa)

Shirouo no Odorigui
風待人/PIXTA

Hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và giật mình khi trên bàn ăn có một món ăn với những chú cá nhỏ đang còn tung tăng bơi lội. Để thưởng thức món ăn này, bạn sẽ chẳng cần phải qua bất cứ công đoạn chế biến nào mà chỉ cần “ăn tươi nuốt sống” chúng và cảm nhận những chú cá đang “nhảy múa” trong miệng của mình. Đây chính là lí do tại sao món ăn này có tên là Shirouo no Odorigui (nghĩa là cá nhảy múa). Nét độc đáo này khiến Shirouo no Odorigui trở thành đặc sản của Nhật Bản và cũng là “thách thức” với nhiều khách nước ngoài.

Nguyên liệu chính của món ăn là cá shirouo – một loại cá bống nhỏ, trong suốt, thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi ăn, để cá “nhảy múa” mạnh hơn, người ta cho chúng vào một bát đựng trứng trộn giấm, sau đó gắp vào miệng, nuốt ực một hơi rồi uống kèm với một chút rượu sake. Bạn nghĩ sao về việc thử ghé vào một quán ăn truyền thống vào một ngày mùa xuân ấm áp để thưởng thức món ăn độc đáo này? Chắc hẳn đây sẽ là một trải nghiệm mà bạn không dễ gì quên được đâu!

4. Shiokara (Hải sản muối lên men)

Shiokara

Nhắc đến những món ăn lên men có mùi vị kinh dị nhất của Nhật Bản tất nhiên không thể thiếu được món shiokara. Đây được xem là một trong những món ăn cực kỳ khó nuốt với mùi vị được ví như mùi thịt rữa, khiến không ít thực khách phải “vừa ăn vừa bịt mũi”. Shiokara khá khó ngửi đến nỗi chỉ cần thoáng ngửi thôi cũng đủ khiến bạn choáng váng và buồn nôn nếu không quen. Để làm được món ăn này, người ta cho lên men cả phần thịt lẫn nội tạng của hải sản trong vòng ít nhất một tháng. Do được ướp với khá nhiều muối nên shiokara rất mặn. Người Nhật thường ăn shiokara kèm cơm trắng, đôi khi được dùng làm món khai vị hoặc món nhậu trong các quán rượu truyền thống izakaya.

Tuy khó ăn nhưng shiokara lại là một món ăn rất tốt cho sức khỏe bởi có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ và cao huyết áp. Mặc dù khá khó ăn nhưng biết đâu rằng, sau lần đầu tiên, rất có thể bạn sẽ nghiện món này thì sao?

5. Basashi (Thịt ngựa sống)

basashi
gnoparus/shutterstock

Nếu đã là fan của đồ ăn sống sashimi thì có lẽ basashi không còn là trở ngại với bạn. Tuy vậy vẫn có không ít người ái ngại món này. Đây là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật và khi nhắc tới basashi thì không thể không nhắc đến tỉnh Kumamoto, vùng đất phía Nam thuộc đảo Kyushu nơi nổi tiếng với món đặc sản basashi. Những miếng thịt ngựa sống có màu đỏ tươi được thái thành từng lát mỏng bắt mắt từ xa xưa đã trở thành món ăn khoái khẩu của người Nhật vốn chuộng hương vị tự nhiên.

Basashi được ăn kèm với hành, gừng và nước tương. Là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng lượng chất béo và cholesterol thấp nên basashi đặc biệt tốt cho những người suy dinh dưỡng hay đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng basashi sẽ có mùi hôi và khó ăn vì là thịt sống, nhưng nếu đã ăn thử, chắn chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên, bởi lẽ nó hoàn toàn không khó ăn như bạn nghĩ mà ngược lại, basashi có vị thanh ngọt và không hề có mùi khó chịu.

6. Torisashi (Thịt gà sống)

torisashi
Sunrising/PIXTA

Những món ăn được chế biến từ thịt gà chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người, nhưng thịt gà sống thì bạn đã từng ăn bao giờ chưa? Ở Nhật, việc ăn thịt gà sống khá phổ biến, đặc biệt là trong các cửa hàng sushi. 

Torisashi là một loại sashimi, được lấy từ phần ức gà. Khác với các loại thịt gà được bày bán trong siêu thị, thịt gà để làm torisashi luôn được kiểm duyệt chặt chẽ và luôn đạt mức độ tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Những miếng thịt gà được xử lý sạch sẽ và cắt thành từng lát mỏng đẹp mắt thường ăn kèm cùng mù tạt wasabi, sa lát và nước tương. Nhìn thì có vẻ bình thường nhưng khi biết đó là thịt gà sống, liệu bạn có dám liều mình ăn thử? 

7. Horumon (Nội tạng nướng)

horumon
ささざわ/PIXTA

Horumon (hay còn gọi là horumonyaki) là món ăn được chế biến từ nội tạng của bò hoặc lợn như gan, lòng, não, tim, cật,… được người Nhật vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia, nội tạng động vật là thứ không sạch sẽ, cần phải vứt bỏ và việc ăn những thực phẩm làm từ nội tạng được coi là một điều “kinh dị”. Vì vậy, đây cũng là một trong những món ăn gây kinh ngạc cho nhiều du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản.

Người Nhật cho rằng món ăn này rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, các quán nướng horumonyaki (hay motsuyaki) luôn luôn đông khách. Nội tạng động vật được tẩm gia vị cẩn thận rồi nướng trên vỉ sắt, có màu vàng xuộm, vị bùi bùi ngầy ngậy đã trở thành một món ăn độc lạ và không kém phần hấp dẫn trong ẩm thực Nhật Bản. Sẽ là một trải nghiệm thú vị khi có một địa horumon nhậu cùng một cốc bia hoặc một chén rượu sake đấy! 

8. Hachinoko (Nhộng ong)

nhộng ong
kikisorasido/PIXTA

Hachinoko nghĩa là nhộng ong hoặc ấu trùng ong. Có lẽ chưa kịp ăn mà chỉ cần nghe cái tên thôi cũng khiến cho nhiều người hết hồn mà bỏ chạy. Để làm món hachinoko, trước hết người ta sẽ chiên giòn những con nhộng ong, sau đó ướp chúng cùng với hỗn hợp vàng nâu sền sệt của nước đường và nước tương. Vị ngọt dịu của nước đường, vị thanh của ong, vị đặm của nước tương hòa quyện với nhau mang đến một hương vị độc đáo, lạ miệng với những tín đồ sành ăn. Tuy nhiên, nó lại mang đến cảm giác rợn người với những ai chỉ nhìn và nghe thấy tên.

Thông thường, người Nhật hay trộn món nhộng ong này với cơm trắng để ăn cùng, cuộn sushi hoặc có thể nhấm với rượu. Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp hachinoko tại các khu chợ trời như một thức quà ăn vặt và được ưa thích không kém một món ăn nào.  

9. Nomu onigiri (Cơm nắm dạng bịch mút)

nomu onigiri
mu_ne3/Flickr

Onigiri (cơm nắm kiểu Nhật) là một trong những món ăn tiện lợi và phổ biến, luôn được bày bán trong các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị tại Nhật. Chỉ cần một nắm cơm cùng một miếng rong biển là có thể làm thành một món onigiri truyền thống. Thế nhưng, đó là trước kia, còn ngày nay, Nhật Bản đã cho ra mắt một dạng cơm mà chằng ai nghĩ tới, biến thức ăn thành thức uống: Cơm nắm dạng bịch mút – nomu onigiri.

Nghe thì có vẻ kỳ cục và khó tin, nhưng ẩm thực Nhật Bản lúc nào vậy, luôn khiến cho người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mỗi bịch nomu onigiri có trọng lượng 180g, tương đương với một nắm cơm bình thường. Loại cơm nắm này đặc sánh, có nhiều hương vị để lựa chọn. Khi ăn, bạn mở nắp bịch và mút. Hẳn đây sẽ là một món ăn cực kỳ hữu ích cho những ai ngại nhai, răng yếu, muốn thay cơm bằng cháo hay chỉ đơn giản là muốn thưởng thức một món độc đáo của xứ hoa anh đào.

Cùng xem cách những biên tập viên của Tsunagu Japan thưởng thức và cảm nhận về món ăn kỳ lạ này qua video dưới đây nhé!

10. Ochazuke (Cơm chan trà xanh)

Ochazuke
gontabunta/shutterstock

Chưa dừng lại ở món cơm nắm dạng bịch, Nhật Bản còn có một món cơm kỳ lạ và thú vị không kém: Cơm chan trà xanh. Một bát ochazuke thường gồm cơm nóng, nước trà xanh, rong biển và các món ăn đi kèm như mù tạt, mơ muối, cá hồi, thịt lợn,… 

Nếu một buổi tối thức đêm đói bụng hay vào một ngày cuối tuần lười nhác, làm một bát ochazuke chắc chắn sẽ là gợi ý không tồi dành cho những ai ngại nấu nướng nhưng lại muốn thưởng thức một món ăn hấp dẫn mà không tốn quá nhiều công sức. Nhanh, gọn và ngon chính là 3 từ chính xác nhất để miêu tả món ăn này.

Khám phá thêm những món ăn kỳ lạ khác khi tới Nhật Bản

Bên cạnh những món ăn trên, xứ Phù Tang còn có rất nhiều món ăn kỳ quái khác. Tùy vào văn hóa của mỗi nước mà có cách nhìn nhận khác nhau. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, đa phần mọi người thấy kinh ngạc với món Tamagokake gohan (trứng sống trộn cơm) của người Nhật vì ít ai nghĩ rằng trứng sống có thể trộn với cơm và được ăn ngon lành như vậy. Trong khi đó, láng giềng của Nhật Bản – Hàn Quốc lại cảm thấy kì cục với món tororo (khoai nghiền, thường được trộn với cơm, có dạng sệt, dính) của người Nhật. Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn có nguyên liệu kỳ dị mà không ai ngờ tới như tempura momiji (lá phong chiên giòn), bia mù tạt, mì ramen chocolate,… mà bạn sẽ bắt gặp khi tới Nhật Bản.

tororo
gontabunta/shutterstock
tamagokake gohan
gontabunta/shutterstock

Nếu bạn đang ở Nhật hoặc sắp tới có kế hoạch đến học tập, sinh sống, du lịch hay làm việc ở đất nước Phù Tang xinh đẹp, đừng quên nếm thử những món ăn độc đáo này nhé. Hãy cứ thưởng thức và cảm nhận từng hương vị, bởi chắc chắn rằng chúng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cung bậc cảm xúc khiến bạn nhớ mãi không thôi đó.

Khoảng lặng để nhìn lại: Một năm hơn không du lịch

2020 là một năm buồn với du lịch. Sang đến năm 2021, mọi thứ vẫn đang như vậy. Vẫn những công ty vật vờ thoi thóp, những sân bay vắng lặng, những địa điểm quạnh quẽ.

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, với khả năng lây lan và mức độ nghiêm trọng là cực kỳ báo động.

 Gần như ngay lập tức, toàn bộ tuyến di chuyển quốc tế giảm hẳn lại. Các quốc gia đóng cửa biên giới, hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, trong khi nhiều thành phố lớn bước vào phong tỏa. Số ca nhiễm gia tăng, mạng sống con người mất dần qua từng ngày. Nhưng cùng với đó còn là kế sinh nhai của nhiều người bị ảnh hưởng – đặc biệt là những ai phụ thuộc vào du lịch.

Đây cũng là điều dễ hiểu, khi lưu lượng chuyến bay quốc tế tới các sân bay của Mỹ giảm tới 98% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm trước đó, rồi đóng băng ở mức này suốt nhiều tháng liên tiếp. Còn theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, nền kinh tế du lịch toàn cầu dự tính sẽ giảm tới 80% khi số liệu năm 2020 được công bố đầy đủ.

Và khi nhìn vào những địa điểm nổi tiếng của ngành du lịch thế giới, chỉ còn lại những câu chuyện đau lòng.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 2.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 3.

Lê Văn Hùng bước đi chậm rãi, trước căn nhà sương gió dưới rặng dừa thẳng tắp ven biển Hội An với những nỗi niềm riêng. Nhìn về mặt biển tĩnh lặng sau những tháng giông bão, anh hiểu rằng mình có thể đẩy chiếc thuyền thúng ra khơi để bắt cua cá, kiếm chút tiền nuôi sống gia đình.

Người đàn ông 51 tuổi từng là một ngư dân kỳ cựu trên những con tàu cỡ lớn. Nhưng năm 2019, anh quyết định từ bỏ để hỗ trợ con gái vận hành nhà hàng trên cồn cát ven biển khai trương năm 2017 ở Hội An. Nhưng rồi đại dịch đến, du lịch Hội An gặp một cú sốc nặng nề. Cuối tháng 11/2020, một trận bão lớn cũng cuốn nhà hàng của gia đình về với biển khơi.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 4.

Giờ đây, giống như rất nhiều ngư dân Hội An từng bỏ nghề để phục vụ du lịch, anh Hung quay trở lại biển, về với cái nghề anh gắn bó phần lớn thời gian cuộc đời, để kiếm ăn qua ngày.

6 cái miệng trông vào một chiếc thuyền thúng, gia đình của người đàn ông nhỏ thó chỉ vừa đủ kiếm ăn qua ngày. Nhưng nào đã hết. Trận bão cuồng bạo tháng 9/2020, rồi những đợt biển động thời gian gần đây cũng khiến anh Hùng chẳng thể ra khơi, vì sợ chiếc thuyền thúng bé nhỏ chẳng thể chịu nổi.

Ngước mắt nhìn làn sóng vỗ rì rào, anh Hùng tự nhủ: ngày kia là có thể ra khơi được rồi.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 5.

Anh Hùng sinh ra và lớn lên ở Hội An – thành phố miền Trung Việt Nam, vốn có truyền thống nghề biển trong hàng thế kỷ. 15 năm qua, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đã rót hàng tỉ USD để xây dựng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, trong khi dân địa phương cũng lũ lượt mở nhà hàng, cửa hiệu trong lòng thành phố cổ kính.

Âu cũng bởi, lượng du khách quốc tế đến với thành phố này là cực kỳ đông đảo, khiến bãi biển và khu phố cổ luôn kín người. Năm 2019, 4 triệu du khách đến với Hội An là từ nước ngoài. Và cũng vì quá phụ thuộc vào du khách nước ngoài, đại dịch ập đến đã tạo nên một cú sốc quá lớn.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 6.

Khách sạn mọc lên như nấm xung quanh nhà anh Hung tại biển Tân Thanh gần phố cổ. Theo dòng xu hướng, gia đình anh cũng vay mượn mua lại một số địa điểm ven biển để mở ra một nhà hàng lộ thiên ngay cồn cát sau nhà.

Hồng Vân (23 tuổi), con gái anh Hùng, ngày ngày chuẩn bị nguyên liệu phía sau. 2 con trai anh phụ trách nấu nướng, trong khi anh Hùng phụ dọn rửa. Công việc bận rộn khiến anh quyết định từ bỏ nghề ngư dân đã gắn bó với mình suốt cuộc đời, với mộng tưởng về cuộc sống tốt đẹp hơn đến từ lượng du khách rất ổn định.

Tôi đã từng hạnh phúc hơn thật” – anh Hùng trả lời phỏng vấn với New York Times. “Làm việc ở nhà cho tôi một sự thư thái bên gia đình.”

Làm ngư dân, anh Hùng kiếm được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Còn mở nhà hàng, thu nhập của anh tăng gấp 5 lần.

Nhưng rồi đại dịch đến, nhà hàng của gia đình anh vắng lặng, trong đợt phong tỏa toàn quốc hồi tháng 4/2020. Dập dịch thành công nhưng chưa kịp tận hưởng, tháng 7 Việt Nam lại có thêm một làn sóng dịch mới tại Đà Nẵng. Sự vắng lặng tiếp tục quay trở lại.

Tiền tiết kiệm mòn dần, anh Hùng hiểu rằng đã đến lúc phải ra khơi. Tháng 8/2020, anh đẩy chiếc thuyền thúng nhỏ bé vượt sóng đánh bắt hải sản. Số tôm cá bắt được, một phần để gia đình ăn, phần còn lại được con gái anh đăng bán trên một trang mạng xã hội. Nhưng biển khơi từ trước đến nay vẫn luôn là nơi đầy rủi ro, nhất là vào mùa mưa.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 7.

Bình minh một ngày tháng 3, anh Hùng đẩy thuyền ra khơi, giăng một mẻ lưới chan chứa hy vọng. Anh chỉ thu về một chút cá và cua cỡ nhỏ. Biển cả hôm đó có vẻ keo kiệt, nên anh quyết định chèo thuyền về.

“Cũng chỉ là hy vọng thôi, nhưng cũng chẳng thể biết được biển sẽ cho ta thứ gì.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 8.

Trước kia, nhà hàng Aux Lyonnais là một nơi kinh điển cho giới kinh doanh thành đạt tại Pháp, vì sự thoải mái và khung cảnh sang trọng. Nằm ngay sát Sàn Chứng khoán Paris và tòa soạn báo Le Figaro, nhà hàng hơn 100 năm tuổi mỗi ngày tiếp đón rất nhiều doanh nhân, nhà báo và cả quan chức nhà nước, những người muốn tận hưởng bữa ăn theo phong cách cổ điển nhưng cũng đầy hoa mỹ đặc trưng của Pháp.

Aux Lyonnais của hôm nay, mặt tiền màu đỏ máu trông vẫn vậy, nhưng bên trong thì vắng lặng. Những chiếc bàn gỗ sồi bên trong trống trơn, không lọ hoa, không ly rượu, cũng không có bồi bàn. Một số ghế thậm chí còn được cất vào trong kho.

Quầy bar kim loại sáng trưng, chẳng bày biện thứ gì. Những chiếc gương ngoại cỡ có viền kem được lau sạch, chờ đợi đến thời khắc các nhà hàng của Paris được phép mở cửa trở lại.

Và Alain Ducasse – chủ của nhà hàng – trông có vẻ rất hoài niệm. Nhiều năm qua, các nhà hàng của Ducasse đều được tặng sao Michelin. Nhưng 40 – 60% khách hàng đến với các nhà hàng của ông chủ yếu là khách du lịch.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 9.

Đại dịch đã khiến thế giới của ông đảo lộn, mà đúng hơn là khiến ngành ẩm thực tinh tế của Pháp trở nên hỗn loạn. Nhà hàng và tiệm cafe khắp cả nước đều đóng cửa, không biết khi nào mở lại.

Giống như nhiều bếp trưởng khác, ông Ducasse (64 tuổi) phải chuyển sang hình thức giao hàng mang đi, dù không giống bình thường. Ông phải tạm thời chuyển Aux Lyonnais thành phong cách “naturaliste” – tạm hiểu là gần gũi với thiên nhiên nhất có thể. Khu bếp từng một thời rất sang trọng, nay chuyển sang hình thức “lành mạnh” hơn rất nhiều: không thịt, muối, đường hoặc sữa. Họ tập trung vào cá, đậu nành và rau củ quả thôi.

Các đơn hàng mang đi hiện cũng khá nhiều – 100 – 150 hộp mỗi ngày, xếp hàng dài trước bức tường của quán.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 10.

Marvic Medina Matos – bếp trưởng 25 tuổi từ Peru của nhà hàng có tên “Naturaliste” cũng chuyển thực đơn nhà hàng thành những món ăn có thể chuẩn bị từ trước, nhằm phục vụ cho các đơn giao hàng tại nhà.

Từ 9h sáng, đội của Matos – 6 người – bận đồ và bắt đầu phân chia công việc. Một đầu bếp chuẩn bị món khai vị, đầu bếp trẻ khác làm món chính, nước dùng với hành và cà rốt, thái củ cải và chuẩn bị đậu lăng. Một người khác lo làm tráng miệng, từ bánh mì, bột gạo kết hợp cùng mứt và trái cây.

Quy trình làm việc được đẩy lên rất nhanh. Khi có đơn hàng, Matos sẽ hét lên thông báo, đội của cô tiếp nhận và chuẩn bị mọi thứ chỉ trong 3 – 4 phút.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 11.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 12.

Tất cả các món sẽ được đặt trong hộp làm từ bã mía. Dao và nĩa/dĩa – đúng với tôn chỉ hướng đến thiên nhiên – cũng được làm bằng tre trúc. Quản lý nhà hàng đóng gói, giao lại cho bên giao hàng.

Chuyển đổi phục vụ giao hàng ít nhất đã giúp ông Ducasse giữ lại nhân viên, và mang đến chút thu nhập. Nhưng nó không đúng với ẩm thực Pháp. Dùng bữa tại Paris, thứ quan trọng không chỉ là đồ ăn, mà còn là “le partage” – nghĩa là trải nghiệm về không gian.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 13.

“Khi có 6 người dùng bữa tại một bàn trong một nhà hàng Pháp, sẽ có những trải nghiệm rất riêng” – ông Ducasse chia sẻ. “Đầu tiên là mở champagne, rồi tất cả cùng thảo luận họ sẽ dùng thứ gì. Rồi bạn gọi món, các món ăn dọn lên cũng sẽ là một chủ đề để thảo luận, cả trước và sau bữa ăn. Rồi các bạn sẽ nói về những thứ mình sẽ ăn trong tuần sau đó. Người ta muốn ngồi với nhau thưởng thức một chai rượu ngon, ngắm những cô gái đẹp trong những bộ trang phục tinh tế, thay vì đơn giản là dùng bữa.”

“Bữa ăn được giao tới tận nơi không phải là ẩm thực đúng nghĩa.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 14.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 15.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 16.

Trước đại dịch, du khách Trung Quốc gần như lấp đầy mọi chuyến xe bus đến các nhà hàng ở Vịnh Apollo (Úc) – một thị trấn biển nho nhỏ phía Đông Nam nước Úc, là điểm dừng chân nổi tiếng của các tour du lịch khu vực này.

Các nhà hàng ở đây – như Apollo Surfcoast, thường xuyên phục vụ tới 200 khách mỗi lần. Nhưng giờ, mọi thứ trở nên vắng vẻ – ngay cả vào giờ cao điểm lúc trưa. Những chiếc bàn gỗ lớn đặt tên vỉa hè, nay đóng bụi vì chẳng có ai ngồi.

Apollo Surfcoast là nhà hàng của Michelle Chen, được mở từ năm 2012 ở một địa điểm cô cảm thấy ưng bụng về tiềm năng. Với lượng khách Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, cô cảm thấy đó là một cơ hội không thể tuyệt vời hơn. Cô đã không sai, cho đến khi đại dịch xuất hiện.

Ở Úc, du khách Trung Quốc có đóng góp lớn nhất cho thị trường du lịch vào năm 2017. Tại bang Victoria, nguồn thu từ khách du lịch Trung Quốc lên tới 2,4 tỉ USD, chiếm 40% tổng thu từ du khách quốc tế. Cũng trong năm 2017, 45% khách Trung Quốc tại bang này ghé đến đường Great Ocean – con đường dài gần 200km, nơi Apollo Surfcoast tọa lạc.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các nhà hàng Trung Quốc mọc lên như nấm, thuê cả nhân viên người Hoa để phục vụ. Nhưng khi đại dịch đến vào tháng 2/2020, khi hàng không quốc tế đóng cửa vào tháng 3, khu vực này trở nên tĩnh lặng đến kỳ lạ.

“Việc kinh doanh của tôi mất đi gần như 100% doanh thu,” – Chen chia sẻ. Chỉ trừ thời điểm Giáng sinh năm ngoái, còn nhà hàng đã ngưng hoạt động toàn thời gian kể từ tháng 3.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 17.

Phía xa hơn dưới con đường Great Ocean là Twelve Apostles, một danh lam của khu vực, nơi luôn luôn kín đặc du khách đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán của châu Á. Nhưng đó là trước dịch thôi. Đóng cửa biên giới, phong tỏa thành phố cùng các khu cách ly bắt buộc, những địa điểm phụ thuộc vào du khách nước ngoài ở Úc phải gồng mình chịu đựng một cú sốc quá lớn.

Công ty du lịch Extragreen Holidays – vận hành từ năm 1994 – ước tính du khách Trung Quốc chiếm phân nửa số khách hàng của họ trong các mùa cao điểm, với 16 – 20 chuyến mỗi tuần. “Giờ thì may mắn lắm được 1 – 2 tour, mỗi tour dưới 10 người” – Tom Huynh, giám đốc Extragreen chia sẻ.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 18.

Theo anh Huynh, công ty anh đã phải hủy đăng ký và bảo hiểm cho khoảng 20 chiếc xe đang “đắp chiếu” trong bãi. Từ cuối tháng 2/2021, công ty đã bước vào giai đoạn đóng cửa, cắt giảm toàn bộ nhân sự, bao gồm cả chính anh.

Tiệm bánh Apollo Bay cũng điêu đứng dịp này. Sally Cannon – chủ tiệm cho biết đã gỡ bỏ các tấm biển hiệu có chữ Trung Quốc ngoài cửa, sau khi lệnh cấm du lịch được ban hành. May mắn là sau lệnh phong tỏa ngắn hạn hồi tháng 2, du khách – chủ yếu là trong nước – đang dần trở lại, cải thiện phần nào hiệu quả kinh doanh của bà.

Bilby Travel – công ty du lịch do Max Zaytsev cai quản, với lượng khách chủ yếu từ Đông Nam Á và Mỹ – thì không có thời gian để thích nghi. Công ty của Zaytsev sở hữu 4 chiếc xe bus hạng sang được mua bằng tiền vay mượn, với khoản tiền lãi khá đắt đỏ phải trả mỗi tháng. Bởi vậy, anh buộc phải chuyển sang hình thức kinh doanh khác – giao hàng, dù khoản kiếm được chẳng phải quá nhiều.

“Bạn biết tôi có những lựa chọn công việc như thế nào không? Không có gì cả, tuyệt đối không” – anh cho biết. “Thế nên tôi phải làm mọi thứ có thể.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 19.

Giống như nhiều ngành nghề khác điêu đứng vì đại dịch, Zaytsev nhận được một khoản hỗ trợ khoảng 1000 AUD từ chương trình JopKeeper của chính phủ mỗi 2 tuần. Tuy nhiên, khoản này đã hết hạn từ cuối tháng 3.

“Chúng tôi vẫn tồn tại được nhờ vào khoản tiền của JopKeeper” – ông ngậm ngùi nói. “Chúng tôi như những công ty xác sống vậy, vật vờ và thoi thóp.”

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 20.
Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 21.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 22.

Buổi sáng của tháng 3 tại sân bay Changi, 6 người ngồi trong phòng chờ Changi Lounge sang trọng, laptop để trên đùi. Họ ngồi cách khá xa nhau, vì ở giữa là những chiếc ghế dán bảng bắt buộc phải để trống, nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Bữa buffet nhẹ cũng bị loại bỏ. Thay vào đó, phục vụ sẽ mang bánh và nước đến tận nơi.

Alyss Leow – nhân viên phòng nhân sự, tới phòng chờ này để làm việc mỗi 2 hoặc 3 tuần. Cứ 3 tháng một, cô trả cho họ 200 USD.

“Có những ngày tôi không muốn làm việc tại nhà, nên đây thực sự là một nơi tuyệt hảo” – Leow cho biết.

Nhưng trước kia, Leow sẽ khó mà làm được điều đó một cách thoải mái. Cách đây 2 năm, sân bay Changi thực sự đông đúc. Nơi đây sở hữu hệ thống cửa hàng trị giá 1,3 tỉ USD, mở những khu phức hợp giải trí – bao gồm cả rạp phim và một thác nước trong nhà cao nhất thế giới. Changi còn được bình chọn là sân bay tuyệt nhất thế giới suốt 7 năm liên tiếp, và đón nhận 63,8 triệu lượt khách vào năm 2019 – một kỷ lục của quốc gia.

Thế rồi Covid-19 xuất hiện, lượng khách tới Changi giảm 83%, lợi nhuận giảm đi 36%, chỉ còn khoảng 327 triệu USD. Việc xây dựng nhà ga thứ 5 cũng bị hoãn lại. Hồi tháng 1/2020, có 33.000 chuyến bay khởi hành từ Changi. Sau 1 năm, nó giảm còn 7.500 chuyến.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 23.

Để đối phó với sự sụt giảm tất yếu, sân bay này tập trung vào thị trường duy nhất mà họ có lúc này: khách hàng nội địa. Trước dịch, nhiều người bản địa vẫn đến sân bay Changi để ăn uống, mua sắm, học tập và làm việc. Để thích nghi với dịch bệnh, nhà vận hành sân bay đã mở ra một số dịch vụ khá thú vị, đồng thời chuyển Changi Lounge thành chỗ làm việc lý tưởng. Họ mời các bậc phụ huynh mang con đến để trải nghiệm thử các dịch vụ, bao gồm ngủ qua đêm và các tour học tập.

Các nhà phân tích nhận định, những biện pháp như vậy có thể hỗ trợ sân bay đôi chút cho đến khi du lịch mở cửa trở lại, nhưng sẽ không thể cải thiện được doanh thu một cách đáng kể.

“Mọi thứ đang trong trạng thái ngủ đông” – Brendan Sobie, nhà phân tích của công ty tư vấn hàng không Sobie Aviation. “Với Changi, 2021 có thể còn tệ hơn 2020.” Bởi lẽ, việc sân bay phụ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế khiến nó trở nên đặc biệt khó khăn trong quá trình phục hồi.

Việc hàng không “ngủ đông” cũng khiến các sân bay phải nghĩ lại về vai trò của mình thời kỳ hậu Covid. Vốn nắm giữ vị trí không thể thay thế, nhưng giờ họ phải nghĩ theo một hướng khác: Liệu các sân bay có thể thu hút khách hàng thông thường đến trải nghiệm mà không cần phải đi máy bay?

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 24.

Các nhà vận hành bắt đầu hướng đến việc liệu người Singapore có thể đến đây chỉ để trải nghiệm Jewel – khu phức hợp mua sắm khổng lồ cao cấp của họ – theo một cách khác, như ý kiến của Jayson Goh – giám đốc quản lý của Changi. Chẳng hạn, Goh đưa ra ý tưởng đặt 10 chiếc lều trong khu mua sắm, hướng mặt về phía thác nước. Khách hàng sẽ cần phải trả ít nhất 240 đô cho một đêm ngủ ở đây – giải pháp kinh doanh từng khiến cư dân mạng phải bật cười, vì chẳng ai “điên” mà bỏ khoản tiền lớn để ngủ dưới sàn gạch, mà chẳng có nổi một phòng tắm riêng.

“Nó khá là nực cười. Giống như việc người ta trả tiền để biến mình thành động vật trong sở thú, cho mọi người ngắm họ ngủ vậy” – Jason Chua, một luật sư nhận xét. Nhưng bất chấp sự cười cợt của mọi người, chương trình kéo dài 1 tháng này bán hết sạch vé chỉ trong vòng 24h.

Nói về Changi Lounge – phòng chờ hạng sang dành cho hành khách trước chuyến bay, nay chuyển thành chỗ làm việc cho những người muốn thay đổi. Theo học giả Nitin Pangarkar, giải pháp này khó mà thay thế được ngành hàng không đúng nghĩa. Đúng là nó có thể mang lại chút doanh thu, nhưng không đáng kể và cũng không thể trong dài hạn.

Một năm không du lịch: Về lại những điểm từng một thời đông đúc mới thấy đau lòng biết nhường nào - Ảnh 25.

Sân bay Changi những tháng gần đây đang dần tiếp đón nhiều du khách hơn, nhưng vẫn khá dè dặt. Một số người còn mặc đồ bảo hộ kín người. Nhưng nhìn chung, các nhân viên tại đây dành mỗi ngày làm việc một cách buồn chán, gõ điện thoại, chờ đợi những hành khách chẳng bao giờ xuất hiện nữa.

Nguồn:
NewYork Times
https://cafef.vn

4 giây – 2 phút – 72 giờ – 21 ngày – 10.000 giờ : Công thức kì diệu giúp bạn đạt mọi mục tiêu và không bao giờ bị trì hoãn

Luật 4 giây

Lời khuyên: Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước khi bạn hành động hoặc đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.

Trong cuộc sống, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn việc đưa ra những quyết định quan trọng. Điều này có vẻ như một gánh nặng quá lớn, do vậy chúng ta muốn chờ thêm thời gian. Cho đến khi bắt buộc phải đưa ra quyết định, chúng ta sẽ quyết định nhất thời và thông thường sau đó sẽ là sự hối tiếc.

Nguyên tắc 4 giây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Peter Bregman, tác giả của cuốn sách “Luật 4 giây” cho rằng bạn nên hít thở thật đều và sâu trong vòng 4 giây; sau đó bạn có thể hành động.

Tại sao việc này quan trọng? Đó chính là nghệ thuật tự kiểm soát. Hít thở sâu sẽ tránh cho bạn khỏi việc đưa ra các quyết định vội vã và mang lại cho bạn thời gian để đánh giá kết quả của mỗi hành động.

Luật 2 phút

Lời khuyên: Nếu việc nào đó chỉ tốn chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn hãy thực hiện nó ngay lập tức.

Rất nhiều nhiệm vụ chúng ta trì hoãn thường không khó để hoàn thành. Chúng ta thường tránh làm chúng cho đến hạn chót, mặc dù nó không đòi hỏi kỹ năng hay kiến thức đặc biệt. Chẳng hạn, bạn cần phải gọi điện cho đối tác hoặc gửi một email. Việc này chỉ mất 1 đến 2 phút nhưng bạn lại trì hoãn cho đến phút cuối cùng. Nhiệm vụ đơn giản này làm bạn bị chùn bước và mất tập trung.

Nguyên tắc 2 phút này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn. Mỗi mục tiêu đi kèm với một danh sách các hành động nhỏ. Chẳng hạn, bạn phải đọc 1 cuốn sách khoảng 2.000 trang, việc này sẽ khiến bạn mất vài tháng. Nếu như bạn tiếp tục nhìn cuốn sách như một tổng thể, bạn sẽ thấy nó khó mà hoàn thành, do đó bạn dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu như bạn chia nhỏ cuốn sách thành từng trang và đặt mục tiêu đọc từng trang một, bạn sẽ mất chưa đến 2 phút cho một trang sách.

Luật 72 giờ

Lời khuyên: Khi bạn đã có 1 ý tưởng, hãy thực hiện nó trong vòng 3 ngày (72 giờ).
Bodo Schaefer – tác giả sách, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Đức cho rằng nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn đẩy lùi trì hoãn: Đừng bao giờ đặt ra các nhiệm vụ kéo dài quá 72 giờ. Nếu bạn trì hoãn hành động này, ý tưởng của bạn sẽ mãi nằm trên giấy mà thôi.

Luật 21 ngày

Lời khuyên: Hãy cho bản thân 21 ngày để phát triển một thói quen
Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu nào đó, bạn phải biến các hành động thành thói quen hàng ngày. Hãy lập lại danh sách mục tiêu một lần nữa, tập trung vào các mục tiêu đơn lẻ và biến nó thành hành động, sau đó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đó có thể là viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh… bất cứ việc gì.

Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi đã quen dần với nó, bạn sẽ cảm thấy điều này như một phần cuộc sống.

Nguyên tắc 10.000 giờ

Lời khuyên: Khi bạn cố gắng để thành thạo trong lĩnh vực nào đó, bạn cần dành khoảng 10.000 giờ thực hành việc đó.

Trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng, Malcolm Gladwell đã đề cập đến nguyên tắc 10.000 giờ thực hành đóng góp vào thành công của hầu hết các doanh nhân, triệu phú trên thế giới.

Để thực hiện quy tắc này, bạn hãy lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích và lập kế hoạch để thực hành mỗi ngày. Hãy theo dõi thời gian mà bạn thực hành việc đó để đảm bảo bạn thực hiện đủ 10.000 giờ…

Phương pháp quản lý nhân sự khác biệt tại Nhật.

Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản là một trong nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thành công đó chính là hệ thống quản lý hiệu quả từ nhân sự cho tới chiến lược kinh doanh.  Người quản lý Nhật Bản luuôn đặt mục tiêu là nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp, bằng cách nâng cao hiệu suất lao động của tất cả cán bộ công nhân viên.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 bí quyết giúp người Nhật quản lí nhân viên hiệu quả. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn mà bất cứ nhà quản trị nào đều có thể áp dụng.

1. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu

Tất mọi cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng. Chính vì vậy, nhà quản lý cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty ngay cả những vấn đề nhỏ nhất. Bởi nhân viên là người hiểu rõ công việc họ làm và thực hiện nó mỗi ngày. Biết lắng nghe quan điểm của mọi người khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên và đưa ra các giải pháp phù hợp để cải tiến chất lượng sản phẩm.

Đây chính là chiếc chìa khóa vàng được người Nhật áp dụng không những tạo sự hiệu quả trong công việc mà còn để gắn kết mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.

2. Quan tâm tới nhân viên

Ai cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, nhân viên cũng vậy. Thay vì liên tục đặt ra yêu cầu cho nhân viên, người quản lý có thể nói rằng: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Khi sếp bày tỏ sự quan tâm đến công việc hoặc đôi khi chỉ là lời hỏi thăm nhỏ, nhân viên sẽ cảm thấy mình được coi trọng. Từ đó, họ sẽ thái độ có tích cự, lạc quan hơn và nghiêm túc thực hiện công việc được giao.

3. Làm việc nhóm, phối hợp giữa các bộ phận

Tại Nhật Bản, các nhà quản lý nhân sự thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm. Và các nhân viên quan tâm đến nhiệm vụ nhiều hơn thay vì chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ của riêng mình. Đây cũng là một tác nhân kích thích nhân viên, củng cố tinh thần tập thể, hài hòa quan hệ giữa người lao động và lãnh đạo.

Thêm vào đó, một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh tập thể mang đến hiệu quả tối đa.

4. Tạo bầu không khí tin cậy nhau

Việc đảm bảo tạo ra bầu không khí làm việc trong sự tin tưởng sẽ khiến nhân viên cảm nhận được sự hài hòa, củng cố tinh thần tập thể và muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần làm ổn định lao động và giảm tối thiểu mức độ luân chuyển lao động. Chính sự ổn định lao động góp phần cải thiện mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo và đó chính là yếu tố cần thiết để tăng cường hoạt động của doanh nghiệp.

5. Không la mắng

Một quy tắc được đề ra là nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên khi họ mắc lỗi hay xảy ra sai sót. Bởi chỉ có như vậy, các lỗi lầm mới được báo cáo đầy đủ và nhà quản lý sẽ đưa ra hướng sửa đổi sao cho phù hợp. Trách mắng nhân viên chỉ khiến nhân viên không dám thông báo những sai sót cho quản lý và nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ gây hậu quả khôn lường cho công ty.

Với những bí quyết quản lý nhân sự của người Nhật mà 1Office tổng hợp trên đây, hy vọng đó sẽ là “kim chỉ nam” cho các nhà quản lý nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh.