Kinh đô chế biến đồ ăn ‘giả’ ở Nhật Bản

Rau diếp, sushi, hamburger được các nghệ nhân tại Gujo Hachiman làm bằng nhựa dẻo khéo tới nỗi không thể phân biệt thật giả.

Thành phố Gujo Hachiman là trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo mô hình thực phẩm trị giá 90 triệu USD, cách Tokyo khoảng ba giờ lái xe về phía tây. Cha đẻ của ngành này là Takizo Iwasaki. Ông lấy cảm hứng từ những giọt sáp nến chảy xuống chiếu cói trong ngôi nhà sinh sống cùng vợ, bà Suzu, ở Osaka, theo Guardian.

Sau nhiều tháng hoàn thiện kỹ thuật, Iwasaki đã làm một quả trứng ốp lết như thật tặng vợ. Quả trứng được trang trí bằng nước sốt cà chua, và bà Suzu không thể phân biệt được thật giả.

Trước ông, vài thợ thủ công đã sáng tạo các mô hình thực phẩm thô sơ vào những năm 1920 nhưng Iwasaki là người tiên phong trong phương pháp sản xuất tính toán chính xác khối lượng và mở xưởng tại quê nhà Gujo Hachiman. Món trứng ốp của ông xuất hiện trong một cửa hàng ở trung tâm thương mại tại Osaka năm 1932 và đó là thời điểm khai sinh ngành công nghiệp chế biến mô hình thực phẩm ở Nhật Bản.

Chuối thật (trái) và chuối giả (phải). Ảnh: Guardian.

Chuối thật (trái) và chuối giả (phải). Ảnh: Guardian.

Katsuju Kaneyaman, chủ tịch công ty Sanpuru Kobo, một công ty sản xuất mô hình món ăn tại Gujo Hachiman chiếm hai phần ba thị phần trong nước, cho biết công ty có 10 thợ thủ công làm việc toàn thời gian, chế tạo khoảng 130.000 tác phẩm mỗi năm từ nhựa PVC.

“Bí quyết là cách cân bằng giữa cái thực và mỹ học. Mô hình cần có vẻ ngoài thật ngon miệng, chứ không cần thiết phải giống y như thật”, ông nói.

Tại cửa hàng Sanpuru Kobo, khách du lịch chất đầy túi các mô hình nam châm gắn tủ lạnh, ổ cứng, bút chì và các vật lưu niệm khác, cũng như thử làm tempura hay rau diếp giả.

Các món đồ thủ công này không hề rẻ. Vài món có giá vài trăm đôla, đắt hơn cả đồ ăn thực. Những người thợ ở Sanpuru Kobo đều sản xuất thủ công, sơn vẽ từng món đồ cho tới khi chúng hoàn hảo, không thể phân biệt với đồ thật.

Kaneyaman không hề lo ngại ngành này sẽ bị công nghệ in 3D thay thế.

“Máy in 3D tạo sản phẩm giống thật, nhưng lâu hơn, tốn kém hơn. Tôi có thể dễ dàng phân biệt mô hình làm từ máy in và từ thủ công. Món đồ làm thủ công rất tinh tế, mà tôi cho rằng máy in 3D không thể làm được”.

Thợ thủ công sơn màu thịt trong xưởng Sanpuru Koro. Ảnh: Guardian.

Thợ thủ công sơn màu thịt trong xưởng Sanpuru Koro. Ảnh: Guardian.

Trong xưởng, các thợ thủ công đang chấm hạt lên miếng chuối, hay gắn miếng thịt cá ngừ lên cơm nắm. Phía trước bàn làm việc của họ là mô hình một bát mỳ với đôi đũa dường như đang treo lơ lửng trong không trung trên miệng bát.

Kaneyama tin tưởng thợ của ông làm được những món ăn phức tạp nhất, đáp ứng được nhu cầu của hàng chục nghìn nhà hàng khắp nước Nhất. Khi được hỏi món khó làm nhất là gì, ông cười nói: “Sushi”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *