Điều gì khiến thế giới yêu mến đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là cường quốc có nền kinh tế chỉ đứng sau Mỹ, với diện tích nông nghiệp hạn hẹp cùng lớp dân số già, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm , điều gì đã khiến đất nước này trở thành cường quốc về kinh tế và văn hóa?

Đất nước Nhật Bản

  • Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa Châu Á.
  • Diện tích 377.834km2, dân số 1268 triệu người.
  • Thủ đô: Tokyo với các thành phố chính: Osaka, Nagoya, Sapporo, Kobe.
  • Nước Nhật có 4 đảo theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Honshu, Hokkaido, Shikoku, Okinawa, phần lớn đảo đều là núi và núi lửa.
  • Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên, các khoáng sản: sắt, đồng, chì, kẽm bạc, và than, dầu mỏ đều phải nhập khẩu. Lượng đất canh tác hạn hẹp khiến đất nước này phải nhập khẩu hơn nửa số lương thực từ nước ngoài.
  • Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .
  • Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
    Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
  • Nhật Bản còn có các mỹ danh là ‘xứ sở hoa anh đào’, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa ‘thoắt nở thoắt tàn’ được người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; Là ‘đất nước hoa cúc’vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; ‘đất nước Mặt Trời mọc’ vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).

Núi Phú Sỹ – Biểu tượng Nhật Bản

Con người Nhật bản

Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài

  • Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
    Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.

Ý thức tập thể

  • Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập ‘văn hóa hổ thẹn’ của người Nhật với ‘văn hoá tội lỗi’ của phương Tây.

Tôn trọng thứ bậc và địa vị

  • Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).

Óc thẩm mỹ

  • Người Nhật luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, họ xem công việc của mình không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là hoạt động thẩm mỹ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ.

Văn hóa trang phục

  • Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.
  • Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.
  • Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo làm bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành (khi tới 20 tuổi) v.v… Qua trang phục kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du nhập nhanh chóng vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện là thị trường lớn của các hãng thời trang hàng đầu thế giới.

Trang phục truyền thống của người Nhật

Gia đình

  • Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình.
    Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.
  • Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty.
  • Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng. Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.
  • Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công việc. Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá trị truyền thống lâu đời.

Tiếng Nhật

  • Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
  • Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.
  • Người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.

Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực

  • Đồ ăn thường ngày chủ yếu trong bữa ăn của người Nhật là cá, cơm, rau. Hiếm khi họ ăn thịt, có lẽ là do diện tích canh tác hạn hẹp khiến họ tập trung trồng các giống cây lương thực thay vì chăn nuôi gia súc phục vụ nhu cầu về thịt.
  • Chất đạm và chất khoáng cần thiết chủ yếu được lấy từ cá và rong biển. Mùi vị của món ăn Nhật thường đơn giản hơn so với các món ăn phương Tây. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.
  • Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột và món cơm cari.
  • Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.

Vùng an toàn – “cái bẫy của sự thành công”

Sau một thời gian lăn lộn, bạn trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận đủ nuôi sống gia đình, nhà cửa không giàu sang nhưng cũng thuộc dạng khấm khá. Ở tuổi này mà nói, cuộc đời coi như đã có cái gọi là thành tựu. Nhưng từ sâu thẳm, bạn vẫn cảm thấy bứt rứt không yên, bởi hình như có gì đó… chưa trọn vẹn.

Bi kịch của vùng an toàn

Thử làm một phép so sánh bạn bây giờ và 10 năm trước, chắc chắn thu nhập, địa vị, kiến thức của một người đàn ông tuổi 30 phải hơn cậu trai trẻ 20. Bạn của ngày hôm nay, trong tay là một sự nghiệp nho nhỏ với hơn chục nhân viên, một gia đình xinh xắn, những mối quan hệ thượng lưu ngày càng mở rộng… Sự nghiệp, cuộc sống tuy không quá hào nhoáng nhưng là niềm ao ước của nhiều người.

Vậy mà đằng sau cái vẻ bóng bẩy thành công đó, đâu rồi nhiệt huyết, đam mê công việc, tham vọng trở thành “kẻ có danh gì với núi sông” của tuổi trẻ?

Có lẽ bạn giống như Gene Hammett, doanh nhân – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cái bẫy của thành công”: “Tôi đã có những thành công để tự do về tài chính và thời gian, nhưng tôi không cảm thấy hài lòng về bản thân mình. Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục đi theo con đường đó chủ yếu bởi vì tôi không muốn buông bỏ những gì tôi đã tạo ra để đi theo những gì tôi thực sự mong muốn”.

Bạn luôn cảm thấy không hài lòng với “tôi của ngày hôm nay” nhưng “không muốn buông bỏ những thành tựu đã có để đi theo những gì mình thực sự mong muốn”. Vì vậy, bạn mắc kẹt trong vùng an toàn của bản thân.

Điều tuyệt vời nhất không bao giờ đến với vùng an toàn.
Điều tuyệt vời nhất không bao giờ đến với vùng an toàn.

Để không hối tiếc vì những “Giá như…”

Chẳng có gì sai khi ai cũng thích ở trong vùng an toàn của mình, nó khiến ta như “cá gặp nước”. Tuy vậy, sẽ có ngày ta chợt nhận thấy: Sao cuộc sống này đơn điệu và buồn tẻ đến vậy? Nếu bạn không vận động thì bạn đang đứng tại chỗ, nếu bạn càng đứng ở “vùng an toàn” càng lâu thì điều đó sẽ càng khiến bạn bị đào thải nhanh, đặc biệt là trong xã hội phát triển như hiện nay.

Lựa chọn giữa an toàn và chấp nhận thử thách là điều không dễ dàng. Chỉ tự thân mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau mới có thể trả lời cho mình câu hỏi đó. Nhưng nếu đã xác định vùng an toàn chính là nguyên nhân của khủng hoảng, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm tất nhiên là thoát khỏi đó càng sớm càng tốt. Nhưng bằng cách nào?

1. Thành thật với bản thân về tình hình hiện tại. Bạn đang làm kinh doanh theo bản năng, bạn cần bổ sung kiến thức, kỹ năng điều hành quản lý công ty, bạn cần chiến lược mới cho sản phẩm…? Chỉ cần 10 phút để nhìn nhận lại các vấn đề xung quang công việc và cuộc sống, bạn sẽ biết lý do cần phải thay đổi.

2. Thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Hành trình vạn dặm khởi đầu từ một bước chân. Hãy bắt đầu với những gì bạn đang cảm thấy không ổn. Bạn có thể thay đổi một cách từ từ để tập quen với hình ảnh con người mới, với những thay đổi xung quanh: mở rộng đối tượng khách hàng, sáng tạo sản phẩm hay đơn giản là tìm một chuyên gia làm người cố vấn. Khi đã có bước đà đầu tiên, các bước sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Hãy bắt đầu và kiên trì từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả đạt được.
Hãy bắt đầu và kiên trì từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả đạt được.

3. Tập trung vào điểm mạnh của bản thân và chuẩn bị cho mình lộ trình phù hợp. Quá nhiều mục tiêu hay mục tiêu quá lớn sẽ khiến bạn mất phương hướng và đuối sức. Hãy chia nhỏ mục tiêu và thay đổi từng bước một. Muốn một kết quả khác, bạn phải làm khác đi. Rủi ro ư? Dĩ nhiên là có. Nhưng bạn cũng biết đấy, không ra biển lớn làm sao bắt được cá to.

4. Cuối cùng, hãy dũng cảm! 35 tuổi, quỹ thời gian của bạn không còn dồi dào nữa. Bạn không còn quá nhiều cái “hôm nào”, “khi khác” để bắt đầu tính chuyện “vượt khỏi vùng an toàn”. Cơ hội duy nhất của bạn chỉ có HIỆN TẠI.

“Nếu bắt đầu thì có khả năng bạn sẽ nhận lấy thất bại, nhưng nếu không bắt đầu thì bạn đã thất bại rồi.” – Barack Obama. Hôm nay, bạn vẫn còn cơ hội, sao không bước ra khỏi vùng an toàn và bắt đầu một hành trình mới?

Wake Up – Cùng bạn bước khỏi vùng an toàn để gặt hái thành công bền vững

Khóa học chuyên sâu 2 ngày mang tên Wake Up với sự dẫn dắt của Mr Why Phạm Ngọc Anh sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng để THAY ĐỔI cuộc sống. Với 15 năm đào tạo phát triển cá nhân và cố vấn doanh nghiệp cùng những kinh nghiệm thực tế, Mr Why sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình lập ra bản đồ hành động để có thành công bền vững trong 10 năm tới.

Khách hàng là thượng đế – Cụ thể làm thế nào để lấy khách hàng làm trung tâm

Lấy khách hàng làm trung tâm là một chiến lược kinh doanh đặt trọng tâm vào khách hàng, đặt khách hàng lên trên tất cả, khách hàng là ưu tiên số 1. Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm sẽ làm nhiều hơn nói, mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng trước, trong và sau khi mua sắm. Từ đó tạo thiện cảm, thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm, tăng doanh thu và lợi nhuận bằng tập khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm sẽ xác định nhóm khách hàng mục tiêu và đảm bảo họ hài lòng với trải nghiệm mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau để hiểu về nhu cầu của họ, từ đó đưa ra chương trình hành động đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm.

Lấy khách hàng làm trung tâm không chỉ dừng lại ở chỗ phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mà nó phải trở thành văn hoá của doanh nghiệp. Tất cả các bộ phận, tất cả mọi nhân viên phải thuấn nhuần tư tưởng khách hàng là ưu tiên số 1, cùng nhau mang đến giá trị, trải nghiệm đẹp cho khách hàng.

Dưới đây là 3 nguyên tắc để doanh nghiệp triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm:

Nguyên tắc 1: Tập trung vào nhu cầu khách hàng, thay vì sản phẩm.

Thay vì đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cần tập trung vào nhu cầu của khách hàng và phát triển sản phẩm dựa theo dữ liệu nhu cầu đã thu thập được.

Nguyên tắc 2: Củng cố thương hiệu ở mọi tương tác, không dừng lại ở truyền thông.

Các phương thức giao tiếp truyền thống đang mất dần sự thu hút đối với khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần mở rộng các kênh giao tiếp ở tất cả các điểm tương tác với khách hàng, để khách hàng lựa chọn kênh mà họ muốn.

Nguyên tắc 3: Coi trải nghiệm khách hàng là năng lực của doanh nghiệp, không phải chức năng của từng bộ phận.

Kiến tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng không phải nhệm vụ của bộ phận chăm sóc khách hàng hay nhiệm vụ riêng lẻ của một nhóm người. Tất cả nhân viên, tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp phải cùng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng.

Thế nào là Brand Awareness? Hành trình xây dựng hiểu biết của khách hàng về thương hiệu

Một hành trình khách hàng hoàn hảo là cỗ máy giúp doanh nghiệp tạo ra tối khách hàng trung thành từ nhóm khách hàng mục tiêu. Trên hành trình đó là phương thức mà doanh nghiệp cung cấp những giá trị tới khách hàng cùng với những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hành trình của mỗi khách hàng có thể rất khác nhau, và mỗi doanh nghiệp, mô hình kinh doanh sẽ có những khác biệt trong hành trình khách hàng. Tuy nhiên chúng ta có thể mô hình hóa hành trình này thành 5 giai đoạn: 

Nhận thức – Cân nhắc – Mua hàng – Trung thành – Ủng hộ

Sự Nhận Thức 

Nhận Thức là bước đầu tiên trong hành trình khách hàng. Mục tiêu của bước này là khách hàng biết đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. Hoặc thậm chí là cung câp thông tin để khách hàng nhận thức được vấn đề của họ.

Khi mà doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm, dịch vụ, giải pháp doanh nghiệp đang cung cấp trong khi nhóm khách hàng này chưa nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải. 

Trường hợp này thường gặp khi mà doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Nếu chỉ ra bán sản phẩm theo cách bán sản phẩm phổ thông “mua đi, mua đi” thì sẽ không hiệu quả. Chúng ta cần Educate (giáo dục) để khách hàng nhận thức được vấn đề.

Như vậy, ngay từ bước đầu tiên khi tiếp xúc khách hàng, doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình sẽ tiếp cận đã nhận thức được vấn đề mà họ đang gặp phải hay chưa? Cung cấp thông tin gì sẽ phù hợp với họ.

Sử dụng những công cụ truyền thông, Marketing giúp bạn tiếp cận và khách hàng sẽ biết tới sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

  • Quảng cáo trên Tivi/ radio
  • Banner ngoài trời
  • Qua truyền miệng
  • Quảng cáo hiển thị trực tuyến
  • Báo chí/bài viết
  • Videos
  • Tờ rơi
  • Khác

Mục tiêu của quá trình nhận thức nhằm điều hướng khách hàng (Drive) tới bước tiếp theo là “Cân nhắc” – Nếu tôi cần giải quyết vấn đề này, thì giải pháp, sản phẩm của bạn có đáp ứng tốt nhất yêu cầu tôi mong muốn hay không?

Khách hàng sẽ không nhận biết hay nghi nhớ bạn ngay từ lần đầu tiên – điều này rất khó. Cũng giống việc bạn nhớ tên, thông tin và hình ảnh của ai đó ngay từ lần đầu gặp vậy. Bạn cần phải xuất hiện đủ lâu ( Tần suất và thời gian) để khách hàng nhận diện được bạn, biết tên của bạn, bạn là ai? ở đâu? làm gì? Làm cách nào để liên hệ với bạn?
Khi quảng cáo, sẽ có một số người mua hàng và trở thành khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên, nhưng tỷ lệ này rất ít. Họ mua bởi đây là nhóm khách hàng dễ tính/ tiên phong, họ thích cái mới, sẵn sàng thử. Nhưng đó không phải hầu hết, để tối đa được số lượng khách hàng, bạn cần tiếp tục “Kết nối” với nhóm khách hàng “biết đến bạn” – Trò truyện và xây dựng mối quan hệ ( tạo sự yêu thích) trước khi hướng họ đến bước mua hàng.

Làm sao để tôi giúp khách hàng nhận ra vấn đề của họ, mà lại liên quan đến doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ tôi đang bán

Thông điệp sử dụng để tiếp cận khách hàng nên tập trung vào điều mà khách hàng quan tâm, điều có thể thu hút, thuyết phục khách hàng “Theo dõi” bạn. Bởi khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo đầu tiên, rất có thể khách hàng chưa có nhu cầu, hoặc chưa đủ thông tin để ra quyết định. Việc khách hàng “Theo dõi” bạn cho phép khách hàng tiếp tục nhận các thông điệp khác và ra quyết định mua hàng sau.

Một chiến dịch tạo nhân thức trên Facebook là việc khách hàng tương tác với bài viết: Like, Share, Comment. Họ theo dõi Fanpage hoặc được điều hướng đến Form đăng ký.
Một chiến dịch tạo nhận thức trên Website chính là tỷ lệ người truy cập vào trang đích và để lại Email để tiếp tục nhận bản tin từ bạn.

Cung cấp một điều gì đó giá trị là cách phổ biến để khuyến kích khách hàng để lại thông tin, một ebook ( sách điện tử), một chương trình học miễn phí, một hướng dẫn, một mã khuyến mãi….. Món quà ý nghĩa đối với khách hàng. 

Nhận thức bước đầu tiên mà bạn, doanh nghiệp của bạn bắt đầu xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Sự rõ ràng và chuyên nghiệp ngay từ những điểm chạm đầu tiên giúp khách hàng biết có thể tin tưởng về doanh nghiệp và sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Khi giá trị bạn mang đến cho khách hàng đủ để khách hàng nhận thức được vấn đề và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo “Cân nhắc”.

Tổng quan về Customer Insight

Sự bùng nổ dữ liệu khiến chúng ta có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các loại thông tin. Việc biến thông tin thành chiến dịch Marketing thu hút người tiêu dùng không phải chuyện dễ dàng, và để làm được việc đó, Marketer cần thấu hiểu được insight của khách hàng tiềm năng. Vậy chính xác insight là gì? Hãy cùng tìm hiểu về insight và một số insight sáng tạo khiến bạn phải ngạc nhiên.

Customer Insight là gì?

Customer insight là sự thật ngầm hiểu, diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Một sự thật ngầm hiểu hay sẽ khiến khách hàng của bạn hứng thú với thương hiêu và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm. Insight hay có thể là niềm khơi gợi một sự thật về khách hàng, luôn có sẵn ở đó nhưng chưa ai khai thác. Trong cuộc sống công nghệ ngày nay, insight có thể được thu thập qua dữ liệu (data), từ đó đưa ra những chiến dịch, hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng. Một insight thành công có thể tăng độ nhận diện cho thương hiệu về tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Insight là gì?

Một số đặc trưng của Customer Insight là gì?

Không phải là sự thật hiển nhiên. Insight là sự thật ngầm hiểu, không hiển nhiên như việc Trái đất quanh quanh mặt trời. Quan sát là một phần cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra insight nhưng vẫn chỉ là một điểm dữ liệu để xem xét. Chúng ta cần theo dõi khách hàng và phát hiện những lý do và động lực đằng sau hành vi của người tiêu dùng. Hãy luôn hỏi “Tại sao?” khi quan sát một sự thật hiển nhiên và tìm kiếm một sự thật ngầm hiểu.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu. Marketer có thể có rất nhiều data chi tiết về khách hàng, đó là sự thật về khách hàng, nhưng không có nghĩa núi dữ liệu khổng lồ sẽ đem lại một insight hay. Với khối lượng dữ liệu trong tầm tay, vấn đề cơ bản của marketer là biến data trở nên cần thiết hơn, khai thác và phân tích dữ liệu để tìm kiếm insight có thể biến thành hành động. Hãy suy nghĩ tổng thể và phân tích đa dạng các loại dữ liệu.

Dựa trên insight đó có thể đưa ra được hành động thực tế. Nếu chỉ có thể là lý thuyết mà không áp dụng hay kiểm chứng được thì cũng không phải là insight. Do đó, một insight hay phải đủ độc đáo để khiến khách hàng hành động, họ có thể tương tác với chiến dịch, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Insight có thể khiến khách hàng thay đổi hành vi của mình. Bởi insight chính là khám phá về các động cơ cơ bản thúc đẩy hành vi của con người.

Các bước xây dựng Customer Insight

Thu thập data

Insight khách hàng thường đến từ data, và với digital marketing thì các data này đến từ các nguồn như:

  • Website: sessions, time on site, bounce rate….
  • Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download….
  • Mạng xã hội: followers, like, share, comments…..
  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR……
  • Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open…..
  • SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được….
  • Khảo sát trực tuyến

Insight cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:

  • Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng….
  • Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
  • POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
  • Đánh giá, nhận định từ khách hàng
  • Nghiên cứu thị trường

Phân tích data để tạo ra insight

cách để phân tích khách hàng để tạo ra insight là gì (Ảnh: Usability Geek)

Khi bạn đã có data, hãy tiến hành phân tích các data này và tìm kiếm sự tương quan giữa việc lặp lại của một số chỉ số với mục tiêu khách hàng (ví dụ trải nghiệm tốt hơn) cũng như mục tiêu của bạn (ví dụ bán được hàng).

Ví dụ: Từ số liệu data thu thập của bạn cho thấy, khách hàng dùng điện thoại di động truy cập vào website có tỉ lệ chuyển đổi sang mua hàng thấp hơn so với máy tính để bàn. Hay nói cách khác là phiên bản trên điện thoại di động chưa mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng, bạn cần cải thiện điều đó để thu hút khách hàng, tăng trải nghiệm của người dùng trên phiên bản di động tốt hơn. Khắc phục được nhược điểm đó sẽ góp phần tăng doanh thu cao cho công ty.

Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Không phải mọi insight khách hàng đều nhằm tạo doanh thu ngay lập tức cho doanh nghiệp mà đôi khi là nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng. Sau đó họ sẽ chủ động quay lại nhiều hơn hoặc giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới.

Hành động dựa trên insight khách hàng

Sau khi đã phân tích data để tạo ra insight khách hàng thì từ đó, bạn hãy thực thi hành động cụ thể hướng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh. Đây là lúc phân tích và diễn giải các insight và đối chiếu với các đặc tính được nêu ở phần 1 để đảm bảo rằng chúng đúng đắn và phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn.

Hành động được tạo ra từ các insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn cũng như đặc tính của từng ngành nghề, công ty, tình hình thị trường cũng như xu hướng ở mỗi thời điểm thực thi.

Ưu, nhược điểm của Customer Insight

Ưu điểm

Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên (Early bird)

Việc nghiên cứu Insight khách hàng tốt sẽ giúp công ty bạn nắm lợi thế thị trường hơn so với các đối thủ, dễ dự đoán xu hướng phát triển của ngành hàng trong tương lai từ đó sẽ chủ động chiếm lĩnh thị trường cũng như các phương án tốt nhất để phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được lợi thế cạnh tranh.

Gia tăng thị phần

Thấu hiểu khách hàng nghĩa là luôn đặt lợi ích, nhu cầu của người dùng lên trước nhất, làm trung tâm cho mọi hoạt động của công ty. Nhờ vậy, doanh thu công ty sẽ tăng lên đáng kể bằng cách tối đa hóa doanh số.

Hơn hết, việc nghiên cứu insight khách hàng cũng giúp công ty dễ dàng khai thác cơ hội mới trên thị trường, sớm đưa ra được chiến lược kinh doanh chiếm lĩnh thị phận nhanh chóng.

Thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xu hướng luôn thay đổi không ngừng, nếu công ty bạn mãi đi theo lối mòn và không thay đổi trong chiến lược kinh doanh thì sớm muộn cũng trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau. Phân tích insight khách hàng giúp xác định mong muốn nhu cầu của người dùng ở hiện tại và xu hướng thay đổi trong tương lai. Từ đó, công ty mới có những thay đổi tương ứng. Ngược lại, nếu không kịp thời thay đổi, không chỉ sản phẩm mà toàn bộ bộ máy hoạt động của công ty sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Xu hướng mới và nhu cầu người dùng không ngừng thay đổi, buộc các doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ và nhanh chóng thay đổi bản thân để giữ chân khách hàng.

Nhược điểm

Mặc dù các thông số từ Customer insight thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê. Song, yếu tố con người là điều khó nhất, không lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được, nên bạn cần dựa vào kết quả online và offline để có thông tin chuẩn xác nhất.

Trong một số trường hợp, người dùng thay đổi sở thích của họ rất nhanh, làm khó các công ty theo kịp sự thay đổi “chóng mặt” ấy. Hơn thế nữa việc loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới rất tốn kém và mất nhiều thời gian để sản phẩm đi vào thị trường. Chưa kể lợi nhuận, về lâu dài, khó mà đảm bảo được.

Customer insight không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó. Dựa trên những thông tin thu thập được, công ty có thể tùy cơ ứng biến với sản phẩm của mình. Dù vậy, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ rất nhỏ người dùng sẽ không phù hợp với sự thay đổi của bạn và rất khó để có thể làm hài lòng tất cả nhu cầu của người dùng.

Cách để nghiên cứu Customer Insight chính xác và hiệu quả

Empathy interview

Empathy interviews là một cách phỏng vấn tiếp cận để tìm hiểu về trải nghiệm của ai đó với tư cách là một người dùng, để từ đó hiểu những lựa chọn mà mọi người đưa ra và tại sao họ lại làm vậy. Với empathy interview, người phỏng vấn chuyên nghiệp đóng vai trò như một nhà tâm lý. Họ chia sẻ câu chuyện như những người đồng hành và đón nhận cách nghĩ, cách cảm nhận của người dùng khi trải nghiệm sản phẩm. Những thông tin thu thập được sẽ cho bạn thấy đối tượng người dùng của bạn đến từ đâu và họ có suy nghĩ gì sau khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Qua đó, cũng giúp bạn xác định nhu cầu hiện tại và tương lai mà người tiêu dùng có thể sẽ cần đến. Từ đó, đề xuất các giải pháp sáng tạo để thực hiện mục tiêu.

Quan sát hành vi người tiêu dùng

Quan sát hành vi người tiêu dùng thường ngày để có cái nhìn chân thực khách quan. Nó không chỉ thể hiện những sản phẩm họ sử dụng mà còn cả cảm xúc và cách họ sử dụng những sản phẩm đó. Ngoài ra, việc quan sát cũng giúp bạn biết khu vực lưu trữ sản phẩm, nơi sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất  và có hướng phát triển sản phẩm.

Tham dự sự kiện hoặc triển lãm thương mại

Việc tham dự các sự kiện hay triển lãm vừa giúp bạn thư giãn lại học thêm được cách quan sát các dối thủ định vị thương hiệu và tương tác với khách hàng. Điều này sẽ tác động đến định hướng sự phát triển sản phẩm. Khi quan sát, cần lưu ý những điểm sau:

  • Các doanh nghiệp thường đưa những trải nghiệm như thế nào vào gian hàng của họ?
  • Những hình ảnh và dự án nào thường được họ mang ra trưng bày quảng bá?
  • Cách mà nhân viên tương tác với khách hàng?

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Thông qua việc khảo sát và phỏng vấn khách hàng của đối thủ nhằm:

  • Xây dựng định hướng chiến lược thương hiệu
  • Xác định chính xác khách hàng mục tiêu hướng tới

Khi đã định vị được đối thủ cạnh tranh và đặc điểm nhóm khách hàng của họ bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng đầu tư và quy trình phát triển, phân phối sản phẩm, định vị được vị trí của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.

50 ý tưởng Marketing độc đáo cho các nhà bán lẻ

Bán lẻ là một thị trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nếu bạn muốn giành được thắng lợi trong cuộc đua cam go này thì ngoài việc có các sản phẩm nổi trội cả về mặt chất lượng và số lượng ra thì điều kiện cần quan trọng nhất là phải biết cách tự tiếp thị.

Hiện nay có vô vàn phương thức quảng bá khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 50 ý tưởng Marketing độc đáo mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng rằng với những gợi ý này việc kinh doanh bán lẻ của bạn sẽ phát triển nhanh chóng.

1. Hiện tại đang là dịp năm mới, hãy tặng một cuốn lịch cho khách hàng, trên đó đề rõ tên và địa chỉ cửa hàng của bạn.

2. In những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp trên những danh thiếp của bạn.

3. Luôn luôn mang theo danh thiếp, và xin phép để lại chúng cho những người hoặc tại những nơi bạn cảm thấy nằm trong thị trường mục tiêu của mình bất kỳ lúc nào.

4. Tham gia một hiệp hội thương mại hoặc tổ chức liên quan đến ngành công nghiệp của bạn.

5. Xây dựng một mẫu quảng cáo bắt mắt hoặc một khung phản hồi có phần nhập thông tin để thu thập địa chỉ của khách hàng.

6. Viết một cuốn sách nhỏ, giới thiệu về cửa hàng và sản phẩm của bạn. Hoặc chỉ là những câu chuyện vui nho nhỏ có liên quan đến sản phẩm bạn bán.

7. Xây dựng chương trình bảo dưỡng định kì cho các sản phẩm mà bạn cung cấp hoặc tổ chức các buổi hội thảo bán hàng liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh.

8. Tạo ra một khẩu hiệu đơn giản, dễ nhớ, ấn tượng và in chúng trên các ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, email, fax,…của cửa hàng.

9. Xây dựng một trang web để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và vị trí của cửa hàng bạn. Sử dụng một đường link dễ nhớ và bao gồm tất cả thông tin tiếp thị.

10. Dùng những lời chứng thực của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để in trong các tài liệu quảng bá.

11. Học hỏi và biến mình thành một chuyên gia về các chủ để liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn, sau đó viết bài giới thiệu cho người khác đọc.

12. Viết thông cáo gửi cho báo chí, tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm khác.

13. Biến mỗi nhân viên của bạn thành một người tiếp thị cũng là ý tưởng Marketing không tồi.

14. Một ý tưởng Marketing khác là thiết kế đồng phục với khẩu hiệu và biểu tượng của cửa hàng cho các nhân viên.

15. Thuê người viết bài quảng bá cho cửa hàng của bạn.

ý tưởng marketing cho nhà bán lẻ

16. Tham gia các cuộc thi trong lĩnh vực bạn kinh doanh, làm hết sức để giành giải và công bố nó để mọi người cùng biết.

17. Xây dựng các chương trình truyền hình của riêng của bạn về chuyên môn của mình và trình bày cho trạm cáp địa phương của bạn hoặc trạm phát sóng công cộng.

18. Thay vì phụ thuộc vào một tờ báo nào đó, hãy thử tạo riêng một trang báo cho công ty của mình.

19. Sử dụng một máy trả lời hoặc hệ thống thư thoại để bắt sau giờ các cuộc gọi điện thoại. Bao gồm các thông tin cơ bản trong thư gửi đi của bạn chẳng hạn như giờ làm việc, vị trí, trang web, v.v….

20. Tham gia một trung tâm thương mại, nơi bạn có thể kết nối với các chủ doanh nghiệp khu vực.

21. Mời những người có uy tín tại địa phương hoặc các phóng viên đến cửa hàng của bạn.

22. Tạo một đường dây nóng miễn phí để tư vấn và nhận phản hồi của khách hàng.

23. Đặt quảng cáo trên các ấn phẩm mà khách hàng mục tiêu của bạn thường xem.

24. Thiết kế các sản phẩm đặc biệt như bút, miếng lót chuột hoặc cốc có in logo cửa hàng của bạn.

25. Quảng cáo trên các vị trí đặc biệt, có tần suất xuất hiện cao như công viên, xe buýt và các trang web phổ biến.

26. Trang trí lại cửa hàng của bạn cho sao cho ấn tượng và bắt mắt hơn, dễ dàng thu hút khách hàng tới mua sắm là ý tưởng Marketing đúng đắn.

27. Thuê một gian hàng tại triển lãm thương mại hoặc hội chợ tham dự của thị trường mục tiêu của bạn.

28. Đến giao lưu hoặc phát biểu tại các trường học, tăng uy tín và tạo sự gần gũi với mọi dân.

29. Tài trợ cho một chương trình cộng đồng nào đó, ví dụ như chương trình xanh, giữ đường phố luôn sạch rác, tạo thiện cảm với công chúng.

30. Đóng góp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến một sự kiện từ thiện, đấu giá.

31. Có một trang web quảng cáo được liệt kê dưới ngành công nghiệp chính của bạn và trong các chuyên mục liên quan.

32. Giành thời gian cho các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, nâng cao danh tiếng cá nhân đồng thời tạo thiện cảm với công chúng, là nền tảng cho các chương trình tiếp thị sau này.

33. Triển khai các chương trình tri ân để củng cố lòng trung thành của các khách hàng hiện tại và trong quá khứ.

34. Thêm một ý tưởng Marketing nữa là hãy thiết kế email quảng cáo hoặc bản tin hàng hóa thường xuyên cho khách hàng. Điền vào mỗi phiên bản với giá đặc biệt, lời khuyên và thông tin kịp thời khác.

35. Gửi thư cảm ơn hoặc quà tri ân cho các khách hàng quan trọng vào mỗi dịp đặc biệt.

36. Sử dụng màu sắc rực rỡ và phong bì văn phòng độc đáo khi gửi thư quảng cáo.

37. Đăng tải những video giới thiệu sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

38. Gửi thiệp mời những người nổi tiếng tới tham dự một sự kiện đặc biệt của cửa hàng bạn. Đó có thể là người trong lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc tin tức truyền hình tại địa phương.
39. Thuê những gian hàng trưng bày tại các vị trí có lưu lượng người đông như sân bay, bệnh viện, toàn nhà văn phòng lớn,…để quảng bá sản phẩm của mình.

40. Hợp tác với các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan hoặc bổ trợ cho sản phẩm của bạn để cùng đưa ra các gói khuyến mại tích hợp. Ví dụ, bạn mở cửa hàng bán bánh hãy hợp tác với cửa hàng bán cà phê, triển khai chương trình mua hai cái bánh tặng một cốc cà phê chẳng hạn.

41. Chọn ngày có năng suất bán hàng kém nhất trong tuần để áp dụng các chương trình khuyến mãi.

42. Tạo một không gian gần gũi, ấm áp cho các khu vực chờ của khách hàng.

43. Triển khai các khóa học đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân viên của bạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

44. Đăng ký bản tin hoặc tham gia các nhóm thảo luận trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

45. Nếu có thể, hãy cho thuê mặt bằng của mình làm nơi kinh doanh cho người khác. Nhà kho kí gửi là một mô hình kinh doanh như thế, bạn không chỉ thu tiền từ phí thuê mặt bằng mà còn có thể quảng bá gián tiếp cho cửa hàng của mình.

46. Thiết kế một bộ trang phục đặc trưng của cửa hàng mỗi khi đi dự sự kiện.

47. Lựa chọn một khách hàng tốt nhất (có thể là người mua hàng nhiều nhất hoặc có nhiều đóng góp nhất) trong tháng làm khách hàng đại diện. Bạn có thể tặng quà tri ân đến họ, sau đó đăng tải thông tin vắn tắt lên các trang tin tức bằng một bài viết về họ, hoặc bạn có thể trao ảnh họ trong cửa hàng và website như một hình thức vinh danh.

48. Khuyến mãi tặng kèm các sản phẩm liên quan thành một gói hàng đặc biệt.

49. Thiết kế một blog, chuyên đề tải những tin tức về lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc chia sẻ các kinh nghiệm của riêng bạn.

50. Cung cấp cho khách hàng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi định kỳ.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số ý tưởng Marketing độc đáo mà các nhà bán lẻ có thể tham khảo. Và dù bạn áp dụng ý tưởng nào thì điều quan trọng vẫn là bạn phải định hướng đúng chiến lược tiếp thị của mình, phối hợp ăn ý và chặt chẽ các nguồn lực.

(Nguồn: http://retail.about.com)

Tùng Lu

Những chiêu thức marketing độc đáo của các nhãn hàng

Trong marketing thì các nhãn hàng lớn nhỏ thường có rất nhiều các chiêu thức bán hàng marketing mà dân chúng rất khó nhận biết để mà phân biệt. Câu nói “Hãy trở thành người mua hàng thông thái” chỉ là câu an ủi các bạn mà thôi vì những chiêu thức này người thường rất khó có thể nhận ra.

Sau đây là chuỗi bài bật mí một số những chiêu trò marketing mà các “Phù thủy” marketing đã thường tiến hành cho sản phẩm và nhãn hàng của mình – là sản phẩm gì nhãn nào hình như không ai nhận 

Ghi chú : Đây là những chiêu thức marketing khá hiệu quả và đúng hay sai chúng tôi không đánh giá, chê bai hay phản đối – Tùy suy nghĩ của các bạn khi đọc xong.

Chiêu thứ nhất : Nhập nhèm thông tin khối lượng thành phần

Một hãng nước chấm xây dựng 1 nhà máy chế biến Nước mắm nguyên chất từ cá mập với công suất 1 lít/ ngày (?) và đem số nước mắm này pha với 1 triệu lít nước chấm hóa chất rồi đem quảng cáo rầm rộ: Nước Mắm Cá mập thơm ngon từ biển cả.

Một hãng miến cũng vậy, đem 1 ít khoai môn xay vào 1 tấn miến rồi quảng cáo là Miến làm bằng khoai môn nên ăn vào sẽ không bị nóng trong người như các miến khác.

Chiêu thứ hai : Chân truyền và Thất truyền 

Một số Phòng khám hay nhà thuốc nghĩ ra chiêu quảng cáo đây là sản phẩm chân truyền hàng ngàn năm từ thời Hải Thượng Lãn Bà và thất truyền mất vài trăm năm nay may thay mới khai quật được công thức và làm rất hạn chế số lượng ít đặc hiệu chữa các bệnh nan y Vô sinh, ung thư… và cam kết tỷ lệ khỏi đến gần 100% và hoàn tiền các kiểu rất an tâm. Một số kinh dị hơn còn search vơ tìm một số thầy lang có uy tín đem về hiệu của mình cho đứng bốc thuốc hay đi vào rừng tìm thuốc để tăng niềm tin và tăng giá lên hàng chục lần so với hiệu thuốc chính thống – Có bệnh vái tứ phương thế là dân chúng nhao dùng thử.

Chiêu thứ 3 : Cắt ghép và phù phép 

Một số Spa hay thẩm mỹ viện ngại chi nhiều tiền làm các video quảng cáo hoành tráng như các SPA hay TMV khác nên hay đi vào các Fanpage của đối thủ lớn để chôm chỉa Video quảng cáo của họ về dùng phần mềm gọt tỉa hết các cảnh có Logo rồi ghép thành sản phẩm của mình để chạy quảng cáo đến khi khách hàng tưởng hiệu quả thật , máy móc hiện đại thật, Bác sĩ ngon lành thật mua hàng xong qua thấy không như quảng cáo đòi lại tiền nhưng không thể đòi được đành chấp nhận mất tiền.

Chiêu thứ 4 : Quảng cáo hàng thượng hạng – Giao hàng hạ cấp

Khi lên 1688 hay Taobao search hàng chúng ta sẽ thấy khoảng 100 nhà cung cấp với giá từ hạ cám tới thượng vàng và tiền nào của nấy. Ban đầu các “thánh nghìn đơn” mua 1 số sản phẩm mẫu của hàng xịn đem về quay video demo – hoặc lấy video của hàng xịn về demo chạy quảng cáo – Lúc đầu giá tốt đơn ngon thì nhập hàng xịn về bán, sau bị cạnh tranh nhiều quá nên một số thánh đã nhập hàng chất lượng thấp về để giao cho khách mặc dù quảng cáo vẫn là hàng chất – Kiểu làm ăn này dẫn đến khách hàng tẩy chay và hậu quả thị trường sản phẩm này bị nát bét.

Chiêu thứ 5 :  Giảm giá khủng nhưng hết hàng

Rất nhiều nơi bán hàng điện máy, điện tử, máy tính, linh kiện khi search Google thấy đối thủ có giá sản phẩm rẻ hơn của mình liền vào website của mình hạ giá xuống thấp hơn đối thủ để khách hàng vào mua hàng của mình – Khi khách hàng điền thông tin mua xong hoặc gọi điện mua xong thì họ liền nói : Hàng này vừa hết thưa quý khách – và hàng này lỗi thời rồi không còn sản xuất nữa, anh nên đổi sang mẫu mới giá cao hơn chút nhưng model mới hơn và tính năng hơn hẳn – 80% khách hàng tặc lưỡi chép miệng đồng ý 

Áp dụng chiêu này nhiều nơi thấy thị trường đang ăn hàng HOT ví dụ Hè này nóng nực dân search mua điều hòa điên cuồng – Nhận thấy có vài series cháy hàng khó nhập , một số cửa hàng mặc dù không còn hàng này nhưng vẫn treo website bán hàng đó để câu khách rồi lùa sang series hay nhãn khác khó bán hơn với lợi nhuận cao hơn để chốt hàng.

Rác ‘pin’ năng lượng mặt trời, hiểm họa đe dọa nước nghèo

Vấn đề xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời hay thường gọi là ‘pin’ sau khi hết hạn sử dụng trở thành mối quan tâm lớn. Một lượng chất thải lớn không dễ tái chế và nguy hại nếu chúng rò rỉ ra môi trường.

78 triệu tấn rác thải vào năm 2050

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng sạch mở ra cho con người nhiều lựa chọn thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống. Tấm thu năng lượng mặt trời (pin) là một trong những lựa chọn của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm ‘pin’ này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại cho sức khỏe con người.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) ước tính vào năm 2016, có khoảng 250.000 tấn chất thải tấm thu mặt trời trên khắp thế giới. IRENA dự đoán rằng số lượng này có thể lên tới 78 triệu tấn vào năm 2050.

Các tấm thu mặt trời thường chứa chì, cadmium và các hóa chất độc hại khác mà không dễ loại bỏ nếu không phá vỡ toàn bộ tấm ‘pin’. Khoảng 90% các mô-đun PV được tạo thành từ thủy tinh, loại kính này thường không thể tái chế do có lẫn tạp chất. Các tạp chất thường gặp trong thủy tinh bao gồm nhựa, chì, cadmium và antimon.

South China Morning News trích lời một quản lý bán hàng: “Các khách hàng Trung Đông chỉ muốn rẻ. Họ mua nhiều sản phẩm giá rẻ để bù vào hiệu suất của điện mặt trời”.

Vấn đề đặt ra trách nhiệm tái chế hoặc tích trữ lâu dài các tấm pin mặt trời làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Khi chi phí dành cho tái chế tăng, doanh thu sẽ suy giảm.

Từ năm 2016, Sung Life, Beamreach, Verengo Solar, SunEdison, Yingli Green Energy, Solar World và Suniva đã phá sản.

Trong trường hợp phá sản, các công ty sẽ không còn chịu trách nhiệm và đóng góp cho chi phí tái chế trong tương lai đối với các sản phẩm của họ. Với tuổi thọ trung bình lên tới 25 năm sẽ trở thành “gánh nặng rác thải điện tử” cho tương lai.

Hệ luỵ các nước nghèo

Các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản nhận định: “Nếu tái chế thực hiện từng bước theo đúng quy trình thì giá thành của nó có thể đắt hơn nguyên liệu thô mới”.

Còn chuyên gia người Đức tại Viện Quang điện Stuttgart cảnh báo: Các quốc gia nghèo đang phát triển sẽ phải gánh chịu xử lý dòng chất thải độc hại nhiều hơn khi đa phần các tấm pin đều là loại thứ cấp hoặc đã qua sử dụng.

Việc tái chế tốn kém hơn nhiều so với giá trị kinh tế của các vật liệu được thu hồi, đó là lý do tại sao hầu hết các tấm pin mặt trời cuối cùng lại nằm trong các bãi chôn lấp. Khu vực chôn lấp sẽ không trồng được cây cũng như sinh hoạt hàng ngày, điều này dẫn đến lãng phí quỹ đất ngày càng nhiều.

Các quốc gia đều yêu cầu và khuyến khích nhà sản xuất cần phải có kế hoạch tái chế cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều đó không thực sự được quan tâm nhiều. Nếu nhà sản xuất pin mặt trời không tham gia các chương trình tái chế sẽ gây ra gánh nặng cho chính phủ khi phải “dọn dẹp” rác thải từ ‘pin’ mặt trời.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các quốc gia nghèo và đang phát triển có nguy cơ hứng chịu hậu quả cao hơn. Cả khách hàng và nhà sản xuất đều chỉ quan tâm đến chi phí, họ muốn nó rẻ, hiệu suất cao.

Những tấm thu năng lượng “thứ cấp” thường bán cho các quốc gia có hệ thống xử lý rác thải kém phát triển hơn. Ghana, Nigeria, Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ là những điểm đến chính của rác thải điện tử.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2015, khoảng 60-90% rác thải điện tử được buôn bán và vứt bỏ bất hợp pháp ở các quốc gia đang và kém phát triển.

Các quốc gia luôn khuyến khích tái chế các tấm pin mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Tuy nhiên, cần có kinh phí đủ lớn cho tái chế. Do đó, cần cân nhắc chi phí tái sử dụng và hiệu quả nặng lượng để cân nhắc có nên sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời hay không.

Tận dụng nguyên liệu cho ngành khác

Nhóm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường tại Đại học Liege (Bỉ) mới đây cung cấp bằng chứng cho thấy trong tương lai, các tấm ‘pin’ mặt trời cuối tuổi thọ có thể trở thành nguồn tài nguyên thứ cấp có giá trị cho một vật liệu quan trọng trong pin xe điện: Silicon có cấu trúc Nano siêu tinh khiết.

Một nghiên cứu nữa được công bố trên Tạp chí Hóa học & Kỹ thuật Bền vững ACS, báo cáo về nguồn tái sử dụng silicon có cấu trúc nano từ các tấm pin mặt trời hết hạn với ứng dụng trong sản xuất pin lithium-ion.

Khi đó, các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng được tái sử dụng một lần nữa. Trong đó, Silicon thu hồi từ tấm pin mặt trời có thể để phát triển pin ô tô và xe máy. Kể từ đó, các công ty EV như Daimler và BMW cũng tích cực tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển để tổng hợp silicon cấp pin cho các ứng dụng EV.

Trên thực tế, châu Âu là khu vực duy nhất có khung pháp lý minh bạch và chặt chẽ cho quá trình tái chế pin mặt trời. Chỉ thị WEEE (Rác thải điện và điện tử ) với mục đích hàng đầu là ngăn rác thải điện và điện tử và yêu cầu tái sử dụng, tái chế, thu hồi loại rác thải này. Các nước châu Âu phải áp dụng các chương trình quản lý chất thải PV, còn nhà sản xuất chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế các tấm pin mà họ bán.

Mục tiêu nhằm phát triển các sản phẩm xanh hơn và làm cho việc tái chế trở nên hợp lý, bền vững hơn về mặt kinh tế bởi các nhà sản xuất hàng đầu sẽ tính chi phí thu gom và xử lý cuối đời sản phẩm của họ vào giá mà người tiêu dùng phải trả.

Những giải pháp trong trương lai

Thứ nhất, cần áp đặt chi phí tái chế vào giá thành sản phẩm để đảm bảo rằng mọi sản phẩm bán ra đều được xử lý, tái chế theo đúng quy trình. Quỹ tái chế sẽ có trách nhiệm vận hành quy trình xử lý các tấm pin hết hạn sử dụng một cách an toàn trong thời gian dài ngay cả khi các nhà sản xuất phá sản.

Thứ hai, chính phủ nên ban hành luật để ngừng hoạt động, lưu trữ hoặc tái chế các tấm ‘pin’ mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Công dân cũng có quyền khởi kiện các cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp khi họ vi phạm luật môi trường. Điều này cần chung tay của cả xã hội phải tham gia tránh khỏi sự phơi nhiễm với các chất độc nguy hiểm.

Thứ ba, chất lượng các tấm ‘pin’ cần được nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường. Sustainable Power Group, hoặc sPower từng tuyên bố cadmium trong các tấm pin của họ không tan trong nước nhưng thực tế cho thấy chúng có thể bị rửa trôi gần như hoàn toàn trong vài tháng ra môi trường bởi nước mưa.

Thứ tư, cần có cơ chế giám sát quản lý môi trường. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cần giám sát chặt chẽ hơn các lô hàng chất thải điện tử và khuyến khích các quốc gia nhập khẩu tấm pin mặt trời đã qua sử dụng nên áp dụng một khoản phí tái chế hoặc quản lý dài hạn.

Một quỹ tái chế và quản lý chất thải như vậy sẽ giúp các quốc gia giải quyết các vấn đề khác về chất thải điện tử đồng thời hỗ trợ sự phát triển của một ngành công nghệ cao mới trong việc tái chế các tấm pin mặt trời.

Thứ năm, các nhà sản xuất cần phát triển những tấm mô-đun sạch trong tương lai, không có đầu vào độc hại và kim loại hiếm tái chế.

NHẬT BẢN: NỀN KINH TẾ LỚN THỨ 2 APEC

Với tổng GDP gần 4.800 tỷ USD (năm 2005); GDP bình quân đầu người 31.500 USD, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là nền kinh tế lớn thứ hai trong số 21 nước thành viên APEC, chỉ sau Mỹ.

Ngoài khuôn khổ APEC, Nhật Bản là nước có quan hệ “hướng tới đối tác chiến lược” với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Gia nhập APEC từ năm 1989, từng là nước chủ nhà của hội nghị này, với tiềm lực kinh tế mạnh và là nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực cũng như trên thế giới, Nhật Bản đã trở thành một thành viên quan trọng của khối APEC.

Riêng với Việt Nam, quan hệ hai nước đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Nhân Tuần lễ cấp cao APEC  2006, Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản Shizo Abe sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ “hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á”, giữa hai nước.

Những thành tựu kinh tế đáng nể

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, trong khi dân số lại quá đông (hơn 127 triệu người); phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu; kinh tế bị tàn phá nặng sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhưng, với những chính sách kinh tế  hợp lý của Chính phủ, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi nhanh trong giai đoạn 1945-1954 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1955-1973, trở thành hiện tượng kinh tế “thần kỳ” của thế giới với những kết quả đáng khâm phục. 

Từ năm 1974 đến nay, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại, song Nhật Bản vẫn luôn khẳng định vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với nhiều tập đoàn công nghiệp, tài chính mạnh. Dự  trữ  ngoại tệ của Nhật Bản luôn đứng hàng đầu thế giới (hiện khoảng 900 tỷ USD), chỉ sau Trung Quốc, nên lượng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng rất lớn.

Trong những năm 1997 – 1998, kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, do các vụ bê bối trong hệ thống ngân hàng và thị trường nhà đất. Mấy năm gần đây, Chính phủ Nhật đã thực hiện 6 chương trình cải cách lớn như: cải cách cơ cấu kinh tế; giảm thâm hụt ngân sách, cải cách tài chính; sắp xếp lại cơ cấu chính phủ.

Những chương trình cải cách này đang đi vào quỹ đạo và mang lại kết quả khả quan, chấm dứt một thời gian suy thoái kinh tế kéo dài.  Năm 2003, kinh  tế Nhật Bản đã tăng trưởng 2,7%; năm 2004 tăng 1,45%;  năm 2005 tăng 2,5% và dự kiến năm 2006  sẽ tăng trưởng ở mức 2%.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản vừa cho biết:  kinh tế Nhật Bản vẫn đang tiếp tục hồi phục nhanh nhờ sự tăng trưởng khả quan trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và thu nhập. Ông Toshihiko Fukui, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết: lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đang tiếp tục tăng với mức lợi nhuận cao cho phép nhiều công ty gia tăng vốn đầu tư.

Thu nhập của người dân cũng đang  tăng lên nhờ ảnh hưởng tích cực từ việc cải tiến chế độ tiền lương và các điều kiện lao động của Chính phủ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện giá cả và tăng trưởng kinh tế để đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định.

Cùng với việc tạo dựng sức mạnh kinh tế, Nhật Bản đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, vươn lên thành cường quốc chính trị.

Trang mới trong quan hệ Việt –Nhật

Những năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu sang Nhật chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, cáp điện, đồ gỗ… 

Việt Nam nhập từ Nhật sắt thép, hàng cơ khí, điện máy, nguyên liệu dệt…  Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại Việt-Nhật đã đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD và nhập khẩu gần 2,6 tỷ USD. 

Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10 vừa qua, hai bên khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai nước cũng đã thoả thuận tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định thương mại kinh tế song phương vào tháng 1/2007.

Về du lịch, du khách Nhật Bản chiếm khoảng 10% tổng số du khách nước ngoài đến Việt Nam. Năm 2005, hơn 320 nghìn lượt khách Nhật đã đến thăm Việt Nam.Về đầu tư, Nhật Bản  là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào  Việt Nam. Tính đến tháng 8/2006, nước này đã có 677 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn thực hiện khoảng 4,69 tỷ USD. Trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (85%).

Riêng năm 2005, Nhật Bản đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam. Hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam.

Nhật Bản cũng là nước dành viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, với tổng vốn ODA giai đoạn 1992-2005 là gần 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam; trong đó, số viện trợ không hoàn lại Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 1,4 tỷ USD. Mặc dù từ năm 2001, Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm 10 % ngân sách ODA nhưng vẫn tăng kim ngạch ODA dành cho Việt Nam.

Năm lĩnh vực nguồn vốn ODA Nhật Bản ưu tiên đầu tư tại Việt Nam là:  phát triển điện lực, xây dựng thể chế;  xây dựng các công trình giao thông, công trình điện;  phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục, y tế; cải tạo môi trường. Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản còn giúp Việt Nam đào tạo 18.000 tu nghiệp sinh.Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã không ngừng được tăng cường trong những năm qua. Hai bên đã xây dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp và ký kết 6 hiệp định hợp tác. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tới đây của tân Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe, hai bên sẽ tiếp tục bàn giải pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế và cụ thể hoá nội dung hợp tác trên tinh thần “Hướng tới đối tác chiến lược”, mở ra một chương mới trong quan hệ Việt-Nhật.

Theo Vneconomy

Điểm danh 11 loại trà truyền thống của Nhật Bản

Điểm danh 11 loại trà truyền thống của Nhật Bản

03:27, 17-03-2020 Ni Phạm 1270

Trà đạo xưa nay vốn là một nét đặc sắc trong đời sống văn hóa người Nhật. Khi nhắc đến cung cách thưởng trà đó không thể không kể tên các loại trà truyền thống của Nhật. Cùng Hotelmart.vn tìm hiểu nhé!

– Trà búp Mecha

các loại trà truyền thống của Nhật

Loại trà chất lượng cao nhất trong danh sách các loại trà truyền thống của người Nhật chính là Mecha. Công đoạn chế biến trà khá công phu khi từng búp trà non được lựa chọn kĩ lưỡng. Trà búp Mecha có vị ngọt đậm tự nhiên – cuốn hút người thưởng thức.

– Trà Sencha

các loại trà truyền thống của Nhật

Sencha là loại trà xanh nổi tiếng ở xứ sở Mặt trời mọc. Lá trà được hấp ngay khi vừa hái xuống trong trạng thái vẫn còn tươi để trà không lên men ngay. Bằng cách làm này, trà Sencha giữ được hương vị thơm ngon hơn các loại trà khác. Tùy thuộc vào thời gian hấp mà độ tươi và màu trà sẽ khác nhau: Asa-mushi (hấp sơ) => Chu-mushi (hấp vừa) => Fuka-mushi (hấp sâu) => Toku-mushi (hấp lâu) => Goku-mushi (hấp 2 lần).

– Trà Bancha

các loại trà truyền thống của Nhật

Sau khi thu hoạch làm Sencha, chồi non và lá trà tiếp tục phát triển. Phần thân trên ngọn trà và những lá già là thành phẩm thu hoạch để làm Bancha. Lá trà được hái vào tháng 6 gọi là nibancha, tháng 8 – sanbancha, tháng 10 – yonbancha. So với Sencha thì vị trà Bancha chát hơn và mùi trà nhẹ hơn nên thường dùng làm thức uống nhẹ sau bữa ăn. Trà này còn có tác dụng trị hôi miệng và chống sâu răng.

– Trà xanh Ryokucha

các loại trà truyền thống của Nhật

Giống như đặc điểm nhận dạng, trà Ryokucha có màu xanh nên được gọi là trà xanh. Trà được chia thành nhiều loại dựa vào mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời và thời điểm hái lá. Trà xanh Ryokucha có vị nhẹ, không gắt. Nhiều người Nhật có thói quen kết hợp trà này cùng chanh và nhân sâm để đẩy vị trà xanh đậm hơn.

– Cặn trà Konacha

các loại trà truyền thống của Nhật

Tất cả những gì sót lại của trà xanh gồm vụn trà, búp trà, lá trà nhỏ được sử dụng để chế biến cặn trà Konacha. Vị cặn trà khá mạnh. Loại trà này thường dùng phục vụ miễn phí tại các quán ăn, đặc biệt thích hợp khi ăn kèm với sushi.

– Trà gạo rang Genmaicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trà Sencha trộn với gạo lứt nguyên cám rang theo tỷ lệ 1:1 tạo ra trà gạo rang Genmaicha. Chính gạo rang tạo ra hương thơm đặc trưng cho trà này. Vị trà nhạt và ít hàm lượng caffeine hơn trà Sencha nguyên chất nên thích hợp dành riêng cho người già và trẻ nhỏ thưởng thức vào buổi tối.

– Trà sao Hojicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trong quy trình chế biến, Hojicha được sao ở chuẩn nhiệt 200 độ C để trà có màu nâu đặc trưng và hương thơm ngào ngạt. Khi trà đạt đến độ chín tới sẽ phải làm lạnh ngay để vị trà không bị nồng quá mức. Trà sao Hojicha có mùi thơm nồng rất lâu và ai cũng có thể uống được.

– Trà cành Kukicha

các loại trà truyền thống của Nhật

Theo tiếng Nhật, Kuki có nghĩa là thân/ cành nên Kukicha là loại trà chế biến từ phần cành chồi non. Khi pha, trà phả hương thơm thoang thoảng – từ từ lan tỏa khắp nơi và có vị ngọt thanh.

– Trà cuốn Tama-ryokucha

các loại trà truyền thống của Nhật

Quy trình chế biến trà cuốn hơi đặc biệt đôi chút khi bỏ qua giai đoạn chuốt thẳng. Vì cho luôn vào lò sấy quay bằng gió nhiệt nên lá trà cuộn tròn lại – do đó mà có tên gọi trà cuốn Tama-ryokucha. Vị trà chát dịu nên khi thưởng thức – người Nhật thường nhấm nháp từng chút một.

– Trà mới Shincha

các loại trà truyền thống của Nhật

Trải qua mùa đông lạnh giá bởi băng tuyết, khi thời tiết ấm lên – những cây chè bắt đầu phát triển lại. Lúc này, phần chồi búp và hương vị trà bung tỏa mạnh mẽ hơn – nên người dân xứ sở hoa anh đào thu hoạch để làm trà mới Shincha. Người Nhật quan niệm nếu ai thưởng thức trà mới vào ngày 4 tháng 2 hàng năm (ngày thứ 88 sau ngày xuân phân) sẽ có được sức khỏe dồi dào trong năm. 

– Trà bột Matcha

các loại trà truyền thống của Nhật

Khi cây chè ra khoảng 2 – 3 lá non, người trồng sẽ dùng mành hoặc vải mỏng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chồi non sau khi thu hoạch sẽ mang đi hấp rồi sấy khô. Trong quá trình sấy sẽ loại bỏ phần thân mảnh và gân lá – rồi nghiền thành trà bột Matcha. Trà bột có màu xanh bóng, độ ngọt và chát tùy thuộc vào độ sáng của bột. Matcha màu càng sáng thì càng ngọt. 

Matcha hòa tan trong nước nên người dùng khi thưởng trà nhận được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong trà bột. Trà có công dụng giải tỏa mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Bột Matcha còn dùng phổ biến để làm các món ăn truyền thống của Nhật Bản.