Origami không chỉ là bộ môn nghệ thuật giải trí mà đằng sau đó là cả những chuỗi lợi ích dài mà bộ môn này mang lại cho con người. Giúp tăng khả năng sáng tạo, cải thiện trí nhớ, làm giảm sự nóng giận…
Origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Origami chỉ được dùng từ năm 1880. Trước đó, người Nhật dùng chữ Orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng chính là xu hướng của Origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc Origami truyền thống của Nhật Bản lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Lịch sử hình thành Origami Nhật Bản
Origami kể từ khi xuất hiện đã trở thành một trò giải trí truyền thống được yêu thích của người dân Nhật Bản và dần dần phổ biến trên khắp thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ thôi bạn hoàn toàn có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Do vật liệu làm origami này khá đơn giản nên nó có thể dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.
Hình Origami được biết đến nhiều nhất là hình mà các đứa trẻ đã được cha mẹ hoặc ông bà chúng dạy cho, đó là con hạc (con cò, sếu). Những hình khác gồm có hoa, bướm, cua, và thậm chí những hình dạng khó như là cây thông Giáng Sinh. Origami đặc biệt được các bé gái yêu thích.
Tác dụng của Origami với cuộc sống
- Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Một trong số nguyên nhân giúp nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng đặc sắc của nền văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có tác dụng như một liệu pháp tâm lý, giúp trấn an tinh thần, mang lại niềm vui và cảm hứng cho con người khi hoàn thành một tác phẩm.
Ngoài ra, việc tạo ra một mẫu Origami sẽ phải áp dụng rất nhiều quy tắc hình học. Ở một vài nơi trên thế giới còn áp dụng dạy Origami trong các tiết học mỹ thuật, hình ảnh trực quan. Đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo và cấp 1, học Origami giúp trẻ tư duy hình ảnh, hình học trực quan, trừu tượng, không gian, các khối 3 chiều, các hình tam giác, hình vuông…. rất có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Cùng xem lợi ích của Origami mang lại - Giáo Dục
- Nói đến Origami và giáo dục, người ta thường nhắc đến Friedrich Froebel (1782-1852) cha đẻ của hệ thống trường mẫu giáo , người nâng tầm các trò chơi của trẻ con thành các hoạt động gíup phát triển sự thông minh . Ông nghiên cứu dạy trẻ, thấy rằng trẻ con học khi chơi các trò chơi, như vậy trò chơi thích hợp là công cụ tốt để dạy trẻ . Trong số các “đồ chơi” của ông, có .. xếp giấy, đây là 1 trò chơi thú vị và kích thích óc sáng tạo …
Toán học:
A . Hình học :
- Nhận diện hình thể, góc, khối, các khái niệm hình học (đối xứng, vuông góc …)
- Phép chia ( chia cạnh giấy hay góc thành nhiều phần bằng nhau ..)
- Đo
- Tỷ lệ
B. Không gian: hình khối, các mặt trên dưới, trong ngoài của vật thể …
Quan hệ cộng đồng thế giới : Origami, như âm nhạc , có mục đích chia xẻ với mọi người, từ nhóm nhỏ đến lớn. Trong thời buổi hiện nay thì mở rộng ra bạn bè thế giới .
Xã hội học:
- Biết tìm hiểu thêm về phong tục, lịch sử, xã hội qua nhiều mẫu đặc thù (ví dụ các mẫu truyền thống Nhật, các mẫu lễ Giáng Sinh, lễ tình nhân ….)
Khoa học: - Nghiên cứu về cấu trúc động vật, thực vật, khí động học …khi tạo mẫu thú, hoa cỏ hay máy bay …..Nghiên cứu về giấy, cách làm giấy ….
Nhận thức về bảo vệ môi trường: - Có thể dùng đủ loại giấy loại để xếp, tận dụng giấy bỏ đi
Trí nhớ: - Khi xếp giấy học xếp cần sự tập trung, khi xếp mẫu không xem sách cần trí nhớ tốt và nhớ theo trình tự các bước .
Logic khả năng “giải mã”: khi xếp hay sáng tác
Sáng tạo nhận thức về các cách nhìn khác nhau : - Origami kích thích sự sáng tạo . Khởi đầu với các thế xếp căn bản từ đó cho ra nhiều mẫu khác nhau . Một người nhìn mẫu xếp đến 1 giai đoạn nào đó có thể thấy nó giống cái này, người khác lại nhìn ra cái khác – nếu tiếp tục , sẽ cho ra mẫu khác nhau . Sáng tạo cũng bắt đầu khi người xếp thay đổi mẫu ( người khác ) theo ý mình ….
Chữa bệnh:- Origami được đưa vào các chương trình trị liệu và vẫn còn là đề tài cần nghiên cứu trong lĩnh vực này . Origami được thử nghiệm dạy cho người mù, người tàn tật, người bị bịnh tâm thần, người già trong viện dưỡng lão ….Lợi thế của Origami là vật liệu dễ tìm , người xếp không sợ “làm hư” vật liệu ( như các vật liệu đắt tiền) và cho ra kết quả trong thời gian ngắn , có thể học và làm tập thể .Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, nghệ thuật gấp giấy Origami đã chiếm được rất nhiều cảm tình của đông đảo người dân Nhật Bản. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của Nhật Bản và được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích bởi những lợi ích mà nó mang lại.