1. Đặt mình vào vị trí khách hàng
Đóng vai một khách hàng bình thường để trải nghiệm cảm giác của họ từ khi nghiên cứu, mua và kết nối với sản phẩm của bạn. Thử đặt hàng, tương tác qua tất cả các kênh có sẵn, thậm chí là gửi yêu cầu hỗ trợ. Những thử nghiệm này nên được thực hiện bởi cả người trong nội bộ và người ngoài công ty.
2. Sử dụng dữ liệu
Tiếp thị dựa trên dữ liệu là một trong những xu hướng digital marketing sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Dữ liệu có ở khắp mọi nơi. Chúng ta sử dụng dữ liệu để xem cách họ tương tác trên trực tuyến và trong cửa hàng. Chúng ta sử dụng dữ liệu để truyền tải những nội dung liên quan mật thiết đến insight của họ.
3. Phân khúc đối tượng
Phân khúc đối tượng của bạn để dễ dàng xác định phương thức tiếp cận. Chẳng hạn, nam giới dùng điện thoại iOS, làm việc trong lĩnh vực công nghệ, độ tuổi 25-35 sẽ có nhiều khả năng mua hàng dựa trên các thông số kĩ thuật. Nếu bạn đang tiếp thị cho đối tượng đó, hãy lưu ý nêu bật những thông số này.
4. Sử dụng nội dung làm remarketing
Nếu một khách hàng đã bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán, hãy tiếp cận họ bằng những nội dung nhắc nhớ, khơi gợi lại nhu cầu. Nếu một khách hàng đã từng mua hàng, hãy tiếp cận và giới thiệu cho họ những sản phẩm đi kèm, bổ sung…
Loại nội dung này khiến người dùng cảm thấy được quan tâm một cách cá nhân hóa, thúc đẩy tương tác, sự trung thành và tăng khả năng mua hàng.
5. Liên kết giữa các kênh và thiết bị
Ngày càng có nhiều người sử dụng nhiều thiết bị trong 1 hành trình mua hàng. Hãy chắc chắn bạn có thể lắng nghe và phản hồi tất cả những tương tác này. Ví dụ, một nhà bán lẻ thương mại điện tử cần “bảo toàn” những sản phẩm đã được khách hàng thêm vào giỏ. Nếu khách hàng thêm sản phẩm bằng điện thoại thì khi đăng nhập bằng máy tính, giỏ hàng vẫn được dữ nguyên và có thể thanh toán ngay.
Dưới đây là sơ đồ về hành trình mua hàng đa thiết bị của người dùng.
Muốn thực hiện được một trải nghiệm omni-channel, trước hết bạn phải hiểu rõ các nền tảng và các kênh tiếp thị, đặc biệt là các nền tảng digital.