Trong kỷ nguyên của data analytics làm sao để ứng dụng trong marketing?

Giữa một rừng data, một dãy chỉ số đo lường (Key performance indicators), và hàng loạt các thông số (Metrics), làm sao các marketer có thể đọc vị những con số để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn? Câu trả lời chính là kĩ năng data analytics. Bài viết này sẽ gửi đến bạn 4 cách ứng dụng data analytics trong marketing.

1. CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐẨY (PUSH MARKETING)

Khi một thương hiệu đưa ra quyết định “Có nên đầu tư vào ngành hàng này hay không? Sản phẩm nào để họ có thể tham gia vào ngành hàng?” thì họ bắt đầu bằng cách thấu hiểu các dữ liệu quan trọng của chiến lược đẩy (push) từ nhãn hàng đến hệ thống phân phối hiện có của mình. Vậy quá trình push bạn sẽ cần đánh giá những chỉ số nào?

A) Đối với Retail

chi so pull va chi so push
CÁC CHỈ SỐ NÀY CÓ Ý NGHĨA:

 Value/volume sales: value sales – giá trị đã bán; volume sale – số lượng đã bán. 2 chỉ số sẽ cho bạn biết lượng hàng hóa mình đã bán trong tháng qua.

 Value/volume share: phần trăm thị phần của một thương hiệu hay một SKU bất kỳ trên tổng thị trường hay trong một phân khúc nhất định.

 Volume, Value share of Trade: tỷ lệ phần trăm đóng góp của từng vùng, từng kênh của 1 nhãn hãng hay cả thị trường.

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

9 tình huống thực tế dưới đây, giúp bạn nắm bắt các khái niệm và áp dụng vào công việc của chính mình.

Tóm lại, chỉ số value/ volume sales sẽ cho bạn biết lượng hàng và doanh thu trong tháng có tốt so với đối thủ không? Chỉ số share cho bạn biết mình đang cạnh tranh với đối thủ như thế nào trong ngành hàng. “Hiểu mình hiểu địch” khi đó, bạn sẽ có góc nhìn bao quát về thị trường của mình.

Trong 6P của marketing, distribution là place. Một thương hiệu có sản phẩm tốt và chiến dịch quảng cáo hoành tráng nhưng lại không đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thì thật tiếc. Chính vì vậy, bạn cần dữ liệu từ hệ thống phân phối của mình để đo lường và đánh giá.

B) Đối với Distribution (độ phủ)

Bạn cần nắm những định nghĩa về 3 thuật ngữ mà bạn sẽ gặp xuyên suốt bài viết, AIM sẽ giải thích 3 chỉ số chính trong quá trình push từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối nhé:

3 CHỈ SỐ NÀY CÓ Ý NGHĨA:

 Numeric Distribution: Chỉ số đo lường mức độ phủ của thương hiệu trên thị trường.

 Weighted Distribution: Chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của kênh phân phối theo số liệu bán hàng tại điểm bán.

 Stock:
Stock cover day: ngày tồn kho.
Out-of-stock: Tình trạng hết hàng.
Loss distribution: Mất đi độ phủ.

NUMERIC DISTRIBUTION

Ví dụ bạn muốn đo lượng độ phủ của sản phẩm kemque trên thị trường. Sản phẩm của bạn có mặt 70 cửa hàng mà trên thị trường có 100 cửa hàng thì numeric distribution của nhãn hàng là 70%.

WEIGHTED DISTRIBUTION

Đây là chỉ số quan trọng để nhãn hàng tập trung nguồn lực, chi phí và nhân sự để phát triển các cửa hàng tại khu vực đang có doanh thu cao. Nếu nhãn hàng có độ phủ rộng nhưng volume từng cửa hàng không cao sẽ tốn chi phí, tốn thời gian và giảm ROI (return on investment – tỷ lệ hoàn vốn).

Tổng số Weighted Distribution của toàn thị trường luôn là 100. Nhưng tổng Numeric Distribution của tất cả thương hiệu luôn >100, vì một cửa hàng chứa nhiều hơn 1 thương hiệu

Ví dụ dưới đây để bạn nắm 2 khái niệm về độ phủ. Trên thị trường có 10 cửa hàng và sản phẩm của thương hiệu đang được bán tại 4 cửa hàng. Có nghĩa là numeric distribution chiếm 40% so với thị trường. Tại 4 cửa hàng, weighted distribution chiếm 72% so tổng các cửa hàng trên thị trường.

STOCK

Bạn là nhân viên khảo sát thị trường. Tháng đầu tiên, bạn xuống thị trường – nơi cửa hàng đang bán sản phẩm của công ty.

Tháng đầu tới cửa hàng, bạn thấy họ còn hàng thì sản phẩm còn distribution và hàng không out-of-stock.

Tháng thứ 2, bạn tới cửa tiệm và chủ cửa hàng không nhập hàng nhưng hàng vẫn còn trên kệ. Bạn vẫn còn distribution và không bị tình trạng out of stock

Tháng tiếp theo, bạn tới cửa hàng và chủ cửa hàng có nhập hàng nhưng hàng đã hết. Điều này cho thấy hàng đã được nhập vào và bán ra trước khi bạn đến. Distribution vẫn còn nhưng cửa hàng bị out-of-stock.

Tháng 4 bạn không còn thấy cửa hàng còn nhập hàng và bạn đối chiếu dữ liệu budget dairy không thấy nhập hàng vào. Đồng thời, hàng của bạn đã không còn. Đây là trường hợp xấu nhất bạn đã loss distribution.

Bạn sẽ không để bị bệnh rồi mới đi khám phải không nhỉ? Bạn có thể thấy cửa hàng ở tháng 3 cửa hàng đang bị out of stock – thiếu hàng, vì vậy bạn dự đoán được nếu hàng bị thiếu ở mức cao thì nguy cơ những tháng sau bạn sẽ mất độ phủ loss distribution.

2. CHIẾN LƯỢC MARKETING KÉO (PULL MARKETING)

Khi đánh giá doanh số bán ra có hiệu quả hay không, doanh thu (value sales), sản lượng bán (volume sales), 2 chỉ số đã đủ để bạn đánh giá sự tăng trưởng của nhãn hàng hay chưa? Chỉ số quan trọng tiếp theo sẽ cho bạn biết sức mua của khách hàng với sản phẩm.

A) Sales per point of distribution – S.P.P.D

Sức ủng hộ của người tiêu dùng trên một đơn vị của một cửa tiệm, đây là chỉ số mình sẽ tính toán không thể thu thập của cửa tiệm.

Tại sao bạn nên dựa vào SPPD thay vì volume sales?

Khi bạn so sánh nhãn hàng A và nhãn hàng B nếu bạn xét theo volume/ value sales – chỉ về độ lớn của nhãn hàng đó mà bạn quên đưa vào mức độ phủ hàng của nhãn hàng đó như thế nào. Ví dụ, nhãn hàng A có độ phủ hàng là 90% – dĩ nhiên volume sales của họ cao hơn nhãn hàng B với mức độ phủ hàng mới chỉ có 20% về distribution.

Khi bạn tính theo 1 đơn vị cửa hàng để xem ở cửa hàng đó họ đang bán được bao nhiêu hàng. Giả sử, doanh số của nhãn hàng B trên đơn vị 1 cửa tiệm cao hơn nhãn hàng A và họ có xu hướng tăng. Lúc này, bạn cần để ý nhãn hàng B, trong tương lai khi họ mở rộng độ phủ (distribution) mà vẫn giữ được sức ủng hộ của người tiêu dùng (SPPD) thì thị phần của bạn sẽ bị đe doạ.

B) Off – Take

Tiếp nối với ví dụ về độ phủ (distribution) thì bạn sẽ thấy “nhãn hàng A” có 4 cửa hàng trên tổng thị trường là 10 cửa hàng (numeric là 40%) và họ đóng góp 45% sales tương đương 83% weighted trên tổng ngành hàng. Bạn dùng công thức sẽ có được off-take = 0.54 SPPD. Con số này có ý nghĩa gì?

Nó sẽ không có ý nghĩa gì cả! Vì chúng ta chỉ nhìn vào 1 con số được tính ra nên đối với off-take – bạn nên so sánh nhãn hàng của mình với các nhãn hàng khác dựa trên xu hướng của từng tháng từng quý và bạn sẽ thấy mình đang cao hay thấp so với đối thủ và nhãn hàng của bạn đang tăng hay giảm theo xu hướng của thời gian.

Điều quan trọng bạn sẽ cần nhớ, khi phân tích doanh thu của nhãn hàng thì độ phủ (distribution) và off-take thường xuyên được để ý trước.

C) Source of growth – nguồn tăng trưởng

Đề bài của doanh nghiệp/thương hiệu sẽ xoay quanh 3 mục tiêu chính “SALE – doanh thu; PROFIT – lợi nhuận và GROWTH – tăng trưởng). Nếu bạn nhận đề bài này, bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
Source of growth là gì?

Đó là “source of growth – nguồn tăng trưởng” của một doanh nghiệp/thương hiệu. Nguồn tăng trưởng được cấu tạo từ 3 yếu tố.

3 yếu tố giúp tăng “source of growth” cho thương hiệu

Để một ngành hàng tăng trưởng thường sẽ có 3 cách chính:
Tăng số lần ngành hàng được mua.
Tăng lượng mua ở mỗi lần mua.
Tăng mức chi tiêu ở mỗi lần mua.

Theo dữ liệu của Kantar Worldpanel, những chỉ số để bạn hoạch định chiến lược cho từng cách. Chúng ta sẽ bắt đầu với “penetration”.

PENETRATION: Chỉ số thể hiện tỷ lệ người dùng có mua thương hiệu/ngành hàng ít nhất một lần trong một khoảng thời gian.

Công thức của Penetration:

Penetration – chiến lược thâm nhập thị trường có ý nghĩa:

Nhãn hàng A đã tiếp cận được bao nhiêu hộ gia đình và họ đã sản phẩm là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ tiên lượng được tiềm năng của người chưa mua sản phẩm là bao nhiêu, xác định rõ họ là ai để bạn đưa ra chiến lược tiếp cận và mở rộng cơ sở người mua.

Lưu ý khi phân tích Penetration

 Không tính tổng các penetration. Ví dụ, 3 nhãn hàng sẽ có 3 penetration nếu tính tổng thì kết quả sẽ không bằng penetration của tổng ngành hàng. Vì một người/một hộ gia đình có thể mua nhiều ngành hàng cùng một lúc.

 Dù bạn 1 hoặc 10 lần thì bạn vẫn được tính một người mua.

FREQUENCY

Sức mua hàng trung bình của một gia đình khi mua một nhãn hàng (hay một ngành hàng) trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức của Frequency

Frequency có ý nghĩa:

Chỉ số này phản chiếu số lần mua hàng của một hộ gia đình tại một khoảng thời gian. Đồng thời giúp bạn đưa ra chiến lược để tăng average volume buyer – tần suất mua hàng thì đồng nghĩa với việc tăng lượt mua hàng trung bình của một hộ gia đình trong một khoảng thời gian.

TRIP VOLUME

Chỉ số cho thấy trung bình một lần 1 đi mua hàng thì hộ gia đình đó sẽ mua bao nhiêu hàng cho một lần đó.

Công thức của Volume per trip

Volume per trip sẽ trả lời các câu hỏi như

 Người mua của thương hiệu có gia tăng lần mua theo thời gian không?

 Số lượng người mua/ số lần mua với một số lượng chính xác là bao nhiêu?

 Đưa ra chiến lược thiết kế kích thước bao bì. Theo average per buyer tăng lên, bạn có thể thúc đẩy bán những kích cỡ bao bì lớn hơn.

Tóm lại, nguồn tăng trưởng đã đưa ra những cách thức để bạn có thể tăng trưởng một ngành hàng hay một thương hiệu trong một phân khúc nhờ vào các nhân tố chính như penetration; frequency và trip volume. Price paid không được dùng phổ biến, vì vậy AIM sẽ hẹn bạn ở một bài về chiến lược giá bán nhé.

D) Brand health

Sau khi đi qua các dữ liệu về ngành hàng; độ phủ và dữ liệu tăng trưởng của một ngành hàng thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về nhãn hàng.

BRAND FUNNEL

Thể hiện mức độ gắn bó của người tiêu dùng với thương hiệu của mình như thế nào, từ những bước sơ khai nhất như mức độ nhận biết – awareness đến mức độ dùng thử – trial lên tới mức độ thường xuyên – regular và cuối cùng là mức độ trung thành – loyal.

Từ phễu, bạn có thể tính toán được tỷ lệ chuyển đổi của từng tầng mà thương hiệu của bạn. Đối với một nhãn hiệu đang đi qua từng các cấp độ đang tiến triển như thế nào? Bao nhiêu người nhận biết về thương hiệu A và trong số lượng đó có bao nhiêu người cân nhắc sử dụng nhãn hàng để từ đó tỷ lệ đưa ra quyết định sử dụng thử sản phẩm của thương hiệu A bao nhiêu. Cho tới, bao nhiêu phần trăm người dùng sử dụng thương hiệu A thường xuyên nhất.

Tỷ lệ chuyển đổi từ tầng trên qua từng tầng dưới như vậy, bạn có đang chuyển đổi tốt hay không? Với trường hợp một thương hiệu A có mức độ awareness khiêm tốn nhưng tỷ lệ cân nhắc và sử dụng thường xuyên rất cao. Trong khi đó thương hiệu B có gian hàng rất lớn, độ nhận biết của người dùng là cao nhưng ít ai sử dụng. Vì vậy những dữ liệu đó bạn sẽ đặt trong một bối cảnh là so sánh với đối thủ.

Bạn sẽ so sánh số liệu của mình với nhãn hiệu của đối thủ về tỷ lệ ở từng tầng đang tốt hay không tốt?

Giả sử, trường hợp tỷ lệ chuyển đổi từng mức từ nhãn hiệu của bạn đang thấp hơn so với đối thủ. Bạn đừng vội đánh giá vấn đề ngay, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tại từng tầng trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn cần tìm hiểu đối thủ có đang thực hiện chiến dịch nào không?

NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ:

 Reach: Chỉ số này phải thực hiện được 2 nhiệm vụ, quảng cáo có hiển thị (visibility) tới khách hàng mục tiêu không? Thương hiệu được đón nhận như thế nào?

 Response: Chiến dịch quảng cáo mang đến thông điệp thuyết phục (persuasion) được người dùng hay không? Từ đó, người dùng đang nhận biết về giá trị thương hiệu (equity perceptions) như thế nào?

Tạm tóm lại, chiến dịch truyền thông hiệu quả sẽ tăng trưởng doanh thu trong thời gian ngắn và xây dựng thêm giá trị của thương hiệu. Những yếu tố trên đã tạo nên tổng quan về truyền thông để phân tích data sâu hơn trong truyền thông, bạn sẽ làm quen với above the line (ATL) và các chỉ số KPI của media.

ABOVE THE LINE (ATL)

Là những hoạt động sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như TV, radio, OOH, báo… Đây thường là những phương tiện có độ phủ cao, thích hợp cho các chiến dịch branding hay tăng độ nhận diện thương hiệu.

Tại từng kênh, chiến dịch quảng cáo sẽ tác động đến từng tầng của brand funnel. Đi kèm đó là những khó khăn tại các kênh.

4 KPI PHỔ BIẾN CỦA MEDIA

Spot: Đơn vị cho một lần xuất hiện quảng cáo.
Reach: Quảng cáo tiếp cận thành công 1 target consumer (xem TVC hơn 60% thời lượng được xem là tiếp cận.
Rating: Phần trăm (%) target consumers xem 1 chương trình nào đó.
GRP: Gross Rating Points: tổng rating của các chương trình, dùng để chỉ độ lớn của campaign.

10 mẹo làm việc tại nhà siêu hiệu quả đảm bảo không phải ai cũng biết

Làm việc tại nhà hiệu quả

Chúng ta hãy nên ở nhà và giữ khoảng cách cộng đồng. Đây là những cách quan trọng để giảm tốc độ lây lan virus và để các cơ quan chức năng có thêm thời gian kiểm soát dịch bệnh.

1. Chuẩn bị cho một ngày làm việc tốt nhất

Làm việc tại nhà hiệu quả

Bạn nên từ bỏ thói quen mang bộ đồ ngủ, nằm trườn trên giường hay ghế sofa để làm việc. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo: Đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, thay quần áo,… Điều này sẽ cho bạn một tinh thần làm việc tốt nhất.

2. Giữ đúng lịch trình làm việc

Làm việc tại nhà hiệu quả

Để làm việc hiệu quả, bạn nên lập một thời gian biểu phù hợp cho công việc và cuộc sống. Và phải tự cam kết thực hiện đúng thời gian biểu do mình tự đề ra. Đây là cách để duy trì hiệu quả công việc.

3. Dùng kĩ thuật Pomodoro chia nhỏ công việc

Làm việc tại nhà hiệu quả

Làm việc tại nhà, chắc chắn là bạn không thể nào tránh khỏi sự xao nhãng. Đây là cơ chế bình thường của não bộ giúp chúng ta thư giãn sau một khoảng thời gian làm việc nhất định. Vì thế, hãy dùng kĩ thuật Pomodoro, chia công việc thành nhiều phần và làm việc trong 25 phút, sau đó thư giãn vài phút rồi làm việc tiếp.

4. Hạn chế sa đà vào mạng xã hội

Làm việc tại nhà hiệu quả

Giảm thời gian dùng mạng xa hội sẽ giúp bạn tập trung vào công việc, từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Hãy để điện thoại và máy tính của bạn ở chế độ im lặng. Tắt thông báo trong một khoảng thời gian nhất định.

5. Đầu tư vào các công cụ hỗ trợ

Làm việc tại nhà hiệu quả

Việc có một cái tai nghe chống ồn sẽ giúp bạn tránh bị làm phiền bởi mọi người xung quanh, tập trung làm việc tốt hơn. Bạn cũng nên mua một bộ bàn ghế làm việc mới, bàn phím, chuột,…

6. Thử thay đổi không gian làm việc của bạn

Làm việc tại nhà hiệu quả

Không gian làm việc sẽ là không gian sáng tạo của bạn. Vì thế, hãy chăm chút cho không gian làm việc của bạn một chút. Giữ nó gọn gàng, ngăn nắp. Thử đặt một vài thứ bạn thích như chậu hoa, bức tranh,…

7. Giữ giao tiếp với đồng nghiệp

Làm việc tại nhà hiệu quả

Làm việc ở nhà sẽ dễ khiến bạn quên các mối quan hệ trong công việc, từ đó dẫn đến sự cô đơn. Để hạn chế điều này, bạn hãy giao tiếp với đồng nghiệp thường xuyên bằng các ứng dụng như Facebook Messenger, Zalo, LINE,…

8. Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe

Làm việc tại nhà hiệu quả

Đừng quên bỏ ra vài phút để tập thể dục, co duỗi tay chân hay thậm chí là yoga để giúp cơ thể bạn đạt trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng không nên nhìn màn hình quá nhiều. Hãy đi ra ngoài, nhìn ngắm phong cảnh phía xa để thư giãn mắt.

9. Chế độ dinh dưỡng hợp lí

Làm việc tại nhà hiệu quả

Đừng quên việc ăn uống điều độ bạn nhé. Thời gian làm việc ở nhà là điều kiện tuyệt vời để bạn thực hiện các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

10. Hãy biết tạm ngưng công việc

Làm việc tại nhà hiệu quả

Dù rất nhiều công việc nhưng bạn không nên làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Điều này sẽ khiến cơ thể của bạn kiệt sức. Hãy biết tạm dừng làm việc. Tìm kiếm các cách giải trí như chơi game, xem phim, nghe nhạc… khi bạn không thể ra ngoài. Chúc mọi người có sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả. Nhớ ấn like và share ủng hộ mình nhé.

Người Hướng Nội “Sống Sót” trong ngành quảng cáo, PR thế nào?

Người hướng nội (introvert) làm việc hiệu quả nhất khi ở một mình, theo đuổi những suy nghĩ của riêng họ. Vậy trong một ngành đòi hỏi sự quảng giao với những cuộc gặp gỡ triền miên như PR, liệu người hướng nội có cơ hội nào để tồn tại và phát triển?

NHỮNG BẤT LỢI

Nếu bạn trầm tính, không thích nói nhiều, không quen đến những nơi đông người nhưng lại theo đuổi nghề quan hệ công chúng, bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?

Định kiến xã hội

Trong một xã hội đầy sự kết nối, ưa thích sự năng động, những người hướng nội thường bị đẩy ra bên lề. Thậm chí còn có những lời khuyên cho rằng bạn phải thay đổi, phải trở nên hướng ngoại hơn để thích nghi với cuộc sống.

Càng ngày chúng ta càng quan tâm hơn đến việc phân loại tính cách con người. Những cụm từ hướng ngoại hay hướng nội đã không còn xa lạ với bất cứ ai. Thậm chí những bạn nhỏ mẫu giáo, tiểu học cũng đã được nhận xét là “hoạt bát, năng động, thích xã giao” hay “hiền, nhút nhát, ít nói”. Những nhận xét đó không mang tính đánh giá ai tốt hơn ai. Nhưng thường thì “hiền, ít nói” sẽ không được nghĩ đến khi người ta tìm kiếm ai đó cho vị trí lãnh đạo.

“Người hướng nội nhút nhát, thụ động và thua cuộc” là những định kiến sai lầm, khiến người ta cho rằng hướng nội là một nhược điểm. Do đó, người hướng nội gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm trong không ít ngành nghề.

Định kiến về nghề

PRWeek đã thực hiện một cuộc khảo sát 30 người dưới 30 tuổi về các vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực PR. Hầu hết họ đồng ý rằng PR mang lại nhiều cơ hội tốt để phát triển sự nghiệp. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng PR “có xu hướng ưu ái người hướng ngoại và đánh giá thấp người hướng nội, đó là điều chúng ta cần chủ động thay đổi”.

Được nhìn thấy, được lắng nghe, được biết đến và xây dựng những mối quan hệ quan trọng là những gì mà PR nhắm đến. Không khó hiểu khi những người hướng ngoại bước vào PR thì như cá gặp nước và dễ dàng tỏa sáng. Họ cũng có nhiều cơ hội lọt vào “mắt xanh” của các công ty PR khi tìm kiếm việc làm. Đồng nghĩa với việc người hướng nội sẽ ít nhiều bị bất lợi hơn.

Phải bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân

Nếu bạn làm PR mà có tính tình trầm lặng, bạn sẽ nghe đến quen tai những lời khuyên như hãy nói nhiều hơn, nói to hơn, đóng góp ý kiến thường xuyên hơn, chịu khó gọi điện thoại hơn… Mà rất ít ai khuyên người hướng ngoại nên nói ít đi.

Bạn sẽ buộc phải thay đổi bản thân, phải bước ra khỏi vùng dễ chịu của mình để tham dự những sự kiện và xây dựng những kết nối.

Nếu như năng lượng của người hướng ngoại đến từ việc gặp gỡ mọi người, thì người hướng nội lấy năng lượng từ bên trong, từ những phút giây được ở một mình. Làm trong ngành này, sẽ có những khi bạn thấy năng lượng của mình bị rút cạn, áp lực và chán nản là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người hướng nội nên bị đẩy ra khỏi ngành. Nhiều chuyên gia và người trong nghề đã và đang kêu gọi mọi người, đặc biệt là các công ty PR thay đổi cách nhìn và trân trọng khả năng của những người hướng nội.

LỢI THẾ CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI TRONG NGÀNH

Cô Dushka Zapata, phó giám đốc điều hành tại Ogilvy Public Relations, đã mạnh dạn tuyên bố mình là một người hướng nội. Cô cũng cho biết nhiều chuyên viên PR khác tâm sự rằng họ cũng là người hướng nội, nhưng không muốn thừa nhận một cách công khai vì sợ bị đánh giá không đúng.

Người hướng nội cũng có những ưu điểm riêng để làm tốt trong lĩnh vực PR. Rất nhiều người đã tiến xa trong công việc mà không cần gồng mình che giấu tính cách thật của bản thân.

Là những người lắng nghe tuyệt vời

Truyền thông không đơn giản chỉ là nói giỏi. Truyền thông rộng và phức tạp hơn nhiều. Nó còn bao gồm lắng nghe, hồi đáp, viết lách, thấu hiểu, đồng cảm,… Bạn không cần là người nói to nhất trong một cuộc họp, nếu những điều bạn nói không mang nhiều ý nghĩa. Mọi người sẽ không tương tác nếu như họ cảm thấy không được lắng nghe.

Thay vì dành hầu hết thời gian để nói, người hướng nội ngồi đó và lắng nghe, chú ý đến cả ngôn ngữ hình thể để hiểu những thứ thậm chí không được nói ra.

Xây dựng những mối quan hệ chất lượng hơn số lượng

Người hướng nội không cố bắt chuyện với tất cả những người mà họ gặp, hay dành những buổi cà phê, ăn trưa để gặp gỡ nhiều người mới. Bằng cách quan sát, lắng nghe và đánh giá, họ sẽ thấy được những cơ hội có thể xuất hiện từ mối quan hệ đó, và chỉ xây dựng với đúng người cần phải xây dựng.

Họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những gì cần nói với đối phương. Thay vì cố tạo thật nhiều những cuộc gặp gỡ, họ chọn xây dựng những mối quan hệ lâu dài, có chiều sâu và đôi bên cùng có lợi.

Khả năng phân tích và xử lý vấn đề

Khảo sát và nghiên cứu thị trường, phân tích và chắt lọc những thông tin quan trọng, đưa ra chiến lược truyền thông là một trong những đầu việc của chuyên viên PR. Người hướng nội có khả năng ngồi im lặng, tập trung trong nhiều giờ để làm việc với đống tài liệu khổng lồ.

Họ cũng đặc biệt cẩn thận và chu đáo. Họ luôn có những kịch bản dự phòng cho mọi tình huống, xử lý gọn gàng, nhanh chóng nếu có vấn đề xảy ra, không gặp khó khăn cho dù phải giải quyết một mình.

Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

Nhiều nhân sự cấp cao bày tỏ sự thất vọng khi ứng viên giới thiệu mình có khả năng làm việc độc lập. Theo cô Dushka Zapata, thật nguy hiểm khi các manager cho rằng làm việc độc lập tốt thì làm việc nhóm không tốt.

Người làm việc độc lập cần có thời gian riêng để suy nghĩ ý tưởng trước khi đi vào một buổi brainstorm với cả team, trái ngược với những người động não tốt hơn khi làm việc chung với người khác. Không ai tốt hơn ai, đó đơn giản chỉ là những phong cách khác nhau mà thôi.

Các agency tốt nhất thường bố trí các team bao gồm cả người hướng nội và hướng ngoại để tạo nên sự đa dạng, dùng thế mạnh của người này để bù đắp cho thiếu sót của người khác.

Người lãnh đạo sẽ không đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên nếu họ cố che giấu tính cách của mình, đeo một chiếc mặt nạ hướng ngoại vì tin rằng người làm PR giỏi phải thế. Hãy hiểu rằng PR không phải là nghề chỉ dành cho người hướng ngoại, nó dành cho tất cả mọi tính cách.

Như vậy, người hướng nội có làm công việc liên quan đến ngành quảng cáo được không? Câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ.

Tìm Hiểu Về Hoạt Động Của Performance Marketing

Performance marketing có sự tham gia của 4 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm có vai trò thiết yếu riêng để dẫn đến kết quả cuối cùng.

1. Retailers và Merchants

Trong performance marketing, nhà bán lẻ hoặc các công ty thương mại điện tử còn được gọi là Advertisers – người quảng cáo.

Họ là những doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hay Publishers (nhà xuất bản).

Các nhà bán lẻ và thương mại điện tử trong các ngành hàng như thời trang, may mặc, F&B, sức khỏe, sắc đẹp, thể thao có thể rất thành công khi sử dụng performance marketing. Vì người tiêu dùng ngày nay thường tin tưởng lời giới thiệu từ các influencers và những người dùng khác, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.

2. Affiliates và Publishers

Nhóm này được xem là “đối tác tiếp thị” trong không gian performance marketing. Họ nhận quảng bá sản phẩm/thương hiệu từ doanh nghiệp để lấy hoa hồng.

Affiliates và Publishers tồn tại dưới nhiều hình thức: Trang web đánh giá sản phẩm, blog, tạp chí online, trang web coupon…

Influencers (người có ảnh hưởng) cũng là một Publisher, thực hiện hoạt động quảng bá qua blog, social groups và social channels của họ. Họ cung cấp cho người theo dõi những trải nghiệm, hướng dẫn, đánh giá cá nhân đáng tin cậy để giới thiệu sản phẩm, thường kèm theo ưu đãi hoặc quà tặng đặc biệt cho nhóm người theo dõi của họ.

3. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms

Mạng lưới đối tác liên kết và các nền tảng theo dõi của bên thứ 3 hoạt động như một “sàn giao dịch”, kết nối doanh nghiệp với đối tác liên kết, làm các nhiệm vụ:

  • Cung cấp công cụ như banners, text links
  • Theo dõi, quản lý leads, clicks và chuyển đổi
  • Trung gian thanh toán hoa hồng (như ngân hàng)
  • Giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên

4. Affiliate Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)

Một số network hoặc advertiser còn có một hoặc các chuyên viên có nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến affiliate, như đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, công cụ quảng bá, từ khóa hiệu quả, xử lý những vấn đề về kỹ thuật…

Bên cạnh đó, công ty nếu cũng có thể đi thuê ngoài các agency chuyên quản lý affiliate để quản lý toàn bộ chương trình hoặc hỗ trợ cho team in-house, nhờ vào chuyên môn cũng như mạng lưới đối tác liên kết hiện có.

CÁC LOẠI HÌNH THANH TOÁN TRONG PERFORMANCE MARKETING

Cost per mile (CPM)

Chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Loại này thường có chi phí thấp vì mức độ tương tác không cao (hoặc ít nhất là không thể dự đoán được).

Cost per click (CPC)

Chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Nếu mục tiêu của bạn là hướng traffic về website thì nên xem xét sử dụng dạng quảng cáo này.

Cost per engagement (CPE)

Engagement thể hiện lượng tương tác, có thể được đo bằng nhiều phương thức khác nhau, thường là thích, bình luận hay chia sẻ.

Cost per lead (CPL)

Chi phí cho một khách hàng tiềm năng, tức là đối tượng có phản hồi hay hành động thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của bạn, như điền form thông tin và bạn có thể liên lạc lại.

Cost per sale (CPS)

Chi phí cho mỗi đơn hàng. Bạn sẽ chỉ trả tiền nếu có đơn hàng được thực hiện. Rất dễ hiểu khi đây là loại quảng cáo đắt nhất nhưng lại được yêu thích vì đáng đồng tiền bát gạo.

Cost per acquisition (CPA)

CPA bao gồm tất cả các loại trên. Bạn sẽ trả tiền cho đơn hàng, lượt nhấp chuột hoặc lượt điền form…

NHỮNG HÌNH THỨC PERFORMANCE MARKETING HÀNG ĐẦU HIỆN NAY

1. Native advertising

Native advertising mở ra cơ hội tạo clicks chuột trên các trang web nơi khách hàng mục tiêu của bạn tiêu thụ nội dung.

Đây là một dạng paid media. Nhưng không giống như display ads hay banner ads, native ads trông không giống như quảng cáo. Nó phải tuân theo hình thức và chức năng tự nhiên của trang web mà nó được đặt trên, chẳng hạn như trang tin tức hoặc mạng xã hội.

Hình thức thanh toán: CPM và CPC

2. Sponsored content

Loại này thường được sử dụng bởi các influencers (người có ảnh hưởng) và các trang web nội dung. Những đối tượng này sẽ đăng một bài viết giới thiệu, quảng bá cho 1 thương hiệu hoặc 1 sản phẩm để nhận thù lao.

Hình thức thanh toán: Thù lao có thể ở dạng sản phẩm miễn phí hoặc thanh toán trên CPA, CPM hoặc CPC.

3. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing có tên gọi tiếng Việt là tiếp thị liên kết, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản nó giống như một kiểu “môi giới”.

Bạn nhờ 1 bên publisher bán sản phẩm cho bạn, sản phẩm đó có 1 đường link riêng, nếu publisher thu được đơn hàng, hoặc leads, hoặc clicks qua đường link đó thì họ sẽ nhận hoa hồng từ bạn.

Hình thức thanh toán: Được doanh nghiệp yêu thích nhất là CPA (Cost per Sale hoặc Cost Per Lead), ngoài ra có CPC, CPM (tính tiền trên 1000 lần hiển thị trên website của bạn – rất ít gặp).

4. Social Media Marketing

Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được lượng traffic hoặc nhận thức về thương hiệu, chẳng hạn như những nội dung được hiển thị trên Facebook, Pinterest hoặc Instagram.

Các số liệu được đo lường trên social media thường tập trung vào tương tác – engagement như likes, clicks và mua hàng.

5. Search Engine Marketing

Search Engine Marketing – tiếp thị sử dụng các công cụ tìm kiếm có 2 dạng: Tự nhiên (organic) và trả phí (paid).

Dạng trả phí (Paid Search) là khi người quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…

Dạng tự nhiên (Organic Search) thì ngược lại, sử dụng các phương thức không trả tiền như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để bài viết nằm trong top.

VÌ SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG PERFORMANCE MARKETING?

Có rất nhiều lợi ích mà performance marketing sẽ mang lại khi doanh nghiệp áp dụng nó vào trong kế hoạch tiếp thị của mình.

  • Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ, từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình.
  • Bạn giảm được rủi ro do chỉ thanh toán sau khi một hành động mong muốn đã hoàn thành, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
  • Kế hoạch performance marketing được theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch.
  • Bạn biết được nguồn sinh ra đơn hàng, xác định đâu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều.

Bắt đầu học về SEO từ những thuật ngữ cơ bản nhất

Bạn đang hăm hở tìm hiểu về SEO, nhưng lại choáng váng khi thấy các tiền bối giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nghe vừa lạ lẫm, vừa cao siêu. Đó chính là ngôn ngữ của SEO. Trước khi đi vào kỹ thuật, cách làm, hãy đọc sơ qua cuốn từ điển SEO phiên bản tóm tắt này để không bị hoang mang nhé.

A

Anchor Text: Đoạn văn bản mà bạn có thể nhấp vào và dẫn đến hyperlink.

AdWords: Chương trình quảng cáo của Google, được sử dụng cho quảng cáo website cơ bản, quảng cáo nhắm mục tiêu theo từ khóa và thanh toán cơ bản là trên mỗi lần click chuột (cost per click).

Algorithm: Thuật toán – chương trình được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để xác định trang nào sẽ được đề xuất cho truy vấn tìm kiếm nào.

Alt Text: Văn bản thay thế – Đoạn mô tả cho các yếu tố đồ họa (hình ảnh, video) giúp các công cụ tìm kiếm hiểu yếu tố đồ họa đó nói về điều gì.

B

Backlink: Liên kết đặt ở một website khác nhưng dẫn đến website của bạn. Đặt được backlink trên các trang mạnh (những trang có xếp hạng cao và lưu lượng truy cập tên miền cao) sẽ giúp bạn SEO tốt hơn nhiều backlink để ở những trang nhỏ.

Blog: Một dạng tạp chí trực tuyến được cập nhật thường xuyên và được trình bày theo thứ tự thời gian.

Black Hat: Mũ đen – các kỹ thuật marketing “xấu” và không phù hợp với hướng dẫn của Google. Sử dụng chúng có thể khiến cho website của bạn bị phạt.

Bing: Công cụ tìm kiếm của Microsoft.

Bounce Rate: Tỷ lệ thoát – Tỷ lệ khách truy cập website chỉ vào 1 page rồi thoát ra, không xem tiếp.

C

Content: Mọi hình thức nội dung trên website, từ văn bản, hình ảnh, video đến ảnh động… Chất lượng nội dung sẽ quyết định một phần lớn trong việc bạn có SEO tốt được hay không.

Conversion: Chuyển đổi – một mục tiêu đạt được trên website, chẳng hạn như có thêm một lượng truy cập nhất định nào đó, lượt đăng ký hoặc đơn hàng…

CPC: Cost Per Click – số tiền được trả cho mỗi lần nhấp chuột, là hình thức thanh toán được sử dụng trong các loại hình quảng cáo như Facebook PPC (pay-per-click). Đọc bài viết performance marketing là gì để biết thêm nhiều loại hình thanh toán khác.

CTR: Click Through Rate – tỷ lệ phần trăm những người nhấp vào quảng cáo họ nhìn thấy.

Crawler: Một chương trình lướt duyệt các website và thu thập thông tin cho các công cụ tìm kiếm.

D

Deep Linking: Xây dựng liên kết đến các pages bên trong của một website (site.com/page1), không chỉ là trang chủ (site.com). Nếu không có deep link, khi người dùng nhấn vào link quảng cáo trên Facebook hay email thì chỉ được dẫn về trang chủ của ứng dụng chứ chưa đến được trang sản phẩm cần xem.

Directory: Một thư mục trên internet chứa các websites được chia thành các loại danh mục, chủ đề. Nếu website của bạn xuất hiện trong nhiều thư mục thì sẽ dễ được xếp hạng cao hơn.

Duplicate Content: Nội dung trùng lặp – nội dung giống hệt hoặc gần giống với nội dung trên một hoặc một số website khác.

E

External links: Liên kết ngoài – các liên kết đặt trên website của bạn, nhưng dẫn đến một trang trên một tên miền khác, nếu đó là một blog hay website mạnh thì sẽ tốt và tăng độ tin cậy cho website của mình. Tuy nhiên, external links nên được chèn cho phù hợp với nội dung, mức độ vừa phải, không nên lạm dụng chèn quá nhiều.

F

Fresh Content: Nội dung mới và thu hút (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video). Và muốn content luôn mới thì đương nhiên bạn phải liên tục cập nhật.

Feed: Nội dung được gửi đến người dùng thông qua những chương trình đặc biệt.

Filter: Bộ lọc – search crawlers lướt duyệt qua các websites và sử dụng các phương pháp khác nhau để lọc ra những websites có vẻ là spam hoặc không tự nhiên.

G

Google Search: Công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên Internet với hơn 3 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Do đó, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm phần nhiều là nói đến Google Search.

Gateway Page: Còn được gọi là doorway page, một trang con được tạo ra để “lừa” chuyển hướng khách truy cập đến một địa chỉ khác, mục đích là để được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm nhưng lại không cung cấp thông tin hữu ích. Gateway Page hoàn toàn vô ích và gây khó chịu cho người dùng nên bị xem là một loại “mũ đen”.

H

Headings: Tiêu đề – được sử dụng để mô tả ngắn gọn và giới thiệu chủ đề của bài viết hoặc một phần của bài viết, thường bao gồm từ khóa hoặc cụm từ khóa để phục vụ cho SEO.

Hits: Xảy ra mỗi khi máy chủ gửi về một đối tượng. Hits từng là thước đo lưu lượng truy cập web, nhưng hiện tại đã được thay thế bằng impressions.

.htaccess: Tệp cấu hình trong Apache được sử dụng để bảo vệ các tệp bằng mật khẩu hoặc chuyển hướng.

HTML: HyperText Markup Language – ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo website, chức năng chính là giúp thêm nội dung cho web.

I

Internal Links: Liên kết nội bộ – liên kết từ một page của một site dẫn đến một page khác trên cùng site đó.

Inbound Links: Tương tự như backlink.

Impressions: Hay còn gọi là pageview – lượt xem trang. Khi người dùng mở một website một lần thì được tính là một impression hoặc một pageview.

J

Javascript: Một trong những ngôn ngữ lập trình website phổ biến, bên cạnh HTML và CSS, chủ yếu để cải thiện hoạt động của web.

K

Keyword: Một từ hoặc cụm từ mà người dùng gõ trên công cụ tìm kiếm, nên thường xuất hiện trong nội dung website nhưng không quá “nhồi nhét”. Bạn nên sử dụng những biến thể khác của từ khóa chính, còn gọi là từ khóa phụ.

Keyword Density: Mật độ từ khóa – số lần từ khóa xuất hiện trên một website hoặc trong một nội dung, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số từ trong bài.

Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa – một quá trình lâu dài để tìm kiếm những từ khóa hoàn hảo cho website của bạn. Bạn sẽ phải xem xét rất nhiều yếu tố như domain age, competition, on page SEO,…

L

Link Building: Quá trình tạo các liên kết dẫn đến website của bạn để tăng “sức mạnh” và thứ hạng tìm kiếm. Link Building càng tự nhiên càng tốt, nên tập trung vào đặt links trên những websites mạnh.

Long Tail Keywords: Từ khóa đuôi dài – từ khóa cụ thể hơn từ khóa thông thường. Ví dụ “smartphone tốt” là từ khóa cơ bản, trong khi “smartphone Android 4G camera 13MP tốt nhất” là một từ khóa đuôi dài.

LSI: Latent Semantic Indexing – Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn, hiểu đơn giản là các từ khóa liên quan. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google, kéo xuống dưới cùng trang kết quả sẽ thấy các từ khóa liên quan (LSI) được gợi ý.

M

Meta Description: Đoạn mô tả ngắn về nội dung trên page, phải liên quan đến nội dung và đảm bảo không trùng lặp.

Metrics: Một phép đo lường được sử dụng bởi các công cụ phân tích. SEO metrics đo lường thẩm quyền trang (page’s authority), số lượng backlink, tuổi miền (domain age)…

N

Niche: Một chủ đề của website mà các content sẽ xoay quanh nó. Bạn rất cần lưu ý đến chủ đề khi đi tìm từ khóa.

Negative SEO: “Chơi xấu” đối thủ cạnh tranh bằng cách xây dựng nhiều liên kết tiêu cực dẫn đến trang của họ. Và chơi xấu thì đương nhiên dễ bị phạt.

Nofollow: Một lệnh trong phần đầu của webpage hướng dẫn crawlers không index một liên kết cụ thể nào trên page đó.

O

Organic Search Results: Kết quả tìm kiếm được sắp xếp theo mức độ phù hợp chứ không phải do trả tiền quảng cáo.

Outbound Links: Liên kết trên website của bạn đến những website khác. Liên kết với các websites liên quan trong thị trường ngách của bạn có thể rất tốt cho SEO.

P

Penalty: Hình phạt khi website của bạn bị thuật toán tìm kiếm định nghĩa là spam. Việc bị phạt sẽ khiến cho website không “leo” lên được thứ hạng cao. Hình phạt thường xảy ra khi làm link building “quá lố” hoặc làm on page SEO quá tệ.

PageRank: Công thức đánh giá tầm quan trọng của website thông qua số lượng và chất lượng các liên kết dẫn đến nó.

PPC: Pay Per Click – mô hình định giá được sử dụng nhiều nhất trong quảng cáo trực tuyến. Người quảng cáo sẽ bị tính phí mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo.

Q

Quality Over Quantity: Dù là nói về liên kết hay nội dung thì chất lượng vẫn luôn quan trọng hơn số lượng.

R

Redirect: Một số phương pháp được sử dụng để thay đổi địa chỉ của trang đích, thường là khi một website được chuyển sang một tên miền mới. Các này thường được sử dụng để tránh bị phạt khi xây dựng quá nhiều liên kết.

robots.txt: Một tệp văn bản được tìm thấy trong thư mục gốc của website, được sử dụng để kiểm soát cách các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu website.

ROI: Return On Investment – tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, một phép đo lường số tiến bạn nhận về trên số tiền chi ra.

S

Social Media: Mạng truyền thông xã hội – nơi mọi người thường lui tới để lãng phí thời gian của họ, cũng là một mảnh đất màu mỡ cho các thể loại quảng cáo.

Sitemap: Sơ đồ website – một page có liên kết đến mọi pages khác trên website, được sắp xếp theo thứ bậc. Sitemap dùng để cải thiện khả năng sử dụng của website và giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được điều hướng website.

Spider: Một bot được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để tìm các công cụ tìm kiếm để tìm các website và lập chỉ mục (index) cho chúng.

Spam: Một nội dung internet chất lượng thấp nhưng lại được phân phối nhiều. Các công cụ tìm kiếm rất ghét spam hoặc kỹ thuật marketing kiểu spam.

SERP: Search Engine Results Page – Trang kết quả của công cụ tìm kiếm, là danh sách các URLs và các đoạn mô tả (description) hiển thị khi bạn tìm kiếm thứ gì đó.

T

Trust Rank: Xếp hạng tin cậy – độ tin cậy của một website đối với công cụ tìm kiếm. Trust rank càng cao khi backlink ở các websites mạnh càng nhiều, lỗi 404 càng ít, domain tuổi thọ cao và hoạt động ổn định, external links ở mức phù hợp…

Trackback: Một thông báo rằng một website khác đã đề cập đến website của bạn. Đây là cách vô cùng thuận tiện để theo dõi backlinks.

Title: Một yếu tố được sử dụng để mô tả nội dung trên website, là một phần quan trọng của on-page SEO. Title nên độc đáo, liên quan đến nội dung, chứa từ khóa và không quá dài. Khi trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), người dùng sẽ nhìn thấy Title, còn Heading thì phải nhấn vào bài mới thấy. Đôi khi Title và Heading có thể giống nhau.

U

URL: Một địa chỉ web duy nhất cho mỗi một website, được tạo từ các chữ cái, chữ số, dấu chấm, dấu gạch nối, chứa từ khóa hoặc cụm từ khóa.

Unique Visitors: Số người dùng mở một website, khác với visits (số lượt truy cập, số lần mở website) vì một người dùng có thể mở nhiều lần.

Usability: Tính khả dụng – mức độ dễ dàng khi sử dụng và điều hướng website. Bạn có thể tăng tính khả dụng bằng cách thiết kế website đẹp mắt, rõ ràng, thuận tiện để điều hướng, hạn chế quảng cáo.

V

Visits: Số lượt truy cập website. Visits sẽ tăng nếu website của bạn có nội dung chất lượng, SEO tốt và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

Viral Marketing: Các kỹ thuật tiếp thị sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các công nghệ khác để tăng nhận thức về thương hiệu và xây dựng liên kết. Mặc dù có nhiều thứ bạn có thể làm để tối ưu việc marketing của mình, nhưng có viral được hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài tầm tay của bạn.

W

WordPress: Nền tảng viết blog mã nguồn mở, rất dễ sử dụng, có sẵn hàng nghìn themes và plugins, người bạn thân của các SEOer.

White Hat: Các kỹ thuật và phương pháp SEO được khuyến nghị theo “luật chơi” của các công cụ tìm kiếm. Những nguyên tắc này thay đổi khá thường xuyên nên bạn cần cập nhật để không lỗi thời.

X

XML: Extensible Markup Language – một định dạng văn bản đơn giản, linh hoạt, được sử dụng để định dạng thông tin, sử dụng các công nghệ như RSS.

XHTML: Extensible HyperText Markup Language – tài liệu và thông số kỹ thuật HTML được sử dụng để tuân thủ định dạng XML.

Y

Yahoo: Một website và một công cụ tìm kiếm phổ biến, đặc biệt là thời gian trước đây.

YouTube: Nơi mọi người xem video để giết thời gian nhưng cũng là nơi lý tưởng để làm viral marketing. Nhúng video YouTube vào pages cũng có thể làm tăng chất lượng nội dung tổng thể của bạn.

Chatbot – Giải pháp tự động hóa cho hoạt động Marketing trong kinh doanh

Với số lượng khách hàng quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình thực hiện quy trình tư vấn – chăm sóc – bán hàng – giải quyết khiếu nại. 

Nhưng số lượng khách hàng càng lớn đồng nghĩa với khối lượng công việc càng nhân lên, ảnh hưởng đến chi phí vận hành, hoạt động của doanh nghiệp. 

Trong khi đó, quyết định mua hàng của người tiêu dùng phần lớn lại dựa vào trải nghiệm đối với doanh nghiệp. Vì thế, sự xuất hiện của Chatbot được coi là xu hướng thiết yếu của thời đại. 

TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN CHATBOT?

CHATBOT GIẢM THIỂU CHI PHÍ

Chatbot có thể thay thế con người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ từ giới thiệu sản phẩm, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến chốt đơn hàng, xin feedback,… từ đó, giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí trả cho nhân viên sales và chăm sóc khách hàng. 

Theo nghiên cứu Juniper Research, đến năm 2022, chatbot sẽ có thể giúp các công ty tiết kiệm được khoảng 8 tỷ USD ngân sách dành cho việc chăm sóc khách hàng.

Tại Việt Nam, FPT là một trong những đơn vị tích cực sử dụng Chatbot từ những ngày đầu với hiệu quả kinh ngạc. Theo thống kê của FPT Shop, chatbot có thể thay thế 4 nhân viên mỗi ngày, giảm được 60% lượng công việc với thời gian xử lý nhanh và trả lời chính xác đến trên 70% với tốc độ xử lý từ 2 đến 3 giây.

CHATBOT HOẠT ĐỘNG BẤT CỨ LÚC NÀO

Chatbot là robot ảo, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi và liên tục tuân theo lệnh của bạn. Chatbot sẽ tiếp tục hoạt động hàng ngày trong suốt cả năm mà không cần phải nghỉ ngơi. 

Ai trong chúng ta khi nhắn tin đều muốn có phản hồi nhanh nhất. Đối với khách hàng có giờ giấc khác nhau, phản ứng tức thời của chatbot ở bất cứ thời gian nào sẽ làm hài lòng họ. Đồng thời, điều này cũng giúp doanh nghiệp duy trì hình ảnh, thương hiệu, luôn được khách hàng nhớ tới thay khi họ hoàn toàn có thể quên mất bạn nếu bạn phản ứng chậm trễ.

CHATBOT CÓ CÔNG SUẤT XỬ LÝ CAO

Thay vì một nhân viên chỉ có thể phản hồi 2,3 người một lúc, Chatbot sẽ loại bỏ vấn đề như vậy thông qua việc phục vụ cho tất cả mọi người và đảm bảo rằng không ai bị bỏ qua. 

Chatbot có thể đồng thời trò chuyện với hàng ngàn người cùng một lúc. Cho dù thời gian trong ngày là bao nhiêu hoặc có bao nhiêu người liên lạc với bạn, mỗi người trong số họ sẽ được trả lời ngay lập tức.

Đồng thời, Chatbot còn dễ dàng ghi nhớ thông tin khách hàng: tên, tuổi, giới tính, .. để đảm bảo tính cá nhân hóa trong quá trình dịch vụ.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHATBOT

BƯỚC 1: KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG CHATBOT

Khảo sát – chatbot là gì?

Trước tiên, hãy xác định đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới; độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen mua hàng. Nếu xây dựng chatbot trên Facebook, bạn có thể dựa vào Facebook Page Insights cũng như tổng hợp báo cáo thông qua bình luận, số lượng reach, like, comment và thời gian mua hàng. Nếu xây dựng chatbot cho website, bạn có thể dựa vào các thông tin thu thập trong Google Analytics và định hướng chạy quảng cáo của bạn (nếu bạn sử dụng Facebook Ads và/hoặc Google Adwords để tìm kiếm, tiếp cận khách hàng).

Xây dựng chatbot

Khi đã có bức tranh tổng thể và thấu hiểu khách hàng mục tiêu, hãy bắt đầu quá trình xây dựng chatbot. Người thiết kế chatbot sẽ xác định tính cách chatbot, các câu hỏi sẽ được hỏi cho người dùng và tương tác tổng thể. Để tăng tốc quá trình này, người thiết kế có thể sử dụng các công cụ xây dựng chatbot chuyên dụng, cho phép xem trước ngay lập tức cách mà chatbot tương tác.

Một phần quan trọng trong xây dựng chatbot cũng tập trung vào việc kiểm tra hành vi người dùng: chatbot có theo đúng hành vi mua hàng của họ?

Quá trình xây dựng, thử nghiệm và triển khai chatbots có thể được thực hiện trên các nền tảng phát triển chatbot. Một số nền tảng rất phổ biến hiện nay đang được cho phép sử dụng miễn phí.

BƯỚC 2: LỰA CHỌN NỀN TẢNG VÀ CÔNG VỤ XÂY DỰNG CHATBOT

Nếu bạn sử dụng chatbot cho mục đích kinh doanh thì nên sử dụng WIT.AI được phát triển và hoạt động trên Messenger Flatform hoặc API.AI được hỗ trợ với Google Cloud Platform.Rất nhiều công cụ xây dựng chatbot miễn phí được xây dựng dựa trên hai nền tảng này. Một số công cụ rất nổi tiếng và có nhiều nhà thiết kế chatbot tin tưởng sử dụng như SnachBot, Chatfuel, Harafunel, … Khi bạn đã có định hướng cụ thể và công cụ xây dựng chatbot, bạn có thể sử dụng chúng để bắt đầu tạo ra cho mình một chatbot rồi đấy.

BƯỚC 3: XÂY DỰNG KỊCH BẢN VÀ TRIỂN KHAI CHATBOT

Quá trình xây dựng kịch bản chatbot có thể được chia thành hai nhiệm vụ chính: hiểu được ý định của người dùng và tạo ra câu trả lời thôi thúc người dùng chọn câu trả lời đó.

Nhiệm vụ đầu tiên liên quan đến việc hiểu người dùng muốn tìm gì. Hiện nay, người dùng tương tác với bot dưới dạng văn bản tự do hoặc câu lệnh thoại. Một kịch bản được đưa ra để xác định người dùng sẽ tương tác như thế nào với hệ thống. Trong kịch bản sẽ có các câu hỏi và các đáp án để người dùng lựa chọn. Chatbot kết hợp AI hoàn toàn có thể đọc thông tin người dùng gửi đến bằng cách lọc các từ khóa và phản hồi lại.

BƯỚC 4: PHÂN TÍCH VÀ THEO DÕI

Việc phân tích sẽ tạo cho bạn một cơ sở dữ liệu khách hàng để bạn tích hợp thêm các chức năng chăm sóc khách hàng. Ví dụ như gửi thông báo các chương trình khuyến mại hay đơn giản chỉ là tự động đưa ra các lựa chọn yêu thích khi khách hàng truy cập và đặt đơn hàng mới.

Việc sử dụng chatbot cũng cần được được theo dõi để phát hiện các lỗi hoặc vấn đề tiềm ẩn. Theo dõi và phân tích các đoạn chat cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng. Việc phân tích không chỉ dừng lại ở bước thống kê xem sản phẩm nào được chọn mua nhiều nhất hay nhóm tuổi khách hàng của bạn là bao nhiêu,… mà còn giúp bạn cải tiến sau này.

BƯỚC 5: CẢI THIỆN CHATBOT

Để duy trì tốc độ trò chuyện với việc thay đổi sản phẩm và dịch vụ của công ty, các nền tảng chatbot yêu cầu bảo trì liên tục. 

Điều này có thể giúp bạn đảm bảo hệ thống chatbot ít xảy ra lỗi. Việc cập nhật các kịch bản bán hàng mới cũng sẽ được đảm bảo không gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc chatbot mà bạn đã xây dựng trước đó.

Tuy nhiên, việc bảo trì có thể sẽ tiêu tốn của bạn một khoản phí dịch vụ tương đối. Để loại bỏ hoặc giảm thiểu các chi phí này, một số công ty khởi nghiệp đang thử nghiệm Trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các chatbot tự học, bằng ngôn ngữ con người. 

CÁC LOẠI CHATBOT PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Dựa vào lĩnh vực của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng mà sẽ có nhiều loại chatbot khác nhau. Tuy nhiên, có 3 cách cơ bản phân loại chatbot trên thị trường:

  • Phân loại chatbot theo dịch vụ 
  • Phân loại chatbot theo nền tảng (platform)
  • Phân loại chatbot dựa trên trải nghiệm người dùng

PHÂN LOẠI CHATBOT THEO DỊCH VỤ

1. Chatbot bán hàng

Chatbot bán hàng này tập trung vào các tin nhắn, comment của page, giúp bạn phân loại các đoạn hội thoại, bình luận theo nhãn. Đối với loại chatbot này, bạn không cần các kỹ năng công nghệ mà có thể tạo nhanh và dễ dàng. Đồng thời, chatbot hoạt động 24/7, giúp bạn cập nhật thông tin, tạo đơn hàng tự động.

2. Chatbot chăm sóc khách hàng

Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng của các công ty, thương hiệu lớn, loại chatbot này thường được sử dụng để trả lời những câu hỏi theo kịch bản hoặc dữ liệu có sẵn. Loại chatbot này có ngôn ngữ tự nhiên, trả lời nhanh những câu hỏi đơn giản, chuyển câu khó cho nhân viên chăm sóc và tự động cập nhật những câu trả lời mới. Đặc biệt, loại chatbot này giúp bạn thống kế dữ liệu về câu hỏi, số người hỏi, lượt tìm kiếm…

PHÂN LOẠI CHATBOT THEO NỀN TẢNG 

Có rất nhiều ứng dụng chat, nhắn tin hỗ trợ doanh nghiệp tạo các chatbot miễn phí.

Theo một khảo sát của Chabottle tính đến năm 2017, có hơn 860 trang web hỗ trợ tạo chatbot Facebook Messenger, 85 trang web hỗ trợ tạo chatbot Skype, 206 trang hỗ trợ tạo chatbot trên Telegram và hàng ngàn trang web khác nói về chatbot.

PHÂN LOẠI CHATBOT DỰA TRÊN TRẢI NGHIỆM  NGƯỜI DÙNG

Dựa trên chất lượng trải nghiệm mang lại cho người dùng, có thể chia làm 3 loại chatbot:

Chatbot theo kịch bản (dạng menu/button)

Trong hầu hết các trường hợp, các chatbots này là các hệ thống phân cấp cây quyết định được trình bày cho người dùng dưới dạng các nút (buttons). 

Các chatbots này yêu cầu người dùng thực hiện một số lựa chọn để đào sâu hơn về phía câu trả lời cuối cùng.

Chatbot nhận dạng theo từ khóa

Không giống như các chatbots dựa trên menu, các chatbots dựa trên nhận dạng từ khóa có thể lắng nghe những gì người dùng gõ và trả lời một cách thích hợp. Những chatbots sử dụng các từ khóa tùy biến và AI để xác định làm thế nào để đưa ra câu trả lời thích hợp cho người dùng.

Một ví dụ đơn giản về Chatbot nhận dạng từ khóa được thể hiện trong video sau đây:

Chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh

Những chatbots này sử dụng Machine Learning (ML) và Trí tuệ nhân tạo (AI) để ghi nhớ các cuộc hội thoại với người dùng cụ thể. Sử dụng những dữ liệu thu thập được để tìm hiểu và phát triển theo thời gian. Không giống như các chatbot nhận dạng từ khóa, các chatbot trò chuyện theo ngữ cảnh đủ thông minh để tự cải thiện dựa trên những gì người dùng yêu cầu và cách họ yêu cầu.

Có thật Account là vị trí mà ai cũng có thể làm được?

Khi mới bước chân vào môi trường agency, Account là vị trí được nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi dưới con mắt của newbie và nhiều kẻ ngoại đạo, account “có thể đến từ bất cứ ngành nghề nào, còn kiến thức marketing và kỹ năng có thể vừa làm vừa học”. Tuy nhiên, nhận định này được người trong nghề đánh giá là vô cùng chủ quan. Trong bài viết này sẽ chia sẻ với bạn một tam giác quản trị quan trọng mà bất cứ người làm account nào cũng cần có.

LÀM ACCOUNT LÀ LÀM GÌ?

Account là người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận những yêu cầu từ khách hàng (client) trong một công ty quảng cáo (agency). Người nhận vị trí này chịu trách nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (execute) trong công việc quảng cáo, ví dụ như chọn kênh truyền thông, phân phối, đàm phán hợp đồng… 

Account cũng được giao nhiệm vụ mang về nhiều khách hàng hơn cho công ty nhằm tăng doanh thu.Trong ngành quảng cáo và Marketing, những người giữ chức vụ Account thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng.

Account được xem là cầu nối giữa công ty và khách hàng hiện tại, có nhiệm vụ quản lý những vấn đề phát sinh hàng ngày và đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA ACCOUNT

Trong công việc hàng ngày của Account có thể chia ra làm 3 lĩnh vực chính:

1, NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN GIAO TIẾP

  • Gặp gỡ, liên lạc, duy trì mối quan hệ với khách hàng
  • Làm việc với công ty quảng cáo đối tác nhằm đưa ra chiến lược digital marketing phù hợp với nhu cầu, ngân sách khách hàng
  • Cầu nối liên lạc, trao đổi sản phẩm và ý tưởng giữa khách hàng và đội ngũ công ty để đảm bảo công việc đúng tiến độ
  • Làm việc với bộ phận truyền thông (media), sáng tạo (creative), nghiên cứu (research) và hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing.

2.NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ

  • Xây dựng proposal, gặp gỡ và thuyết trình với khách hàng về ý tưởng và ngân sách dự án
  • Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo và dự báo về vấn đề liên quan
  • Đảm nhận một phần hoặc tham gia vào toàn bộ chiến dịch truyền thông thương hiệu

3.NHÓM CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC

  • Soạn thảo đề xuất dịch vụ, báo giá, hợp đồng, form mẫu,.. Cho công ty và khách hàng
  • GIám sát ngân sách thực hiện hàng tháng
  • Sử dụng công cụ nghiên cứ, tracking để thống kê và báo cáo định kỳ

3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI LÀM ACCOUNT

Không phải ai cũng phù hợp với nghề Account. Đặc thù ngành Account cũng cần những tố chất nhất định để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng nhất cần có của một người Account.

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KHÁCH HÀNG

Account là người phải giữ được các mối quan hệ với khách hàng để “kiếm tiền nuôi cả công ty”. Bên cạnh đó Account còn quản lý các cấp thấp hơn trong bộ phận như Account và đưa ra những đánh giá, phân tích từ các báo cáo từ họ.

Có thể hiểu rằng Sales là người đi săn – tìm kiếm con mồi (khách hàng tiềm năng) và bắt mồi (chuyển đổi) trong khi đó Account lại thuộc nhóm đi cày. Bạn vừa phải tìm cách thu hoạch nhiều hơn từ khách hàng, vừa phải tìm cách duy trì mối quan hệ với khách. Nếu Account làm không tốt việc duy trì quan hệ khách hàng, họ sẽ khó lòng quay lại và tìm một agency khác chuyên nghiệp hơn.

Để làm vừa lòng client, bạn nên xây dựng thương hiệu agency và lấy lòng tin cho client ngay từ đầu, chứng minh cho họ thấy mọi người trong agency đã và đang nỗ lực hết mình cho dự án này. ” mềm nắn rắn buông” để thỏa hiệp với khách hàng.

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

Người làm nghề Account vừa phải khéo, khôn, vừa phải ngoan. Công việc của Account như một mắt xích, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các Client (khách hàng). 

Đặc biệt, kĩ năng viết cũng là một yếu tố quan trọng của người làm Account, nhất là trong thời đại số hiện nay. Account cần có kỹ năng viết báo cáo cuộc họp (conference report), bản yêu cầu sáng tạo (creative brief), thư bày tỏ quan điểm (point-of-view letter), bài thuyết trình chiến lược (strategy deck) rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. 

Đặc biệt, trong các buổi họp, trên điện thoại, trong bài thuyết trình, khi ăn tối hay bất kỳ lúc nào tương tác cùng khách hàng và đồng nghiệp, người Account sẽ cần phải học để trở thành một người thuyết trình cuốn hút, vì sẽ có rất nhiều dịp bạn cần thuyết trình trước đồng nghiệp và sếp, và sau đó là khách hàng. 

Cộng với ý tưởng và sản phẩm, kĩ năng thuyết trình sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của buổi pitching, thuyết phục khách hàng mua ý tưởng của mình.

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Account chính là người quản lý dự án – Project Management, giúp mọi công việc thực hiện đúng tiến độ, diễn ra suôn sẻ và gói gọn trong ngân sách lúc đầu đề ra. Đặc biệt, trong vấn đề quản trị dự án, có một số kĩ năng bạn cần có như sau:

  • Quản lý nguồn lực: Không nói quá khi nói Account là “ làm dâu trăm họ”. Vì Account Manager giỏi không chỉ làm hài lòng client mà họ còn phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác? Nếu làm như vậy, bạn sẽ sớm bị đồng nghiệp công ty ghét bỏ, không những vậy, client sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn không cao, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. 
  • Lãnh đạo tài ba: Công việc quản lý dự án đòi hỏi account phải dẫn dắt cả khách hàng lẫn team nhà hướng đến kết quả thành công. Một account giỏi sẽ là người tạo động lực hướng tới kết quả tốt đẹp, đồng thời truyền cảm hứng cho đội ngũ, giúp đội ngũ nhận ra và giữ vững tầm nhìn của dự án. Đó cũng là điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt với tất cả và lôi kéo họ tham gia tích cực, có trách nhiệm hỗ trợ dự án.
  • Quản lí thời gian: Deadline luôn là điều đáng sợ trong thế giới marketing – truyền thông, đặc biệt ở agency. Ở vai trò account, khi phải thường xuyên xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, bạn phải nắm bắt tình hình của dự án ở bất kỳ thời điểm nào. Quản lý thời gian không đơn thuần là phân bổ thời gian cho một hoặc nhiều công việc. Công việc chính của bạn là lên kế hoạch, hướng dẫn đội ngũ thực thi, giám sát tổng thể dự án, sáng tạo và  vạch ra hướng đi mới trong cách xử lý vấn đề phát sinh.

Phân loại, thấu hiểu và chinh phục 4 nhóm tính cách khách hàng trong kinh doanh

Suy cho cùng, có lẽ tất cả những điều chúng ta đang làm là một cuộc thương lượng. Kể cả bạn là người bán hàng, là một account hay là một người quản lý, bạn phải thương thuyết với tất cả mọi người. Mức độ hiểu họ đến đâu sẽ quyết định được khả năng thành công của đàm phán đến đó. Hiểu 4 nhóm tính cách phổ biến này để công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn, cùng khám phá nhé! 

KIỂU NGƯỜI PHÂN TÍCH (ANALYTICAL)

Kiểu người này thích phân tích sâu sắc và chu đáo. Họ là những cá nhân nghiêm túc và có mục đích, đồng thời đặt tiêu chuẩn rất cao về hiệu suất làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Vì là kiểu người phân tích, họ luôn chú ý đến chi tiết, quan trọng chất lượng hơn số lượng. 

Họ còn có khả năng biến mọi thứ trở nên có trật tự hơn. Kiểu người phân tích theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, điển hình như muốn mọi thứ thực hiện “ngăn nắp”, có kế hoạch ngay trong lần đầu tiên. Đồng thời, nhóm người này cũng là những người gọn gàng, ngăn nắp, biết tích luỹ và có tính tự giác cao. 

Chủ nghĩa hoàn hảo có những mặt trái như có thể, họ là người khắt khe, chỉ trích và tiêu cực. 

Làm thế nào để thương lượng với những người thích phân tích? 

  • Đưa ra số liệu: Vì họ cho rằng số liệu là bằng chứng thuyết phục hơn tất cả những lời nói hoa mỹ khác. Đưa số liệu kèm với việc giải thích những thành quả trong tương lai sẽ khiến họ tin tưởng sản phẩm hơn nhiều 
  • Xác định “ngựa chạy đường dài”: Như đã nói trên, họ là những người cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định, vì thế, bạn nên kiên nhẫn và sẵn sàng giải đáp những câu hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều. 
  • Chuẩn bị những câu hỏi thật sâu: vì họ sẽ có xu hướng bỏ qua những câu hỏi thông thường và tập trung những câu hỏi chuyên sâu hơn. Bạn hãy đảm bảo rằng luôn có được những cập nhật nhanh và chính xác để không bị “vặn”. Kiến thức này có thể đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu sâu của họ hoặc tăng độ tin tưởng khi bạn và khách hàng nói chuyện với nhau. 
  • Đừng xâm phạm sự riêng tư của họ: bạn nên giữ khoảng cách và đừng ép họ tạo mối quan hệ thân thiết với bạn. 

KIỂU NGƯỜI THÍCH ĐIỀU KHIỂN (DRIVER)

Người thích điều khiển có khả năng nhìn bức tranh toàn cảnh rất tốt. Họ là những người nhìn xa, biết rõ nơi mình cần đến, hành động rất nhanh nhưng không phải lúc nào cũng định hướng được chi tiết của chuyển động. Tức là, họ thiếu đi khả năng phân tích. 

Họ làm việc độc lập, quyết đoán, hiệu quả cao và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bất cứ giá nào. 

Kỹ năng của người phân tích và người điều khiển có thể không phù hợp để làm việc với nhau nhưng họ có thể bổ sung cho nhau một cách xuất sắc. Nếu bạn là nhà lãnh đạo, hãy cân nhắc chọn người hoặc kết hợp hai cá tính này với nhau trong mỗi giai đoạn phát triển. 

Về mặt yếu điểm, họ khá vội vàng để đưa ra quyết định, thiếu sự suy nghĩ thấu đáo. Họ có thể là người thiếu sự thông cảm, kiêu ngạo và gay gắt. Họ không muốn tự nhận mình sai. 

Làm sao để đàm phán với người thích điều khiển? 

  • Ngắn gọn: đi thằng vào vấn đề vì họ rất coi trọng thời gian.
  • Cho họ thấy rằng bạn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu như thế nào: điều này thông qua khả năng bạn giải quyết vấn đề cùng họ đến đâu, đừng nói về sản phẩm hay dịch vụ quá nhiều. 
  • Chuyên nghiệp: vì là những người hay đảm nhận vị trí quản lý, họ mong chờ phong cách chuyên nghiệp từ bạn. Phong cách này được thể hiện qua sự bình tĩnh, kiên nhẫn, hoà nhã, lịch sự và đi trực tiếp vào vấn đề. 
  • Hạn chế “buôn dưa lê”: vì đây có thể là một biểu hiện mà họ cho là thiếu chuyên nghiệp. 
  • Đừng tranh luận nếu không thật sự cần: đừng tranh luận với tuýp người này vì bản chất họ không muốn nhận mình sai. Nếu cuộc trò chuyện đang không đi đúng hướng, bạn nên lái cuộc trò chuyện về đúng đường ray, đồng thời đưa ra cách giải quyết. 

KIỂU NGƯỜI HOÀ NHÃ (AMIABLE)

Đặc trưng tính cách điển hình của họ là một người kiên nhẫn và cân bằng. Họ trầm lặng nhưng khá hóm hỉnh. Họ rất thông cảm, tốt bụng và không muốn làm tổn thương cho người khác.

Đây là mẫu người được người khác dễ thích vì ở cạnh họ dường như rất an toàn. Họ ở thế cân bằng nên điểm mạnh và điểm yếu không bộc lộ quá rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, người hoà nhã có thể cứng đầu, ích kỷ. Họ biểu hiện sự không hài lòng rõ ràng với xúc phạm, xung đột. Bên cạnh đó, họ khó để đưa ra những quyết định dứt khoát. 

Làm sao để thuyết phục mẫu người hoà nhã? 

  • Tạo mối quan hệ cá nhân: vì là người gần gũi, hòa đồng nên tạo mối quan hệ cá nhân là cách dễ để tiếp cận họ nhất. Từ mối quan hệ này, hãy đảm bảo rằng họ thấy thoải mái, tin tưởng với doanh nghiệp của bạn. Kiểu người này không thích đề cập “số má” đầu tiên. 
  • Hãy trở thành một người “bạn thân thiện” và hướng dẫn họ từng bước một để họ có thể đưa ra quyết định. Họ khá thích điều này. 
  • Nên dành sự “đảm bảo” cho họ: họ là người thích an toàn hơn mạo hiểm. Vì thế, bạn nên giải thích thêm rằng nếu dịch vụ không đảm bảo, bạn sẽ đáp ứng các chính sách khác như đổi, trả miễn phí hoặc hoàn tiền. 
  • Hãy dành nhiều hơn sự quan tâm cho họ: trái ngược với kiểu người phân tích – không thích người khác can thiệp vào đời sống riêng tư của mình; người hoà nhã thích trò chuyện và được quan tâm nhiều hơn. Hãy làm cho họ cảm thấy mình quan trọng trong suốt tiến trình mua hàng. 
  • Trao đổi nhiều hơn: việc này không chỉ thắt chặt mối quan hệ mà còn là cơ hội để họ đánh giá về sự cần thiết của sản phẩm. Vì những người này thường không có xu hướng phân tích kỹ về công năng của sản phẩm. Câu hỏi này sẽ kéo họ về với mục đích gần hơn nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn thật sự hữu ích. Bạn cũng có thể hỏi họ nhiều câu để bày tỏ sự quan tâm của bạn với nhu cầu của họ. 

KIỂU NGƯỜI THÍCH THỂ HIỆN (EXPRESSIVE)

Kiểu người này có thể biến thảm hoạ thành sự hài hước, ngăn chặn mọi khoảnh khắc buồn tẻ. Họ là người khá hào phóng. Họ muốn được xuất hiện trong tất cả các dự án, đội nhóm và những cuộc trò chuyện. Đây là tuýp người hướng ngoại, mạnh mẽ, tham vọng, lôi cuốn và thuyết phục. 

Điểm yếu của tuýp người này là họ có thể thiếu sự tổ chức, kỷ luật và thiếu “điềm đạm”. Chính những điều này làm cho họ có vẻ như ít có được “chiều sâu” hơn những kiểu người khác. Đương nhiên không đề cập đến toàn bộ bạn nhé. 

Làm sao nếu khách hàng/ đối tác là người thích thể hiện? 

  • Đưa ví dụ cụ thể: tập trung đưa những ứng dụng của sản phẩm vào thực tế một cách sinh động. Họ thích hình ảnh trực quan hơn là những con số. Vì họ là những người thiên về cảm xúc nhiều hơn. 
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: là những người trọng tình cảm, họ muốn có một mối quan hệ lâu dài chứ không đơn thuần chỉ là bán hàng. Đừng đối xử với họ theo kiểu “bán một lần rồi thôi”. 
  • Chia sẻ dựa trên ý kiến cá nhân: hãy chia sẻ những gì mà bạn cho là tốt cho họ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Điều này sẽ dễ thu hút họ hơn vì họ là những người khá hòa đồng và lắng nghe ý kiến của người khác. 
  • Hãy để cho họ được thể hiện quan điểm: vì cơ bản, họ là những người muốn được nói. Qua quá trình họ nói, bạn cũng khai thác nhiều hơn về sở thích, hành vi mua hàng của họ. Bạn có thể sử dụng những thông tin này cho quá trình bán hàng vì họ là những người thích nói nhiều và nói thật. 

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi lớn

Trich:https://advertisingvietnam.com/
Đọc bài full tại đây: https://advertisingvietnam.com/dien-bien-phuc-tap-cua-dich-benh-khien-hanh-vi-mua-sam-cua-nguoi-tieu-dung-thay-doi-lon-p16816

70% dân số dành 1/3 thời gian mỗi ngày để truy cập Internet trong mùa dịch – “mỏ vàng” cho tiếp thị số doanh nghiệp

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới. Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước. Nhờ chi phí Internet thấp nhưng tốc độ kết nối lại cao, thời gian người dân dành thời gian lên mạng rất nhiều và diễn ra thường xuyên. Trong năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6.5 tiếng một ngày để truy cập Internet. COVID-19 diễn ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng mỗi ngày.

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động theo báo cáo từ We are Social. Đại dịch COVID-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Nhờ những điều kiện trên, Internet dễ dàng trở thành một thứ “quốc dân” tại Việt Nam. Người dân có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi. Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Tăng trưởng người dùng 41%, các sàn Thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ “vàng son”

COVID-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm vừa qua. Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

Theo báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam. Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch. Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới. Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới cho họ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới” này.

Trong báo cáo Adsota đã phát hành, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y Tế, Daikin hay PizzaHome. Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các Video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục từ Bộ Y Tế, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo. Những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với “cơn bão” COVID-19. Các bài học này được các nhãn hàng chia sẻ chi tiết trong báo cáo.

Hành vi mua sắm thay đổi, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng

Trước ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch COVID-19, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định. Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà. Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe. Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không còn là yếu tố hàng đầu trong việc ra quyết định mua sắm. Thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, nhưng thay vì lựa chọn những mặt hàng giá rẻ họ lại quan tâm tới những sản phẩm có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm, số liệu khảo sát cho thấy hơn 60% hộ gia đình Việt Nam sử dụng đồ uống không đường hoặc ít đường. Các sản phẩm thay thế sữa hoặc không có sữa cũng đang dần phổ biến ví dụ như “sữa hạt” – đồ uống làm từ các loại hạt được cho là bổ dưỡng hơn đối với sức khỏe tim mạch so với sữa thông thường. Cùng với đó, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng đối với các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên 2 tiêu chí khiến khách hàng “xuống tiền” cho mặt hàng này lại là chất lượng cao và thương hiệu uy tín lâu đời.

Influencer Marketing “lên ngôi”, Video ngắn “cưa đổ” người dùng

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế. Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được. 69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch. Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể: tổng lượt xem tăng tới 81.37% và cán mốc 119.7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Số liệu từ 7Saturday’s Report cho thấy tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng. Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer, bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,… Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp. Chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000 – 1.500.000 đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45 – 100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Cùng tìm hiểu những kiến thức tổng quan về Sampling

Sampling là gì? Sampling là phát sản phẩm mẫu theo cách hiểu đơn giản nhất. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị. Giữa sự chững lại của rất nhiều hình thức tiếp thị truyền thống tại sao sampling vẫn có “ma lực” mạnh đến như vậy? Làm sao để khai thác tối đa lợi thế của sampling?

SAMPLING LÀ GÌ?

Sampling có thể hiểu đơn giản là phát sản phẩm mẫu. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị. 

Sampling có hai loại: Dry (phát nguyên sản phẩm: dầu gội, nước hoa…) và Wet (sản phẩm đã chế biến, chia nhỏ và khách có thể dùng tại chỗ: ví dụ trà giải nhiệt, mì, bánh…) 

Đây cũng là một trong những hoạt động activation – kích hoạt thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện này.

Nếu chia theo hình thức tiếp cận khách hàng thì có: 

Face to face: 

Hình thức này giúp tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng rất hiệu quả. Chẳng hạn như nếu muốn tiếp thị sản phẩm sữa em bé, tã lót thì các thương hiệu sẽ đến bệnh viện. Những mặt hàng về ăn uống, giặt giũ… thì siêu thị, chung cư, chợ sẽ là những nơi tối ưu. 

Door to door

Là hình thức sampling mà doanh nghiệp đi đến tận nơi khách hàng sinh sống. Hình thức này khá tốn kém và nhiều công sức, nhân viên cũng phải được đào tạo bài bản và trải qua các bài sát hạch. Hiện nay, hình thức này ít được các nhãn hàng lựa chọn do sự rủi ro cao trong quá trình “chào hàng”. 

ƯU ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC QUẢNG CÁO SAMPLING 

Chính là một trong những hình thức quảng cáo hiếm hoi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sampling đem đến lại nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Khách hàng thường có tâm lý muốn nhận quà miễn phí, chính vì vậy, sampling là hình thức tiếp cận dễ dàng, từ đó đưa sản phẩm, dịch vụ phủ rộng hơn. 
  • Sau khi khách hàng nhận được sản phẩm thử, thương hiệu có thể thu thập ý kiến, ưu và nhược điểm để cải thiện nhiều hơn. Giúp thương hiệu hoàn thiện được sản phẩm hơn khi đến người tiêu dùng. 
  • Nhờ đội ngũ PG trong lúc sampling, người tiêu dùng có thể được tư vấn kỹ càng hơn, họ được thuyết phục nhiều hơn nhờ những kiến thức mà PG được train. Nếu mục đích của sampling còn là bán hàng thì đội ngũ PG còn là đội sale rất hiệu quả. 
  • Nếu sampling được thực hiện dưới những hình thức độc đáo thì ấn tượng thương hiệu của khách hàng sẽ rất mạnh. 
  • Quảng cáo sampling cũng hạn chế sự cạnh tranh của đối thủ vì rất hiếm khi các thương hiệu cùng “hàng” thực hiện sampling trong cùng một địa điểm. Đây là ưu điểm lớn khi trên digital là hàng ngàn các bài post, banner được “giăng” trên cùng một không gian quảng cáo với hàng loạt các ưu đãi khác nhau. Sampling giúp khách hàng không bị phân tán và tập trung vào sản phẩm của bạn tốt hơn. 

NÊN LƯU Ý GÌ KHI LÀM SAMPLING?

Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau trước khi thực hiện một chiến dịch sampling:

  • Lựa chọn địa điểm và thời gian như thế nào là phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu? 
  • Có nên dùng thêm quảng cáo hay các hình thức khuyến mãi nào khác để tạo ra “cú hích” trước buổi phát sản phẩm ? 
  • Xác định kỹ mục tiêu của chiến dịch là gì: tăng độ nhận diện hay tăng tỉ lệ chuyển đổi? Điều này sẽ giúp bạn có các hướng tổ chức buổi sampling phù hợp với mục đích. 
  • Bạn theo dõi kết quả event bằng cách nào và từ đó rút ra bài học gì? 
  • Nếu không phát hết sampling, bạn sẽ có kế hoạch giải quyết như thế nào? 
  • Sau khi khách hàng dùng thử, bạn có cách kết nối nào thêm với khách hàng hay không? Vì sau khi kết nối, nếu bạn không biết cách “củng cố” thì kết nối có thể sẽ dễ biến mất. 

5 LƯU Ý KHI THỰC HIỆN SAMPLING

Số mẫu

Làm sampling thì KPI là số mẫu, càng nhiều, càng tốt. Số mẫu được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như hit, reach, sample. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia làm sampling, số lượng phát đã tăng lên một cách chóng mặt. Vào năm 2007, từ 600 mẫu/1 ca (5 tiếng), trong vài năm trở lại đây đã tăng lên thành 1.500 mẫu. KPI là con số để đo số lượng sampling phát ra nhưng điều quan trọng hơn không phải có bao nhiêu mẫu được phát ra mà là có bao nhiêu khách hàng sẵn sàng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. 

Đối tượng phát

Việc “phát đúng target” sẽ dựa vào việc chọn đúng kênh đặc thù. Ví dụ sản phẩm cho học sinh cấp nào thì vào cấp đó phát, mì gói, nước mắm thì phải đến chợ. Nếu phát ở những nơi công cộng: công viên, trung tâm thương mại… thì tỷ lệ “lẫn” đối tượng khác khoảng 30%. Rất khó để hạn chế con số này nên nhiều nhãn hàng “thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót”. 

Xử lý khủng hoảng truyền thông

Nên có kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông nếu trong quá trình phát có xảy ra một số vấn đề, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm. Để hạn chế tình trạng này, nhãn hàng nên đảm bảo tất cả các sản phẩm sampling đều là mới, chất lượng an toàn. 

Quản lý số lượng sampling

Đảm bảo rằng bạn không để bị mất và hụt sampling. Tình trạng này rất dễ diễn ra vì sampling thường thực hiện nhiều ngày, nhiều nơi, nhiều công đoạn và qua nhiều người. Mỗi ngày mất đi một ít, chương trình diễn ra chừng 1 tháng là ngốn cả một khoảng lớn chứ không đùa. Hãy đối chiếu nghiêm túc và thường xuyên để kiểm tra, đừng để tới phút cuối mới “nhảy dựng” lên đi tìm. 

Cách sampling hiệu quả

Dân mình thường có suy nghĩ vầy, ăn no rồi đến ăn ngon, mặc ấm rồi đến mặc đẹp và sampling từ miễn phí đến “miễn phí và vui”. Họ muốn các nhãn hàng phải tạo ra một trò chơi hấp dẫn, có một ít thử thách thì mới chịu dừng lại. Vì thực ra, mức sống được nâng cao đã làm cho việc sampling trở thành một phần “có cũng được không có cũng được”. Trừ những sampling cực kỳ hữu dụng và giá trị thì mới có khả năng giữ chân họ.