NHỮNG CÁNH ĐỒNG HOA CẢI Ở NHẬT

Vào cuối đông đầu xuân, bên cạnh những đóa hoa mơ nở rộ báo hiệu xuân về, còn một loài hoa nở rộ – đó chính là hoa cải (菜の花-nanohana). Dưới ngày nắng đi lạc của tiết trời đông hanh khô, hoa cải càng đẹp rực rỡ hơn, một vẻ đẹp thân thuộc, bình dị nhưng không kém phần tinh tế và làm say lòng biết bao người. Đứng lặng ngắm sắc vàng trải dài dưới nền trời xanh mênh mang, chắc chắn ai cũng sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp mang đậm hồn quê giữa chốn phồn hoa đô hội. KVBro tổng hợp một số vườn hoa cải đẹp nổi tiếng khu vực Kanto cho các bạn nhé!

Công viên Hitachi Kaihin (Ibaraki)


Công viên Hitachi Kaihin là công viên công cộng ở tỉnh Ibaraki nơi bạn có thể tận hưởng view bãi biển rất đẹp, công viên rất rộng lớn gấp 42 lần diện tích của Tokyo Dome. Đây là địa điểm số 1 để ngắm hoa cải, bạn có thể cảm nhận được mùa xuân Nhật Bản khi đến nơi này. Thời điểm ngắm hoa cải đẹp ở đây là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, mặc dù từ tháng 3 hoa đã bắt đầu nở rồi nhé.
+ Địa chỉ: 605-4 Onuma-aza, Mawatari, Hitachinaka, Ibaraki 312-0012
+ Tel:  029-265-9001
+ Thời điểm: cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, hoa nở sớm vào tháng 3.
+ Vào cửa: người lớn 410 yên, người trên 65 tuổi 210 yên, học sinh trung tiểu học 80 yên
+ Thời gian: 9:30-17:00 (khác nhau theo mùa)

Công viên Azumayama (Kanagawa)

Trong công viên này có một ngọn núi cao 135,2m nơi trải dài những dốc với thảm cỏ và hoa cải tùy theo mùa. Tại đây bạn bạn có thể ngắm nhìn cảnh sắc vịnh Sagami tuyệt đẹp màu xanh trong vắt ở phía Nam, và ở phía Tây toàn cảnh núi Hakone và Phú Sĩ. Đây thực sự là một địa điểm thú vị ở Kanto.
So với các điểm hoa cải khác ở Kanto, điểm thu hút của công viên này là hoa cải ở đây nở sớm ít nhất 1 tháng. Với khoảng 6 vạn hoa cải cùng cảnh sắc núi Phú Sĩ ngày nắng sẽ là cảnh đẹp ấn tượng khiến bạn đến đây và không muốn về.
Công viên là một địa điểm nổi tiếng hay được lên truyền hình vì cánh đồng hoa cải nở sớm trong khu vực Kanto. Đương nhiên sẽ đông người đến đây, và kể cả như thế vẫn rất đáng ghé thăm nhé.
Đặc biệt, như bạn thấy trong ảnh trên, cảnh sắc rất đẹp khi hoàng hôn buông xuống, phối với màu hoa cải vàng và núi Phú Sĩ từ xa. Khung cảnh càng trữ tình khi hoàng hôn buông xuống, đây là nơi mà bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp kể cả khi đến muộn.
+ Địa chỉ 1084 Yamanishi, Ninomiya, Naka-gun, Kanagawa 259-0124
+ Số lượng: 6 vạn cây
+ Thời điểm: từ đầu tháng 1 đến khoảng tháng 2
+ Thời gian: 8:30-17:00Ads

Công viên Gongendo (Saitama)


Công viên Gongendo nằm tại tỉnh Saitama là một trong những công viên nổi tiếng nhất về lễ hội hoa. Với các cánh đồng hoa cải bạt ngàn với diện tích 50.000 ,2 và các dãy hoa anh đào trồng dọc hai bên với khoảng 1.000 cây sakura Yoshino kéo dài 1 km. Đây có thể nói là quang cảnh không thể bỏ qua.
Vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, lễ hội Yukio Sakura được tổ chức nên có cả k100 gian hàng được mở ra. Đây là một nơi mà bạn có thể vừa tản bộ vừa ngắm cả hoa cải và sakura cùng lúc.
Hơn thế nữa, tại công viên còn có khoảng không để có thể đi picnic, hãy mang theo tấm bạt và đồ ăn thật ngon, và có một ngày trời tận hưởng không khí xuân nhé.
+ Địa chỉ: 887 3 Uchigouma, Satte, Saitama 340-0103
+ Web: http://www.gongendo.jp/en/
+ Cách đi: đi tàu đến ga Satte (tuyến Tobu Nikko), sau đó đi Asahi Bus hướng Goka machi yakuba, dừng tại bến Gongendo.
+ Tel: 0480-53-1553
+ Thời điểm: giữa tháng 3 đến giữa tháng 4
+ Thời gina: 8:30-19:00

Công viên Hama Rikyu Onshi Teien (Tokyo)


Khi nhắc đến vườn hoa cải, chúng ta hay hình dung đến vùng nông thôn với những cánh đồng bạt ngàn. Tuy nhiên,  công viên Hama Rikyu lại khác, nằm ngay vị trí trung tâm Tokyo, nơi đây nổi tiếng với vườn hoa cải xinh đẹp  như một ốc đảo nằm trong thành phố. Đây cũng là một địa điểm ngắm hoa mơ đẹp tại Tokyo.
Cùng với hoa anh đào, và 30 vạn gốc hoa cải, bạn có thể cảm nhận thiên nhiên mùa xuân ngay trong lòng thành phố.
Phải nói đây là địa điểm đáng thưởng ngoạn, bởi nếu đến đầu mùa hoa cải, bạn sẽ được ngắm hoa mơ và hoa cải; nếu đến giữa cuối mùa hoa cải bạn sẽ được thưởng ngoạn hoa anh đào và hoa cải cùng lúc.
+ Địa chỉ: 1-1 Hamarikyuteien, Chūō, Tokyo 104-0046
+ Thời điểm: đầu đến giữa tháng 3
+ Thời gian: 9:00-17:00
+ Vào cửa: học sinh cấp hai trở lên 300 yên, người 65 tuổi trở lên 150 yên.

Tuyến đường Boso Flower (Chiba)


Tuyến đường Boso Flower (房総フラワーライン) dài khoagnr 46 km nối từ thành phố Takeyama đến thành phố Minami Boso nổi tiếng là con đường hoa chạy dọc bờ biển. Đây là tuyến đường lái xe được ưa chuộng ở khu vực Kanto, và từ tháng 1 đến tháng 2 sẽ là mùa hoa cải nở sớm.
Đây là địa điểm cảm nhận hương vị mùa xuân với làn gió lạnh mơn man từ biển và cảnh sắc là sự phối hợp tuyệt diệu của màu xanh biển và màu vàng tươi thắm của hoa cải. Vào ngày nghỉ hãy lái xe dọc con đường này nhé!
Bên cạnh đó, khu vực gần tuyến đường Boso Flower còn có một vườn dâu nổi tiếng là Takeyama Ichigo Center, vậy tại sao không đi hái dâu và ngắm hoa cùng gia đình và bạn bè nào?
Bên cạnh đó, khu vực này còn có tháp canh Nojimasaki nổi tiếng và làng Awa với nhiều onsen xung quanh. Thế nên đến đây vào mùa xuân và có một ngày nghỉ ngơi thật hợp lý!
+ Con đường kéo dài 46 km
+ Thời điểm: tháng 1 đến đầu tháng 2.
+ Địa chỉ: 294-0001 Chiba-ken, Takeyama Shinomachi Intersection, Minami Boso, Wada, Kamigana

Tuyến đường Isumi  – いすみ線 (Chiba)


Tuyến đường Isumi là một đường tàu kéo dài 27 km nối với tuyến Komimato. Tuyến Isumi là điểm ngắm hoa kết hợp cả hoa cải và hoa sakura dọc đường tàu.
Từ ga Kuzusa Nakano của tuyến Isumi nối với tàu Kominato nên bạn sẽ được ngắm nhiều điểm tuyệt đẹp từ ga Goi đến ga Oohara.
Lên tàu từ tàu tuyến Isumi từ ga Oohara cũng là một lựa chọn hay, đi tàu từ ga Oohara đến ga Goi sẽ đi ngang qua Bán đảo Boso bằng tàu.
+ Cách đi: ga Oohara (Chiba)

CÁNH ĐỒNG HOA CẢI KAMOGAWA, CHIBA 

Cánh đồng hoa cải với hơn 450 vạn gốc hoa đã vàng rực rỡ đón xuân vềtừ đầu tháng 2. Mùa hoa cải sẽ kéo dài đến đầu tháng 3.

KOL Người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng.

I. KOL là gì?

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader –  là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, được nhiều người biết đến và có sự ảnh hưởng đến nhiều người.

KOL có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger,… được nhiều người biết đến trên diện rộng. Họ được coi là có tầm quan trọng và mức độ phù hợp hơn so với phương tiện truyền thông đại chúng bởi vì họ có thể kết nối và tương tác với khán giả của họ một cách chân thực nhất.

KOL có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội, có thể tạo ra một cuộc trò chuyện, làm cho các chiến dịch quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều vì những người này thực sự đang chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng về một sản phẩm. Truyền miệng cực kỳ quan trọng về mặt quyết định của người tiêu dùng, khiến cho tất cả các quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi nó.

II. Các dạng KOL

KOL có 3 dạng chính:

1. Celebrity (thường gọi là Celeb): là những người nổi tiếng, các ca sĩ, diễn viên hạng A có lượng fan đông đảo và có sự ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Celeb thường sẽ thích hợp làm đại sứ cho các nhãn hiệu, đại diện cho các nhãn hàng.

2. Influencer (người gây ảnh hưởng): Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của các mạng xã hội thì bất kì ai cũng có thể trở thành người có sức ảnh hưởng đến nhiều người khác. Influencer có thể là các Youtuber nổi tiếng, doanh nhân… những người có lượng theo dõi lớn.

3. Mass Seeder: là những người được biết đến và có sức ảnh hưởng ở những nhóm đối tượng nhỏ lẻ hơn. Những nhân vật Mass Seeder này thường được sử dụng vào việc chia sẽ các nội dung từ Celebs/ Influencer với mục đích PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ.

Những người có ảnh hưởng này thường à người có chuyên môn trong lĩnh vực của họ, và được đánh giá là đáng tin cậy và dễ tiếp cận với họ được nhiều người biết đến. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong PR, Marketing vì những người theo dõi họ thường bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và ý kiến của họ.

Điều này cho phép các thương hiệu phân mạnh dạn chi ngân sách cho các KOL này khi đối tượng khách hàng phù hợp mà KOL đang có sức ảnh hưởng.

III. Cách tìm được KOL tốt nhất cho lĩnh vực bạn muốn hướng đến

Có một vài điều cần xem xét để có thể lựa chọn được một KOL tốt nhất để kết hợp với một thương hiệu. Đầu tiên là xem xét mức độ phù hợp của người ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu mà bạn đang cố gắng hướng tới.

Đánh giá đối tượng nào có thể thấy rõ nhất đối tượng mục tiêu của bạn sẽ đảm bảo đúng người, và hy vọng khách hàng trong tương lai sẽ thấy điều đó. Sau khi khám phá những người có ảnh hưởng có liên quan, hãy xác định phạm vi tiếp cận cho chiến dịch của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, những người có ảnh hưởng vi mô có xu hướng có lượng người theo dõi nhỏ hơn nhưng gắn kết hơn, khiến họ hấp dẫn hơn từ cả góc độ chuyển đổi và chi phí. Sự tương phản giữa các KOL nhỏ hơn và lớn hơn là điều mà các công ty cần xem xét, không chỉ về ngân sách, mà còn về hình ảnh thương hiệu của họ

5 bí kíp làm Content Marketing hiệu quả

Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.

****

Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer (Xin hãy lưu ý rằng content không chỉ đề cập đến bài PR, nội dung website, nội dung ấn phẩm quảng cáo, v.v mà rộng hơn còn là đề xuất marketing, kế hoạch triển khai một chiến dịch, vân vân và vân vân). Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.

5 bí kíp làm content marketing hiệu quả

Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để sản xuất content phục vụ hoạt động marketing, bạn nên để tâm nghiền ngẫm về cách viết content làm sao để tạo được dấu ấn trong khách hàng.

Dưới đây là 5 điều bạn cần cân nhắc khi sản xuất content:

1. XÂY DỰNG MỘT QUAN ĐIỂM RIÊNG

Quan điểm của bạn sẽ được truyền tải một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua content, bất kể là về lý do bạn yêu thích công việc của mình, thế giới quan của bạn hay cách bạn tìm kiếm thành công. Nếu bạn không có ý kiến riêng mà chỉ biết đi theo lối mòn với các khái niệm hay xu hướng được chấp nhận trong lĩnh vực của mình (những quan điểm có sẵn trong giới), bạn đang đơn thuần lặp lại lời người khác, vậy việc bạn đang làm còn tính là marketing nữa không? Vì thế, hãy dũng cảm bảo vệ lập trường của mình trong content để câu chữ của bạn có trọng lượng hơn với khách hàng.

2. VIẾT VỀ NHỮNG THỨ CÓ ÍCH

Bạn có thể coi lời khuyên này là thừa thãi, nhưng hãy luôn cố gắng viết về những thứ có ích cho khách hàng. Nếu content bạn sản xuất ra không làm cho người ta suy nghĩ và hành động khác đi hay học được điều gì, tốt nhất hãy link họ đến những content có sẵn tốt hơn.

Những content mang tính giáo dục, ứng dụng cao như: bài hướng dẫn (how-to), các công cụ miễn phí, video dạy các thủ thuật hay ho, bài giảng online, v.v luôn luôn hữu ích. Đây mới là những content bạn cần cung cấp cho khách hàng.

3. GIỮ PHONG ĐỘ

Dần dần, bạn sẽ đạt đến tốc độ sản xuất ổn định. Ngoài ra, khi các bản tin hằng tuần, bài viết trên blog, content từ các tên tuổi lớn, video phỏng vấn tích lũy theo thời gian, chúng sẽ trở thành một thư viện content khổng lồ và có giá.

Mỗi năm, hãy lên lịch trình cho những chủ đề bạn muốn đề cập đến, bao gồm những keyword chủ chốt, từ đó xây dựng một lịch biên tập (editorial calendar), nơi bạn có thể lập kế hoạch cho bài viết của bạn, cho khách mời và, podcasts, hội thảo online và offline, qua đó giúp cho chủ đề và nội dung nhất quán với thông điệp bạn muốn tiếp thị.

4. CÓ BẢN SẮC

“Bản sắc” là một khái niệm quá phổ biến trong marketing ngày nay, nhưng bạn vẫn nên tự hỏi content bạn sản xuất ra có chỉ bao gồm những thông tin khô cứng về công ty không, hay bạn đang kể một câu chuyện về người thật, việc thật, bất kể câu chuyện của bạn hay dở tới đâu.

Content có bản sắc giống như lời nói của bạn vậy – nó chia sẻ với khách hàng thông điệp về sứ mệnh và làm cho hình ảnh công ty gần gũi như con người chứ không chỉ là một cỗ máy sản xuất.

5. ĐỪNG CHỈ NÓI VỀ CÔNG TY

Hạn chế nói quá nhiều về chuyện công ty bạn tuyệt vời đến đâu hay bạn có những giải pháp hiệu quả ra sao. Cái người đọc cần thu được là giá trị của câu chuyện bạn đang chia sẻ. Nếu họ không thấy được vị trí bản thân trong content, bạn đã hoàn toàn thất bại.

Để thấy được thói quen này phổ biến tới đâu, hãy mở một bài viết bất kỳ và tìm xem từ “chúng ta” hay “chúng tôi” được nhiều đến đâu.

Hãy đọc lại tất cả các content bạn vừa mới cho ra lò, bao gồm các bài đăng trên Facebook, bài viết trên blog, bản tin và quảng cáo email, brochure và bài thuyết trình, và sửa sang để chúng không phạm phải sai lầm trên. Nếu bạn không may mắc lỗi này, hãy viết lai toàn bộ content và thay đổi cách suy nghĩ và chiến lược sản xuất content của bạn.

Cảm ơn Bạn đã đón đọc!

Phần mềm quản lý event là gì?

Những phần mềm quản lý event (EM software) là công cụ lên kế hoạch, quản lý, theo dõi và tự động hóa hoạt động của những sự kiện chuyên nghiệp và có quy mô lớn như: hội thảo, triển lãm, gala dinner, webinar, roadshow và hoạt động gây quỹ.

Theo Market Insider, dịch vụ phần mềm quản lý event này sẽ tăng mạnh từ 5,7 tỷ đô tới 11,4 tỷ đô tính từ năm 2019 cho tới 2024. Do nhu cầu tự động hoá sự kiện, tập trung vào sự am hiểu kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sử dụng EM software vì nó đáp ứng được nhu cầu trên và nâng cao chất lượng event cũng như cung cấp số liệu chính xác về customer behavior (hành vi khách hàng).

phần mềm quản lý sự kiện

Ứng dụng thực tế của EM software là gì?

Pre-event – Execution (trước sự kiện – thi hành): hỗ trợ những bước đầu để thực hiện một sự kiện như: lên ngân sách, tìm địa điểm, làm website đăng ký, tìm nhà cung cấp…

During event – Engagement (trong sự kiện – kết nối): tăng trải nghiệm của khách hàng trong quá trình diễn ra sự kiện.

After event – Insight (sau sự kiện – thấu hiểu): cung cấp thông tin, báo cáo dữ liệu, phản hồi của khách hàng cho doanh nghiệp và nhà tài trợ sau sự kiện.

Hiện nay, một EM software lý tưởng đều cố hướng tới mô hình one-stop-shop (tạm dịch: cửa hàng một điểm đến) là chuyên cung cấp đầy đủ cả 3 dịch vụ trên. Tuy nhiên, cái gì mà ôm đồm quá cũng không tốt, nhiều quá sẽ khó tập trung phát triển toàn diện. Cho nên, đa số các EM software đều lựa chọn cung cấp những chức năng nhất định dựa trên nhu cầu của người tổ chức sự kiện mà thôi.

Chức năng và lợi ích thông dụng của EM software

Đối với người làm event:

  • Chuyên nghiệp hoá brand image (hình ảnh thương hiệu) bằng cách tạo app và đồng bộ hoá website cho thương hiệu event.
  • Tiết kiệm thời gian và dễ quản lý event hơn với on-site check in bằng cách in bảng tên và quét mã QR.
  • Cung cấp thông tin của khách hàng (email, nơi làm việc, chức vụ, sở thích).
  • Phân tích những thông tin liên quan về hành vi khách hàng, công nghệ thông minh hơn nữa là AI có thể nhận ra mặt khách hàng, theo dõi hành trình để biết họ đã gặp ai, họ quan tâm tới sản phẩm nào nhất, dừng chân lâu nhất ở gian hàng nào. Điều này có lợi cho những người làm event và marketing trong việc thấu hiểu hơn hành vi khách hàng, người tiêu dùng để tạo ra được chiến lược marketing đúng đắn hơn cho sự kiện kế tiếp.
  • Biết được hoạt động hay phiên nào thu hút nhiều người tham dự thông qua quét mã QR trước khi tham gia và nhận đánh giá, phản hồi ngay lập tức.
  • Các gian hàng tham gia có thể quét mã QR để lấy thông tin từ khách hàng không cần thông qua người quản lý event.
  • Cung ứng đầy đủ các dịch vụ của CRM (Ví dụ như tìm khách hàng tiềm năng cho sales, chạy campaign, quảng bá cho các chiến dịch marketing, thanh toán online, xuất hoá đơn…).
  • Kết nối với các kênh social media

Nhờ đó, các nhà tổ chức sự kiện sẽ mang lại trải nghiệm tự động hoá cho người tham gia, đồng thời thu thập những data và insight quý giá để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Đối với người tham gia event

  • Tải app tiện ích để theo dõi.
  • Đăng ký, trả tiền và check in online, on-site event.
  • Xem danh sách những đối tượng tham gia sự kiện như: nhà tài trợ, các công ty, cá nhân.
  • Được giới thiệu những người cùng sở thích, chuyên ngành, chức vụ để giao lưu. Sau đó bạn có thể nhắn tin, đặt lịch hẹn với những người mình muốn gặp, đăng ký những phiên mình muốn tham gia. Một trong những ưu điểm nổi trội của EM software là networking hiệu quả hơn khi bạn có thể chủ động chọn lựa gặp ai, khi nào và ở đâu.
  • Xem lịch trình sự kiện và tạo lịch trình riêng của mình, nhờ đó quản lý việc tham gia của bản thân hiệu quả hơn.
  • Đánh giá về từng hoạt động hay các phần của chương trình và phản hồi về sự kiện ngay lập tức.
  • Bản đồ tương tác để tìm tới các gian hàng hoặc phòng ban dễ dàng hơn trong mê cung hội chợ triển lãm.
  • Tham gia thảo luận theo nhóm và đặt câu hỏi tương tác người tham gia.

Khán giả được được trải nghiệm tự động hoá sự kiện, chủ động kết nối và tương tác hiệu quả.

Tuy vậy, những dịch vụ tiện ích như vậy thường đi kèm với giá tiền không hề rẻ. Chi phí cho một EM software là từ $2,5000 – $15,000 (khoảng 57 triệu – 345 triệu VNĐ ) tùy thuộc vào chức năng bạn muốn sử dụng, càng nhiều thì giá càng cao.

Hiện tại trên thị trường có hơn trăm phần mềm quản lý event. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như: Cvent, Aventri, Bizzabo, Swapcard, EventMobi, Delegate Select, Eventcase, Whova, Brella, Converve, EventsAIR, Ungerboeck, Guidebook…

Nguồn: Tran Bao Dinh – Group Backstage Zone

Các công ty bán vé Online cho sự kiện tại Việt Nam.

Ngày nay, bán vé sự kiện thực sự là một cuộc chiến vô cùng khốc liệt, nhất là trong thời buổi truyền thông cực kỳ dễ nhiễu loạn và khán giả có vô số lựa chọn giải trí hấp dẫn tiếp cận họ mỗi ngày. Song hành với quá trình hiện đại hóa, thì vé sự kiện online như là một xu hướng dự tính sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong tương lai. Vậy đâu mới là hệ thống bán vé sự kiện online đáng để đầu tư? Hãy cùng Rightnow tìm hiểu về Top 6 website bán vé sự kiện online uy tín nhất tại Việt Nam nhé!

Rightnow – Nền tảng bán Vé sự kiện và Voucher trực tuyến tại Việt Nam.

Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của thời đại 4.0 và quỹ thời gian vô cùng quý báu của chúng ta, đến với Rightnow bạn có thể mua vé “now” mà không phải là “one moment”. Mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho các nhà tổ chức sự kiện và người sử dụng.

Giao diện Website của Rightnow

Ticketbox

Được thành lập từ tháng 10/2013, TicketBox là công ty bán vé sự kiện trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời là hệ thống quản lý và phân phối vé sự kiện giúp bạn mua và bán vé sự kiện thật dễ dàng.

Từng hợp tác với rất nhiều nhà tổ chức sự kiện và các chương trình quy mô lớn hàng đầu Việt Nam để cùng tổ chức các lễ hội âm nhạc, sự kiện âm nhạc Kpop, buổi hòa nhạc..

Ticketgo

Ticket Go là website thương mại điện tử trực thuộc công ty cổ phần công nghệ ALADDIN với hoài bão tạo nên một bước đột phá lớn trong lĩnh vực  bán vé sự kiện trực tuyến hàng đầu mang đến sự lựa chọn mua vé sự kiện dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng mà không cần phải xếp hàng hay phải chờ đợi dưới trời mưa hay nắng nóng.

Bigtime

Bigtime là một sản phẩm công nghệ của Công ty Cổ phần TechElite (TechEliteInc) được bảo trợ và đầu tư bởi quỹ Vietnam Silicon Valley, Bộ Khoa học Công nghệ. Bigtime mong muốn xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp, tiện dụng dành cho tất cả những người tổ chức sự kiện (NTC) và người tham dự (NTD). 

Với Bigtime, tất cả mọi người đều có thể tìm kiếm & đăng ký sự kiện, xây dựng sự kiện, bán vé, quản lý và quảng bá sự kiện theo một cách dễ dàng nhất.

Săn sự kiện

Săn Sự Kiện là website tạo ra một mạng lưới kết nối bền chặt giữa người tổ chức sự kiện và những người tham dự. Chúng tôi mang đến giải pháp công nghệ tối ưu cho toàn bộ quá trình quản lý, mua bán vé sự kiện trực tuyến nhằm mục tiêu mang sự kiện đến gần hơn với công chúng.

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm, họ mua câu chuyện của bạn

Content kể chuyện giúp kết nối người viết và người đọc. Nó khiến chúng ta cười, đôi khi làm chúng ta bật khóc. Nó tạo ra những khoảnh khắc mở to mắt kinh ngạc, hay co rúm vì sợ hãi. Kể chuyện là hình thức giao tiếp nguyên thủy, tự nhiên và thú vị nhất của nhân loại. Hãy cùng chúng tôi khám phá việc tại sao ta cần phải vận dụng nhiều chất xám hơn trong việc “kể một câu chuyện” thay vì thao thao bất tuyệt chất lượng sản phẩm của mình.

****

Content kể chuyện giúp người mua thư thái và hoàn toàn lắng nghe bạn

Nó giống như bản năng của học sinh khi cô giáo ngừng viết công thức lên bảng và bắt đầu chia sẻ một câu chuyện vặt vãnh nào đó. Các học sinh thả lỏng, dừng ghi chép, dựa lưng vào ghế và hoàn toàn lắng nghe.

Chỉ thoáng thấy một lời chào hàng ở đâu đó đang được ném về phía bạn, thì “lý trí” của bạn lập tức đóng sầm lại. Bản năng của mọi người đều “ghét” những tên bán hàng.

Content kể chuyện giúp xây dựng các mối quan hệ vững chắc

Kể chuyện luôn là phương pháp đáng tin cậy nhất để người mua mở lòng và kể lại cho bạn câu chuyện của họ. Sau khi nghe người ta kể một trong những câu chuyện riêng tư, chân thật trên FB thì gần như người đọc không thể không tỏ một thái độ nào đó. Nó giống như việc mở rộng bàn tay ra để bắt vậy, không tử tế đáp lại tức là thô lỗ.

Content kể chuyện là môn khoa học tác động thực sự tới khu vực đưa ra quyết định của bộ não

Con người thường đưa ra những quyết định thuộc về tiềm thức, cảm xúc, và đôi lúc thiếu lý trí ở một bộ phận trong não bộ. Nếu bạn đang cố gắng tác động lên quyết định của người m.ua thì việc chỉ dùng sự thật, số liệu và lý trí là chưa đủ. Bạn cần gây ảnh hưởng tới họ về mặt cảm xúc, và các câu chuyện chính là phương tiện tốt nhất để làm điều đó. “Não của con người là một bộ xử lý câu chuyện, chứ không phải bộ não xử lý logic”.

“Tôi sẽ cung cấp một dịch vụ internet 20 Meg với gía 900 nghìn một tháng, và tôi sẽ cử một kỹ thuật viên tới đây trong vòng hai ngày, lắp đặt miễn phí, ông bà thấy sao?”. Khách hàng chẳng thèm quan tâm và bạn có thể nhìn thấy điều đó trong mắt họ. Nhưng nếu NV bán hàng này kể cho khách hàng nghe câu chuyện về việc những người hàng xóm của họ đang tận hưởng dịch vụ mới như thế nào thì tình hình sẽ trở nên tốt hơn.

Content của bạn khiến khách hàng dễ nhớ tới bạn, ý kiến của bạn, sản phẩm của bạn hơn content rao bán thông thường

“Các sự việc sẽ dễ nhớ hơn nếu chúng được gắn với một câu chuyện”

“Hai chân ngồi trên ba chân, ăn một chân. Rồi xuất hiện bốn chân và đánh cắp một chân từ hai chân. Tiếp đó, hai chân đập bốn chân bằng ba chân và lấy lại một chân của mình” => Bạn có thể nhớ được nhưng có lẽ mất vài phút lặp lại và tập luyện nhớ mới được chính xác. Bây giờ hãy thử chế biến nó lại thành một câu chuyện có nhân vật, mục tiêu và trở ngại: Một cậu bé (hai chân) ngồi trên một chiếc ghế đẩu (ba chân), gặm một khúc xương gà (một chân). Rồi xuất hiện một con chó (bốn chân), đánh cắp khúc xương gà (một chân) từ cậu bé (hai chân). Tiếp đó, cậu bé (hai chân) đập con chó (bốn chân) bằng chiếc ghế đẩu (ba chân) và lấy lại khúc xương gà của mình (một chân).

Lúc này có khả năng bạn đã có thể thuật lại các sự kiện trên nhanh hơn ở đoạn thoại đầu tiên.

Content kể chuyện thực sự làm gía trị sản phẩm của bạn tăng cao

Tháng 7 năm 2009, nhà báo Rob Walker đã tiến hành một thí nghiệm gây xôn xao cộng đồng kinh doanh. Ông mua 100 món đồ bình thường, cả đồ đã qua sử dụng, thanh lý như: Chai đựng bi, nhiệt kế, cái chày gỗ, con ngựa đồ chơi, khui nắp chai, con lợn tiết kiệm… Một vật phẩm có g.ía trung bình 1,29 U.S.D.

Tiếp theo, ông yêu cầu các tình nguyện viên viết những câu chuyện hư cấu về từng vật phẩm. Sau đó đưa tất cả bán trên eBay. Nhưng thay vì kiểu viết miêu tả đ.ơn giản tên đồ vật, màu sắc, tác dụng… họ chỉ để lại những câu chuyện tưởng tượng được viết cho nó. Trong vòng 5 tháng, toàn bộ 100 món đồ đã bán hết với tổng cộng 3.613 U.S.D, tăng 2.800% giá trị.

Content kể chuyện làm bật lên thông điệp chính của bạn bằng cách bỗng nhiên lật nó sang một cảnh khác bất ngờ

Chắc bạn cũng đã đôi lần gặp những content dạng phốt: Bắt tiểu tam, bắt quả tang vợ ngoại tình, bắt gặp thằng ăn cắp, video review phim… bạn chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối, tới đoạn hấp dẫn thì đùng một cái: Tất cả chỉ là dàn dựng, link sản phẩm hiện ra gần như bạn sẽ nhớ rất lâu sản phẩm này.

Content kể chuyện đem lại viral (hiệu ứng lan truyền) trên môi trường online

Nếu bạn tạo ra một bài chào h.àng xuất sắc, nó sẽ chỉ dừng lại trên tường của bạn, trong căn phòng nơi bạn trình bày. Bạn có bao nhiêu friends thì quá lắm cũng chỉ có chừng đó người biết. Nhưng khi bạn kể một câu chuyện tuyệt hay, nó có thể đi vòng quanh thế giới. Người bán h.àng gần như không bao giờ có thể tiếp xúc tới 100% những người có quyền quyết định. Đây chính là chỗ hưu ích của câu chuyện, vì chúng có khả năng lan tỏa từ k.hách h.àng này sang khách hàng khác hơn.

“Ôi! Anh sẽ chẳng bao giờ hình dung được ông Thắng group này chia sẻ những thứ hay tuyệt thế nào đâu!”. Có lẽ bạn chưa bao giờ đọc thứ gì do tôi viết, nhưng người ta toàn nói như thế về một câu chuyện hay.

Khi bạn có một bài thuyết trình hay, người ta sẽ chẳng thể nào thuật lại được rõ từng số liệu trên đó. Nhưng bất kì ai cũng có thể dễ dàng kể lại một câu chuyện, không cần lời nhắc, không cần ghi chú, không cần một cái slide nào, ai cũng làm được. Đây chính là điểm quan trọng của một content dạng kể chuyện.

Content kể chuyện giúp bạn trở nên độc đáo khác biệt. Ở thời đại này, không khác biệt chính là “đào hố tự chôn”

Hãy thú nhận, hầu hết người m.ua đã trải nghiệm tất thảy rồi. Họ đã nghe hết mọi loại chào h.àng, mọi chiến lược, mọi mẹo giảm g.ía, mọi lươn lẹo chốt giao dịch. Họ nghe chúng từ bạn bè, cả đối thủ của bạn nữa. Người ta đang khao khát nghe bạn kể về một cái gì đó mà họ chưa biết. Content kể chuyện sẽ cho phép bạn làm điều đó, thâm nhập vào tâm trí k.hách h.àng.

Content kể chuyện là cách để bạn trở nên nổi bật giữa đám đông. Nó tách biệt đẳng cấp thực sự giữa bạn và đối thủ, mà còn khỏi các bậc t.iền bối bởi những câu chuyện bạn kể sẽ không phải là những thứ do phòng marketing, đại lý quảng cáo, phòng kinh doanh chế biến. Chúng là những câu chuyện riêng của cá nhân bạn, không ai khác có được chúng ngoại trừ bạn.

Khách hàng luôn sẵn lòng nghe thêm những content kể chuyện của bạn mà không nhấn “next”

Mike Parrot của Công ty Costco đã rất nhanh nhạy kể lại câu chuyện: Vào năm 1975, ông đã bực tức ra sao với chất lượng kém và g.ía thành cao của các s.ản p.hẩm giặt tẩy. Thế là, theo đúng phong cách một thương nhân, ông bắt đầu tự chế ra s.ản p.hẩm tẩy rửa ngay trong nhà để xe của mình, và b.án nó cho những cửa h.àng tạp hóa lân cận. Công ty của ông cuối cùng đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất về các s.ản p.hẩm tẩy rửa ở Bắc Mỹ. Mike khẳng định, những câu chuyện tương tự như vậy đã được nhân viên kinh doanh của ông học thuộc lòng khi giao dịch với k.hách h.àng.

Những câu chuyện như vậy nghe hấp dẫn hơn nhiều việc gặp và nói với khách hàng rằng: “Chúng tôi có chất tẩy rửa tốt nhất Bắc Mỹ”

Content kể chuyện đem lại tâm lý vui vẻ hơn một bài chào hàng

Bạn có thấy chán khi suốt ngày chỉ biết viết những content gạch đầu dòng kiểu:

  • S.ản p.hẩm màu X
  • Công dụng Y
  • Công dụng Z
  • Chúng tôi đang giảm A %
  • Hãy liên hệ ngay trước hôm nay SĐT B

Tôi đảm bảo 90% những người b.án h.àng trên FB đều viết content chán ngán như vậy. Bạn thấy chán thì hãy hình dung khách hàng họ tiếp nhận còn chán cỡ nào.

Hội chợ mua sắm & ẩm thực Thailand

Hội chợ Thái Lan 2021 tại quận Tân Bình

  • Thời gian tổ chức hội chợ: Từ ngày 21/04/2021 – 25/04/2021
  • Vào cổng tự do: từ 9h – 22h
  • Địa điểm tổ chức hội chợ: Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình, 446 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hội chợ dành cho các fan yêu thích ẩm thực và văn hóa Thái. Hứa hẹn sẽ đam lại nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn.

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt – Nhật tại TP.HCM

TTO – Sáng 17-4, Lễ hội Việt – Nhật (Japan Vietnam Festival) lần thứ 7 chính thức khai mạc tại công viên 23-9 (TP.HCM) sau nhiều lần tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, sự kiện được kết nối trực tuyến từ Việt Nam và Nhật Bản.

Không khí “Lễ hội Việt – Nhật” lần 7 tại TP.HCM – Video: PHƯƠNG NAM

Với khẩu hiệu “Cùng nắm chặt tay nhau”, Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 7 diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 17 và 18-4. 

Điểm khác biệt của lễ hội năm nay là ngoài các sự kiện diễn ra trực tiếp, ban tổ chức còn kết nối hình ảnh lễ hội diễn ra tại Việt Nam và từ Nhật Bản thông qua hình thức livestream (phát trực tuyến), để người tham dự có nhiều trải nghiệm mới, lạ.

Năm nay, lễ hội có khoảng 100 gian hàng giới thiệu đến khách tham quan về truyền thống, văn hóa, du lịch, hàng hóa, khoa học kỹ thuật đặc trưng của hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Không gian trà đạo theo phong cách Nhật Bản tại lễ hội – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức Lễ hội Việt – Nhật tại Việt Nam, phát biểu thông qua hình thức phát trực tuyến, nhận định rằng 6 mùa lễ hội đã diễn ra hằng năm đều có sự hấp dẫn riêng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, tạo sức lan tỏa.

Lần thứ 7 này là lần đặc biệt diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn, tưởng chừng không thể tổ chức. Lễ hội vừa được tổ chức trực tuyến vừa trực tiếp, đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới.

Với sự đa dạng, phong phú trong nội dung lẫn các hoạt động trình diễn tại các gian hàng quảng bá, giao lưu, giới thiệu về ẩm thực và du lịch, góp phần củng cố mối quan hệ thân thiết giữa hai đất nước.

Nhật Bản – Việt Nam đang củng cố mối quan hệ mật thiết trên nhiều lĩnh vực và đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Năm 2023, hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam.

Ông Yamada Takio, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt - Nhật tại TP.HCM - Ảnh 4.

Bạn trẻ trải nghiệm làm hoa vải Tsumami tại lễ hội – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cũng thông qua hình thức livestream, ông Takebe Tsutomu, trưởng ban tổ chức Lễ hội Việt – Nhật phía Nhật Bản, cho biết rất hạnh phúc khi lễ hội được tổ chức sau hai lần tạm hoãn. Việc giới thiệu công nghệ kỹ thuật, đặc sản, du lịch, văn hóa của hai nước sẽ giúp cả hai xích lại gần nhau, thắt chặt tình hữu nghị.

Khách tham quan thích thú trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân gian của Việt Nam cũng như Nhật Bản như: thắt lá dừa, gấp giấy Origami, thực hiện hoa vải Tsumami, thưởng thức trà đạo, làm thơ Haiku…, đồng thời tìm hiểu về các tour du lịch Nhật, thưởng thức ẩm thực…

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt - Nhật tại TP.HCM - Ảnh 5.

Bạn Ngọc Bích (Q.10, TP.HCM) thích thú trải nghiệm viết thư pháp – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đặc biệt, khách tham quan được thưởng thức các tiết mục văn hóa văn nghệ từ các ca sĩ Việt Nam như Ông Cao Thắng, Đông Nhi, Minh Hằng, SGO48… và các nhóm nhạc thần tượng của Nhật Bản (được chiếu video đã ghi hình trước) như Da Pump, Exile Atsushi, Wadaiko Sho…

Ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, chia sẻ: “Tiếp nối thành công các mùa lễ hội năm trước, lễ hội năm nay tiếp tục mang đến những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản để người dân TP.HCM có dịp trải nghiệm những giá trị, sản phẩm văn hóa một cách sinh động như đang ở đất nước Nhật Bản”.

Dự lễ khai mạc sáng 17-4 về phía Nhật Bản có đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yamada Takio cùng phu nhân, và tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, ông Watanabe Nobuhiro cùng phu nhân; phía Việt Nam có ông Trương Tấn Sang, nguyên chủ tịch nước; ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM…

Một số hình ảnh tại Lễ hội Việt – Nhật:

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt - Nhật tại TP.HCM - Ảnh 7.

Các gian hàng tại lễ hội thu hút đông các bạn trẻ – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt - Nhật tại TP.HCM - Ảnh 8.

Một nhóm bạn trẻ cosplay theo các nhân vật của Nhật Bản – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trải nghiệm những ngày hội văn hóa Việt - Nhật tại TP.HCM - Ảnh 9.

Các bạn thích thú dùng thử các món ăn theo phong cách Nhật Bản tại lễ hội – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Gia tăng uy tín thương hiệu nhờ vào Syndicated Content

Nếu được thực hiện đúng cách, thì việc đăng tải lại nội dung trên website của một bên thứ ba (content syndication) có thể là một phương pháp rất hiệu quả để phát triển danh tiếng và sự hiện diện trực tuyến cho doanh nghiệp. Đối với nhiều người thì họ quan tâm đến những cuộc thảo luận với nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh nó, nhưng đối với vai trò là một người làm SEO, thì bạn nên quan tâm đến giá trị mà nó mang lại, thời điểm để triển khai, và cách thực hiện đúng để thu về hiệu quả.

Bubble speech with cut out phrase “content” in the paper.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CONTENT SYNDICATION VÀ GUEST POSTING

Đầu tiên, cần phân biệt được sự khác nhau giữa hai hình thức đăng tải nội dung, đó là content syndication và guest posting:

1. Guest Posting (đăng bài dưới vai trò khách) là việc tạo ra nội dung để xuất bản trên website của một bên thứ ba. Đặc điểm của loại hình này chính là tác giả của nội dung đó không được xuất bản nó trên nhiều hơn một website, kể cả website của mình.

2. Content Syndication (đăng tải lại nội dung trên website của bên thứ ba) là khi bạn lấy nội dung đã được xuất bản trên website của mình, và cho một hoặc nhiều bên khác quyền đăng tải lại một bản sao của nội dung đó trên website của họ. Cần lưu ý là nội dung được chia sẻ lại này có thể là một bản sao hoàn chỉnh hoặc chỉ một phần nội dung trên website của bạn.

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG TẢI LẠI NỘI DUNG TRÊN MỘT WEBSITE KHÁC?

Lý do bạn nên cân nhắc đến việc đăng tải lại nội dung trên website của bên thứ ba chính là nó sẽ giúp cho bạn hiện diện và tiếp cận thêm được với những đối tượng mục tiêu khác của website đó – thuật ngữ gốc gọi là “Other People’s Audiences” (OPA, tạm dịch: Các đối tượng mục tiêu của người khác). Dù cho bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển doanh nghiệp, thì việc tiếp cận đến các OPA cũng nên được quan tâm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý ở đây đó là bạn chỉ nên cho phép đăng tải lại nội dung lên những website có đối tượng mục tiêu (hoặc phân khúc đối tượng) tương đồng và phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên để nội dung của mình được đăng tải lại bởi những trang có độ uy tín/thẩm quyền cao hơn trang của mình. Việc tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu của họ sẽ giúp mang lại các lợi ích rõ ràng về danh tiếng và độ hiện diện; và nếu một website có một mức độ uy tín được nhiều người đánh giá cao, thì bạn sẽ nhận được một số giá trị nhất định từ sự uy tín đó.

THỜI ĐIỂM ĐỂ ĐĂNG TẢI LẠI NỘI DUNG TRÊN WEBSITE KHÁC

Không phải mọi nội dung trên website đều cần được một website khác đăng lại. Việc làm này sẽ dẫn đến một tình huống: khi người dùng truy cập, họ sẽ sẽ không tìm được nội dung nào có tính độc quyền ngoài những nội dung đã xuất hiện ở nơi khác trên Internet (bên cạnh đó, cũng sẽ có thêm các vấn đề liên quan đến trùng lặp nội dung sẽ được thảo luận cụ thể hơn ở bên dưới).

Sau đây là 2 câu hỏi cần nghĩ đến khi cân nhắc đăng tải lại nội dung của mình trên website của bên thứ ba:

1.Nội dung nào sẽ được đăng tải lại?

Nhìn chung thì, tiêu chí quan trọng nhất ở đây chính là nội dung đó phải được các đối tượng mục tiêu của website bên thứ ba quan tâm – vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn những nội dung có chủ đề liên quan để đăng tải lại trên một website khác. Ngoài ra, bạn cũng không nên lãng phí cơ hội xây dựng danh tiếng của mình trên một website có độ uy tín cao – do đó, hãy lựa chọn những nội dung tốt nhất.

2. Cần đăng tải lại bao nhiêu nội dung?

Không có một công thức rõ ràng nào để xác định số lượng nội dung cần đăng tải lại trên một website khác. Điều quan trọng là phải tìm một điểm cân bằng phù hợp. Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ muốn lựa chọn những nội dung tốt nhất để có thể xây dựng được danh tiếng với một tập đối tượng mục tiêu rộng hơn – tuy nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng website của bạn có nhiều nội dung độc quyền và có chất lượng cao bởi vì giá trị về danh tiếng thu được từ việc có nội dung đăng tải trên một website khác sẽ mang lại những kết quả tốt nhất nếu mọi người có lý do và động cơ để truy cập website của bạn nhiều hơn.

Việc xác định số lượng nội dung cần đăng lại trên website khác cũng có thể phụ thuộc vào bối cảnh doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn vừa mới thành lập, bạn có thể sẽ lưu tâm hơn đến việc website khác đăng tải lại nội dung của mình trong ngắn hạn chỉ với mục đích duy nhất là để cho thương hiệu của mình được nhiều người ngoài kia biết đến hơn – đặc biệt là nếu có cơ hội được đăng tải trên các website có độ uy tín rất cao. Nếu danh tiếng của bạn ngày càng vững mạnh, thì bạn có thể trở nên có chọn lọc và tiết chế hơn trong việc đăng tải lại nội dung của mình trên website khác.

NHỮNG CÁCH AN TOÀN ĐỂ ĐĂNG TẢI LẠI NỘI DUNG TRÊN WEBSITE KHÁC

Chắc chắn là, rất nhiều người đã và đang nghĩ rằng việc này sẽ tạo ra các nội dung bị trùng lặp, và đúng là có – nhưng, nếu được thực hiện đúng, thì các máy tìm kiếm sẽ không thấy việc đó có vấn đề. Sau đây là bốn cách hiệu quả nhất khi thực hiện đăng tải lại nội dung trên website của bên thứ ba:

1. Sử dụng thẻ rel=canonical: Giải pháp tốt nhất chính là nhờ website đăng tải lại bài viết của bạn đặt một thẻ rel=canonical trên page chứa bài viết đó, và thẻ đó sẽ trỏ về bài viết gốc trên website của bạn. Cách làm này sẽ báo với các máy tìm kiếm là nội dung được đăng tải lại thực chất chỉ là một bản sao chép, và bạn mới là tác giả gốc. Và hơn hết, quan trọng là bất cứ đường link nào trỏ về bản sao được đăng tải lại sẽ đều đóng góp vào giá trị mà bài viết gốc nhận được.

2. Sử dụng thuộc tính NoIndex: Cách hiệu quả nhất sau cách 1 chính là nhờ website đăng tải lại thiết lập thuộc tính noindex cho bài viết bản sao. Bằng việc báo với các máy tìm kiếm không lập chỉ mục bản sao được đăng tải lại này, thì vấn đề trùng lặp nội dung đã được giải quyết. Ngoài ra, các liên kết từ các bản sao bài viết được đăng tải lại trỏ về website của bạn vẫn sẽ truyền được một lượng PageRank về.

Tuy nhiên, giải pháp này không được toàn diện như cách làm với thẻ rel=canonical; với thuộc tính NoIndex, chắc chắn là phần lớn PageRank sẽ được truyền đi khỏi bản sao bài viết đến những websites khác ngoài trang của bạn, còn thẻ rel=canonical gần như có thể bảo toàn và truyền đi toàn bộ giá trị PageRank về bài viết gốc.

3. Trỏ link trực tiếp về nguồn: Bạn chỉ nên sử dụng cách làm thứ ba này khi website đăng tải lại không chấp nhận hai cách làm trên. Nếu điều đó xảy ra, hãy đảm bảo rằng bạn có một liên kết trỏ trực tiếp từ bản sao được đăng tải lại về bài viết gốc (không phải về trang chủ).

Trong phần lớn trường hợp thì đây vẫn là một tín hiệu đủ tốt để các máy tìm kiếm xác định được đâu mới là phiên bản gốc. Vẫn có rủi ro là hệ thống sẽ không nhận diện được chính xác, tuy nhiên rủi ro đó rất thấp.

4. Vẫn để tự nhiên và không làm gì cả: Sẽ có những lúc bạn muốn đăng tải lại nội dung của mình trên một website khác, nhưng website xuất bản lại không sẵn lòng thực hiện theo bất cứ giải pháp nào ở trên. Chẳng hạn như, nếu phải dẫn link về nguồn, thì họ có thể chỉ muốn trỏ về trang chủ của bạn. Kịch bản này có thể dẫn đến việc các website có độ uy tín cao hơn sẽ được nhìn nhận như là các trang gốc xuất bản bài viết đó, còn bản sao của bạn sẽ được xem như là một phiên bản trùng lặp. Nếu điều này xảy ra, thì website đó sẽ được xếp hạng đối với nội dung của bạn, thay vì chính bạn.

Tuy trường hợp này chứa nhiều rủi ro và tiêu cực, nhưng trong thực tế, việc bất chấp thực hiện như thế đôi lúc vẫn là một lựa chọn dễ hiểu. Đặc biệt là khi các giá trị về độ hiện diện và xây dựng danh tiếng đủ lớn, thì việc đăng tải lại nội dung trên website của bên thứ ba mà không cần có hình thức nào dẫn về nguồn một cách phù hợp vẫn có thể được xem là một chiến thuật tốt. Trừ khi lượng truy cập đối với website của bạn không quan trọng, nếu không thì bạn nên hạn chế tối đa cách làm này.

TỔNG KẾT

Không phải tất cả mọi người đều sử dụng áp dụng chiến thuật đăng tải lại nội dung trên một website khác, và đối với nhiều người sử dụng cách làm này, thì nó hiếm khi được thực hiện một cách đúng đắn và hoàn chỉnh.

Chắc chắn sẽ có những lúc việc đăng tải lại nội dung lên website của một bên thứ ba là cần thiết. Vấn đề quan trọng là cần phải hiểu được các giá trị về danh tiếng và độ hiện diện có thể thu về, cũng như đánh giá xem tính phù hợp của cách làm này với các kế hoạch dài hạn của website và doanh nghiệp, giải pháp để khắc phục một số vấn đề liên đới, trong đó quan trọng nhất chính là nội dung trùng lặp. Không có một công thức cụ thể nào ở đây, và bạn cần phải sử dụng tư duy phản biện của mình để đưa ra những quyết định và cân nhắc về cách thức thực hiện để khai thác kỹ thuật này hiệu quả.

Các cách làm content thông minh bạn nên biết để mang đến nội dung quảng cáo hiệu quả

Có bao nhiêu loại content là một câu hỏi khó để trả lời. Quan trọng là dựa vào đâu để phân loại. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 loại content dựa trên câu hỏi “content này ở đâu mà có?”. Khoan hãy bàn đến từng loại, đọc đến đây bạn có phát hiện ra điều thú vị gì không? Content không nhất thiết cứ phải tự làm mới có.

Content card with sky background
ORIGINAL CONTENT

Hay còn gọi là content “chân chính”. Như chính cái tên, đó phải là content nguyên thủy và độc nhất chưa ai có. Đương nhiên, để có được original content thì bạn buộc phải lao tâm khổ tứ sáng tạo dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân.

Original content khá “có giá”, người ta ưa chuộng nó cũng giống như ưa chuộng một món đồ handmade hay homemade vậy. Thử nghĩ xem.

Tạo sự tin tưởng: Còn ai hiểu sản phẩm của bạn hơn chính bạn? Khi tự viết về sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực của mình, bạn sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác nhất. Giống như “sữa này lấy từ bò nhà nuôi, yên tâm không hóa chất” vậy.

Có sự đầu tư: Những món hàng thủ công đắt tiền ở sự công phu và tỉ mỉ người thợ bỏ ra khi làm. Đối với original content cũng vậy. Công sức, chất xám và sự sáng tạo của người làm luôn được đánh giá cao.

Tạo dấu ấn thương hiệu: Hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt trăm cái như một. Nhưng hàng handmade có thể customize một sản phẩm “không đụng hàng”. Khi content của ai cũng na ná như nhau, chỉ cần thay tên thương hiệu là của người này trở thành của người kia. Nếu bạn khéo léo thể hiện được cá tính thương hiệu, cá tính người viết vào trong đó, người đọc sẽ luôn nhận ra bạn giữa đám đông, và khó ai có thể “ăn cắp” nội dung của bạn được.

Không chỉ con người mà các công cụ tìm kiếm như Google cũng rất ưu ái các nội dung gốc. Những bài viết unique sẽ luôn đứng ở thử hạng cao trên trang tìm kiếm.

Tự làm được thì tốt, nhưng có hay không, có đủ thời gian làm không lại là chuyện khác. Đó là lí do bạn nên tham khảo tiếp những loại content sau đây.

*****

CURATED CONTENT

Curated content là sự tổng hợp, chọn lọc những nội dung hay của người khác, về cùng một chủ đề, một lĩnh vực, để tạo nên một bài viết có giá trị hơn. Bạn sẽ thường gặp những bài viết tổng hợp dạng này như “Gợi ý 50 thiết kế căn hộ dưới 1 tỷ” hay “Tổng hợp những video độc đáo…” dù bạn không có khả năng tự quay video.

Đừng nghĩ rằng chỉ có original content mới “có giá”, còn content xào đi xào lại là… rẻ tiền. Trên thực tế người dùng có xu hướng click vào nội dung tổng hợp hơn là nội dung gốc, vì họ nghĩ rằng một bài tổng hợp sẽ đầy đủ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, balanced content vẫn hiệu quả nhất về tất cả các chỉ số. Nên lời khuyên dành cho bạn là hãy kết hợp cả 2 loại, vừa tự tạo original content, vừa tham khảo, bổ sung thông tin từ nhiều nguồn khác.

Một số lưu ý dành cho bạn khi làm curated content:

Cẩn trọng vấn đề bản quyền: Đặc biệt là đối với video. Facebook và YouTube đều có chính sách phạt rất nặng đối với những video vi phạm vấn đề bản quyền. Hãy sử dụng những nguồn video không bản quyền hoặc xin permission của tác giả trước khi làm.

Tổng hợp, chứ không phải copy & paste: Đối với copy “nguyên xi” nội dung, câu chữ thì Google sẽ là người xử lý bạn. Những bài viết trên website không unique về mặt câu chữ sẽ không có hi vọng chen chân vào top đầu tìm kiếm.

Chuyển đổi định dạng content: Một cách curation khá hay là tổng hợp thành một định dạng khác, chẳng hạn như tổng hợp nhiều video thành một bài viết, tổng hợp nhiều bài viết thành một infographic hay ebook…

Nói chung, hãy là một curator “đạo đức” chứ đừng “đạo nhái”.

USER GENERATED CONTENT

User generated content (còn gọi là UGC) là nội dung do người dùng tự tạo. Nhiều khi chính người dùng, hay nói chính xác hơn là người hâm mộ, sẽ là lực lượng hùng hậu giúp lan tỏa thương hiệu cho bạn.

Bạn có nhớ khoảng thời gian Coca-Cola làm mưa làm gió với chiến dịch “Share a Coke”, in tên người dùng lên vỏ lon không? Chỉ trong vài ngày, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những lon Coca do người dùng tự chia sẻ. Họ thích thú khi có một sản phẩm như dành riêng cho mình và muốn khoe ngay với mọi người, không cần thêm một tác động đáng kể nào từ thương hiệu.

UGC đang là một xu hướng content cực hot cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhưng làm sao để “đòi” người dùng tạo nội dung cho bạn bây giờ? Một số cách thường gặp là:

 Làm cho người dùng “khao khát” sản phẩm của bạn: Để làm được điều này thì trước tiên sản phẩm của bạn phải đặc biệt hấp dẫn, hoặc cực kì nổi tiếng, hoặc cực kì khan hiếm. Khoe hàng hiệu lên trang cá nhân là chuyện thường tình rồi. Nhưng bạn có nhớ những thỏi son Ofelia Nightfall Matte Lipstick phiên bản giới hạn của dòng Ofelia không? Lượng người đặt mua làm tắc nghẽn cả website và hàng sold out trong nháy mắt. Vậy nên cô nàng nào “săn” được một thỏi Nightfall mà không tự hào khoe chiến tích trên mạng?

 Customize sản phẩm/trải nghiệm người dùng: Ví dụ điển hình chính là campaign rầm rộ kể trên từ Coca-Cola. Tuy nhiên, nếu chỉ là một thương hiệu be bé, bạn vẫn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng một tấm thiệp viết tay hay một lời cảm ơn chẳng hạn. Sự quan tâm đó làm tim họ “rung rinh” và muốn chia sẻ điều đó trên trang cá nhân của mình.

 Xin feedback của khách hàng: Đây là “chiêu” rất hay được các shop thời trang sử dụng. Diện một bộ váy xinh xắn đi chơi, chụp ảnh đẹp, đăng lên mạng và đề cập đến tên shop là một việc khá đơn giản, chỉ cần bạn ngỏ lời. Để thêm phần “kích thích”, bạn có thể tổ chức một cuộc thi xem ảnh ai đẹp nhất, hay tặng cho mỗi feedback một món quà nhỏ như voucher giảm giá, vv…

 Tạo ra một Hashtag Challenge: Bạn khơi mào một thử thách, và khuyến khích mọi người thực hiện nó, đăng lên mạng cùng với hashtag. Đây là hình thức thịnh hành trên Instagram và TikTok. Học hỏi ngay cách làm của Bộ Y tế trong chiến dịch Ở nhà vẫn vui trong đợt dịch vừa qua.

*****

SYNDICATED CONTENT

Syndicated content là nội dung của bạn được đưa lên trang của bên thứ 3 để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Việc mang nội dung sang nhà người khác “để nhờ” có một số lợi ích như:

 Tiếp cận được một nhóm đối tượng rộng hơn: Càng “nhờ vả” được đối tượng có độ phủ rộng (và phù hợp) thì bạn càng chạm được đến nhiều khách hàng tiềm năng.

 Tăng tần suất xuất hiện: Khách hàng đi đâu cũng nhìn thấy bạn, họ sẽ bắt đầu chú ý và ghi nhớ thương hiệu của bạn.

 Tăng traffic về website: Tại sao đăng bài ở trang người khác lại giúp tăng traffic về website nhà mình? Bạn càng đặt được backlink hay tên thương hiệu mình ở những website mạnh và uy tín, Google càng đánh giá cao bạn. Những nội dung trên website của bạn sẽ được ưu ái tăng hạng trên Google index và tất nhiên, lượng truy cập cũng sẽ nhiều hơn.

Nhưng làm syndicated content như thế nào? Có những cách khác nhau để bạn tiếp cận như:

 Co-Marketing: Hai doanh nghiệp hợp tác với nhau để làm co-branded offer. Mỗi bên đều sản xuất content để promote cho offer đó. Ví dụ như để quảng bá chương trình “thanh toán Ministop bằng Ví MoMo”, cả 2 thương hiệu đều thực hiện nội dung với cùng một mục đích.

 Social Syndication: Thương hiệu A nhờ thương hiệu B đăng nội dung lên các kênh social của B. Việc này khá đơn giản vì đăng bài trên social không mất nhiều tiền bạc hay công sức. Nội dung có thể do bên A cung cấp, cũng có thể do bên B tự làm hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với trang của họ.

 Press Releases: Đăng nội dung lên báo chí (kenh14.vn, zing.vn…), bài viết theo phong cách báo chí và dẫn link về trang của thương hiệu. Thông thường, bạn sẽ mất phí book bài, nhưng cũng có một số trường hợp miễn phí. Bài viết có thể do thương hiệu cung cấp, hoặc người bên phía báo sẽ viết theo định hướng của thương hiệu.

 Paid Syndication: Đăng bài có trả phí lên những trang cụ thể. Thông thường sẽ có những công ty dịch vụ giúp bạn liên hệ đăng bài.

 Influencer Marketing: Một xu hướng đang cực kì hiệu quả. Vì người tiêu dùng không tin những gì thương hiệu nói, họ tin bạn bè, người thân, người có ảnh hưởng. Influencer marketing không chỉ là “đăng bài trên trang của influencer”. Bạn còn phải biến hóa nội dung sao cho phù hợp với người mà bạn đang hợp tác, ý tưởng, câu chữ phải khớp với phong cách của họ. Đôi khi, nội dung là do chính influencer đó sản xuất theo những gì đã bàn với thương hiệu.

Ngoài ra, syndicated content còn một số hình thức khác như Guest Blogging, RSS Feeds…

Điều quan trọng bạn cần nhận thấy, syndicated content khác original content ở chỗ phải điều chỉnh cho phù hợp với nơi mà bạn sẽ đăng, và đôi khi không phải do chính bạn sản xuất.

*****

EMPLOYEE GENERATED CONTENT

Employee Generated Content (hay còn gọi là EGC) là nội dung do đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp tạo ra (tất nhiên là ngoài nhân viên content), bao gồm cả bài viết, hình ảnh, video… Những nội dung này thường là về sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp, lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ.

Cũng như UGC, EGC có khả năng gây dựng lòng tin của người dùng. Nhân viên của công ty mang tiếng nói của “người trong cuộc”, những chia sẻ chân thật của họ sẽ đáng tin hơn những đoạn quảng cáo lung linh. Đôi khi, bạn sẽ phát hiện được những ý tưởng độc đáo mà chính team marketing của công ty không thể nghĩ ra. Chưa kể, tận dụng EGC giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo và thắt chặt tình cảm nội bộ.

Đôi khi người nhân viên không nhất thiết phải tự viết và đăng tải nội dung về bản thân mình, mà câu chuyện của họ có thể được kể dưới góc nhìn của một người khác.

Có một công ty mà chúng ta thường nghe nói rất nhiều về những nhân viên của họ – Grab. Nào là anh tài xế đáng yêu chuẩn bị cả wifi, bánh kẹo trong chuyến đi, nào là nữ tài xế chuyên hỗ trợ những nơi có tai nạn, nào là “anh hâm” chạy Grab miễn phí khắp Sài Gòn… Sao phải tìm nội dung ở đâu xa xôi khi bạn có thể khai thác chính đội ngũ nhân viên hùng hậu của mình, với hàng trăm những câu chuyện phong phú và chân thật?