Dịch Covid-19, bạn phải đi máy bay: Để không bị lây virus, 4 điều phải nhớ nằm lòng

Thông tin nhiều người nhiễm Covid-19 vì đi cùng một chuyến bay có bệnh nhân dương tính với virus này đã khiến những người đi máy bay công tác, hay có việc lo lắng. Vậy đi máy bay mùa dịch cần lưu ý điều gì để an toàn?
Trên chuyến bay VN0054 từ London về đến Hà Nội sáng sớm 2.3 có hành khách N.H.N (ngụ Hà Nội) được xác nhận nhiễm Covid-19, ngay sau đó, nhiều người cùng chuyến bay cũng phải cách ly điều trị vì dương tính với Covid-19. Vậy đi máy bay trong mùa dịch cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19?
Mang theo dung dịch rửa tay sát khuẩn
Vừa từ Hàn Quốc về Việt Nam vào ngày 29.2 trên chuyến bay của Vietnam Airlines, chị Bùi Thị Ngọc Bích (28 tuổi, quê Đắk Nông) cho biết, thông thường hãng sẽ cung cấp cơm cho chặng bay khoảng 5 tiếng này. Nhưng khi có dịch, hãng đổi cơm thành 1 ổ mì mặn và 1 ổ mì ngọt cùng 1 chai nước suối.
Tuy nhiên, trong suốt cả chuyến bay, nhân viên không phục vụ dung dịch rửa tay sát khuẩn, các vị trí khác trên máy bay cũng không có gel rửa tay sát khuẩn.
Trao đổi với phóng viên, hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, hiện hãng không cung cấp dung dịch diệt khuẩn trên máy bay mà chỉ cấp tại các phòng khách Bông Sen ở mặt đất.
Hãng có phát khẩu trang trên một số chuyến bay từ vùng dịch về nếu hành khách có yêu cầu, tuy nhiên, số lượng khẩu trang hạn chế nên hãng khuyến cáo hành khách chủ động trang bị và đeo khẩu trang của mình để tránh lây nhiễm.
“Hiện các chuyến bay nội địa không giới hạn chất lỏng có nồng độ cồn dưới 24%, còn bay quốc tế mới áp dụng quy định không quá 100ml/chai nên khách có thể cân nhắc để mang gel rửa tay sát khuẩn cho phù hợp”, đại diện hãng hàng không cho biết.
Mở chế độ lọc khí
Một chuyên gia thiết kế hệ thống lọc khí chống dịch cho biết, trên máy bay có hệ thống luân chuyển không khí áp lực dương, ngay trên đỉnh đầu mỗi hành khách.
Nếu hệ thống đó bật thì sẽ tạo luồng khí sạch từ trên xuống dưới mỗi hành khách, khí cũ bị hút vào hệ thống lọc. Về vấn đề này, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cũng cho biết, hệ thống lọc khí vẫn duy trì hoạt động trên tất cả các chuyến bay.
“Toàn bộ máy bay của Vietnam Airlines đều được các nhà sản xuất Boeing và Airbus trang bị hệ thống màng lọc không khí HEPA (High Efficiency Particulate Air) ngay từ thời điểm tiếp nhận, giúp giảm xuống tối thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn, virus trên chuyến bay. Hệ thống này giúp loại bỏ đến hơn 99,99% các phần tử như hạt bụi, phấn hoa, tế bào da người, vi khuẩn và virus có kích thước tối thiểu từ 0,001 micromet”, đại diện hãng cho hay.
Hạn chế vịn tay
Những vị trí được nhiều người chạm tay nhất lại chính là những nơi chứa nguy cơ có vi khuẩn có hại rất cao như: tay vịn máy bay, thang lên máy bay, thanh vịn trong nhà vệ sinh, bồn rửa mặt trên máy bay,…
Do vậy, theo những hành khách người Việt vừa trở về từ Hàn Quốc, khi “xứ sở Kim Chi” bùng phát dịch Covid-19, họ luôn trong tâm thế đề phòng cao độ. Không chạm tay vào các vị trí mà nhiều người có khả năng chạm. Trường hợp lỡ chạm vào thì ngay lập tức dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn hoặc rửa tay với xà bông.
“Không chỉ trên máy bay, mà trước khi lên máy bay, tôi cũng không chạm vào tay vịn thang cuốn, khay đựng đồ tại cửa kiểm tra an ninh và tất cả các bề mặt trong nhà vệ sinh”, một người Việt vừa trở về từ Hàn Quốc cho biết.
Hạn chế vào nhà vệ sinh
Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, cũng vừa cho rằng, nhà vệ sinh chính là nơi có nguy cơ lây lan Covid-19 lớn nhất. Ông nói: “Các khu vực công cộng sử dụng chung thường có nguy cơ lớn nhất” trong lây lan virus gây dịch Covid-19, đặc biệt là nhà vệ sinh”.
Do đó, nếu trên máy bay bạn có thể hạn chế sử dụng nhà vệ sinh khi thật cần thiết, hoặc nếu cần phải sử dụng trên các chuyến bay dài thì hãy rửa tay thật kỹ trước khi rời khỏi.
Ngoài những lưu ý trên, để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19 khi đi máy bay, mỗi người cần phải luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người. Hãy mang bao tay y tế khi tiếp xúc nơi công cộng, hoặc phải rửa tay với xà bông, dùng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần chạm vào các vị trí mà nhiều người có thể chạm.

The art of making fake food in Japan: Looking “real” more than real food

In the land of cherry blossoms, making fake food models is considered a form of craft art that requires elaborate, meticulous and long-standing tradition. In particular, this is also a profitable industry, earning a lot of profits for businesses.
This unique art is called Sampuru and has become a long-standing traditional culinary culture in Japan. Most restaurants, food stalls, supermarkets display fake products to illustrate the menu food for diners.
In addition to making the dish eye-catching, appealing and stimulating to the taste, the display of fake food also helps customers have an overview of the food they will choose. A great business strategy: what you see is what you get after ordering.

The idea came to surprise

However, few people know that the idea of ​​making fake food first appeared in Japan in 1926, by Iwasaki Takizo – a citizen living in Osaka. This idea arose in a situation his family was having difficulties when his wife was seriously ill.

One night, Takizo sat next to his wife to care for her under the light of a candle in the room. His mood was confused because he didn’t know how to have money to make ends meet. Suddenly Takizo saw that the wax was flowing, he grabbed it with his finger and saw his fingerprints printed on the wax as the wax dried. Strangely enough, he continued to pour candle wax while it was melting down the mat and discovered that the wax piece when dry also clearly printed the line of projection.

And then he came up with the idea of ​​making a dish out of candle wax. After a period of tinkering, learning from the craftsmen making candles with candles, Takizo made his own dishes. The first product he gave his wife was a model of omelet omelet coated with tomato sauce, and his wife was completely stunned because she could not distinguish between fake and real.

Later, Takizo saw the business potential in his replica products and decided to pioneer the creation of a new art form, becoming the standard for the food industry. This is considered a major change in the life of Iwasaki Takizo as well as in Japanese cuisine.

Iwasaki is truly a visionary as this is a “ripe” time for the revolution of making fake food models. The combination of urbanization, thriving culinary culture and the trend of enjoying exotic foods of countries created the cradle that nurtured Sampuru art in the 1920s.

A work of art requires many meticulous stages

“It’s already a Japanese tradition. The Japanese are very careful, they want to know in advance what they will look like,” said Fujita, 38, an artist who makes fake food. Journalist Yasunobu Nose, who once wrote a book on replica products, said that the art is rooted in the Japanese perspective: in addition to requiring food to be delicious, it must satisfy the sight of eater.

Each sampuru is a work of art and is almost handcrafted with the hands of skilled artisans. All fake food products are not mass produced, but each restaurant and restaurant will have its own requirements, no restaurant like any other restaurant. While many other companies also use a more affordable mass production model, people still prefer hand-crafted works, which are very expensive. Each sampuru model usually costs 10 to 20 times more than the price of the real dish.
According to Fujita, any food can be a fake model. First, the color-mixing plastic will be heated for 10-30 minutes, then poured into the mold (made by pressing the food to be made into molten silicon) and allowed to cool until hardened. Next, the artist will polish the block of product and then paint, and finally paint a glossy layer to preserve the surface color.

Fujita said the hardest part is how to make the fake products look as realistic as possible. And yet, all the small details must be imitated to look like them, so they are laborious to create each small part of the product with the number doubled, tripled. For example, if they wanted to model rice plates, they had to make individual rice grains individually by attaching glue to many white beads.

With chopsticks such as ramen, all the ingredients of the dish will be individually processed and then assembled into a bowl carefully. The artisans also shaped the products combined with chopsticks, spoons and decorated other items in the restaurant. The noodles are made from stretched plastic chains that bend like the real thing. Slices of pork, chopped garlic and half a hard-boiled egg will be meticulously molded before being placed in hard plastic broth.

Nghệ thuật làm thức ăn giả tại Nhật Bản

Ở xứ sở hoa anh đào, thực hiện các mô hình thức ăn giả được xem là một loại hình nghệ thuật thủ công đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và có truyền thống từ lâu đời. Đặc biệt, đây còn là ngành công nghiệp sinh lời, thu về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Môn nghệ thuật độc đáo này có tên gọi là Sampuru và trở thành nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời ở Nhật Bản. Hầu hết các nhà hàng, quầy thức ăn, siêu thị đều trưng bày sản phẩm giả để minh họa thức ăn trong thực đơn cho thực khách.
Ngoài việc nó khiến món ăn trông bắt mắt, hấp dẫn và kích thích vị giác, việc trưng bày thức ăn giả còn giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về món ăn họ sẽ chọn lựa. Một chiến lược kinh doanh rất tuyệt vời: những gì bạn thấy là những gì bạn sẽ nhận được sau khi gọi món.

Ý tưởng nảy đến bất ngờ

Thế nhưng, ít ai biết rằng ý tưởng làm thức ăn giả xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1926, do Iwasaki Takizo – một công dân sống tại Osaka nghĩ ra. Ý tưởng này nảy sinh trong hoàn cảnh gia đình ông đang gặp khó khăn, khi vợ ông bị bệnh nặng.

Vào một đêm nọ, Takizo ngồi cạnh vợ để săn sóc cho bà dưới ánh nến le lói trong căn phòng. Tâm trạng ông rối bời vì không biết làm cách nào có tiền để trang trải cuộc sống. Bỗng Takizo thấy sáp nến đang chảy, ông dùng ngón tay hứng lấy và thấy dấu vân tay của mình in lên miếng sáp khi miếng sáp khô lại. Thấy kỳ lạ, ông tiếp tục đổ sáp nến khi còn nóng chảy xuống chiếu và phát hiện miếng sáp khi khô cũng in rõ ràng đường lằn chiếu.

Và rồi ông nảy ra ý tưởng làm món ăn từ sáp nến. Sau một thời gian mày mò, học hỏi từ những người thợ làm đồ vật bằng sáp nến, Takizo tự tay làm những mô hình món ăn. Sản phẩm đầu tiên ông tặng vợ là mô hình món trứng cuộn omelet phủ sốt cà, và vợ ông hoàn toàn sửng sốt vì không thể phân biệt thực giả.

Sau đó, Takizo nhìn thấy tiềm năng kinh doanh trong những sản phẩm bản sao của mình và quyết định tiên phong trong việc tạo ra loại hình nghệ thuật mới, trở thành tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Đây được coi là chuyển biến lớn trong cuộc đời Iwasaki Takizo cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản.

Iwasaki quả thực là một người có tầm nhìn xa khi đây là thời gian “chín muồi” cho cuộc cách mạng làm mô hình thức ăn giả. Sự kết hợp của đô thị hóa, nền văn hóa ẩm thực phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướng thưởng thức những món ăn kỳ lạ của các nước đã tạo ra cái nôi nuôi dưỡng nghệ thuật Sampuru vào những năm 1920.

Một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ

“Nó đã là truyền thống của Nhật Bản rồi. Người Nhật cẩn thận lắm, họ muốn biết trước món họ ăn sẽ trông như thế nào”, Fujita, 38 tuổi, nghệ nhân chế tác đồ ăn giả, cho biết. Nhà báo Yasunobu Nose, người đã từng viết sách về sản phẩm bản sao, cho rằng bộ môn nghệ thuật này bắt nguồn từ quan điểm của người Nhật: ngoài đòi hỏi món ăn phải ngon miệng, nó còn phải thỏa mãn được thị giác của người ăn.

Mỗi chiếc sampuru là một tác phẩm nghệ thuật và gần như được làm thủ công bằng chính đôi tay của những nghệ nhân cao tay nghề. Mọi sản phẩm thức ăn giả không được sản xuất hàng loạt, mà mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ có những yêu cầu riêng, không nhà hàng nào giống nhà hàng nào. Tuy nhiều công ty khác cũng vận dụng mô hình sản xuất hàng loạt có giá cả phải chăng hơn, người ta vẫn chuộng những tác phẩm được làm một cách thủ công, vốn rất đắt đỏ. Mỗi một vật mẫu sampuru thường có giá gấp 10 đến 20 lần so với giá của món ăn thật đó.
Theo Fujita, mọi thực phẩm đều có thể làm mẫu vật giả. Đầu tiên, nhựa trộn màu sẽ được đun nóng từ 10-30 phút, sau đó đổ vào khuôn (được tạo ra bằng cách nhấn thực phẩm cần tạo vào silicon nóng chảy) và để nguội cho đến khi cứng lại. Tiếp theo, nghệ nhân sẽ đánh bóng khối sản phẩm rồi thực hiện công đoạn sơn vẽ, và cuối cùng phủ một lớp sơn bóng để bảo quản màu bề mặt.

Fujita cho biết công đoạn khó nhất là làm sao để màu trên sản phẩm giả giống thật nhất có thể. Chưa hết, mọi chi tiết nhỏ nhặt cũng phải bắt chước làm sao cho thật giống, do đó họ đều tốn công sức tạo ra từng bộ phận nhỏ của sản phẩm với số lượng nhân đôi, nhân ba. Chẳng hạn như, nếu muốn làm mô hình đĩa cơm, họ phải làm riêng lẻ từng hạt cơm một bằng cách dùng keo đính lên nhiều hạt cườm màu trắng.

Với những món sử dụng đũa như mì ramen, mọi thành phần của món ăn sẽ được chế tác riêng lẻ rồi sau đó lắp ráp vào trong chiếc bát một cách cẩn thận. Những nghệ nhân còn tạo hình sản phẩm kết hợp với đũa, muỗng và trang trí thêm những vật dụng khác trong nhà hàng. Sợi mì được làm từ những chuỗi nhựa dẻo kéo dài và uốn cong y như thật. Lát thịt lợn, tỏi xắt nhỏ và nửa quả trứng luộc sẽ được đúc khuôn tỉ mỉ trước khi cho vào nước lèo bằng nhựa cứng.

One of Japan’s Most Unique Foods – Shirouo no Odorigui (Dancing Fish)

Japan is a country associated with the sea, so the food they consume every day is related to the fresh food caught from the sea. Referring to the land of the rising sun is referring to the long-standing traditional culture with the meticulous attention to detail. Therefore, enjoying fresh food is also considered in the unique culture of Japan. Especially for fish, the average consumption of cherry blossoms will be 5 times higher than that of other countries in the world.

Shirouo no Odorigui is a traditional Japanese dish made from transparent young fish. Odorigui in Japanese means “dancing when eaten”, and as the name implies, when you enjoy this dish, the young fish will “dance” in your mouth, making you extremely excited. , in the Edo period over 300 years ago, spring floods often caused great damage to crops in Fukuoka as well as southern Japan. Therefore, the landlord (daimyo) here hired farmers from nearby villages to clean up after the disaster. In thanks, daimyo gave these farmers a few barrels of sake so they could drink right on the river bank. While drinking, they grabbed the small fish underwater with their hands and put them in their mouths. Since then began the tradition of eating Shirouo in Fukuoka and gradually gained popularity in many localities of Japan.

Hirouo are very small fish, transparent and eaten raw, They look like mirror eels and 13 cm long. In English, it is called ice goby, and in Japanese it is called shiro-uo, which is the fish used to make shirauo no odorigui, or raw fish. Small fish will struggle in your mouth when you eat them, which is why it’s called “shiro no odorigui”, meaning “dancing fish”. The interesting thing about this dish is to feel the fish dancing in the mouth when eating, many people think that the interesting thing about Shirouo no odorigui is that when you eat, the fish will dance or sniff in the mouth. And this is a very interesting feeling.Shiro no odorigui (dancing fish).

These transparent fish are kept in a large bowl containing little water. People prepare one more egg and some vinegar. When eating, diners crack the egg into a cup and mix with a little vinegar. The vinegar mixes into the shirouo to make the fish scratchy, making the fish “dance” stronger than usual, creating a “feeling” more for people to enjoy. Many people often chew small fish, but how to enjoy Shirouo no Odorigui It must really be swallowed raw and drunk with sake. Meanwhile, the feeling of the fish “swimming around” in the stomach will make anyone who has the opportunity to enjoy are surprised and excited. And this is also a unique point, making Shirouo no Odorigui become a specialty dish unique to Japan.

Shirouo fish are only available in the spring, so when Japanese people enjoy this dish, it is also the time when the cold winter is over. In Japan, there are many restaurants serving Shirouo no Odorigui which are only open during the season of Shirouo fish. These restaurants only seem to exist as spring and will be dismantled by the end of the annual Shirouo season. If you have the opportunity to visit the land of the rising sun and love the raw food, you will not be able to miss this interesting dish.

Tăng level thưởng thức món sống của Nhật với – Cá Nhảy tanh tách trong miệng?!

Nhật Bản là một quốc gia gắn liền với biển, do vậy thực phẩm họ tiêu thụ hằng ngày điều liên quan đến những đồ tươi sống được bắt lên từ biển. Nhắc đến xứ sở mặt trời mọc là nhắc đến những văn hóa truyền thống lâu đời với những sự cầu kỳ chuẩn đến từng chi tiết. Chính vì vậy thưởng thức đồ ăn tươi sống cũng được xét vào văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Đặc biệt là các loại cá, trung bình lượng ca tiêu thụ của xứ hoa anh đào sẽ gấp 5 lần so với những đất nước khác trên thế giới.

Shirouo no Odorigui là một món ăn truyền thống của người Nhật Bản được chế biến từ những con cá non trong suốt. Trong tiếng Nhật Odorigui có nghĩa là “nhảy múa khi được ăn”, và cũng đúng như cái tên, khi bạn thưởng thức món ăn này, những chú cá non sẽ “nhảy múa” trong miệng khiến bạn vô cùng thích thú.Tương truyền, ở thời Edo cách đây hơn 300 năm, lũ lụt vào mùa xuân thường gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng tại Fukuoka cũng như vùng phía nam Nhật Bản. Vì vậy, địa chủ (daimyo) ở đây đã thuê nông dân các làng lân cận dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai. Để cảm ơn, daimyo tặng những người nông dân này vài thùng rượu sake để họ uống ngay trên bờ sông. Trong khi uống, họ dùng tay túm lấy con cá nhỏ dưới nước và cho luôn vào miệng. Từ đó bắt đầu truyền thống ăn Shirouo tại Fukuoka và dần phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản.

Hirouo là những chú cá rất nhỏ, trong suốt và được ăn sống, Chúng có ngoại hình trông giống những con lươn gương và dài 13 cm. Trong tiếng Anh, nó được gọi là cá bống băng (ice goby), trong tiếng Nhật nó được gọi là shiro-uo, đây là loài cá dùng làm nguyên liệu cho món shirauo no odorigui tức là là món cá sống. Những con cá nhỏ sẽ giãy giụa trong miệng khi bạn ăn, chính vì thế món này mới có tên “shiro no odorigui”, nghĩa là “cá nhảy múa”. Điều thú vị của món ăn này là cảm nhận những chú cá nhảy múa trong miệng khi ăn.Nhiều người cho rằng, điều thú vị của món Shirouo no odorigui là khi bạn ăn, những chú cá sẽ nhảy hoặc ngó ngoáy trong miệng. Và đây là cảm giác rất thú vị.Shiro no odorigui (cá nhảy múa).

Về cơ bản đây là món cá sống. Tuy nhiên, do đặc trưng của món là ăn sống nên cách thưởng thức cũng có phần đặc biệt. Những chú cá trong suốt ấy được đựng trong một bát lớn có chứa ít nước. Người ta chuẩn bị thêm một quả trứng và chút giấm.

Khi ăn, thực khách đập quả trứng vào cốc và trộn với một chút giấm. Giấm trộn vào shirouo để làm cá xót, khiến cá “nhảy múa” mạnh hơn bình thường, tạo “cảm giác” nhiều hơn cho người thưởng thức.Nhiều người thường nhai những con cá nhỏ, tuy nhiên cách thưởng thức món Shirouo no Odorigui thực thụ phải là nuốt sống và uống cùng với rượu sake. Khi đó, cảm giác những con cá “bơi tung tăng” trong dạ dày sẽ khiến cho bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều phải bất ngờ và thích thú. Và đây cũng chính là điểm độc đáo, khiến Shirouo no Odorigui trở thành món ăn đặc sản chỉ có ở Nhật Bản

Cá Shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật thưởng thức món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng phục vụ Shirouo no Odorigui chỉ mở cửa trong mùa có cá Shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa Shirouo hằng năm. Nếu có dịp ghé lắm xứ sở mặt trời mọc và yêu thích những món ăn sống thì bạn sẽ không thể nào bỏ lỡ món ăn thú vị này.

Sashimi – Món sống truyền thống từ Nhật.

Sashimi – Món ăn độc đáo từ đất nước mặt trời mọc Nhắc đến văn hóa ẩm thực xứ sở hoa anh đào là nhắc đến một nền văn hóa truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí độc đáo. Đó là món sushi truyền thống, là món súp miso nổi tiếng… Nhưng độc đáo nhất vẫn là món ăn sống Sashimi.

Với người Nhật món ăn luôn mang lại may mắn và hạnh phúc vì vậy nguyên liệu và cách chế biến rất được coi trọng. Sashimi là tên gọi chung cho những món ăn sống mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Đây là món ăn rất phổ biến trong thực đơn của người Nhật, bởi lẽ họ cho rằng các món ăn từ hải sản nói chung và đặc biệt cá là loài thông minh nên các món ăn từ cá rất có lợi cho người thưởng thức.

Sashimi dịch ra tiếng Việt tức là “xẻo thân”, hiểu một cách đơn giản nhất đó là món cắt thịt sống để ăn. Thường nguyên liệu chính người Nhật dùng để chế biến Ashimi là các loài cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa…bên cạnh đó các loài hải sản khác như bạch tuộc, tôm biển cũng rất thích hợp để chế biến thành món ăn sống độc đáo này.

Đôi khi họ còn “phá cách” bằng cách dùng thịt bò hay thịt ngựa để làm Sashimi. Với các nguyên liệu kể trên, thái lát mỏng tùy thuộc nguyên liệu và cách chế biến của mỗi người, có thể dài ngắn, hoặc tạo hoa văn trang trí giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Ăn kèm Sashimi không thể thiếu là các lại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như gừng mà đặc biệt là gia vị truyền thống của Nhật là wasabi. Và tất nhiên không thể bỏ qua các lại rau tía tô, củ cải trắng và tảo biển.

Tuy là món ăn sống nhưng Sashimi rất dễ ăn, đảm bảo an toàn cho người thưởng thức và còn mang lại cảm giác lạ miệng bất ngờ. Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, do được chế biến từ hải sản nên đây còn là món ăn bổ dưỡng. Với sự kết hợp của các gia vị truyền thống, vị tanh của thịt sống biến mất, thay vào đó là cảm giác ngọt mát, tươi rói của hải sản đặt trên đá lạnh, kết hợp với một chút cay, một chút chua ngọt hấp dẫn. Món ăn vừa có vị mát lạnh nhưng cũng vừa đủ ấm bụng bởi những gia vị có tính hàn, nhiệt kết hợp thật khéo léo.

Ai đã một lần thưởng thức Sashimi đều có thể cảm nhận được sự tươi sống của món ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những lát hải sản được xếp một cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và tía tô.
Cảm giác đầu tiên khi ăn Sashimi là vị cay xộc đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Tất cả như tan vào trong miệng, trôi tuột xuống bao tử rồi mà khiến thực khách ấn tượng mãi không thôi.

Travel advice for coronavirus outbreak period

Currently, Corona disease, also known as Covid-19, is still a concern for countries around the world because the disease can spread quickly, but symptoms usually flare up after 14 days to ensure safety. for yourself and those around you. Acute respiratory infections due to the new strain of Corona virus are acute infectious diseases, so people need to protect themselves as a regular birth, wash their hands with soap immediately after contact with clothes. objects to avoid raising hands, eyes, nose, mouth.

Use a facemask when communicating with people outside and change it often to keep it clean. Because this is a respiratory disease, sneezes or coughs when a person needs to use a tissue or a hand to cover and regularly rinse your mouth with antiseptic mouthwash. If you feel any of the following signs, you should urgently go to the nearest hospital or health department to check for risks.

Sufferers often have symptoms such as fever, cough, shortness of breath, severe cases of pneumonia, which can cause acute respiratory failure and the risk of death especially in people who have had chronic illness, background disease. So far, the disease has no specific treatment drugs and vaccines, so please pay attention not to focus in crowded places. Houses must be regularly cleaned and opened to provide better air. Boost your health by eating lots of fruits, drinking plenty of fluids and getting enough sleep to avoid weakness.

At the time of the outbreak, traveling between countries is being strictly controlled because the airport is the most crowded place to travel, you should prepare yourself some protection tips. travel when and where you should or should travel during this Corona outbreak.

Woman hand take alcohol cleaning gel from gel bottle on gray background

Tourists should pay attention to regular hand washing with antibacterial soap and water and make sure to rub for at least 20 seconds to kill bacteria after touching objects such as money, public items ( doorknob, wiper), wash your hands before putting your hands on your face or mask (a dirty mask can make you sick, too). If there is no water or soap to use right away, it can be replaced with a dry hand sanitizer instead. Note that visitors should use a dry hand gel with an alcohol content of 70% or higher to ensure safety for themselves. Do not use homemade, self-produced gel / hand wash products sold online. society to ensure personal safety.

When traveling, tourists should limit contact with shared items such as blankets or magazines, dining tables, handles. If the flight is too long than 4 hours, you should prepare a pillow to bring before you fly. On choosing for themselves domestic flights to enjoy yet more safe to avoid countries with strong outbreaks of disease!

Những lưu ý khi phải di chuyển nhiều vào mùa Corona

Hiện nay bệnh Corona hay còn được gọi là Covid-19 vẫn đang là mối e ngại với các nước trên thế giới vì bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng nhưng triệu chứng phát bệnh thường bộc phát sau 14 ngày nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên mọi người cần phải bảo vệ bản thân cho mình như là về sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với đồ vật tránh đưa tay lên, mắt, mũi, miệng.

Dùng khẩu trang khi giao tiếp với mọi người bên ngoài và thay khẩu trang thường xuyên để giữ vệ sinh. Vì đây là bệnh có liên quan đến đường hô hấp nên khi hắt hơi hay ho cá nhân cần phải sử dụng khăn giấy hoặc tay để che lại và thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng. Nếu cảm thấy có những dấu hiệu sau đây nên khẩn trương đến bệnh viện hay sở y tế gần nhất đê khám bệnh đề phòng rủi ro.

Người mắc bệnh thường có triệu chứng như sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong đặc biệt ở những người đã có bệnh lý mãn tính, bệnh nền. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vacxin phòng bệnh nên xin mọi người lưu ý không tập trung ở nhưng nơi đông người. Nhà ở thì phải thường xuyên lau dọn và mở cửa để thoáng không khí tốt hơn. Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để tránh tình trạng cơ thể bị suy nhược.

Vào thời điểm dịch bệnh đang bùng phát thì việc đi du lịch giữa các nước đang được kiểm soát một cách nghiêm ngặt vì sân bay là chốn đông người ra vào nhất dễ lây bệnh nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình một số mẹo bảo vệ bản thân khi đi du lịch và nhưng nơi nên đi hay trong nên đi du lịch trong khoảng thời gian bùng phát dịch Corona này.

Woman hand take alcohol cleaning gel from gel bottle on gray background

Khách du lịch nên chú ý đến việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và nước và đảm bảo chà trong ít nhất 20 giây để diệt vi khuẩn sau khi đã chạm vào các đồ vật như là tiền, các vật dụng công cộng (tay nắm cửa, gạt nước), rửa tay trước khi đưa tay lên mặt hay khẩu trang (khẩu trang bẩn cũng khiến bạn bị lây bệnh). Nếu không có nước hay xà phòng để sử dụng ngay thì có thể thay thế bằng dung dịch rửa tay khô chỉ dùng thay thế. Lưu ý du khách nên dùng loại gel rửa tay khô có nồng độ cồn 70% trở lên mới bảo đảm an toàn cho bản thân không nên sử dụng những loại gel/nước rửa tay tự chế, tự sản xuất bán không chính thống trên mạng xã hội để đảm bảo an toàn cho cá nhân.

Khi lên máy bay khách du lịch cần hạn chế tiếp xúc vật dụng dùng chung nhiều lần như mền gối hay tạp chí, bàn ăn, tay cầm. Nếu như chuyến bay quá dài trên 4 tiếng thì bạn nên chuẩn bị mền gối mang theo trước khi bay. Về việc lựa chọn cho mình những chuyến bay nội địa để tận hưởng lại còn an toàn nữa tránh đến những nước có vùng dịch đang lây lan nhé !

Unique & Prettiest Starbucks Outlets In Japan – Part 1

Starbucks has many large and small shops all over the world, but stores in Japan are popular with international visitors because of the harmonious combination of Japanese culture with the typical elements of Starbucks. in design creations, interior architecture, product displays, as well as in limited editions of drinks (such as cherry milk Latte), etc.

Nineizaka Yasaka Chaya, Kyoto
Renovated from an old house more than 100 years old. This shop is full of tourists every day, called the Edo-style Starbucks.


Kawagoe Kanetsuki-dori, Saitama
Continuing to be an old Japanese style in Kawagoe, a village in the Edo-style village.


Hirosaki Koen-mae, Aomori
When coming to Aomori, you should not miss this store, this is the architectural house that was introduced to Japan in Europe in the 19th century.


Dogo Onsen Ekisha, Ehime
This house was built during the Meiji period (1868-1912), the time when Western culture was introduced very strongly.


Dazaifu Tenmangu Omotesando Store, Fukuoka
This shop is like a work of art, created by architect Kengo Kuma. Use more than 2000 wooden bars bracing up to each other.


Meriken Park, Kobe
Starbucks Coffee Kobe Meriken Park has a beautiful view from all directions, with an interior designed with a boat motif, seaport and environmentally friendly.


Starbucks Reserve Roastery Tokyo, Nakameguro
Tokyo also features with the top of the world always in size and architecture. Located next to the Meguro River, this shop is a hallmark that tourists should not miss.

Tổng hợp các cửa hàng Starbucks đẹp nhất Nhật Bản – Phần 1

Starbucks có rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ ở khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên các cửa hàng ở Nhật Bản rất được du khách quốc tế yêu mến chính vì sự kết hợp hài hòa văn hóa Nhật Bản với các yếu tố đặc trưng của Starbucks trong các sáng tạo thiết kế, kiến ​​trúc nội thất, trưng bày sản phẩm cũng như trong các phiên bản giới hạn của đồ uống (ví dụ như Latte sữa vị hoa anh đào), v.v.

Nineizaka Yasaka Chaya, Kyoto
Được sửa lại từ một căn nhà cổ hơn 100 năm tuổi. Cửa hàng này mỗi ngày đều kít khách du lịch, được gọi là Starbucks phong cách thời Edo.

***
Kawagoe Kanetsuki-dori, Saitama
Lại tiếp tục là một phong cách cổ của Nhật tại Kawagoe, một ngôi làng phong cách thời Edo.

***
Hirosaki Koen-mae, Aomori
Khi tới Aomori, không nên bỏ qua cửa hàng này, đây là căn nhà kiến trúc được Âu Châu du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ 19.

***
Dogo Onsen Ekisha, Ehime
Căn nhà này được xây từ thời Meiji (1868-1912), thời điểm văn hoá phương Tây được du nhập rất mạnh.

***
Dazaifu Tenmangu Omotesando Store, Fukuoka
Cửa hàng này thì như là một tác phẩm nghệ thuật, được kiến trúc sư Kengo Kuma sáng tạo. Sử dụng hơn 2000 thanh gỗ chằng chéo lên nhau.

***
Meriken Park, Kobe
Quán cafe Starbucks Coffee Kobe Meriken Park có cảnh quan tuyệt đẹp nhìn từ tất cả các hướng, có nội thất được thiết kế với mô típ con thuyền, cảng biển và thân thiện với môi trường. 

***
Starbucks Reserve Roastery Tokyo, Nakameguro
Tokyo cũng góp mặt với siêu phẩm thuộc top thế giới luôn về quy mô lẫn kiến trúc. Nằm cạnh dòng sông Meguro, cửa hàng này là một dấu ấn mà khách du lịch không nên bỏ qua.