Autumn festivals in Japan

Visitors can participate in the Nagasaki Kunchi festival, the swordfish festival and the Kyoto Kurama Fire Festival.

In addition to the beautiful natural scenery, Japan has many festivals that visitors should not miss.

Các điệu múa được trình diễn ở lễ hội. Ảnh: Travel At Nagasaki.

Kunchi Nagasaki Festival

Dances are performed at the festival. Photo: Travel At Nagasaki.

The event is held from October 7 to 9 every year in Nagasaki. The most remarkable activity of the festival is the dance from the local districts. Each district only participates every 7 years, so the dances are always fresh and attract visitors.

The festival dates back to 400 years ago, originating from the dancing of two female artists to the gods at the Suwa shrine. In addition, when coming to the festival, visitors will witness the procession of the procession of the god to Otabi Sou temple, also known as Okudari (procession of god down the mountain). During the festival, visitors should not miss dances like the Tosen Matsuri, Ja Odori or the Oranda mune, which recreates the trading history of Japan and the Netherlands from the 17th century.

Mỗi năm, lễ hội cá thu đao sẽ được tổ chức ở các thành phố khác nhau. Ảnh: Hubber Japan.

Japanese saury festival

Each year, the saury festival will be held in different cities. Photo: Hubber Japan.

Saber fishing activities take place around September and October every year. Therefore, the festival is held on the first Sunday of September, to introduce visitors to Japan’s specialty mackerel. Coming to the festival, visitors will have the opportunity to enjoy the grilled saury on the charcoal. Every year, more than 6,000-7,000 mackerel will be grilled at the festival, serving visitors.

Những bó đuốc rực sáng được đưa về đền Yuki trong đêm hội. Ảnh: Regex.

Kyoto Kurama Fire Festival

Bright torches were brought back to Yuki Shrine during the night of the festival. Photo: Regex.

Held on the night of October 22 every year, the festival is meant to give thanks to the god Yukimyojin for protecting Kyoto from natural disasters and chaos. During the Heian period, the god was worshiped at Yuki Jinja Shrine, Heian Palace. After that, the temple was transferred to Kurama temple and the fire festival is held annually by the locals.

When dusk falls, men will perform parade and procession mishoki processions around the village before returning to Yuki Shrine. Today, women are also participating in the festival due to the shrinking population in the village.

In addition to participating in the autumn festival in Japan, visitors should not miss activities such as enjoying fruit, watching Kokia grass changing colors at Kawaguchiko Park, Yamanashi Prefecture or immersing in nature and ancient atmosphere. of the ancient capital of Kyoto.

Những lễ hội mùa thu ở Nhật Bản

Đến với xứ sở phù tang vào mùa thu, du khách có thể tham gia lễ hội Nagasaki Kunchi, lễ hội cá thu đao và lễ hội lửa Kurama Kyoto.

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên đẹp, Nhật Bản còn nhiều lễ hội mà du khách không nên bỏ lỡ.

Lễ hội Nagasaki Kunchi

Các điệu múa được trình diễn ở lễ hội. Ảnh: Travel At Nagasaki.

Các điệu múa được trình diễn ở lễ hội. Ảnh: Travel At Nagasaki.

Sự kiện được tổ chức từ 7 đến 9/10 hàng năm ở Nagasaki. Hoạt động đặc sắc nhất của lễ hội là điệu múa từ các quận địa phương. Mỗi quận chỉ tham gia 7 năm một lần, vì vậy các điệu múa luôn mới mẻ và thu hút du khách.

Lễ hội có từ 400 năm trước, bắt nguồn từ điệu múa của 2 nữ nghệ sĩ dâng lên thần linh tại đền thờ Suwa. Ngoài ra, khi đến lễ hội du khách sẽ chứng kiến lễ diễu hành rước kiệu thần đến đền Otabi Sou hay còn gọi là Okudari (rước thần xuống núi). Trong lễ hội, du khách không nên bỏ lỡ các điệu múa như Tosen Matsuri, Ja Odori hay điệu Oranda mune tái hiện lịch sử giao thương của Nhật Bản và Hà Lan từ thế kỷ 17. 

Lễ hội cá thu đao Nhật Bản

Mỗi năm, lễ hội cá thu đao sẽ được tổ chức ở các thành phố khác nhau. Ảnh: Hubber Japan.

Mỗi năm, lễ hội cá thu đao sẽ được tổ chức ở các thành phố khác nhau. Ảnh: Hubber Japan.

Hoạt động đánh bắt cá thu đao diễn ra vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm. Vì vậy, lễ hội được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 9, nhằm giới thiệu cho du khách về đặc sản cá thu của Nhật. Đến với lễ hội du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món cá thu đao nướng trên than hồng. Hàng năm sẽ có hơn 6.000 – 7.000 con cá thu được nướng tại lễ hội, phục vụ du khách.

Lễ hội lửa Kurama Kyoto

Những bó đuốc rực sáng được đưa về đền Yuki trong đêm hội. Ảnh: Regex.

Những bó đuốc rực sáng được đưa về đền Yuki trong đêm hội. Ảnh: Regex.

Được tổ chức vào đêm 22/10 hàng năm, lễ hội mang ý nghĩa tạ ơn thần Yukimyojin đã bảo vệ cho Kyoto khỏi những thiên tai và loạn lạc. Vào thời kỳ Heian, thần được thờ tại đền Yuki Jinja, cung điện Heian. Sau đó, ngôi đền được chuyển về chùa Kurama và lễ hội lửa được người dân địa phương tổ chức thường niên.

Khi hoàng hôn buông xuống, nam giới sẽ tiến hành nghi lễ diễu hành và rước kiệu mishoki quanh làng trước khi trở về đền Yuki. Ngày nay, nữ giới cũng được tham gia lễ hội do dân số trong làng ngày càng thu hẹp.

Ngoài tham gia vào lễ hội mùa thu tại Nhật Bản, du khách không nên bỏ qua các hoạt động như thưởng thức trái cây, ngắm cỏ Kokia đổi màu tại công viên Kawaguchiko, tỉnh Yamanashi hay hòa mình vào thiên nhiên và không khí cổ kính của cố đô Kyoto.

Lunch in Japanese schools

Mackerel cooked in miso, radish white salad, pickled plums, sliced ​​vegetables and a variety of fresh fruit, many people think this is the restaurant’s menu.

But in reality, it’s the one-day lunch menu for March at Konan Elementary School in Fukuroi City, Shizouka Prefecture (Japan) – where students are encouraged to eat a lot of fresh green food.

At noon the class turns into a “restaurant”. The chorus “Itadakimasu” rang out. It is a polite Japanese way of saying that means “Please”, emphasizing thanks to the person who worked on preparing the meal.

Different from the one where mackerel was cooked in miso soup, one Friday the menu featured grilled cod, sweet corn sautéed with cabbage, Italian-style vegetable soup, creamy white bread, a small carton of milk. Serves look small, but still reach 667 kcal – suitable for 11-year-olds and guaranteed not to go hungry until home.

Một bữa trưa dành cho học sinh 11 tuổi ở trường Konan. Ảnh: The Guardian

A lunch for 11-year-olds at Konan School. Photo: The Guardian

Konan is not the only school that prepares school lunches for students. In Japan, a school meal called “Kyushoku” was introduced across the country in the 1950s to prevent children from having to eat nutritious meals in the postwar years. It is made with fresh ingredients, containing iron, calcium and fiber content regulated by a government-run program for preschool through junior high school children.

Over the past seven decades, “Kyushoku”, carried out by most elementary and junior high schools, is credited with contributing to the impressive longevity of the Japanese people, helping to reduce childhood obesity. Children and adults are among the lowest in the OECD countries.

Fukuroi, where Konan Elementary School is based, is one of the local “Kyushoku” school meals that perform very well. As evidenced by the fact that last year, the city received the World Health Organization (WHO) best practice award for promoting children’s healthy eating habits, with the help of manufacturers. Food export and supply locally.

Every day, the city’s school lunch center prepares and sends more than 10,000 lunches to kindergartens, elementary and junior high schools. Most meals are inspired by Japanese cuisine but also include Chinese, Korean and European dishes. The menu is formulated with different dishes from day to month and month to month, depending on the seasonal foods.

The cost per meal is usually 250 yen (back in March, equivalent to about 54,000 VND at the current exchange rate). Parents must pay half of the cost, with the remainder coming from the local government.

In terms of food, the government usually orders it from local suppliers. Mr. Toshiyuki Suzuki, a kohlrabi farmer in Fukuroi, said farmers transfer 4 tons of vegetables each year to schools in the city.

“The vegetables we sell often have to go through a distribution system, but when we deliver them to schools, we transfer them directly. As a result, the children are always able to eat the freshest vegetables,” Mr. Suzuki said.

Working closely with the City Board of Education, Mr. Suzuki and other farmers in the area have helped push the proportion of locally grown vegetables in school meals from over 13% in 2012 to nearly 32% by last year. This also creates peace of mind about the quality of the food in the school meal.

“We think school lunch is important. The results of regular check-ups in children are generally good and we believe that school lunch is related to that,” said Koji Ishizuka, department manager kitchen department at the Fukuroi City Board of Education, shares.

Trẻ em ở Nhật sử dụng bữa trưa do nhà trường chuẩn bị và không có lựa chọn nào khác. Ảnh: Shutterstock

Children in Japan use a school-prepared lunch and have no other choice. Photo: Shutterstock

Dr. Atsushi Miyawaki, a health policy specialist at the Medical School of the University of Tokyo, said the “Kyushoku” school meal program has many outstanding features. “Kyushoku” provides a unified menu for all children at each school for five days a week, unlike the usual cafeteria lunches in the US and UK.

“That means children have no choice regarding menu items and have no option to bring rice from home or eat school-supplied meals,” said Mr. Miyawaki, who said that this helps. avoid imbalance in nutritional supply, at the same time “conceal” the economic difference of each child’s family.

Not just for the simple purpose of providing adequate nutrition, school meals in Japan are considered an orthodox part of education. Since 2005, the Government has required schools to teach children about the origin and ingredients of dishes. Students are also educated to eat all their food.

“Remember that a lot of people have been involved in the preparation of lunch, especially when you come across a vegetable that you think you won’t like it” is the message often mentioned in student meals. in Japan.

Bữa trưa trong các trường học Nhật Bản

Cá thu nấu trong miso, salad củ cải trắng, mận chua, rau củ thái lát và một loại trái cây tươi, nhiều người nghĩ đây là thực đơn của nhà hàng.

Nhưng thực tế, đó là thực đơn bữa trưa một ngày tháng 3 tại trường Tiểu học Konan thuộc thành phố Fukuroi, tỉnh Shizouka (Nhật Bản) – nơi học sinh được khuyến khích ăn nhiều đồ tươi xanh.

Vào buổi trưa, lớp học biến thành “nhà hàng”. Điệp khúc “Itadakimasu” vang lên. Đó là cách nói lịch sự của người Nhật với ý nghĩa là “Xin mời”, nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn.

Khác với buổi có cá thu nấu trong canh miso, một ngày thứ sáu thực đơn có cá tuyết nướng, ngô ngọt xào với cải chíp, súp rau kiểu Italy, bánh mì trắng phết kem, một hộp sữa nhỏ. Các phần ăn trông ít, nhưng vẫn đạt 667 kcal – phù hợp với trẻ 11 tuổi và đảm bảo không bị đói cho đến khi về nhà. 

Một bữa trưa dành cho học sinh 11 tuổi ở trường Konan. Ảnh: The Guardian

Một bữa trưa dành cho học sinh 11 tuổi ở trường Konan. Ảnh: The Guardian

Konan không phải là trường duy nhất chuẩn bị bữa trưa cho học sinh. Tại Nhật Bản, bữa ăn học đường được gọi là “Kyushoku” được triển khai trên cả nước vào những năm 1950 nhằm giúp trẻ không phải ăn bữa cơm thiếu dinh dưỡng trong những năm sau chiến tranh. Nó được chế biến bằng những nguyên liệu tươi sạch, chứa hàm lượng sắt, canxi và chất xơ được quy định bởi một chương trình dành cho trẻ từ mẫu giáo đến hết THCS do Chính phủ điều hành. 

Hơn 7 thập kỷ trôi qua, “Kyushoku” được hầu hết trường tiểu học và trường THCS thực hiện, được ghi nhận là đã đóng góp vào việc tạo nên tuổi thọ ấn tượng của người dân Nhật Bản, giúp tỷ lệ béo phì ở trẻ em và người lớn thuộc nhóm thấp nhất trong các nước OECD.

Fukuroi, nơi có trụ sở trường Tiểu học Konan, là một trong những địa phương thực hiện rất tốt bữa ăn học đường “Kyushoku”. Bằng chứng là năm ngoái, thành phố này đã nhận được giải thưởng thực hành tốt nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong việc thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ em, với sự giúp đỡ của các nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm tại địa phương.

Mỗi ngày, trung tâm bữa trưa học đường của thành phố chuẩn bị và gửi hơn 10.000 bữa trưa đến các trường mẫu giáo, tiểu học và THCS. Hầu hết bữa ăn được lấy cảm hứng từ ẩm thực Nhật Bản nhưng cũng bao gồm các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu. Thực đơn được xây dựng với những món ăn khác nhau theo từng ngày và từng tháng, tùy thuộc vào các loại thực phẩm theo mùa.

Chi phí mỗi bữa thường là 250 yên (hồi tháng 3, tương đương khoảng 54.000 đồng theo tỷ giá hiện nay). Phụ huynh phải trả một nửa chi phí, số còn lại do chính quyền địa phương đóng góp.

Về thực phẩm, chính quyền thường đặt từ nhà cung cấp tại địa phương. Ông Toshiyuki Suzuki, một người dân trồng cải chíp ở Fukuroi, cho biết mỗi năm nông dân chuyển 4 tấn rau đến các trường học trong thành phố. 

“Các loại rau chúng tôi bán thường phải qua hệ thống phân phối, nhưng khi giao cho các trường học là chúng tôi chuyển trực tiếp. Nhờ vậy, bọn trẻ luôn được ăn rau tươi sạch nhất”, ông Suzuki nói.

Hợp tác chặt chẽ với hội đồng giáo dục thành phố, ông Suzuki và những nông dân khác trong khu vực đã giúp đẩy tỷ lệ rau được trồng ở địa phương trong bữa ăn tại trường từ hơn 13% vào năm 2012 lên gần 32% vào năm ngoái. Điều này cũng tạo ra sự yên tâm về chất lượng thực phẩm trong bữa ăn trường học.

“Chúng tôi nghĩ bữa trưa trường học quan trọng. Kết quả kiểm tra sức khỏe thường xuyên ở trẻ em nói chung là tốt và chúng tôi tin rằng bữa trưa ở trường có liên quan đến điều đó”, ông Koji Ishizuka, quản lý bộ phận bếp ăn tại Hội đồng giáo dục thành phố Fukuroi, chia sẻ.

Trẻ em ở Nhật sử dụng bữa trưa do nhà trường chuẩn bị và không có lựa chọn nào khác. Ảnh: Shutterstock

Trẻ em ở Nhật sử dụng bữa trưa do nhà trường chuẩn bị. Ảnh: Shutterstock

TS Atsushi Miyawaki, chuyên gia chính sách y tế tại trường Y khoa của Đại học Tokyo, nhận định chương trình bữa ăn học đường “Kyushoku” có nhiều đặc điểm nổi bật. “Kyushoku” cung cấp một thực đơn thống nhất cho tất cả trẻ em ở mỗi trường trong 5 ngày mỗi tuần, không giống như những bữa trưa ở căng tin kiểu thường thấy ở Mỹ và Anh.

“Điều đó có nghĩa trẻ em không có lựa chọn nào liên quan đến các món ăn trong thực đơn và cũng không có lựa chọn mang cơm từ nhà hay ăn suất ăn do trường cung cấp”, ông Miyawaki nói và cho rằng điều này giúp tránh sự mất cân bằng trong việc cung cấp dinh dưỡng, đồng thời “che giấu” được sự chênh lệch kinh tế của gia đình mỗi đứa trẻ.

Không chỉ với mục đích đơn thuần là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bữa ăn học đường tại Nhật Bản được coi là một phần chính thống trong giáo dục. Từ năm 2005, Chính phủ yêu cầu các nhà trường phải dạy trẻ về nguồn gốc và thành phần của món ăn. Học sinh cũng được giáo dục nên ăn hết thức ăn.

“Hãy nhớ rằng rất nhiều người đã tham gia vào việc chuẩn bị bữa trưa, đặc biệt là khi các con bắt gặp một loại rau mà các con nghĩ sẽ không thích nó” là thông điệp thường được nhắc tới trong bữa ăn của học sinh ở Nhật.

Giờ nghỉ trưa của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Konan sắp kết thúc. Không thấy một miếng rau hay cá tuyết nào còn sót lại. Nhân viên hỗ trợ tuyên bố trẻ ăn hết 95% số thức ăn được họ đưa ra. Những khay đựng trống trơn được xếp vào xe đẩy và đưa vào bếp trong khi học sinh các lớp hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng trong bài học ở bữa trưa – đánh răng.

‘Prophetic’ bakery in Japan

When choosing a cake in a small shop in Kyoto, diners cannot know what the clip is written on.

On the road leading to Fushimi Inari Shrine in Kyoto, there are enough restaurants and street eateries. Takeshi Matsuhisa’s Hougyokudo bakery is nestled in the busy street. Inside the shop, Takeshi Matsuhisa manipulates more than a dozen iron molds with long and thin handles. He opened the mold to take out the brown cake, then deftly folded it in half, pressed a piece of paper in, and folded it again. The cake after completion is golden brown, the shape makes many people think of the type of dessert cake in Chinese restaurants in America: lucky cake.

Thợ làm bánh tại tiệm Houkyokudo ở Kyoto đang đổ bột vào khuôn kata. Ảnh:Selena Hoy

The baker at the Houkyokudo in Kyoto is pouring dough into the kata. Photo: Selena Hoy

The lucky cake in America is said to be the creation of immigrants to California. In fact, this cake originated in Japan, where bakers like Matsuhisa still follow the traditional way. It is known as tsujiura senbei and omikuji senbei, since the Edo period.

The custom of fortune telling the future destiny at Japanese temples and pagodas has existed for about 1,000 years. They tied those fortune-tellers to the trees on the exit. Tsujiura is a form of divination based on a number of conventions for interpreting and making speculations about the future, especially in sacred places. During the Edo era, “prophecy” cakes became a form of populist entertainment and were often sold on street corners or in teahouses.

The historical documents about the “prophecy” cake go back centuries. One of the earliest writings describing the cake is “Spring Young Grass” by Tamenaga Shunsui.

Bản khắc gỗ năm 1878 mô tả một người đàn ông tên Kinnosuke đang làm bánh tsujiura senbei giống cách các thợ làm bánh ở Kyoto ngày nay vẫn làm theo. Ảnh: Public Domain

The 1878 woodblock depicts a man named Kinnosuke making tsujiura senbei in the same way that Kyoto bakers today do. Photo: Public Domain

The documents all describe this as a cake shaped in a triangle shape, with molasses spread, crunchy and taste like ginger candy. The content of the sandwich in the cake is often proverbs such as: “Determination will help us overcome difficulties. So why don’t we unite together?”.

The influx of immigrants into the United States in the mid-nineteenth century by “California gold fever” brought “prophecy” bread into the living areas of the Chinese and Japanese. In the 1870s, Mr. Makoto Hagiwara came to the United States and started a business in a teahouse next to the Golden Gate Park. The pieces of paper in the cake now are not prophecy, but words of thanks and good luck. In America, people call this the cookie of luck.

Later, the cake was made to suit the taste of the Westerner and became more popular. Japanese bakers also supply cakes to Chinese restaurants. After World War II, Mr. Hagiwara was unable to own a business because of his arrest, the Chinese employees took over and prospered. They also contributed to spread lucky biscuits throughout America.

Today, there are only a few bakeries still preserving the traditional baking method preserved for generations in Japan. Along with Hougyokudo and Matsuya, Souhonke Inariya is also a famous family bakery and has been praised by many international newspapers.

Những bài báo nhắc đến tiệm bánh Souhonke Inariya được cẩn thận đóng khung và treo trên tường của tiệm. Ảnh: Courtesy of Gary Ono

Articles about the Souhonke Inariya bakery were carefully framed and hung on the shop’s wall. Photo: Courtesy of Gary Ono

Since the origin of the lucky cake is known to many people, visitors have come to traditional shops to enjoy the original taste. Although the cake is not served in restaurants and is difficult to find, many people are willing to go a little further to buy home and enjoy with their family.

Tiệm bánh ‘tiên tri’ ở Nhật Bản

Khi chọn một chiếc bánh trong tiệm nhỏ ở Kyoto, thực khách không thể biết mẩu giấy kẹp trong đó viết nội dung gì.

Trên con đường dẫn đến cổng đền Fushimi Inari ở Kyoto có đủ nhà hàng và quán ăn đường phố. Tiệm bánh Hougyokudo của anh Takeshi Matsuhisa nép mình trong khu phố sầm uất. Bên trong tiệm, anh Takeshi Matsuhisa điều khiển hơn một chục khuôn sắt với tay cầm dài và mỏng. Anh mở khuôn lấy ra miếng bánh màu nâu, sau đó khéo léo gập làm đôi, ấn một mẩu giấy vào trong rồi gập thêm lần nữa. Bánh sau khi hoàn thành có màu nâu vàng óng, hình dáng khiến nhiều người liên tưởng đến loại bánh tráng miệng trong các nhà hàng Trung Quốc ở Mỹ: bánh may mắn.

Thợ làm bánh tại tiệm Houkyokudo ở Kyoto đang đổ bột vào khuôn kata. Ảnh:Selena Hoy

Thợ làm bánh tại tiệm Houkyokudo đang đổ bột vào khuôn. Ảnh: Selena Hoy.

Bánh may mắn ở Mỹ được cho là sáng tạo của người nhập cư đến bang California. Trên thực tế, loại bánh này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà những thợ làm bánh như anh Matsuhisa vẫn làm theo kiểu truyền thống. Nó được biết đến với tên gọi tsujiura senbei và omikuji senbei, từ thời Edo.

Phong tục rút quẻ bói vận mệnh tương lai ở đền, chùa Nhật Bản đã tồn tại khoảng 1.000 năm. Người ta buộc những quẻ bói đó lên cây trên lối ra. Tsujiura là hình thức bói toán dựa trên một số quy ước để diễn giải và đưa ra suy đoán về tương lai, đặc biệt là ở những nơi linh thiêng. Trong thời đại Edo, bánh “tiên tri” đã trở thành một hình thức giải trí dân túy và thường được bán trên góc phố hay trong các quán trà.

Các tài liệu lịch sử nói về bánh “tiên tri” đã có từ hàng thế kỷ trước. Một trong số những tác phẩm sớm nhất mô tả về bánh là “Cỏ non mùa xuân” của Tamenaga Shunsui. 

Bản khắc gỗ năm 1878 mô tả một người đàn ông tên Kinnosuke đang làm bánh tsujiura senbei giống cách các thợ làm bánh ở Kyoto ngày nay vẫn làm theo. Ảnh: Public Domain

Bản khắc gỗ năm 1878 mô tả một người đàn ông tên Kinnosuke đang làm bánh tsujiura senbei giống cách các thợ làm bánh ở Kyoto ngày nay vẫn làm theo. Ảnh: Public Domain.

Các tài liệu đều mô tả đây là loại bánh nặn theo dạng hình tam giác, vỏ ngoài phết mật mía, giòn và có vị như kẹo gừng. Nội dung của mảnh giấy kẹp trong bánh thường là những câu châm ngôn như: “Sự quyết tâm sẽ giúp ta vượt qua khó khăn. Vậy tại sao chúng ta không đoàn kết lại với nhau?”.

Dòng người nhập cư vào Mỹ giữa thế kỷ XIX bởi “cơn sốt vàng California” đem theo bánh “tiên tri” vào các khu vực sống của người Trung Quốc và Nhật Bản. Vào những năm 1870, ông Makoto Hagiwara đến Mỹ và bắt đầu công việc kinh doanh một quán trà cạnh Công viên Cổng Vàng. Những mẩu giấy trong bánh lúc này không phải là lời tiên tri, mà là lời cảm ơn và chúc may mắn. Ở Mỹ, người ta gọi đây là bánh quy may mắn.

Sau này, bánh được làm cho phù hợp với khẩu vị của người phương Tây và dần nổi tiếng hơn. Các thợ làm bánh người Nhật cũng cung cấp bánh cho cả các nhà hàng của người Trung Quốc. Từ sau Thế chiến thứ II, ông Hagiwara không thể làm chủ việc kinh doanh vì bị bắt giam, những nhân viên Trung Quốc lên quản lý và làm ăn phát đạt. Họ cũng góp phần đưa bánh quy may mắn lan ra toàn nước Mỹ.

Ngày nay, chỉ còn một số ít tiệm bánh còn giữ cách làm bánh truyền thống gìn giữ qua hàng thế hệ tại Nhật. Cùng với tiệm Hougyokudo và Matsuya, Souhonke Inariya cũng là một tiệm bánh gia truyền nổi tiếng và được nhiều tờ báo quốc tế ca ngợi.

Những bài báo nhắc đến tiệm bánh Souhonke Inariya được cẩn thận đóng khung và treo trên tường của tiệm. Ảnh: Courtesy of Gary Ono

Những bài báo nhắc đến tiệm bánh Souhonke Inariya được cẩn thận đóng khung và treo trên tường của tiệm. Ảnh: Courtesy of Gary Ono.

Kể từ khi nguồn gốc của bánh may mắn được nhiều người biết đến, du khách đã tìm đến tận các cửa hàng truyền thống để được thưởng thức vị bánh nguyên gốc. Dù bánh không được phục vụ trong các nhà hàng và rất khó tìm, nhiều người vẫn sẵn sàng đi xa một chút để mua về nhà và thưởng thức cùng với gia đình.

4 most beautiful towns in Japan

The area is not large, but Japan has many towns with beautiful scenery such as Hida-Takayama, Nara and Hakone.

In addition to the famous tourist destinations of Osaka, Tokyo, and Kyoto, Japan has many beautiful towns like fairyland that you should not miss.

Hida-Takayama

With ancient houses and temples from the 18th century, Hida-Takayama town has a serene beauty and is dubbed the “Little Kyoto”. The roads in the town are surrounded by small, clear canals. In addition to the beautiful scenery, the town is also famous for its sake, brewed by the wood of the ferns.

Thị rấn cổ được bảo tồn tốt. Ảnh: Tanwa Kankang/Shutterstock.

The old town is well preserved. Photo: Tanwa Kankang / Shutterstock.

Nara

As one of the UNESCO heritage sites, Nara was once the capital of Japan for 70 years from 710 to 784, Nara period. Only about an hour’s drive from Kyoto and Osaka, there are many ancient historical sites, including Todaiji Temple, one of the largest bronze Buddha statues in the world. . In addition, when coming to Nara, visitors can see a herd of deer walking freely on the streets.

Hươu đi lại ở công viên Nara. Ảnh: Sergio TB/Shutterstock.

Deer walk around in Nara Park. Photo: Sergio TB / Shutterstock.

Hakone

Less than 100 km from Tokyo, Hakone is a town surrounded by beautiful lakes and majestic mountains. This is also home to a lot of hot springs for visitors to relax. In addition, when visiting Hakone, visitors will have the opportunity to explore the art museums and traditional Japanese eateries.

Furano

Located in the heart of Hokkaido, Furano is a town with many farms. July is a good month to explore this place, when the lavender fields cover the farms with a gentle purple color. In addition, visitors can visit farm Tomita to buy products from lavender flowers, such as lavender ice cream, dried flowers, aromatic bags, soap … On the end of the year, the town is popular with many tourists. Snow hills, suitable for winter sports.

Hoa nở ở Furano. Ảnh: Japan Guide.

Flowers bloom in Furano. Photo: Japan Guide.

In addition to the towns above, visitors can choose other towns such as the old towns of Kagoshima, Kamakura and Magome.

4 thị trấn đẹp nhất Nhật Bản

Diện tích không lớn nhưng Nhật Bản có nhiều thị trấn với phong cảnh đẹp như Hida-Takayama, Nara và Hakone.

Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng của như thành phố Osaka, thủ đô Tokyo và cô đô Kyoto, Nhật Bản còn nhiều thị trấn đẹp như xứ sở thần tiên mà bạn không nên bỏ lỡ.

Hida-Takayama

Với những ngôi nhà và đền thờ cổ kính từ thế kỷ thứ 18, thị trấn Hida-Takayama mang một vẻ đẹp trầm mặc và được mệnh danh là “Kyoto thu nhỏ”. Những con đường trong thị trấn được bao bởi các con kênh nhỏ trong xanh. Ngoài những cảnh đẹp, thị trấn còn nổi tiếng với rượu sake, được ủ bởi gỗ của những cây dương sỉ.

Thị rấn cổ được bảo tồn tốt. Ảnh: Tanwa Kankang/Shutterstock.

Thị trấn cổ được bảo tồn tốt. Ảnh: Tanwa Kankang/Shutterstock.

Nara

Là một trong những di sản được UNESCO công nhận, Nara từng là kinh đô của Nhật Bản trong 70 năm từ 710 – 784, thời kỳ Nara. Chỉ cách Kyoto và Osaka khoảng một giờ lái xe, nơi đây có nhiều di tích lịch sử cổ kính, trong đó phải kể đến chùa Todaiji, một trong những nơi đặt tượng Phật Đại Nhật Như Lai (Daibutsu) bằng đồng lớn nhất thế giới. Ngoài ra khi đến Nara, du khách có thể gặp đàn hươu đi lại tự do trên các con phố. 

Hươu đi lại ở công viên Nara. Ảnh: Sergio TB/Shutterstock.

Hươu đi lại ở công viên Nara. Ảnh: Sergio TB/Shutterstock.

Hakone

Nằm cách chưa Tokyo chưa đầy 100 km, Hakone là một thị trấn được bao quanh bởi những hồ nước đẹp và các dãy núi hùng vĩ. Đây cũng là nơi có rất nhiều suối nước nóng để du khách thư giản. Ngoài ra, khi đến Hakone du khách sẽ có cơ hội được khám phá các bảo tàng nghệ thuật và những quán ăn truyền thống Nhật Bản.

Furano

Nằm giữa trung tâm của Hokkaido, Furano là một thị trấn với nhiều nông trại. Tháng 7 là tháng thích hợp để khám phá nơi đây, khi những cánh đồng lavender phủ kín các trang trại với sắc tím dịu nhẹ. Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm trang trại Tomita để mua những sản phẩm từ hoa lavender, như kem oải hương, hoa khô, túi thơm, xà phòng… Dịp cuối năm, thị trấn được nhiều du khách biết đến với những ngọn đồi tuyết, phù hợp với các môn thể thao mùa đông.

Hoa nở ở Furano. Ảnh: Japan Guide.

Hoa nở ở Furano. Ảnh: Japan Guide.

Ngoài những thị trấn trên, du khách có thể chọn các thị trấn khác như thị trấn cổ Kagoshima, Kamakura và Magome.

Most powerful passport 2020 is Japanese passport

Japan, Singapore and South Korea are the three countries with the most powerful passports in the world by 2020.

Henley Passport Index has just announced the world passport ranking. Accordingly, Japan topped the list for three consecutive years when its citizens were exempted from visas or only had to apply for border visas in 191 countries and territories around the world (equivalent to 191 points).

Vietnamese passport ranked 88/107 with 54 points, the same rank was Cambodia, Madagascar, Mali and Niger. Meanwhile, Malaysia ranked 13th (178 points), Brunei 23rd (166 points), Thailand 65 (78 points), Indonesia 72 (71 points), Philippines 76 (67 points), Laos. at 92th place (50 points).

Hộ chiếu Nhật Bản giữ vị thế quyền lực nhất thế giới trong ba năm liên tiếp từ 2018. Ảnh: istock.

Japanese passport holds the most powerful position in the world for three consecutive years from 2018. Photo: istock.

Dr Christian Kaelin, president of Henley and Partners, said the high ranking of passports of Asian countries shows the benefits of open-door policies and the potential of bilateral trade agreements.

“Over the past few years, we have seen the world adapt to the increasing travel needs of citizens between countries, an inevitable trend of global life. The latest rankings show countries. Catching this thriving trend, their citizens enjoy a range of benefits from an increasingly strong passport, “said Mr. Kaelin.

The Henley Passport Index is the most recognized and appreciated for using data from the International Air Transport Association (IATA) and provides an easy guide for travelers where they can go. No visa application is required.

Hộ chiếu Nhật Bản quyền lực nhất 2020

Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là ba quốc gia có hộ chiếu mạnh nhất thế giới năm 2020.

Henley Passport Index vừa công bố bảng xếp hạng hộ chiếu thế giới. Theo đó, Nhật Bản đứng đầu danh sách trong ba năm liên tiếp khi công dân nước này được miễn thị thực hoặc chỉ phải xin visa cửa khẩu tại 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (tương đương 191 điểm).

Hộ chiếu Việt Nam xếp thứ 88/107 với 54 điểm, đồng hạng là Campuchia, Madagascar, Mali và Niger. Trong khi đó, Malaysia xếp thứ 13 (178 điểm), Brunei thứ 23 (166 điểm), Thái Lan ở vị trí 65 (78 điểm), Indonesia hạng 72 (71 điểm), Philippines xếp thứ 76 (67 điểm), Lào ở hạng 92 (50 điểm).

Hộ chiếu Nhật Bản giữ vị thế quyền lực nhất thế giới trong ba năm liên tiếp từ 2018. Ảnh: istock.

Hộ chiếu Nhật Bản giữ vị thế “quyền lực nhất thế giới” trong ba năm liên tiếp từ 2018. Ảnh: istock.

Tiến sĩ Christian Kaelin, chủ tịch Henley and Partners, nhận định thứ hạng cao của hộ chiếu các nước châu Á cho thấy lợi ích của các chính sách mở cửa và tiềm năng của những hiệp định thương mại song phương. 

“Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy thế giới thích ứng với nhu cầu đi lại ngày càng tăng của công dân giữa các nước, một xu hướng tất yếu của cuộc sống toàn cầu. Bảng xếp hạng mới nhất cho thấy các quốc gia nắm bắt xu hướng này đang phát triển mạnh, công dân của họ được hưởng hàng loạt lợi ích từ hộ chiếu ngày càng mạnh”, ông Kaelin cho hay.

Bảng xếp hạng Henley Passport Index được công nhận và đánh giá cao nhất vì sử dụng dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và cung cấp hướng dẫn dễ dàng cho khách du lịch biết nơi nào họ có thể đến mà không cần xin visa.