Lễ hội Setsubun của Nhật Bản có điều gì đặc biệt?

Lễ hội Setsubun của Nhật Bản là lễ hội ném đậu truyền thống được tổ chức vào mồng 3 tháng 2 hàng năm. 

Lễ hội ném đậu Setsubun ở Nhật Bản 

Setsubun trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiết phân”, thường được dùng để chỉ ngày trước khi bắt đầu một mùa, ở đây là lập xuân. Mặc dù không được coi là quốc lễ nhưng lễ hội ném đậu Setsubun xua đuổi yêu ma vẫn được tổ chức rộng rãi tại các đền, chùa của Nhật Bản vào ngày mùng 3/2 hàng năm, lễ hội này được các du khách đi tour du lịch Nhật Bản lựa chọn rất nhiều.

Lễ hội setsubun, lễ hội setsubun của nhật bản, lễ hội ném đậu setsubun

Dù không được coi là quốc lễ nhưng lễ hội Setsubun vẫn được tổ chức rộng rãi ở các đền và chùa tại Nhật. Những bậc phụ huynh trên khắp cả nước thường đeo mặt nạ quỷ Oni để dọa con họ. Những đứa trẻ sẽ ném hạt đậu nành vào mặt nạ để xoa đuổi quỷ đi. Ngoài ra, người Nhật còn ăn số hạt đậu nành tương ứng với số tuổi của bản thân cộng thêm 1 hạt để có nhiều may mắn trong năm mới.

Lễ hội setsubun, lễ hội setsubun của nhật bản, lễ hội ném đậu setsubun

Các phong tục cần có trong lễ hội Setsubun Nhật Bản

– Đô vật Sumo:

Ở một số đền chùa lớn hơn, thì trong ngày lễ hội Setsubun của Nhật Bản thậm chí cả những người nổi tiếng và các đô vật Sumo cũng được mời đến, những sự kiện này sẽ được truyền hình trên khắp cả nước.

Lễ hội setsubun, lễ hội setsubun của nhật bản, lễ hội ném đậu setsubun

– Sushi cuốn rong biển Ehomaki:

Là tên gọi của một loại Norimaki – sushi cuốn rong biển rất phổ biến và dễ làm. Một số người cho rằng phong tục ăn Ehomaki cho bữa tối ngày Setsubun xuất hiện ở Kansai vào thời Edo.

Lễ hội setsubun, lễ hội setsubun của nhật bản, lễ hội ném đậu setsubun

Norimaki thông thường được cắt thành khoanh vừa ăn thì Ehomaki được để nguyên cả cuộn dài vì người ta cho rằng nếu cắt Ehomaki sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của năm mới.

Giống như nhiều món ăn có thể tự làm ở nhà, thành phần của nó rất đa dạng và tuỳ khẩu vị từng người. Một cuộn Ehomaki truyền thống bắt buộc phải có đủ 7 loại nhân khác nhau. 7 loại nhân này sẽ tượng trưng cho Shichifukujin – 7 vị thần may mắn. Một vài nguyên liệu khá phổ biến dùng làm nhân cho Ehomaki là nấm Shiitake, Kanpyo, dưa chuột, Tamagoyaki, lươn, Sakura Denbu, đậu phụ khô Kouyadofu… tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh vượng.

Khi ăn Ehomaki, một vật dụng không thể thiếu là một chiếc la bàn. Theo truyền thống phải quay mặt về phía Eho, hướng may mắn của năm đó. Người ta nói nếu bạn làm như vậy và tập trung vào những ước nguyện của mình trong khi ăn Ehomaki thì nó sẽ giúp đem lại may mắn cho suốt cả năm tiếp theo. Và một điều vô cùng quan trọng nữa là phải cố gắng giữ yên lặng từ đầu đến cuối cho đến khi ăn hết, nếu không thì vận may sẽ biến đi mất khi nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *