Khám phá vẻ thần tiên của suối nước nóng Yufuin, Kyushu Nhật Bản

Located at the foot of Yufu Mountain, Yufuin Hot Spring is one of the most popular resort towns in Japan. There are many modern hotels and traditional ryokan inns for you to drop by during the day and take a dip or stay overnight.

Stay overnight to explore the town more, with its many trendy cafes, boutique boutiques and small museums.

How to go there?

Yufuin is an alternative hot spring alternative that grows more modestly than the hot spring resort town of Beppu, just 10 km from the center of Oita Prefecture. You can come here by car, bus and train.

By train: From Oita Station, take the JR Kyudai Line to Yufuin Station and this one-hour trip is included in the Japan Rail Pass. From Beppu Station, take the JR Nippo Line to Oita Station and switch to the Kyudai Line to reach Yufuin Station (it takes one hour and 15 minutes).

Since there are no direct train lines, a quicker way is to drive from Beppu to Yufuin (40 minutes) or take a bus (50 minutes).

Since Yufuin Hot Springs is located on a flat river basin among the mountains, the area can get foggy, especially on winter mornings. After leaving the main streets of town, you’ll soon see rice fields and serene views.

Explore outside of the main areas to soak up the countryside and its slow pace of life. You can find Lake Kinrin at the end of the town’s main road. There are walking paths around the lake as well as several public baths, shops and cafes.

Hot springs are everywhere in town

Unlike other resort towns, hot springs here are scattered throughout the town in three different areas: Yufuin, Yunohira and Tsukahara.

Yufuin Hot Spring has the second highest flow of water among all hot springs in Japan and is famous for being helpful for people with neuropathy, muscle aches, arthritis and fatigue.

The water in Yunohira Hot Spring has long been used to help treat digestive disorders. The area had a paved road from the 17th century when it first became popular.

Recognized as one of Japan’s three major healing baths, the water of Tsukahara Hot Springs is acidic with a pH of 1.4, making it effective in treating skin problems. This hot spring has been popular since the 8th century.

You can drink water at some hot springs because it is beneficial for people with diabetes, gout, constipation and obesity.

It is proposed to use Japanese non-refundable ODA to prepare investment in Dai Ngai bridge

Phối cảnh cầu Đại Ngãi vượt sông Tiền trên Quốc lộ 60.

This is a technical assistance project worth about 24 billion VND which is expected to use non-refundable ODA of the Government of Japan to be used to prepare investment in Dai Ngai bridge.

Perspective of Dai Ngai bridge crossing Tien river on Highway 60.

Perspective of Dai Ngai bridge crossing Tien river on Highway 60.

The Ministry of Transport has just sent the official letter No. 11495 / BGTVT – KHĐT to the Ministry of Planning and Investment on the application of the policy of Technical Assistance Project to prepare the feasibility study report of Dai Ngai bridge construction investment project on the colonial highway 60 parts of Tra Vinh and Soc Trang provinces.

Accordingly, the Ministry of Transport proposed the Ministry of Planning and Investment to consider and support procedures to submit to the Prime Minister for approval the investment policy of the Technical Assistance Project to prepare a feasibility study report on a construction investment project. Dai Ngai bridge so that the Ministry of Transport will soon take the next step with donors.

The main objective of the 24,632 billion VND technical assistance project using Japan’s non-refundable ODA is to carry out the investment preparation phase, including conducting geological survey drilling and surveying. survey the topography, collect necessary data, set up basic design documents … complete the Feasibility Study Report for Dai Ngai Bridge Construction Project.

In addition, the Technical Assistance Project also helps the Ministry of Transport to calculate the total investment of the first phase of the Project to determine the ODA loans of the Government of Japan and domestic reciprocal capital and calculate the other (determination of necessity, such as traffic bridges, calculation of economic and financial efficiency …) as a basis for domestic consultants to convert the content of the feasibility study report according to the construction investment regulations in country.

Previously, in October 2019, the Prime Minister signed Decision No. 1478 / QD – TTg approving the investment policy of Dai Ngai bridge construction investment project using ODA loans from the Government of Japan.

Specifically, the project has a length of 15.2 km, including the construction of Dai Ngai 1 bridge, Dai Ngai 2 bridge and access road (including some medium and small bridges on the route). The project has the starting point of intersection with Highway 54 in Tieu Can district, Tra Vinh province; the end point intersects with Nam Song Hau road, Long Phu district, Soc Trang province.

Total investment of Phase 1 of the Project is 8,040,669 billion VND, equivalent to 39,405 billion yen, of which ODA capital of the Government of Japan is 7,054.64 billion VND, equivalent to 34.573 billion Yen; Counterpart fund of the Government of Vietnam is 986,035 billion VND, equivalent to 4,832 billion yen.

Project preparation time is from 2018 to 2021; Project implementation period is 5 years from the date the Loan Agreement for the Project comes into force.

The Dai Ngai bridge construction project will contribute to the completion of National Highway 60, improve the transport capacity of the Mekong Delta region, create convenient traffic connections between the southern coastal provinces and With Ho Chi Minh City, shorten travel time, reduce transportation costs, expand trade and leave the monopoly of National Highway 1, especially shortening the distance of 80 km compared to the National Highway 1 exists when moving from Ca Mau, Soc Trang, Bac Lieu to Ho Chi Minh City.

Đề xuất dùng vốn ODA không hoàn lại Nhật Bản để chuẩn bị đầu tư cầu Đại Ngãi

Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá khoảng 24 tỷ đồng dự kiến sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản được dùng để chuẩn bị đầu tư cầu Đại Ngãi.

Phối cảnh cầu Đại Ngãi vượt sông Tiền trên Quốc lộ 60.

Phối cảnh cầu Đại Ngãi vượt sông Tiền trên Quốc lộ 60.

Bộ GTVT vừa có công văn số 11495/BGTVT – KHĐT gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc xin chủ trương Dự án hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, hỗ trợ thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi để Bộ GTVT sớm triển khai bước tiếp theo với nhà tài trợ.

Mục tiêu chính của Dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 24,632 tỷ đồng sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Nhật Bản là để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, bao gồm việc tiến hành công tác khoan khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, thu thập các số liệu cần thiết, lập hồ sơ thiết kế cơ sở… hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi.

Bên cạnh đó, Dự án hỗ trợ kỹ thuật còn giúp Bộ GTVT tính toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án để xác định nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước và tính toán các nội dung khác (xác định tính cần thiết, như cầu giao thông, tính toán hiệu quả kinh tế, tài chính…) làm cơ sở cho tư vấn trong nước chuyển đổi nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định đầu tư xây dựng trong nước.

Trước đó, vào tháng 10/2019, Thủ tướng đã ký Quyết định số 1478/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Cụ thể, Dự án có chiều dài 15,2 km, bao gồm việc xây dựng cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2 và đường dẫn(bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến). Dự án có điểm đầu giao với Quốc lộ 54 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án 8.040,669 tỷ đồng, tương đương 39,405 tỷ yên, trong đó vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản là 7.054,64 tỷ đồng, tương đương 34,573 tỷ yên; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 986,035 tỷ đồng, tương đương 4,832 tỷ yên.

Thời gian chuẩn bị Dự án là từ năm 2018 – 2021; thời gian thực hiện dự án 5 năm kể từ khi Hiệp định vay đối với Dự án có hiệu lực.

Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi sẽ góp phần hoàn thành toàn tuyến Quốc lộ 60, nâng cao năng lực vận tải cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía Nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của Quốc lộ 1, đặc biệt là rút ngắn khoảng cách 80 km so với tuyến Quốc lộ 1 hiện hữu khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.

Hàng tiêu dùng Nhật Bản chinh phục người Việt

Để đến gần hơn với người Việt, hàng tiêu dùng Nhật Bản cần có mức giá phù hợp, điều chỉnh kích thước/dung lượng sản phẩm, chú ý hơn tới thị hiếu tiêu dùng…

Hàng tiêu dùng Nhật Bản chinh phục người Việt

Tăng kết nối cung – cầu

Đã tròn 6 năm, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội giữ vai trò “bà mối”, giúp kết nối doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Nhật Bản đến Việt Nam tìm nhà mua hàng. Năm nay, Covid-19 ập đến, nhưng kế hoạch đưa hàng Nhật tới Việt Nam không bị trì hoãn, có chăng, cách thức tổ chức sẽ khác mọi năm.

Thông tin với báo chí cuối tuần qua, đại diện Jetro tại Hà Nội cho biết, từ ngày 24/8 đến 30/10/2020, triển lãm kết nối doanh nghiệp hàng tiêu dùng Nhật Bản mang tên Good Goods Japan 2020 sẽ được tổ chức ngay tại Văn phòng Jetro (16 – Phan Chu Trinh, Hà Nội), với sự tham dự của 46 doanh nghiệp Nhật Bản, tập trung vào 4 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, gồm: đồ dùng nhà bếp; sức khỏe, làm đẹp; vệ sinh, tẩy rửa và sản phẩm cho bé.

50% trong số này là những doanh nghiệp Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tiếp thị tại Việt Nam. Số còn lại đều là những cái tên quen thuộc, nhưng lần này, họ đem đến Việt Nam những sản phẩm hoàn toàn mới.

Trong hơn 2 tháng diễn ra Triển lãm, các nhà mua hàng Việt Nam sẽ có cơ hội xem xét, trải nghiệm cũng như đánh giá thực tế sản phẩm của các nhà cung cấp đến từ Nhật Bản. Nếu doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu, Jetro sẽ sắp xếp các buổi kết nối đàm phán online với nhà cung ứng để chốt hợp đồng mua bán.

Thời gian qua, các sản phẩm tiêu dùng Nhật Bản vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận thị trường Việt Nam, chủ yếu là về mặt giá cả. Các sản phẩm đến từ Nhật Bản thường có giá cao hơn rất nhiều so với những sản phẩm cùng tính năng đến từ các nước như châu Âu, Hàn Quốc. Cách in hạn sử dụng trên bao bì của hàng Nhật thường có cả số và chữ, không theo tiêu chuẩn quốc tế

– Jetro tại Hà Nội

Ông Abe Tomofumi, Giám đốc dự án của Jetro tại Hà Nội khẳng định, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, khi doanh thu bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, gấp 3 lần trong vòng 10 năm. Cụ thể, năm 2009, doanh thu bán lẻ tại Việt Nam mới đạt 1.116 tỷ đồng, thì năm 2014 đã tăng lên gấp đôi, đạt 2.216 tỷ đồng và cuối 2019 đạt 3.751 tỷ đồng.

Thêm vào đó, hệ thống kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại không ngừng mở rộng, với 210 trung tâm thương mại, hơn 1.000 siêu thị, 3.000 cửa hàng tiện lợi cùng khoảng 8.500 chợ truyền thống. Đối với kênh bán lẻ trực tuyến, lượng truy cập các trang web trung bình mỗi tháng khá ấn tượng, ví dụ, Shopee đạt 38 triệu lượt, Thegioididong đạt 28 triệu lượt, Sendo đạt 27,7 triệu lượt, Lazada đạt 27 triệu lượt…

Những con số trên là lý do khiến các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Aeon, Daiso, Muji, Takashimaya… đều đã hiện diện tại Việt Nam và tiếp tục chiến lược mở rộng quy mô đầu tư để khai thác sức mua tại thị trường hơn 97 triệu dân và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.

Theo thống kê, những năm gần đây, sản phẩm hàng tiêu dùng Nhật Bản được người Việt chọn mua nhiều nhất là đồ dùng, dụng cụ nhà bếp (28,9%); các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ và sản phẩm vệ sinh (22,2%).

Do đó, Jetro kỳ vọng, chương trình triển lãm lần này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng khai thác và mở rộng tại thị trường Việt Nam bằng các sản phẩm hàng tiêu dùng chất lượng, giá cả phù hợp với từng phân khúc tiêu dùng.

Điều chỉnh để chinh phục người tiêu dùng Việt

Với điểm cộng là hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe tại chính thị trường nội địa, lâu nay, doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế hơn so với nhiều các nhà cung ứng nước ngoài trong hành trình chinh phục người tiêu dùng Việt. Dẫu vậy, các nhà cung ứng Nhật Bản vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự có được kết quả kinh doanh ấn tượng trong nỗ lực xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Theo ông Abe Tomofumi, trong 4 nhóm ngành hàng mà doanh nghiệp Nhật Bản tham gia Triển lãm Good Goods Japan 2020, điểm yếu lớn nhất vẫn là giá cao, phải cạnh tranh với sản phẩm có giá thấp hơn đến từ châu Âu, Hàn Quốc, thậm chí cả hàng nhái, hàng nhập lậu. Chưa kể, thị trường Việt Nam còn nhiều sản phẩm giá rẻ, không rõ xuất xứ.

Với nhóm đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, hàng Nhật Bản có chất lượng tốt là điều không phải bàn cãi. Nhưng ngoài yếu tố giá bán cao, thì sự khác biệt về điện áp (các sản phẩm của Nhật Bản sử dụng điện áp 110V, trong khi Việt Nam sử dụng điện áp 220V) cũng là rào cản khiến một bộ phận khách hàng e ngại đầu tư bộ chuyển nguồn điện.

Đối với nhóm sản phẩm vệ sinh, chất tẩy rửa, dù sản phẩm của Nhật Bản có ưu điểm về độ an toàn, không mùi, chủng loại đa dạng, song phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như P&G, Unilever.

Sau 6 kỳ tổ chức triển lãm, Jetro đã có những lưu ý và đề xuất với các nhà cung ứng Nhật Bản để tiếp cận thị trường nội địa Việt Nam hiệu quả hơn.

“Qua trao đổi với các nhà mua hàng là doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng, chúng tôi đề nghị nhà sản xuất hướng mọi thứ tới người tiêu dùng, đó là sản phẩm chất lượng, an toàn, tiện ích. Doanh nghiệp phải có chính sách giá hợp lý khi thâm nhập thị trường bằng việc giảm chi phí sản xuất, điều chỉnh kích thước, dung tích sản phẩm để đưa giá xuống, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận”, ông Abe nói.

Ngoài ra, các nhà cung ứng Nhật Bản cần giải quyết bài toán về thời gian đưa hàng tới Việt Nam. Cụ thể, quy trình đưa hàng vào Việt Nam cần được rút ngắn lại để giảm chi phí, hàng hóa phải dễ lưu kho, có hạn sử dụng dài, có hướng dẫn sử dụng chi tiết, thậm chí nên có thông tin thêm về sản phẩm mang đến Việt Nam đã và đang được tiêu thụ tại Nhật Bản và các thị trường khác ra sao…

Gian hàng Việt Nam lần đầu tham gia ấn tượng tại hội chợ Fabex Kansai

FABEX Kansai là chương trình Hội chợ quốc tế quy mô lớn nhất về chuyên ngành thực phẩm chế biến và đồ uống tại khu vực Kansai (miền Tây Nhật Bản) do Ban tổ chức gồm: Tạp chí Ẩm thực Nhật Bản kết hợp cùng 10 Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong lĩnh vực thực phẩm chế biến như: Hiệp Hội Siêu thị Nhật Bản, Hiệp hội quản lý nhà hàng Osaka, Hiệp hội chế biến đồ ăn Nhật Bản… Hội chợ được tổ chức thường niên và năm nay là kỳ thứ 8, kéo dài trong suốt 3 ngày từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 10.

Trong lĩnh vực thực phẩm thì Fabex Kansai được đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm, nên qua các kỳ tổ chức đều có sự tăng trưởng về quy mô cũng như lượt khách tới tham dự. Fabex Kansai 2019 được tổ chức với quy mô hơn 440 gian hàng và thu hút khoảng 40.000 lượt khách đến tham dự. Sang năm 2020, mặc dù chịu tác động và ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, nhưng Hội chợ vẫn được tổ chức theo đúng kế hoạch tại Intex Osaka – Trung tâm Hội nghị, triển lãm, hội chợ quốc tế lớn nhất khu vực Kansai, với quy mô hơn 450 gian hàng và vẫn thu hút rất đông lượt khách đến tham dự (sơ bộ thống kê của Ban Tổ chức ước tính lượt khách tham dự khoảng hơn 30.000 người).

Nhằm phần nào hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu thông qua hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các công ty mua hàng, công ty phân phối tại Kansai trong lĩnh hàng thực phẩm chế biến và đồ uống, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka đã lên kế hoạch và lần đầu tiên tổ chức gian hàng Việt Nam tham gia Hội chợ Fabex Kansai. Gian hàng Việt Nam được Ban tổ chức đặc biệt quan tâm nên vị trí được đặt ngay tại cửa chính của Hội chợ, cùng với đó các sản phẩm của Việt Nam đã được giới thiệu tới hầu hết khách đến tham quan. Mặc dù là lần đầu tiên tham gia Hội chợ – nơi tập trung rất nhiều các nhà cung ứng lớn của Nhật Bản và quốc tế (như Mỹ, Pháp, Đức, Brazin, Hàn Quốc, Thái Lan,…), nhưng những sản phẩm do Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka tập hợp trưng bày và giới thiệu đã thật sự tạo được ấn tượng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách tham dự và đạt được kết quả thiết thực hỗ trợ rất lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đồng thời cũng được các bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Theo đúng lĩnh vực chuyên ngành của Hội chợ, đồng thời trên cơ sở đánh giá quan tâm, thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp Nhật Bản trong khu vực, Chi nhánh Thương vụ Osaka đã lựa chọn những sản phẩm đặc trưng và chất lượng cao của Việt Nam như Café, trà, nước dừa, hoa quả đóng hộp, hoa quả sấy, các sản phẩm bún phở ăn liền, v.v… Ngoài ra cũng không thể thiếu các mặt hàng đông lạnh hay là đặc sản vùng miền như Bánh đậu xanh, kẹo dừa, mật ong, các loại hạt,…. Tại đây Chi nhánh Thương vụ Osaka không chỉ giới thiệu mà còn cho các doanh nghiệp quan tâm cũng như khách tham quan trực tiếp dùng thử không chỉ các sản phẩm phổ thông như cà phê, hoa quả sấy, mà còn cả các sản phẩm đặc trưng như chả giò, thịt ếch chiên… tạo nên điểm nhấn rất lớn tại Febex Kansai 2020, giúp khách tham quan nói chung và các doanh nghiệp quan tâm tới các sản phẩm Việt Nam nói riêng có một ấn tượng sâu sắc về sản phẩm cũng như hương vị của thực phẩm Việt Nam.

Bên cạnh đó, để nhằm thăm dò nhận định và tìm kiếm cơ hội mới cho các sản phẩm đặc thù, Chi nhánh Thương vụ Osaka đã mạnh dạn đưa đến trưng bày, giới thiệu và quảng bá cả các sản phẩm gia vị và thực phẩm đặc trưng của Việt Nam mà các nước trên thế giới ít dùng như: nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc, tương ớt, …. Hay các sản phẩm thực phẩm như ếch đông lạnh, sầu riêng đông lạnh, chả giò đông lạnh đều được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ và đã rất thu hút sự quan tâm của khách tham quan. Do hoàn toàn có thể đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn yêu cầu, quy trình kiểm tra cần thiết để chính thức nhập khẩu và phân phối tại Nhật Bản nên cũng có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự quan tâm, thậm chí có doanh nghiệp phân phối trực tiếp muốn hợp tác để đưa sản phẩm vào bán rộng rãi tại các hệ thống siêu thị cũng như các hệ thống nhà hàng, khách sạn tại Nhật Bản.

Theo khảo sát và thông tin thu thập của Ban tổ chức, có hơn 60% lượng khách tới tham dự Hội chợ Fabex hàng năm để nhằm mục đích tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm và khoảng 80% khách tham dự là người có vai trò quyết định hoặc tham gia quyết định việc lựa chọn đối tác cũng như đưa ra kế hoạch hợp tác, hoạt động của doanh nghiệp mình trong thời gian tới. Như vậy, rõ ràng bên cạnh các sản phẩm thực phẩm chế biến có thế mạnh truyền thống của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản thì hiện nay việc giới thiệu, quảng bá nhằm mở rộng thêm đối tượng khách hàng và khai thác thêm dư địa thị trường thông qua việc tiếp cận khách hàng là người tiêu dùng Nhật Bản đang là cơ hội và tiềm năng mới cho hàng thực phẩm chế biến Việt Nam trong giai đoạn tới. Các thực phẩm đặc thù, riêng có của Việt Nam không chỉ còn để nhằm phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản mà hoàn toàn có thể tự tin hướng tới người tiêu dùng bản địa tuy nhiên cần có sự hợp tác với các đơn vị nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp.

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka