Trầm Hương Nhật Bản

Trầm Hương ở Việt Nam từ lâu đã được mệnh danh là thứ linh dược quý, là lá bùa hộ mệnh giúp con người luôn khỏe mạnh, thành công và hạnh phúc. Trầm đồng hành cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc, trong nếp sinh hoạt văn hóa đời thường. Người ta dùng Trầm, chơi Trầm và luôn trân trọng nó như một bảo vật quý trời ban. Ở Việt Nam, một quốc gia có sản lượng Trầm nhiều và có giá trị cao đã quý trọng loại gỗ này như vậy. Vậy thì tại Nhật, một quốc gia không sản sinh ra Trầm họ sử dụng nó như thế nào? Hãy cùng Thiên Mộc Hương khám phá điều này ở bài viết sau.

I. Trầm Hương đối với người Nhật Bản

  1. Trầm Hương đến Nhật Bản như thế nào?
    Nguồn gốc của loại gỗ quý này đến từ phía Nam Trung Quốc hay Ấn Độ. Tuy nhiên, với khí hậu thuận lợi mà một số quốc gia Đông Nam Á cũng sản sinh ra Trầm. Trong đó, Việt Nam được xem là nước có sản lượng lớn với chất lượng cao. Khác với những quốc gia trên, Nhật Bản là nơi không thể tạo ra loại gỗ quý này. Họ phải nhập khẩu từ các nước khác. Tuy đắt đỏ và khó khăn trong việc mua chúng, nhưng trong lịch sử Nhật, Trầm Hương đã tồn tại lâu đời và được trân quý.

Bắt đầu từ việc một khúc gỗ lớn có đường kính 1.8m trôi dạt đến vùng đất gần cảng Kobe ngày nay. Người dân đã lấy nó về để làm củi đốt. Khi đốt lên, họ nhận thấy một mùi thơm ngào ngạt cả một vùng. Mùi thơm rất dịu, ấm và tạo cảm giác thư thái. Biết là gỗ quý nên họ đã đem dâng cho Thiên hoàng Suiko. Kể từ đây, Trầm được sử dụng rộng rãi trong văn hóa Nhật Bản.

Trầm Hương trong suy nghĩ của người Nhật
Trong tiếng Nhật, Trầm Hương là jin-koh. Cái tên này mang ý nghĩa là việc đắm chìm vào trong hương thơm ngào ngạt.

Trầm Hương gắn liền với việc du nhập của Phật giáo vào quốc gia này vào thế kỷ 6. Ngay từ khi biết đến loại gỗ quý này, họ đã dùng nó trong những vấn đề liên quan đến Phật giáo. Khi Thiên hoàng Tenji bị bệnh, ông đã dâng Trầm lên Phật tổ để cầu bình an.

Trầm Hương tiểu cảnh
Trầm Hương có nhiều ý nghĩa với người Nhật
Khối Trầm Ranjatai, một món quà từ Trung Quốc được coi là quốc bảo của xứ sở mặt trời mọc. Hiện nay, khối Trầm được trưng bày tại bảo tàng quốc gia và vẫn còn nguyên vẹn. Điều đó cho thấy rằng người Nhật quý trọng loại gỗ này như thế nào.
Bên cạnh giá trị về Phật giáo, theo các nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất trong Kỳ Nam có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến thiếu hụt BDNF khiến con người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ ám thị, mất trí nhớ, Parkinson… Có thể thấy rằng, Trầm cũng được xem là loại linh dược quý trời ban.

II. Cách người Nhật dùng Trầm

  1. Dùng để ngâm rượu và làm gia vị
    Một thời gian không lâu trước đây, người Nhật rộ lên phong trào dùng Trầm khá lạ. Do mùi hương cùng những công dụng tuyệt vời mà họ đã đem thứ gỗ này đi ngâm rượu hoặc để tẩm ướp gà. Thời điểm đó, phong trào này bùng phát và nở rộ. Người ta gọi rượu ngâm với kỳ nam là “kỳ nam tửu” có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Bên cạnh đó, “kỳ nam kê” để chỉ kỳ nam được dùng làm gia vị tẩm ướp gà nướng. Sự thêm thắt của thứ gỗ thơm này vào món ăn đã làm tăng giá trị lên nhiều lần. Tuy nhiên, đây chỉ là trào lưu rộ lên một thời. Có thể là họ đang thổi phồng công dụng thần kỳ và giá cả đắt đỏ của Kỳ nam.
  2. Tục đốt và văn hóa thưởng Trầm
    Tục đốt Trầm
    So với việc làm tiểu cảnh, trang sức,… thì đốt Trầm lại là được người Nhật ưa chuộng từ xưa nay. Những buổi ban đầu, hương Trầm là sự pha trộn của Trầm với đường, quả mận và nho khô. Nghe đơn giản nhưng chúng đều là nguyên liệu cao cấp của Nhật, phải nhập khẩu từ Trung Quốc về. Chính bởi lẽ đó, việc đốt Trầm trở thành biểu tượng của sự giàu sang và quyền lực.

Nhang nụ và lư sứ
Tục đốt Trầm trở thành văn hóa
Văn hóa thưởng Trầm
Jin-koh được cắt thành nhiều mảnh thì được gọi là mei-koh. Những miếng mei-koh đươc lưu giữ để truyền cho con cháu đời sau. Trong lịch sử, việc thưởng Trầm rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, do sự đắt đỏ nên thú chơi này chỉ dành cho người giàu sang, quyền lực. Thậm chí, vào thời edo, họ còn mở cả trường dạy về cách thưởng thức Trầm đúng nhất.

Nổi bật trong đó, có thể kể đến nét văn hóa Koudou. Koudou-hương đạo Trầm được xem là một nét văn hóa, một bản sắc riêng của người dân xứ sở mặt trời mọc từ bao đời nay. Có một điều đặc biệt về cách thưởng hương Trầm của người Nhật. Họ không chỉ sử dụng mũi để ngửi mà vận dụng cả 5 giác quan để hưởng trọn hương sắc của đất trời. So với các nét văn hóa như trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo, hương đạo có phần kém nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, nó là một lễ nghi truyền thống.

Đây là một hình thức đấu trí và thưởng hương để xem ai có thể phân biệt chính xác các mùi hương khác nhau. Người Nhật chia thành 5 loại mùi hương tương ứng với 5 vị: ngọt, đắng, cay, chua, mặn.

Nguồn : https://thienmochuong.com/doc-dao-cach-dung-tram-huong-cua-nguoi-nhat/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *