Giáo dục Nhật Bản: dạy con tự lập

Giáo dục Nhật Bản dạy con người ý thức và trách nhiệm

  Ý thức cuả người Nhật cũng hoàn toàn khác hẳn. Đường phố ở Nhật vô cùng sạch sẽ, tuyệt nhiên không có chút nước nào từ nhà dân hoặc cửa hàng hay cơ quan nào chảy ra đường phố. Về ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân Nhật thì khỏi phải nói, nơi đèn giao thông dù là ngõ nhỏ, ít người qua lại, hay kể cả chỉ có một mình thì người Nhật vẫn chấp hành một cách nghiêm chỉnh…

đường phố nhật bản

Đường phố Nhật Bản lúc nào cũng sạch đẹp

  Khi đi vào thang máy, trường hợp đi đông người mà có người Nhật đi cùng thì dù quen hay lạ thì người Nhật họ cũng giữ nút mở cho mọi người vào và họ sẽ là người vào cuối cùng. Còn nếu đông quá họ sẵn sàng nhường mọi người và đi chuyến sau; lúc ra thang máy cũng vậy, nếu người Nhật mà đứng cạnh nơi bấm mở, thì bao giờ người Nhật cũng đứng lại giữ nút mở, để cho mọi người ra hết và họ luôn là người ra sau cùng.

Vậy tại sao người Nhật lại có được ý thức và trách nhiệm như vậy?

  Để có được ý thức và trách nhiệm như vậy, người Nhật có phương pháp giáo dục hoàn toàn đặc biệt so với các quốc gia khác. Họ bắt đầu ngay từ giáo dục trong nhà trường và dạy các em học sinh cách ứng xử, lối sống tự lập cho bản thân ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất.

rèn luyên tính tự lập

 Học sinh Nhật Bản được rèn luyện tính tự lập từ nhỏ

  Về mô hình chương trình giáo dục phổ thông thì ở Nhật Bản gần giống Việt Nam.  Giáo dục phổ thông là 12 năm, lớp 1 đến lớp 12 (6 tuổi đến 17 tuổi). Tuy nhiên, mô hình ở Nhật Bản theo mô hình: 6 3 3 (Tiểu học 6 năm, Trung cơ sở 3 năm, Trung học phổ thông 3 năm). Còn Việt Nam Tiểu học là 5 năm, Trung cơ sở 4 năm, Trung học phổ thông 3 năm (theo mô hình: 5-4-3); Về giáo dục lao động cho học sinh ở Nhật thì hoàn toàn khác hẳn so với Việt Nam, các trường học không phải thuê lao công mà những việc đó tự các em lao động làm sạch đẹp trường lớp. Tại trường Trung học nữ sinh Sho Wa ở Thủ đô Tokyo, thời gian học 8 tiết/ngày nhưng có 2 tiết lao động (buổi sáng học 4 tiết, buổi chiều học 4 tiết: học 2 tiết và 2 tiết lao động).

  Bữa ăn trưa cũng các em học sinh Nhật Bản do các em tự nấu và chia ra từng suất ăn cho các bạn (từng lớp luân phiên nấu ăn trưa). Vào buổi chiều, các em học 2 tiết còn 2 tiết cuối là thời gian giải lao và thay quần áo để lao động làm sạch đẹp trường lớp (mỗi học sinh có 1 tủ để quần áo và bảo hộ lao động riêng).

giờ lao động

Giờ lao động của học sinh Nhật Bản

  Giờ lao động không có giáo viên phụ trách mà các em tự quản và phân công công việc: một nhóm lau sàn nhà, một nhóm lau bàn ghế, một nhóm lau kính, một nhóm lau cầu thang, một nhóm tỉa cây, nhóm tưới cây, nhóm quét sân trường, nhóm còn lại làm vệ sinh… các em học sinh Nhật làm rất tự giác và với tinh thần rất thoải mái. Khoảng 5 chiều các em hoàn thành công việc lao động, thay quần áo và về nhà.

Giáo dục Nhật Bản – sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình

  Chỉ được tham khảo một phần nhỏ của nền giáo dục của Nhật Bản bạn cũng đủ thấy ý thức con người tất cả phải bắt đầu từ giáo dục: giáo dục ngay từ trong nhà trường và giáo dục ngay trong gia đình. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng làm được phương pháp giáo dục này đó là sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình của người Nhật. Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ em tính tự lập, thì về nhà bố mẹ, ông bà các em họ không làm thay các cháu.

  Trong trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ, ông bà đưa cháu đi học lại vượt đèn đỏ…Gặp những xích mích, va chạm trong nhà trường, giáo viên đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận đúng hay sai mà giáo viên dạy các em cách xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn, thì lúc về nhà cũng vậy, khi con cháu xảy ra mâu thuẫn gì thì bố mẹ, ông bà cũng phải có cách giải quyết như vậy. Đây là điều vô cùng có ý nghĩa khi giáo dục con người ý thức vì mọi người.

văn hóa nhật bản

Văn hóa xếp hàng của người Nhật

  Hơn nữa ở Nhật, giáo viên thường xuyên chia sẻ với phụ huynh những vấn đề đồng nhất trong giáo dục trẻ em.  Đồng thời ở Nhật Bản, vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, đặc biệt là ý thức tự lập, ý thức cộng đồng vì mọi người, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và ý thức chấp hành kỷ luật tốt.

Giáo dục Nhật Bản rất cụ thể, nhà trường không những giáo dục ý thức lao động, ý thức vì mọi người không chỉ có lý thuyết là khẩu hiệu “mình vì mọi người”, hay “lao động là vinh quang” mà còn thực tiễn là làm gì được gì cho bạn, cho thầy cô, cho gia đình, bản thân tự làm gì để trường lớp sạch sẽ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *