Đàn Shamisen nhạc cụ truyền thống đặc thù của Nhật Bản

Đàn Shamisen – nhạc cụ truyền thống đặc thù của Nhật Bản chỉ có 3 dây, được chơi với một miếng gẩy đàn gọi là bachi. Khi chơi đàn shamisen, người chơi dùng bachi vừa gẩy dây đàn vừa đánh lên thân đàn. Lối chơi này giúp tạo ra âm thanh rất hay cho tiếng đàn Shamisen.
Ngoài ra, bí mật của tiếng đàn còn nằm ở cấu tạo của loại nhạc cụ này. Một chiếc đàn shamisen cơ bản chia làm 2 phần gồm cổ đàn được gọi là “Sao” và thân đàn gọi là “Do”. Cổ đàn chủ yếu được làm từ gỗ quý của cây Koki, một loại cây mọc trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Gỗ koki rất cứng, nhờ vậy, nó không làm cho tiếng đàn bị lệch âm.
Ngoài ra, bí mật của tiếng đàn còn nằm ở cấu tạo của loại nhạc cụ này. Một chiếc đàn shamisen cơ bản chia làm 2 phần gồm cổ đàn được gọi là “Sao” và thân đàn gọi là “Do”. Cổ đàn chủ yếu được làm từ gỗ quý của cây Koki, một loại cây mọc trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Gỗ koki rất cứng, nhờ vậy, nó không làm cho tiếng đàn bị lệch âm.
Shamisen có chiều dài tương tự đàn guitar, nhưng so với guitar, cổ của đàn shamisen mỏng hơn và không có phím. Ba sợi dây đàn shamisen có kích cỡ khác nhau, từ trái sang phải dây lớn nhất gọi là ichi no ito, kế đến là ni no ito và cuối cùng là san no ito. Dây đàn thường được làm bằng tơ lấy từ kén của con tằm. Người ta dùng tơ của 10 cái kén tằm để se thành 1 sợi dây nhỏ. Những sợi dây nhỏ này tiếp tục được kết lại với nhau để tạo ra dây đàn. Mỗi sợi dây đàn nhỏ nhất san no ito cần đến 600 cái kén tằm, trong khi đó, dây đàn có kích thước lớn nhất ichi no ito phải tốn đến 3 ngàn cái kén. Dây đàn giữ vai trò khá quan trọng trong việc quyết định độ sâu lắng của tiếng đàn. Từ xưa đến nay, màu vàng là màu chủ đạo của dây đàn shamisen, còn lý do tại sao chúng có màu vàng vẫn là một bí ẩn.
Phần thứ 2 trên cây đàn shamisen là “Do”, tức thân đàn. Thân đàn hình chữ nhật, mặt trước và sau thân đàn được bọc da động vật giống như mặt trống. Thân đàn được ghép từ 4 mảnh gỗ giáng hương. Ở mặt trong của những mảnh gỗ, người ta đục vô số đường gân lồi lõm, tạo sự dao động của không khí bên trong thân đàn.

Một bộ phận có tên Sawari nằm ở phần đỉnh của cổ đàn, nó góp phần quyết định âm thanh đặc trưng của tiếng đàn shamisen. Sawari là gờ nổi có một cái rãnh nhỏ. Trong khi 2 sợi dây đàn ni no ito và san no ito nằm vắt ngang qua gờ này thì dây đàn lớn nhất ichi no ito đi qua rãnh nhỏ. Từ vị trí đó, dây đàn này có thể bật lên tạo ra âm thanh độc đáo khi người ta gẩy đàn shamisen.
Miếng gảy đàn được làm bằng nhiều vật liệu, có thể là gỗ, ngà voi, nhựa, thậm chí là mai rùa. Đàn shamisen có nhiều loại, tùy tiết mục trình diễn mà người ta sử dụng loại đàn khác nhau. Tiếng đàn có thể mô phỏng âm thanh của tự nhiên như tiếng gió thổi, nước chảy hay biểu lộ tâm trạng của con người.

Dựa vào kích thước to nhỏ của cổ đàn mà người ta phân loại đàn shamisen. Có 2 loại đàn shamisen phổ biến là Hosozao và Futozao. Hosozao có nghĩa là cổ đàn mảnh, là loại đàn nhỏ nhất trong gia đình shamisen. Âm thanh của nó rất êm tai. Futozao có nghĩa là cổ đàn to, âm thanh phát ra từ chiếc đàn này mạnh mẽ và lớn hơn nhiều so với đàn hosozao. Đàn hosozao được dùng để đệm cho thể loại nhạc Nagauta hay còn gọi là Trường ca và trong các buổi trình diễn tuồng Kabuki. Trong khi đó, đàn Futozao thích hợp với sân khấu kịch rối Bunraku.

Âm thanh của đàn Shamisen được người Nhật yêu thích trong nhiều thế kỷ qua và nó đã góp mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật truyền thống của đất nước này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *